Phân tích một ví dụ cụ thể, tranh chấp thƣơng mại đầu tiên và cũng dai dẳng nhất trong quan hệ Việt - Mỹ sau BTA là vụ kiện của ngƣ dân Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam.
Ở Việt Nam và Mỹ cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới đều có loại cá thuộc họ cá da trơn đƣợc gọi chung bằng tiếng Anh là catfish. Việt Nam, nhất là đồng bằng sông Mê Kông có điều kiện rất thuận lợi để nuôi và xuất khẩu loại cá này. Tổng giá trị xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ đã tăng từ mức trên 3 triệu tấn vào năm 1999 lên tới hơn 18 triệu tấn vào năm 2002, chiếm hơn 20% thị trƣờng cá da trơn Mỹ. Sau một thời gian, Hiệp hội Cá da trơn Mỹ đã kiện Việt Nam vì cho rằng đã bị ngƣ dân Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, dùng tên sản phẩm cá không đúng... để ngƣ dân Mỹ lâm vào cảnh đói nghèo.
Ngày 28/6/2002, Hiệp hội ngƣ dân nuôi cá da trơn Hoa Kỳ đã đệ đơn khiếu nại chống bán phá giá đối với cá đông lạnh nhập khẩu Việt Nam. Ngày 8/8/2002, Uỷ ban Thƣơng mại Quốc tế Hoa Kỳ ra một quyết định khẳng định sơ bộ nói rằng có dấu hiệu cho thấy cá tra và cá ba sa nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ của Việt Nam đe doạ trực tiếp ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ. Điều này đã mở đƣờng cho Cục Thƣơng mại Quốc tế (ITC) của Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành điều tra về vấn đề cá nhập khẩu từ Việt Nam có phải đang bị bán phá giá ở thị trƣờng Mỹ hay không. Ngày 27/1/2003, ITA công bố quyết
định sơ bộ của cuộc điều tra, theo đó, những nhà xuất khẩu cá của Việt Nam trên thực tế đang bán thấp hơn khoảng 64% “giá thị trƣờng thƣờng”. ITC đƣa ra quyết định vào tháng 6/2003 cho rằng hiện tƣợng bán phá giá là có thật và Uỷ ban Thƣơng mại Quốc tế đƣa ra quyết định tháng 7/2003 cho rằng hiện tƣợng bán phá giá đó đã gây thiệt hại cho những ngƣời nuôi cá da trơn của Mỹ.
Nhƣ vậy, các nhà xuất khẩu cá Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá. Với vụ kiện này, việc áp đặt thuế chống phá giá từ 36% đến 63,88% đối với philê cá Ba sa của Việt Nam đã gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế là do điều kiện nuôi tự nhiên phù hợp nên sản phẩm cá của Việt Nam cho năng suất và chất lƣợng cao hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với tại Mỹ càng làm tăng thêm sức cạnh tranh của cá Ba sa Việt Nam.
Trong khi đó, việc khai thác loại cá da trơn này tại Mỹ chủ yếu là hình thức đánh bắt tự nhiên chứ không phải là nuôi sản xuất chuyên nghiệp quy mô lớn nên lƣợng cung cấp không đủ so với nhu cầu của một thị trƣờng khổng lồ nhƣ Hoa Kỳ. Tất cả những lí do đó khiến cá Ba sa Việt Nam rất đƣợc ƣa chuộng tại Mỹ. Và tất cả những ƣu điểm đó của cá Ba sa Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của Mỹ cũng là những lí do sâu xa khiến những ngƣ dân Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá và phải chịu thiệt hại. Cụ thể hơn, đó là bởi phía Mỹ đã dùng pháp luật của mình để bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc yếu kém hơn (trong lĩnh vực này) của họ, và họ đã thành công.
Xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ hiện nay (năm 2010) vẫn đang phải chờ các cơ quan chức năng của Mỹ kết luận xem sản phẩm này có phải là cá da trơn hay không. Bộ Nông nghiệp Mỹ vận động để nhà chức trách
khẳng định đây là cá da trơn. Mặc dù vào năm 2002, chính Bộ Nông nghiệp Mỹ lại yêu cầu Quốc hội ban hành luật cấm sản phẩm cá nhập từ Việt Nam đƣợc gắn nhãn “cá da trơn”.
Đó là bởi cá da trơn tại Mỹ hiện đƣợc bán rất đắt, trên 25 USD/kg. Trong khi năm 2002 trở về trƣớc, cá tra, cá ba sa nhập từ Việt Nam, gắn nhãn cá da trơn lại bán rẻ hơn nhiều, ngon không kém cá da trơn của Mỹ mà giá chỉ bằng 1/5.
Dù khuynh hƣớng bảo hộ thƣơng mại của Mỹ đƣợc thể hiện khá rõ, nhƣng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng cho thấy sai lầm của mình. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ cần bán đƣợc sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, không cần quan tâm sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng Mỹ với nhãn mác, tên gọi nào. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam, và câu chuyện cá tra, cá ba sa Việt Nam có phải là cá da trơn hay không vẫn tiếp tục khiến các doanh nghiệp nƣớc ta lâm vào tình trạng bị động.