Từ những năm đầu sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã cử Tuỷ viên quân sự tại đại sứ quán của mỗi nƣớc (Hoa Kỳ cử năm 1995, Việt Nam cử năm 1997).
Trong giai đoạn quan hệ mới hình thành (1995-2000), những mối tiếp xúc về quốc phòng đầu tiên là sự trao đổi các chuyến thăm giữa những ngƣời lãnh đạo cơ quan quốc phòng hai nƣớc. Hai năm sau khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ, tháng 3/1997, Phó trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dƣơng thăm Việt Nam. Đáp lại, Thứ trƣởng Quốc phòng Trần Hanh đã có chuyến thăm Mỹ vào tháng 10/1998.
Kể từ năm 2000 đến 2005, hai nƣớc chuyển sang mở rộng quy mô và đẩy mạnh nhịp độ trong hoạt động trao đổi quốc phòng, bổ sung nhiều lĩnh vực hợp tác chuyên biệt: gìn giữ hòa bình, ứng phó thảm họa khu vực, tìm kiếm cứu nạn đa phƣơng….
Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ W.Cohen đã tới Việt Nam vào tháng 3/2000. Tới nay, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ đã hai lần sang thăm Việt Nam: ông Cohen vào năm 2000 và ông Donald Rumsfeld vào năm 2006. Đáp lại, Bộ trƣởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm Mỹ năm 2003 và Bộ trƣởng Phùng Quang Thanh tới Hoa Kỳ năm 2009.
Từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, vấn đề chống khủng bố đã trở thành mối quan tâm chung trong hợp tác an ninh của hai nƣớc. Sự kiện ngày 11/9/2001 đã gây cho Mỹ nhiều thiệt hại. Quan điểm của nƣớc ta là kiên quyết phản đối mọi biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố, gây đau thƣơng, chết chóc cho những ngƣời dân vô tội. Việt Nam đã hai lần cho phép các máy bay quân sự của Mỹ bay qua không phận nƣớc ta, hỗ trợ bằng hiện vật trị giá 300.000 USD cho
chƣơng trình tái thiết Afghanistan, đồng thời tiến hành kiểm tra tên và tài sản của những cá nhân và tổ chức bị tình nghi là khủng bố. Việt Nam cũng ủng hộ Tuyên bố về chống khủng bố Mỹ - ASEAN đƣợc đƣa ra tại Brunei vào tháng 7/2002. Thêm vào đó, Việt Nam cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt Nam.
Tháng 2 năm 2002, Đô đốc Dennis C.Blair, Tổng tƣ lệnh Bộ tƣ lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dƣơng đã sang thăm Việt Nam và có các cuộc thảo luận về kế hoạch sử dụng căn cứ quân sự cảng Cam Ranh của Việt Nam. Tháng 5/2002, lần đầu tiên nƣớc ta phái quan sát viên quân sự đến các cuộc tập trận chung “Hổ mang vàng” hàng năm giữa quân đội Mỹ, Thái Lan, Singapore.
Sau đó là chuyến thăm Mỹ của Bộ trƣởng Quốc phòng Phạm Văn Trà tháng 11/2003. Chỉ một tuần sau chuyển thăm của Bộ trƣởng nƣớc ta, tàu sân bay USS Vandergrift thuộc hạm đội 7 của Mỹ đã ghé thăm cảng Sài Gòn, thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam.
Từ tháng 2/2004, các sĩ quan quân đội Việt Nam đã bắt đầu tham gia chƣơng trình đào tạo quân sự mở rộng (E-IMET) của Hoa Kỳ. Đây là những chƣơng trình đào tạo về trình độ tiếng Anh, quân y, kỹ thuật: mở rộng khả năng chẩn đoán HIV, xây dựng phòng thí nghiệm, huấn luyện truyền máu an toàn tại các cơ sở quân y… Tàu hải quân Hoa Kỳ có chuyến thăm hữu nghị cảng Việt Nam lần thứ hai vào tháng 7/2004.
Từ các chuyến thăm ấy, những thoả thuận về việc qua lại giữa các đoàn quân sự hai nƣớc, việc cùng nhau khắc phục hậu quả chiến tranh, cứu hộ cứu nạn... đã đạt đƣợc những bƣớc tiến nhất định. Chuyến thăm Mỹ của Thủ tƣớng Phan Văn Khải năm 2005 mở màn cho các văn bản hợp tác nhiều mặt, trong đó
có lĩnh vực quân sự với những thỏa thuận đầu tiên liên quan tới việc chia sẻ thông tin tình báo và quốc phòng.
Kể từ đó, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ dần đƣợc cải thiện, từ giai đoạn tiếp xúc, trao đổi sang quá trình hợp tác đi vào cụ thể và thực chất. Việt Nam - Hoa Kỳ từ vị trí đối địch về quân sự đã chuyển sang công khai hợp tác về quốc phòng (giai đoạn 2005 đến nay).
Điểm nhấn của giai đoạn này là liên tiếp những sự kiện của hai năm gần đây, 2009 - 2010 đƣợc đánh giá đã nâng mức độ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lên một tầm cao mới.
Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ trong năm 2009 bắt đầu bằng sự kiện sĩ quan cao cấp quân đội Việt Nam bay ra thăm tàu hải quân USS Stennis tháng 4/2009, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên tới một tàu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vận hành bằng năng lƣợng hạt nhân.
Ngày 08/6/2009, tại Washington đã diễn ra cuộc đối thoại Việt - Mỹ thƣờng niên (lần thứ 2) về các vấn đề chính trị, an ninh và quốc phòng giữa các quan chức thuộc bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an hai nƣớc. Trọng tâm của cuộc đối thoại là bàn về các lĩnh vực hoạt động gìn giữ hoà bình, an ninh trên biển, chống chủ nghĩa khủng bố, chống buôn bán ma tuý, an ninh biên giới, không phổ biến vũ khí hạt nhân, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Từ ngày 10 - 13/6/2009, Tƣ lệnh Không quân Thái Bình Dƣơng Mỹ, Đại tƣớng Carrol Howic Chandler đã có chuyến thăm Việt Nam. Tiếp đó, trong khuôn khổ chƣơng trình hội đàm không quân song phƣơng khu vực Thái Bình Dƣơng từ ngày 21 - 24/7/2009 tại Hà Nội, các quan chức cấp cao quân chủng phòng không không quân Việt Nam và không quân Mỹ đã tổ chức cuộc thảo luận chung nhằm chia sẻ thông tin và chuẩn bị cho hoạt động hợp tác trong
tƣơng lai. Tại cuộc thảo luận này, trƣởng phái đoàn Mỹ, trung tƣớng Chip Utterback, Tƣ lệnh Không đoàn 13, cho biết, Mỹ muốn xây dựng quan hệ có ích và qua các cuộc gặp trực tiếp với không quân trong khu vực để tìm kiếm nền tảng chung cũng nhƣ cơ hội hợp tác tƣơng lai. Đại diện không đoàn 13 đã giới thiệu cho phía Việt Nam về không quân Mỹ và các chƣơng trình đào tạo phi công Mỹ.
Tháng 7/2009, tàu hải quân USS Heezen thăm Việt Nam để thực hiện tìm kiếm các mảnh máy bay rơi trong chƣơng trình MIA. Đây là lần đầu tiên hải quân Mỹ đƣợc phép tiến hành hoạt động này tại Việt Nam. Đến tháng 12, Bộ trƣởng Quốc phòng Việt Nam đã thăm chính thức Hoa Kỳ, có những cuộc họp quan trọng với các quan chức cấp cao Hoa Kỳ về quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Hai tàu hải quân khác của Mỹ là USS Lassen và USS Blue Ridge đã có chuyến thăm tới cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ ngày 07 - 11/11. Trong chuyến thăm này, thủy thủ đoàn của hai tàu đã thực hiện các dự án quan hệ cộng đồng; tham gia các hoạt động thể thao với sinh viên trƣờng ĐH Đà Nẵng, trao tặng 6 tấn hàng (chủ yếu là đồ chơi trẻ em) cho Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng…
Sự kiện cuối năm, chuyến thăm Mỹ của Bộ trƣởng Phùng Quang Thanh từ ngày 10 đến 15/12, cuộc gặp cấp cao với Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates đã đƣợc giới quan sát quốc tế coi là “công khai hợp tác quốc phòng”.
Trƣớc hết, đây là dịp để hai nƣớc ghi nhận một lần nữa những thành quả của việc cùng nhau khắc phục hậu quả chiến tranh. Lĩnh vực mang nhiều tính nhân đạo này đã giúp xóa đi mặc cảm, nghi kị, tạo sự hiểu biết, tin tƣởng để cơ quan quốc phòng hai nƣớc mở rộng hợp tác. Phó trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng
Mỹ đặc trách vấn đề POW/ MIA Gienning đã gọi đây là “một mẫu mực trong quan hệ hai nƣớc suốt gần hai chục năm qua”. Còn Bộ trƣởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhận định: “Một trong những nhân tố để thúc đẩy quan hệ là hai bên hiểu nhau. Đã hiểu nhau rồi thì hợp tác chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao”. [45]
Tính tới thời điểm đó, Hoa Kỳ đã viện trợ trang thiết bị rà phá bom mìn trị giá trên 10 triệu USD, cung cấp bản đồ đánh phá của không quân và hải quân Mỹ trong thời gian chiến tranh. Hai bên đã tiến hành 97 đợt tìm kiếm và khai quật. Việt Nam đã trao trả 894 bộ hài cốt quân nhân Hoa Kỳ. Ngƣợc lại, phía Mỹ cũng cung cấp thông tin giúp Việt Nam tìm đƣợc gần 1.000 trƣờng hợp (trong số 300.000 bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh). Hoa Kỳ cũng hợp tác với Việt Nam trong việc tẩy rửa chất độc da cam, cung cấp cho Việt Nam những thông tin liên quan đến những vị trí tàng trữ, phun rải chất độc, tài trợ gần 800.000 USD qua các quỹ tƣ nhân để khắc phục từng phần. [43]
Ngoài ra, hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề hợp tác cụ thể và sâu sắc. Đó là mở rộng sự tham gia của Việt Nam vào chƣơng trình Giáo dục và Huấn luyện Quân sự quốc tế của Hoa Kỳ (U.S. International Military Education & Training - IMET), bởi vào thời điểm đó, nội dung chỉ là dạy tiếng Anh cho một số lƣợng hạn chế các sĩ quan quân đội Việt Nam tham gia các chƣơng trình học tập ở Mỹ.
Hai bên cũng thảo luận về tần suất các chuyến thăm của hải quân Mỹ tới cảng Việt Nam, cùng dự thảo trao đổi dịch vụ với Mỹ để hỗ trợ hậu cần tốt hơn cho các chuyến thăm này. Ngoài ra, Mỹ cũng đề xuất thúc đẩy hợp tác trong tìm kiếm cứu nạn hay phát triển quy trình an toàn hàng hải cho tàu hải quân Việt Nam. Bộ trƣởng hai nƣớc còn thảo luận về vai trò tài chính của Việt Nam trong
Sáng kiến Hoạt động vì Hòa bình Toàn cầu (GPOI) và tham gia Sáng kiến Tăng cƣờng An ninh (PSI) của Hoa Kỳ.
Thậm chí, mua bán vũ khí cũng là một lĩnh vực đƣợc nêu ra. Phía Mỹ đã cung cấp thông tin về các thủ tục cần thiết để nộp đơn yêu cầu báo giá vũ khí. Theo đó, quân đội Việt Nam có thể mua của Mỹ các phụ kiện cho xe thiết giáp và trực thăng mà nƣớc ta thu đƣợc từ thời chiến tranh để có thể sử dụng lại các thiết bị này. [26]
Bƣớc sang năm 2010, mốc kỉ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc, ngày 8/8, tàu sân bay USS George Washington - “ngôi sao của hạm đội 7” đã dừng chân ở ngoài khơi cách bờ biển thành phố Đà Nẵng khoảng 200 hải lý. USS George Washington có nhiệm vụ vô thời hạn trên Thái Bình Dƣơng, là một trong những con tàu lớn nhất thế giới có thể chở 70 phi cơ chiến đấu, hơn 5.000 ngƣời và mang theo 1,8 triệu kg bom. Một đoàn cán bộ cao cấp quân đội Việt Nam đã bay ra và hạ cánh trên tàu cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam để thực hiện chuyến thăm, chứng kiến lực lƣợng tấn công của tàu thao diễn trên biển Đông đồng thời gặp gỡ các lãnh đạo hải quân Mỹ để thảo luận những chƣơng trình hợp tác giữa Hạm đội 7 và Hải quân Việt Nam.
Chỉ sau đó 2 ngày, tàu hải quân USS John S.McCain - một trong những tàu hộ tống cho hàng không mẫu hạm USS George Washington đã cập cảng Tiên Sa thăm chính thức Đà Nẵng. Phát biểu trong chuyến thăm kéo dài từ 10 đến 14/8, Trung tá Jeffrey J. Kim - chỉ huy tàu khẳng định: “Chuyến thăm này nhằm thắt chặt tình hữu nghị, tăng cƣờng quan hệ Việt - Mỹ và càng có ý nghĩa trong dịp hai nƣớc kỉ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao. Trong dịp này chúng tôi sẽ có phiên huấn luyện về tìm kiếm cứu hộ trên biển với Hải quân Việt Nam”. [53]
Trong đợt hoạt động này, hạm đội 7 có sự tham gia của tàu khu trục USS John S. McCain và Lực lƣợng Đặc nhiệm 73. Lực lƣợng tấn công thuộc tàu USS George Washington, bao gồm khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS Chung- Hoon và USS McCampbell cũng sẽ neo đậu ngoài khơi trong thời gian diễn ra các sự kiện. Đây là sự kiện hợp tác có sự tham gia của nhiều tàu chiến Mỹ nhất từ 15 năm qua trong vùng biển Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chƣơng trình hợp tác hải quân, ngày 17/8 đã diễn ra Cuộc đối thoại chính sách quốc phòng do Bộ Quốc phòng nƣớc ta tổ chức. Đây là sự kiện đối thoại hàng năm lần thứ ba giữa hai nƣớc, tuy nhiên là lần đầu tiên cơ chế đối thoại lên tới cấp thứ trƣởng. Thứ trƣởng Quốc phòng nƣớc ta, Nguyễn Chí Vịnh, và phó trợ lí Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Robert Cher dẫn đầu đoàn đại biểu.
Những phiên đối thoại thƣờng xuyên với nội dung ngày càng mở rộng, sâu sắc và cụ thể, từ tiếp xúc tìm hiểu tới trao đổi chính sách nhƣ hiện nay tiếp tục là nền tảng quan trọng cho những bƣớc tiến trong quan hệ quốc phòng hai nƣớc thời gian tới, nhƣ lời khẳng định của Thứ trƣởng Nguyễn Chí Vịnh: “Quan hệ quốc phòng hai nƣớc đang đi trên con đƣờng đúng, vì lợi ích của cả hai nƣớc và đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực, không làm phƣơng hại đến lợi ích của nƣớc khác và chủ quyền của bất kì nƣớc nào”. [40]
Theo nội dung cuộc đối thoại. Quân đội Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhƣ trao đổi thông tin, kinh nghiệm đào tạo học viên, quan sát viên quân sự… Không chỉ hợp tác song phƣơng mà hai bên sẽ cùng hợp tác trên các diễn đàn đa phƣơng.
Đứng đầu phái đoàn Mỹ, Robert Cher “ngạc nhiên khi thấy hai nƣớc chia sẻ nhiều điểm đồng, cách tiếp cận chung, cũng nhƣ nhìn thấy nhiều vấn đề có thể hợp tác và đã hợp tác trong thời gian ngắn”. [40]
Một nét mới đƣợc nhấn mạnh trong phiên trao đổi lần này là Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ hợp tác để tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Cùng với quan hệ chính trị - ngoại giao, sự hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ đã có những bƣớc tiến đáng ghi nhận trong thời gian qua góp phần làm gia tăng vị thế của Việt Nam nói chung và vị thế của quân đội Việt Nam nói riêng trên trƣờng quốc tế, góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nƣớc. Hai bên nay đã thống nhất chuyển chủ đề chất độc da cam ra ngoài các nội dung thảo luận quốc phòng để đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác quóc phòng khác.
Tuy nhiên quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực này vẫn tồn tại một số yếu tố trở ngại. Trong đó nhạy cảm nhất vẫn là vấn đề dân chủ, nhân quyền.
2.2.3. Trở ngại chính tri ̣ trong quan hê ̣ hai nước
Trƣớc hết, cần khẳng định nhân quyền - dân chủ là vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong đời sống chính trị thế giới nói chung chứ không riêng gì trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, nhất là trong điều kiện dân chủ hoá, cơ chế thị trƣờng và toàn cầu hoá hiện nay.
Luật Mỹ (P.L.105-277) ký ban hành ngày 21/10/1998 yêu cầu Chính quyền Mỹ hàng năm phải báo cáo về việc Việt Nam thả tù nhân chính trị, tôn giáo và sự hợp tác của Việt Nam với Mỹ trong việc tiếp cận một cách đầy đủ và tự do đối với những ngƣời mà Mỹ có “mối quan tâm nhân đạo”. Trong viện trợ
của Mỹ cho Việt Nam có những khoản bị tác động bởi “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam” (H.R.1587) đƣợc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua ngày 6/9/2001 với tỉ lệ 410/1, cùng một lúc với việc thông qua Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ. Đạo luật này sẽ hạn chế các chƣơng trình viện trợ không phải vì mục đích nhân đạo của Mỹ cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không chứng minh đƣợc rằng Việt Nam đang đạt đƣợc những “tiến bộ căn bản” về nhân quyền.
Trong vấn đề nhân quyền của Hoa Kỳ,Việt Nam không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn công bố “Báo cáo về tình hình các