Những lý do của Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 30)

Một cơ hội mới trong quan hệ Việt - Mỹ đã lại xuất hiện, và lần này cả hai nƣớc đã cùng nhìn thấy những lợi ích của mình. Đối với Mỹ, đó là những vấn đề chính trị chiến lƣợc, còn đối với nƣớc ta, đó là cơ hội quan trọng để bƣớc thêm một bƣớc trên con đƣờng hội nhập mà những thành tựu phát triển bƣớc đầu đã đạt đƣợc cho thấy con đƣờng này là đúng đắn.

Vấn đề quan hệ bình thƣờng giữa Việt Nam với Mỹ là vấn đề tồn tại lớn nhất trên bản đồ ngoại giao của Việt Nam lúc bấy giờ, và cũng là chƣớng ngại lớn nhất cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, đa dạng hóa và đa phƣơng hóa của Việt Nam. Văn kiện Đại hội VII của Đảng tháng 6/1991 đã khẳng định việc thúc đẩy bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ là một chủ trƣơng quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc:

“Việt Nam coi Mỹ là một nƣớc lớn có vai trò rất quan trọng đối với tƣơng lai hòa bình và phồn vinh của Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Việt Nam luôn mong muốn quan hệ với Mỹ đƣợc bình thƣờng hóa không điều kiện vì lợi ích nhân dân hai nƣớc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam”. [15, tr.35]

Việc bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ sẽ góp phần giúp Việt Nam phá đƣợc thế bị bao vây, cô lập, khai thông các trở ngại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều nƣớc và tổ chức quốc tế hơn nữa, từ đó nâng cao vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển đất nƣớc.

Một mặt rất quan trọng khác, Mỹ là một thị trƣờng rộng lớn cho những nhà xuất khẩu. Điều này đã đƣợc chứng minh nhƣ là chìa khoá cho sự phát triển nhanh chóng của nhiều quốc gia Châu Á. Việt Nam cũng hoàn toàn có thể có đƣợc cơ hội này khi phát triển quan hệ với Mỹ. Thêm vào đó, Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ hiện đại, kĩ năng sản xuất để nâng cao năng suất và trình độ đội ngũ lao động còn đang rất yếu tại nƣớc ta.

Đúng nhƣ Bác Hồ đã từng nói: “Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh nhân dân Mỹ không phải khi họ đến nhƣ hiện nay với những ngƣời lính mang vũ khí mà là khi họ đến một lần nữa trong tƣơng lai để giúp đỡ xây dựng lại đất nƣớc ta.” [14] Mặc dù phải chịu tổn thất nặng nề hơn rất nhiều, nhƣng xét trên góc độ tâm lý dân tộc đã hình thành và đƣợc thể hiện rất nhiều lần trong lịch sử ngoại giao, ngƣời Việt Nam không hề muốn giữ mãi lòng hận thù mà luôn lạc quan hƣớng tới những gì tốt đẹp hơn đang ở phía trƣớc. Những điều tốt đẹp ấy không chỉ dành riêng cho Việt Nam mà cho cả ngƣời dân Mỹ.

Trong bối cảnh xu hƣớng hoà bình, hợp tác, ổn định và phát triển kinh tế nổi lên trong quan hệ quốc tế thay thế cho quan hệ đối đầu thời kỳ chiến tranh Lạnh, lợi ích của mỗi quốc gia (Việt Nam cũng nhƣ Mỹ) sẽ đƣợc đảm bảo tốt nhất trong một môi trƣờng có các mối quan hệ ổn định, các quốc gia cùng hợp tác vì phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Khi đã cùng có lợi ích, thiện chí hợp tác đƣợc thể hiện qua những hành động cụ thể từ cả hai phía sẽ là những nấc thang trên bƣớc đƣờng phát triển quan hệ song phƣơng. Kể từ năm 1991 trở đi, quan hệ Việt Mỹ có những bƣớc tiến đáng kể và vững chắc.

1.2.4. Quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Tháng 4/1991, Hoa Kỳ gửi đến Việt Nam bản “lộ trình” nêu rõ từng bƣớc tiến tới bình thƣờng hoá quan hệ song phƣơng. Bản lộ trình mà chính quyền Tổng thống George H. W. Bush đƣa ra gồm 4 giai đoạn, trong đó, Hoa Kỳ sẽ từng bƣớc dỡ bỏ những hạn chế về ngoại giao và chính trị đối với Việt Nam:

 Giai đoạn 1: Bãi bỏ lệnh cấm công dân Mỹ tới Việt Nam

 Giai đoạn 2: Cho phép doanh nhân Mỹ đƣợc đặt trụ sở và ký hợp đồng với

phía Việt Nam.

 Giai đoạn 3: Bãi bỏ lệnh cấm vận thƣơng mại và đầu tƣ chống Việt Nam.

 Giai đoạn 4: Xem xét cấp quy chế tối huệ quốc (Most Favored Nation status) cho Việt Nam.

Về phần mình, nƣớc ta sẽ hợp tác với Mỹ trong vấn đề MIA, ủng hộ giải pháp hoà bình cho Campuchia (với sự tham gia của Liên Hợp Quốc) và cho phép những ngƣời Việt Nam bị giam giữ do cộng tác với Mỹ, những ngƣời con lai của binh lính Mỹ đƣợc di cƣ tới Mỹ theo chƣơng trình Ra đi có trật tự ODP (Oderly Departure Program).

Bản lộ trình đƣợc đƣa ra sau một loạt cuộc thƣơng lƣợng giữa Mỹ và Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc gặp của Ngoại trƣởng hai nƣớc J. Baker và Nguyễn Cơ Thạch tại New York ngày 29/9/1990.

Có thể thấy lộ trình này của Tổng thống Bush không đề cập tới các yêu cầu của phía Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền hay an ninh quốc gia. Đây là điều không thƣờng thấy trong đối sách của Mỹ với các nƣớc khi xem xét các vấn đề về quan hệ, đặc biệt là quan hệ đối với các nƣớc có thể chế chính trị khác phƣơng Tây.

Thay vì đe doạ sử dụng những biện pháp cứng rắn hơn hoặc yêu cầu thực hiện ngay lập tức những điều kiện của Hoa Kỳ, chính sách đơn phƣơng của Mỹ đối với Việt Nam lại chú ý tới việc hai bên cùng từng bƣớc dỡ bỏ những hạn chế. Việc tôn trọng sự lựa chọn, các vấn đề độc lập, tự chủ của một quốc gia khác không cùng hệ tƣ tƣởng là một cách nhìn nhận tích cực hơn của những ngƣời đứng đầu nƣớc Mỹ. Khi những biện pháp thù địch đã thể hiện sự lỗi thời, đây là lúc để chính sách mềm dẻo hơn, tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc khác chứng tỏ tính đúng đắn và sự hiệu quả của mình. Tuy vậy, ý đồ lâu dài của Mỹ đối với Việt Nam vẫn không hề thay đổi.

Tháng 10/1991, Việt Nam chứng minh cam kết của mình đối với việc bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực bằng việc tham gia ký hiệp ƣớc Paris về giải pháp hoà bình cho Campuchia với sự trung gian của Liên Hợp Quốc. Đáp lại động thái này, Tổng thống Bush đã dỡ bỏ hạn chế đối với việc công dân Mỹ tới Việt Nam, bãi bỏ việc hạn chế đi lại trong vòng 25 dặm đối với cán bộ, nhân viên thuộc phái đoàn ngoại giao của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Ngày 21/11/1991, Việt Nam và Mỹ chính thức thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao và thành lập các nhóm

công tác để giải quyết từng công việc cụ thể. Cuộc đàm phán mang tính lịch sử trong quan hệ hai nƣớc diễn ra tại New York với đại diện của hai bên là Thứ trƣởng Ngoại giao nƣớc ta Lê Mai và Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ phụ trách các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dƣơng Richard Solomon. Lần đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai bên chính thức thảo luận về các vấn đề liên quan đến thể thức bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao và thành lập các nhóm làm việc để giải quyết các vấn đề tƣơng ứng.

Vào tháng 12/1992, chính quyền Tổng thống Bush thực hiện giai đoạn thứ hai trong cam kết của mình, đó là cho phép các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trƣờng Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 1991, chính phủ Mỹ đã cho phép các tổ chức tài chính đƣợc chuyển tiền gửi ngân hàng từ Việt kiều tại Mỹ về cho gia đình họ tại Việt Nam, và các hãng dịch vụ du hành đƣợc phép tổ chức những chuyến đi tới Việt Nam. Trong năm 1992, chính phủ Mỹ đã nới lỏng việc kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Mỹ và cho phép các công ty Mỹ đƣợc thiết lập những kênh thông tin từ xa với Việt Nam, cung cấp các nhu yếu phẩm và ký các hợp đồng trƣớc cả khi lệnh cấm vận đƣợc dỡ bỏ.

Vấn đề POW / MIA trƣớc đây đƣợc nêu ra nhƣ một trọng tâm trong quan hệ Việt Mỹ. Trong tình hình mới, thiện chí hợp tác của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nƣớc.

Ngày 21/4/1991, Việt Nam đồng ý cho Mỹ thiết lập một văn phòng tạm thời tại Hà Nội để điều tra số phận của 2.278 lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Kể từ đó, các nhân viên điều tra Mỹ đã có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận các tài liệu liên quan, các nhân chứng Việt Nam cũng nhƣ các nguồn thông tin khác.

Cơ quan Phối hợp tìm kiếm chung giữa hai nƣớc JFT-FA (Joint Task Force-Full Accounting) đƣợc thành lập tháng 1/1992.

Bên cạnh đó là hàng loạt chuyến thăm, làm việc của các phái đoàn Mỹ phụ trách vấn đề POW/ MIA:

Tháng 3/1992 Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ về các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dƣơng Solomon có chuyến đi đến Việt Nam. Phía ta đã bày tỏ thiện chí bằng việc cho phép phía Mỹ tiếp cận một số hồ sơ quân sự của Việt Nam thời chiến tranh và thực hiện các cuộc điều tra để xoá tan những nghi ngờ về việc có những “tù binh đƣợc nhìn thấy là còn sống” mà Việt Nam còn giam giữ. Đáp lại thiện chí này, ông Solomon đã quay lại Hà Nội vào tháng 5/1992, mang theo 3 triệu USD viện trợ của Mỹ cho Việt Nam.

Tƣớng Vessey - Đặc phái viên của Tổng thống Bush về vấn đề POW/ MIA đến thăm Hà Nội tháng 10/1992 và nhận đƣợc cam kết từ Việt Nam sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hơn về POW/MIA bằng việc chủ động tập hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan. Tƣớng Vessey còn có nhiều buổi làm việc với các nhà lãnh đạo cao cấp nƣớc ta khi đó là Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt, Bộ trƣởng Quốc phòng Đoàn Khuê, Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. Tƣớng Vessey cho rằng chuyến làm việc đã tạo ra một “bƣớc đột phá quan trọng”.

Thiện chí hợp tác của Việt Nam càng góp phần quan trọng hơn vào quá trình bình thƣờng hoá quan hệ hai nƣớc khi ngày 2/7/1993, Tổng thống Mỹ Clinton tuyên bố: “Ƣu tiên cao nhất của Mỹ trong giải pháp đối với Việt Nam là đạt đƣợc một sự thống kê đầy đủ về các tù binh và những ngƣời mất tích của chúng ta khi làm nhiệm vụ. Quan hệ Mỹ - Việt Nam sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào tiến bộ thêm nữa của ngƣời Việt Nam về vấn đề POW/ MIA”. [6, tr.95]

Để thừa nhận sự hợp tác tích cực mà phía Mỹ nhận đƣợc từ Việt Nam, ngày 2/7/1993, Tổng thống Bill Clinton quyết định giải tỏa quan hệ của Việt Nam với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho phép Việt Nam có thể nhận tiền vay của quốc tế. Hoa Kỳ sẽ không phản đối việc các nƣớc hỗ trợ Việt Nam trả các khoản nợ quá hạn của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức Hội nghị quốc tế về tài trợ cho Việt Nam ở Paris với sự tham gia của đại diện 22 nƣớc. Việt Nam đã nhận đƣợc khoản viện trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi với số tiền tổng cộng 1,860 tỉ USD [62]. Các nƣớc tham gia cũng quyết định giãn nợ và giảm tới 50% giá trị trực tiếp của các khoản nợ đƣợc hoãn.

Tiếp đó, ngày 13/9/1993, Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt mậu dịch đối với Việt Nam, cho phép các công ty Mỹ đƣợc tham gia vào các dự án phát triển quốc tế tại nƣớc ta. Những động thái cụ thể này góp phần tạo nên những bƣớc tiến đồng thời từ cả 2 phía trên con đƣờng xích lại gần nhau.

Một mốc đáng chú ý trong tiến trình bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là ngày 6/10/1993, Phó Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã có cuộc gặp Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ, W. Christopher tại Washington. Trong cuộc họp, Mỹ đã tuyên bố giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không còn tình trạng chiến tranh, và Hoa Kỳ không còn coi Việt Nam là kẻ thù.

Các phái đoàn công tác của chính phủ Clinton tiếp tục sang Việt Nam: một phái đoàn cao cấp đã tổ chức một cuộc thảo luận 3 ngày về vấn đề POW/ MIA tại Hà Nội vào tháng 7/1993; 7 Thƣợng nghị sĩ Mỹ dẫn đầu là Johnston thăm Việt Nam 3 ngày tháng 1/1994. Cũng trong tháng 1 năm đó, đô đốc Charles Larson, một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề POW / MIA đã tới Hà Nội.

Đô đốc Charles Larson cho rằng việc bãi bỏ lệnh cấm vận thƣơng mại sẽ khiến ông có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện chức trách của mình: “Nếu

chúng tôi đƣợc điều tra một cách tự do hơn, đƣợc di chuyển thoải mái hơn trong lãnh thổ Việt Nam, điều này sẽ mang lại cho chúng tôi một mạng lƣới thông tin mà hiển nhiên sẽ có thể giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tƣơng lai”. [62, pg.7]

Tháng 7/1994, chính phủ nƣớc ta cam kết với phía Mỹ sẽ tiến hành những bƣớc hợp tác tiếp theo, bao gồm những hành động đơn phƣơng có thể giúp giải quyết một số trƣờng hợp còn đang vƣớng mắc. Bộ Nội vụ đã thành lập một tiểu ban có nhiệm vụ xem xét lại các tài liệu và văn bản liên quan và đề xuất chính phủ tiến hành các biện pháp thu thập thông tin từ nhân dân.

Sự quan tâm của chính phủ Mỹ trong vấn đề POW/ MIA tại Việt Nam đƣợc thể hiện qua các hoạt động nghiên cứu và nhận diện, nhận dạng. Theo thống kê năm 1994, kinh phí dành cho những hoạt động này là khoảng 11 triệu USD (so với 59 triệu USD dành cho các chƣơng trình POW / MIA trên toàn thế giới của Mỹ). Trong các chƣơng trình này có sự tham gia tích cực về ngƣời và phƣơng tiện (cung cấp máy bay trực thăng) từ phía nƣớc ta.

Với sự nhất trí của quốc hội, chính phủ Mỹ đã có một số chƣơng trình hỗ trợ cho Việt Nam. Đó là các chƣơng trình hỗ trợ nạn nhân chiến tranh và trẻ em tàn tật (trị giá khoảng 10,4 triệu USD từ năm 1991-1994)

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Clinton, tiếp tục thực hiện bản lộ trình bình thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam của ngƣời tiền nhiệm, đã bãi bỏ lệnh trừng phạt thƣơng mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. Tổng thống Clinton phát biểu rằng việc bãi bỏ cấm vận là “cách tốt nhất để giải quyết vấn đề những binh sĩ Mỹ còn mất tích, những ngƣời mà chúng ta còn chƣa biết chắc chắn về số phận của họ.” [64, tr.10]

Ngày 27/1/1994, với tỉ lệ 38 phiếu thuận / tổng số 62, Thƣợng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết bãi bỏ cấm vận chống Việt Nam. Điều đáng chú ý là những ngƣời cùng đứng ra bảo đảm cho nghị quyết này là Thƣợng nghị sĩ John McCain (R-Arizona), ngƣời đã từng là tù binh chiến tranh trong vòng 6 năm tại Việt Nam, và Thƣợng nghị sĩ John Kerry (D-Mass.) ngƣời đã đóng góp rất tích cực vào phong trào phản chiến trong giới cựu chiến binh Mỹ. Những ngƣời ủng hộ nhƣ hai Thƣợng nghị sĩ McCain và Kerry đã tạo nên một sự tác động đáng kể khi Tổng thống cân nhắc chính sách ngoại giao của mình với các cố vấn.

Mặc dù lệnh cấm vận đã đƣợc dỡ bỏ chứng tỏ xu hƣớng cải thiện quan hệ với Việt Nam đã thắng thế tại nƣớc Mỹ nhƣng vẫn còn không ít ý kiến chỉ trích quyết định này của Tổng thống Clinton. Những ngƣời phản đối tiếp tục dựa trên lập luận rằng khi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận, Việt Nam sẽ ngừng hợp tác với phía Mỹ trong vấn đề POW/ MIA.

Trƣớc diễn biến đó, một nhóm 8 Thƣợng nghị sĩ (trong đó cũng có McCain và Kerry) đã viết một bức thƣ gửi Thƣợng viện Mỹ ngày 27/6/1995 khẳng định:

“Các tài liệu đã chứng minh rằng sự hợp tác của Việt Nam với những nỗ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)