Sau khi kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Bộ tài c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LUẬT TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ: QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
GVHD: Ths Phan Phương Nam Thực hiện: Nhóm đề tài số 3
Niên khóa: 2015 - 2019
Trang 22
MỤC LỤC
1 Khái niệm 3
2 Phạm vi và nguyên tắc quyết toán NSNN 5
2.1 Phạm vi quyết toán NSNN 5
2.2 Nguyên tắc quyết toán NSNN 6
3 Khóa sổ kế toán và xử lý thu, chi NSNN cuối năm 6
3.1 Yêu cầu 7
3.2 Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN 8
3.3 Nội dung: 8
4 Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau 8
5 Yêu cầu quyết toán NSNN 11
6 Duyệt quyết toán NSNN 12
6.1 Cơ quan xét duyệt quyết toán năm: 12
6.2 Nội dung thực hiện: 12
7 Thẩm định quyết toán NSNN 12
7.1 Cơ quan thẩm định: 12
7.2 Nội dung thẩm định: 13
7.3 Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm 13
8 Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương 14
8.1 Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách cấp xã: 14
8.2 Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách cấp huyện: 14
8.3 Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách cấp tỉnh: 15
9 Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách cấp trung ương: 15
10 Xử lý kết dư NSNN và các khoản thu, chi NSNN không đúng quy định sau khi quyết toán NSNN được phê chuẩn 16
Trang 33
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước trở nên hết sức quan trọng đối với nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung Để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện
Quá trình ngân sách của nước ta được qui định trong luật Ngân sách Nhà nước
2015 Quá trình ngân sách tương đối phức tạp, bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN Quá trình ngân sách thể hiện toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích giai đoạn cuối của quá tình ngân sách Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước Sau khi kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Bộ tài chính
Bài viết khó tránh khỏi những thiếu xót, mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc sẽ được chúng tôi ghi nhận và hoàn thiện ở những bài viết sau
Trân trọng cảm ơn
Trang 44
1 Khái niệm
Quá trình ngân sách bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN Quá trình ngân sách thể hiện toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới
Từ đó ta có thể thấy, quyết toán NSNN là giai đoạn cuối cùng trong quá trình ngân sách, là điểm kết thúc của quá trình ngân sách Quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá
và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành NSNN Dựa vào đó, ta suy ra được quyết toán ngân sách diễn ra sau khi năm tài chính kết thúc
Về khái niệm quyết toán NSNN: Có nhiều quan điểm khác nhau từ các học giả của nhiều nước khác nhau Nhưng nhìn chung, quyết toán NSNN là hoạt động của các chủ thể
đã có sự tham gia vào giai đoạn xây dựng, thực hiện kế hoạch NSNN trong năm tài chính Quyết toán NSNN là giai đoạn mà các chủ thể này xem xét, đánh giá chất lượng NSNN sau 1 năm tài chính đã được lập dự toán, phê duyệt và chấp hành, từ đó lập ra dự toán NSNN mới phù hợp hơn Quyết toán NSNN được thể hiện qua hình thức báo cáo kế toán
về kết quả chấp hành NSNN hàng năm (đã được phê duyệt theo luật định) của chính quyền các cấp và các đơn vị trực thuộc
Ở mỗi nước khác nhau, quyết toán NSNN mang một nội dung khác nhau Tuy nhiên, ở Việt Nam, quyết toán NSNN phải đảm bảo được các nội dung1:
Phản ánh được đầy đủ số liệu thu, chi ngân sách
Chủ thể có quyết toán NSNN phải giải trình được việc quản lý thu, chi NSNN trong năm tài chính đó có tuân thủ luật định hay không
Thể hiện được tính hiệu quả nhất có thể trong việc chấp hành NSNN
Quyết toán NSNN được xác định trong 1 năm (năm tài chính)
1 Thanh nhã, Mạng Pháp luật, 2016, quyết toán NSNN là gì? được lấy về từ
http://www.mangphapluat.com/quyet-toan-ngan-sach-nha-nuoc-la-gi.html ngày truy cập 20/3/2018
Trang 55
Quyết toán NSNN phải được trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn
Từ những yêu cầu về nội dung trên, ta có thể tạm đúc kết được một khái niệm về quyết toán NSNN như sau:
Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của quốc gia cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước khi sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong một thời gian nhất định, được cơ quan cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn
2 Phạm vi và nguyên tắc quyết toán NSNN
2.1 Phạm vi quyết toán NSNN 2
Phạm vi các khoản thu, chi NSNN được tổng hợp quyết toán NNSN hàng năm được quy định tại Điều 5 Luật NSNN 2015, cụ thể như sau:
Các khoản thu NSNN bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện (đối với trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì khoản chi phí hoạt động sẽ được khấu trừ trước khi tính khoản thu để nộp NSNN); các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Các khoản thu được tổng hợp quyết toán thu NSNN phải là số thu đã thực nộp, đã được hạch toán thu NSNN theo quy định, đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau được hạch toán vào thu ngân sách năm sau
2 Theo Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 174 (12/2016), được lấy về từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/noi-dung-co-ban-ve-quyet-toan-ngan-sach-nha-nuoc-102791.html ngày truy cập
20/1/2018
Trang 66
Đối với những khoản thu NSNN không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho đối tượng đã nộp; những khoản thu NSNN nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách
Các khoản chi NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Các khoản chi được tổng hợp quyết toán chi NSNN phải là số chi đã thực thanh toán và đã hạch toán chi NSNN theo quy định Số liệu chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp trước khi được tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN phải được đối chiếu, xác nhận với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch
Các khoản chi không đúng với quy định của pháp luật, cần phải thu hồi đầy đủ cho NSNN
2.2 Nguyên tắc quyết toán NSNN
Quá trình quyết toán NSNN phải tuân thủ nguyên tắc sau3:
Tất cả các khoản thu thuộc NS của năm trước, nộp trong năm sau phải hạch toán vào NS năm sau
Các khoản chi NS đến ngày 31/12 mà chưa thực hiện đựơc hoặc chưa chi hết, về nguyên tắc không được chuyển sang năm sau chi tiếp
3 Khóa sổ kế toán và xử lý thu, chi NSNN cuối năm
Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN theo các nội dung
dự toán được giao và theo Mục lục NSNN Giao Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN
3 Bài giảng Luật tài chính, Ths Phan Phương Nam
Trang 77
3.1 Yêu cầu
Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau, trừ các khoản thu quy định tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 163/2016/ NĐ-CP;
Hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, chưa thực hiện hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP;
Các khoản đã tạm ứng trong dự toán được thanh toán đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán; nếu hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì xử lý như sau:
Trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP, thì chuyển sang năm sau thực hiện;
Trường hợp không được chuyển sang năm sau, thì đơn vị nộp lại NSNN trước ngày 15 tháng 02 năm sau Sau thời hạn này, đơn vị chưa nộp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ lĩnh vực chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị, nếu dự toán năm sau không bố trí lĩnh vực chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý;
Các khoản tạm thu, tạm giữ thực hiện xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 số dư trên tài khoản tạm thu, tạm giữ
mà chưa được cấp có thẩm quyền quyết định xử lý, được chuyển sang năm sau để theo dõi và xử lý tiếp theo quy định của pháp luật;
Đối với các loại vật tư, hàng hóa tồn kho tại các đơn vị dự toán đến cuối ngày 31 tháng 12 thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành và xử lý như sau: Giá trị đã mua hàng hóa, vật tư tồn kho được quyết toán vào chi ngân sách năm trước theo quy định Trường hợp sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ,
sử dụng và có báo cáo riêng Trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn
Trang 88
vị thành lập hội đồng thanh lý bán, nộp tiền vào NSNN; đối với đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng theo quy định của pháp luật;
Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn dư, thì phải nộp trả NSNN; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP Số dư trên tài khoản tiền gửi không thuộc NSNN cấp, được chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định của pháp luật
3.2 Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN: kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm
sau
3.3 Nội dung:
Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước nhưng chứng từ đang luân chuyển;
Hạch toán chi ngân sách các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chi, các khoản thanh toán cho công việc, khối lượng đã được thực hiện từ ngày 31 tháng 12 trở về trước được giao trong dự toán ngân sách;
Điều chỉnh các sai sót trong quá trình hạch toán kế toán
4 Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau
Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong
dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng gồm:4
Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật Đầu
tư công Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
4 Điều 43, Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Trang 99
Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;
Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;
Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;
Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện
Đối với số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu
từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên vào năm sau như sau:5
Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;
Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;
Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng;
Thực hiện nhiệm vụ quy định:
Kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán
do nguyên nhân khách quan, sau khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều này và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối ngân sách địa phương
5 Khoản 2 Điều 59, Luật NSNN
Trang 1010
thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng của ngân sách cấp trên
Thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: Trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa phương có tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về việc thưởng vượt thu so với dự toán
từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương
Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật NSNN:
Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp
về ngân sách cấp trên Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện
bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới nhằm hỗ trợ thực hiện một số