Một điểm đáng chú ý khác trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc xét trên góc độ chính sách đối ngoại của Washington. Việt Nam là một nƣớc xã hội chủ nghĩa mà Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đầy đủ trên các lĩnh vực. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tƣ tƣởng, kết hợp với những đặc điểm riêng về lịch sử - văn hoá giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tạo ra cách nhìn nhận riêng từ phía Mỹ đối với những vấn đề liên quan đến Việt Nam (các khái niệm, sự kiện, giá trị nhân quyền, dân chủ, tự do…).
Cách nhìn nhận này sẽ có nhiều điểm khác biệt trong mối tƣơng quan so sánh với lập trƣờng của Mỹ trong các vấn đề tƣơng tự của các quốc gia có cùng chế độ tƣ bản chủ nghĩa với Hoa Kỳ. Thậm chí trong nhiều trƣờng hợp còn xuất hiện sự khác biệt, mâu thuẫn trong nội bộ nƣớc Mỹ giữa những ngƣời có quan điểm khác nhau về Việt Nam.
Sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tƣ tƣởng của Mỹ so với Việt Nam ảnh hƣởng tới mọi thành phần trong xã hội Mỹ (các nhà lãnh đạo, giới kinh doanh, nhân dân Mỹ) do đó chắc chắn điều này sẽ chi phối hoặc có thể gây mâu thuẫn
trong các chính sách về mọi lĩnh vực của Mỹ đối với Việt Nam. Vì vậy có thể nói quan hệ của Mỹ với Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt so với quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nƣớc có cùng chế độ tƣ bản chủ nghĩa.
Mặt khác, đối với nƣớc ta, quan hệ với Mỹ là mối quan tâm lớn và quan trọng. Trong khi đó, Việt Nam không chiếm vị trí ƣu tiên hàng đầu, trọng tâm trong chiến lƣợc của Hoa Kỳ (khác so với các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại nhƣ Cuba, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và cũng khác so với Trung Quốc).
Chính quyền Mỹ có những mối “quan tâm” chiến lƣợc đối với Cuba và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Hay nói chính xác hơn, với Washington, hai quốc gia này đƣợc xem là những mục tiêu hàng đầu, là trọng tâm của chính sách ngoại giao đối đầu, cứng rắn, đe doạ. Tình trạng này cũng từng xảy ra đối với Việt Nam trong thời kỳ những năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh (đã đề cập tới trong Chƣơng 1). Một điều thật tốt đẹp là với sự nỗ lực của cả Việt Nam và Mỹ, hiện nay quan hệ hai nƣớc đã và đang phát triển, Việt Nam không còn nằm trong trọng tâm chiến lƣợc theo dạng thức này của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ, nƣớc ta cũng không phải là đối tƣợng thuộc phạm trù trọng tâm chiến lƣợc trong quan hệ đối ngoại nhƣ trƣờng hợp của Trung Quốc (quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại, cũng là quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn, mạnh nhất). Vị thế, tiềm lực và đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc ngày càng đƣợc phía Mỹ chú ý.
Sự thay đổi trong các thuật ngữ của những ngƣời lãnh đạo nƣớc Mỹ dùng để chỉ Trung Quốc phản ánh những điều chỉnh chiến lƣợc phức tạp của Hoa Kỳ đối với quốc gia này: “đối thủ chiến lƣợc”, “đối tác chiến lƣợc”, “đối tác chiến lƣợc mang tính xây dựng” và mới đây nhất là từ chỉ “đối thủ cạnh tranh chiến
lƣợc” của Tổng thống Bush dùng cho Trung Quốc. Dù điều chỉnh thế nào, có thể thấy nƣớc Mỹ luôn rất chú ý tới sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Có một suy luận mang tính logic dựa trên vị trí chiến lƣợc của Việt Nam đối với Trung Quốc. Đó là khi những mối quan tâm (hay quan ngại) của Mỹ đối với sức mạnh của Trung Quốc tăng lên thì vị thế của Việt Nam trong chiến lƣợc của Mỹ, sự chú ý của Mỹ tới Việt Nam cũng tăng lên.
Tuy nhiên, một cách khách quan nhất, có thể khẳng định lại rằng Việt Nam là một đối tác tiềm năng, khá quan trọng nhƣng không tới mức một đối tác chiến lƣợc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là quan hệ của một đất nƣớc đang phát triển, đang trên con đƣờng hội nhập còn nhiều khó khăn với siêu cƣờng có sức mạnh mọi mặt lớn nhất thế giới. Điều đó tất yếu tạo ra những khoảng cách trong quan hệ giữa hai nƣớc trên từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt rõ nét là khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế cũng nhƣ sự chƣa hiểu biết nhau về văn hoá - xã hội.
Nguyên Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên từng phát biểu: “Trong chiến lƣợc của Mỹ, Việt Nam chỉ là một nhân tố, không phải nhân tố quan trọng, nhƣng cũng không mờ nhạt. Việt Nam là một nhân tố tác động vào các nhân tố khác trong mối quan hệ của Mỹ ở khu vực. Ví dụ, Việt Nam không phải là nhân tố quyết định quan hệ Mỹ - Trung hay vai trò của Mỹ ở khu vực. Nhƣng Việt Nam cũng có vai trò đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở Đông Nam Á. Việt Nam lại là nhân tố đang lên trong ASEAN”. [34]
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ đã từng có một quá khứ chiến tranh. Cuộc chiến tại Việt Nam tiêu tốn nhiều tiền của nhất trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ. Dƣ
âm của cuộc chiến ấy vẫn tồn tại sâu đậm trong lòng nƣớc Mỹ cho tới ngày nay với tên gọi: “Hội chứng Việt Nam”.
Chẳng hạn nhƣ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2004. Những vấn đề xoay quanh hoạt động thời quân ngũ của Tổng thống Bush và Thƣợng nghị sĩ John Kerry trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đã trở thành một vấn đề đáng chú ý đƣợc hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ đƣa ra tranh luận sôi nổi trong cuộc vận động tranh cử của hai ứng cử viên lớn nhất này.
Hay nhƣ việc cuộc chiến tại Việt Nam vẫn thƣờng đƣợc phía Mỹ và cả các đối thủ, kẻ thù của nƣớc Mỹ nhắc tới, so sánh nhƣ một dấu ấn đặc biệt mỗi khi nƣớc Mỹ tham gia vào một cuộc chiến tranh hay chiến dịch quân sự khác (các cuộc chiến tại Afghanistan, và đặc biệt là cuộc chiến tại Iraq).
Về phía nƣớc ta, di chứng chiến tranh đối với hiện tại còn nặng nề hơn rất nhiều, xét trên cả khía cạnh vật chất và tinh thần. Ngoài 3 triệu quân nhân ngƣời Việt Nam ở cả hai phía đã thiệt mạng trong quá khứ, cho tới ngày hôm nay, bóng ma của cuộc chiến vẫn ám ảnh các thế hệ ngƣời Việt Nam, đó là các nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh hay những nạn nhân của các loại bom mìn do chiến tranh để lại.
Đã có 4,8 triệu ngƣời dân Việt Nam bị nhiễm chất độc, họ vẫn đang bị những nỗi đau hành hạ, và bản thân họ cũng trở thành những nỗi đau, những vết thƣơng chƣa lành của dân tộc Việt Nam. Con cháu họ, 150.000 trẻ em Việt Nam đã bị dị dạng khi sinh ra. Kể từ sau chiến tranh đến nay, mỗi năm bom mìn do cuộc chiến để lại vẫn cƣớp đi sinh mạng hàng trăm ngƣời dân Việt Nam và khiến nhiều ngƣời khác phải chịu cảnh tàn tật....
Không chỉ có vậy, những thiệt hại mang tính quốc gia về mặt vật chất (kinh tế, môi trƣờng...) là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của cuộc chiến đối với nƣớc ta cũng vẫn là những khó khăn cần đƣợc khắc phục.
Chính vì vậy, quan hệ Việt - Mỹ đã, đang và trong tƣơng lai gần vẫn sẽ chịu tác động của quá khứ này.
Một trong số những trở ngại cần giải quyết trong quan hệ chính trị, ngoại giao của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo (nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 2, phần 2.2.3). Những bất đồng giữa hai quốc gia có sự khác biệt về hệ tƣ tƣởng, lịch sử, truyền thống văn hoá nhƣ Việt Nam và Hoa Kỳ là điều có thể lý giải đƣợc. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trong chính giới và xã hội Mỹ vẫn còn một bộ phận giữ tâm lý thù hận xƣa cũ đối với nƣớc ta, và họ đã lợi dụng sự khác biệt ấy, đƣa vấn đề đi xa quá mức nhằm gây khó khăn cho Việt Nam cũng nhƣ cản trở quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Họ chịu ảnh hƣởng tiêu cực của “Hội chứng Việt Nam”.
Cũng nhƣ Hội chứng Việt Nam đã ảnh hƣởng tiêu cực đến quan điểm của họ, những quan điểm của họ cũng sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa hai nƣớc. Một khi vẫn còn quan điểm lỗi thời ấy, họ sẽ vẫn tiếp tục tìm cách cản trở quan hệ giữa hai nƣớc không chỉ trong một vấn đề nhân quyền cụ thể. Trong hoàn cảnh chính giới và nhân dân Hoa Kỳ vẫn chƣa có đủ những hiểu biết cần thiết, đúng đắn, toàn diện về Việt Nam, mặc dù không có lập trƣờng chính trị tiêu cực đối với nƣớc ta nhƣng họ sẽ dễ bị lôi kéo, nghiêng theo những chiều hƣớng không tốt trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam.
Đây thực sự là những khó khăn đáng kể, mang tính bản chất trong quan hệ chính trị hai nƣớc, cần đƣợc khắc phục bằng sự kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trên cơ sở thiện chí từ cả hai phía. Việt Nam cần tiếp tục chứng tỏ thiện chí,
mong muốn đối thoại thẳng thắn nhằm tháo gỡ mọi sự khác biệt đồng thời cố gắng làm sáng tỏ những quan ngại từ phía Mỹ nhƣ đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, để phát triển một mối quan hệ, thiện chí không thể chỉ đến từ một phía, phía Mỹ cũng cần cho thấy thiện chí của mình. Để xây dựng một quan hệ tốt đẹp hơn, mang lợi ích lâu dài hơn với Việt Nam, Mỹ cần chấm dứt các nhân tố tạo điều kiện cho việc sử dụng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam nhằm mục đích chính trị: thực hiện “Diễn biến hoà bình”, khủng bố, bạo loạn lật đổ, kích động ngƣời ra đi bất hợp pháp hòng kiếm cớ can thiệp vào Việt Nam.