Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 56)

Trong 15 năm qua, kể từ khi hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, hàng loạt chuyến thăm cấp cao đã đƣợc tổ chức, thúc đẩy quan hệ song phƣơng lên những tầm cao mới (tham khảo chi tiết tại phụ lục 1: Biên niên quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1990 - 2010).

Qua tất cả những hoạt động trên, có thể thấy quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đƣợc thiết lập ở nhiều cấp thể hiện qua các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo tƣơng ứng giữa hai nƣớc.

Phía Mỹ có các chuyến thăm của: Tổng thống, cựu Tổng thống, Bộ trƣởng Quốc phòng, Ngoại trƣởng, Bộ trƣởng Tài chính, Cố vấn An ninh Quốc gia... Trong khi đó, tƣơng ứng phía Việt Nam là các chuyến thăm của Thủ tƣớng, phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Ngoại giao, Bộ trƣởng Quốc phòng, Bộ trƣởng Thƣơng mại... Có thể kể đến một vài chuyến thăm quan trọng sau đây:

Trong các chuyến thăm của những ngƣời đứng đầu nƣớc Mỹ tới Việt Nam, đáng chú ý trƣớc hết là chuyến thăm của Tổng thống Clinton từ ngày 16 đến 20/11/2000. Đây là lần đầu, một Tổng thống Mỹ thực hiện chuyến công du tới nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 5 năm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm cấp cao này đƣợc coi là có tính chất mở đƣờng cho những tiếp xúc sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực của quan hệ Việt - Mỹ, một mốc mới trong tiến trình bình thƣờng hóa đầy đủ các quan hệ giữa hai nƣớc.

Chuyến công du năm 2000 đã cải thiện rất nhiều hình ảnh của Việt Nam trong giới lãnh đạo Mỹ. Trong dịp kỉ niệm 15 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua, cựu Tổng thống Clinton phát biểu về những ấn tƣợng mà ông nói là “không thể nào quên”:

“Trƣớc hết là ấn tƣợng về những tình cảm tuyệt vời của ngƣời dân nơi đây đối với tôi. Khi tôi đi ăn trƣa tại một nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã bắt gặp hàng chục ngàn ngƣời đứng trên đƣờng phố chào đón tôi. Nhƣng điều ấn tƣợng hơn là khi tôi tới thăm một trong những điểm khai quật chung tại huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi thấy những ngƣời dân Việt Nam, bùn ngập đến đầu gối, đang cố gắng tìm kiếm hài cốt của một phi công Mỹ. Công việc ấy vẫn đang tiếp diễn và tôi vô cùng biết ơn họ”. [56]

Cũng trong chuyến thăm lịch sử này, hai bên đã kí kết nhiều văn bản thỏa thuận có tính nền tảng cho quan hệ hợp tác song phƣơng: Hiệp định hợp tác Khoa học và Công nghệ giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Lao động Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cùng 12 thỏa thuận khác về đầu tƣ, thƣơng mại.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có những cuộc tiếp xúc cùng đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ đi cùng Tổng thống Clinton. Đây là đoàn đại diện của gần 60 công ty hàng đầu nƣớc Mỹ quan tâm tới những dự án đầu tƣ tại Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã cam kết, trong 3 năm tới (sau 2000) sẽ trợ giúp kĩ thuật trị giá 2 triệu USD mỗi năm cho Việt Nam để thực thi Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng đã kí tháng 7/2000.

Ngoài ra, Tổng thống Clinton cũng đã trao cho phía Việt Nam một số đĩa vi tính chứa 360.000 trang tài liệu quân sự cũ của Mỹ mà theo Hoa Kỳ có thể giúp ích cho việc tìm kiếm tin tức của những ngƣời Việt Nam bị mất trong chiến tranh và hứa sẽ cung cấp tài liệu về những địa điểm Hoa Kỳ đã tàng trữ chất độc hóa học trong thời gian chiến tranh.

- Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ: tháng 6/2005

5 năm sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Bill Clinton, nhận lời mời của Tổng thống George W. Bush, ngày 20/6/2005, Thủ tƣớng nƣớc ta Phan Văn Khải đã thực hiện chuyến thăm cấp cao tới Mỹ - chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Mỹ trong vòng 30 năm, đặc biệt là 10 năm kể từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Khoảng thời gian 10 năm sau bình thƣờng hoá quan hệ là thời điểm thích hợp để Việt Nam giới thiệu với chính quyền, Quốc hội, doanh nghiệp và giới báo chí Mỹ về các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay.

Phát biểu về chuyến thăm Mỹ của Thủ tƣớng Phan Văn Khải, Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông John Boardman cho rằng: “Không có gì biểu tƣợng cho việc quan hệ hai nƣớc chúng ta đi xa đƣợc thế nào trong thập kỷ qua bằng chuyến thăm đầu tiên của Thủ tƣớng Phan Văn Khải tới Mỹ. Chúng tôi hy vọng nhiều về

việc đạt đƣợc những tiến bộ trong những lĩnh vực cụ thể trong quan hệ nhân chuyến thăm này” [41]

Về phía nƣớc ta, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã nêu ra 5 mục tiêu cụ thể trong chuyến công du Mỹ. Quan trọng nhất là tạo dựng cơ sở cho quan hệ lâu dài giữa hai nƣớc trong thế kỷ XXI. Ba mục tiêu tiếp theo liên quan đến vấn đề kinh tế, nhƣ đề nghị Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, cho Việt Nam đƣợc hƣởng Quy chế Thƣơng mại Bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR), thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng.

Mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vấn đề sau chiến tranh, trong đó có việc Mỹ hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ mìn, giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam.

Sự đón tiếp chu đáo của lãnh đạo Chính phủ, các tập đoàn kinh tế hàng đầu và nhân dân Mỹ dành cho Thủ tƣớng nƣớc ta đã khẳng định vị thế và uy tín đang lên của Việt Nam trên trƣờng quốc tế cũng nhƣ sự trùng hợp về lợi ích của hai bên trên nhiều lĩnh vực.

Trong cuộc hội đàm lịch sử tại Nhà Trắng, Thủ tƣớng nƣớc ta và Tổng thống Mỹ đã khẳng định chủ trƣơng đƣa quan hệ song phƣơng lên tầm cao mới. Tổng thống Bush bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và nhất trí tạo điều kiện tăng đầu tƣ của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Việc Tổng thống Bush tuyên bố ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO đã góp phần tạo điều kiện để nƣớc ta trong tƣơng lai gần sau đó trở thành thành viên chính thức của WTO, qua đó hội nhập sâu sắc hơn vào môi trƣờng kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc mở ra những cơ hội để phát triển kinh tế đất nƣớc.

Thêm vào đó, hai nhà lãnh đạo còn nhất trí khuyến khích thúc đẩy hơn nữa sự trao đổi về mọi mặt giữa Việt Nam - Hoa Kỳ: các ngành hành pháp, lập

pháp, giới khoa học, doanh nhân, quân nhân, trí thức…. Thủ tƣớng nƣớc ta và Tổng thống Mỹ cũng nhất trí tiếp tục hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại và đồng ý về tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Thông qua các cuộc tiếp xúc với Chính phủ, Quốc hội, doanh nghiệp và báo chí Mỹ, đoàn đại biểu nƣớc ta đã tranh thủ đƣợc sự hƣởng ứng của họ và góp phần đẩy lùi những thông tin sai lệch về Việt Nam.

Bên cạnh cuộc hội đàm với Tổng thống Bush, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã có nhiều hoạt động quan trọng và ý nghĩa khác: tiếp xúc, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, nói chuyện tại Đại học Havard... Nhiều thoả thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế cụ thể đã đƣợc ký kết giữa các doanh nghiệp hai nƣớc nhƣ hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787 “Dreamliner” trị giá khoảng 500 triệu USD, các thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, bảo hiểm nhân thọ, du lịch, tái tạo hạt nhựa... Tổng giá trị các hợp đồng giữa doanh nghiệp hai nƣớc đƣợc ký ngay trong chuyến thăm này lên tới khoảng 1 tỷ USD.

Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã chuyển đến giới doanh nhân Mỹ thông điệp: “Hãy nhìn Việt Nam không phải qua lăng kính của quá khứ mà nhìn Việt Nam nhƣ một đối tác thân thiện của các doanh nghiệp Mỹ cả trƣớc mắt và trong tƣơng lai... Các bạn hãy nhìn Việt Nam nhƣ một thị trƣờng nhiều tiềm năng, một nền kinh tế chuyển đổi thành công và đang phát triển năng động với tốc độ tăng trƣởng 7-8% năm, một nƣớc có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung, năng động, cần cù, một điểm đến thanh bình, an toàn nhất khu vực.” [54]

Thủ tƣớng Phan Văn Khải cũng đã có những cuộc tiếp xúc với cộng đồng ngƣời Việt đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Mỹ. Vừa xuống sân bay, chƣa đến khách sạn, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã đến thăm một gia đình Việt kiều.

Đó là thông điệp mạnh mẽ về tấm lòng đối với đồng bào ở Mỹ. Từ đó, chuyến thăm làm cộng đồng ngƣời Việt Nam ở Mỹ hiểu rõ hơn chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta, coi đồng bào ngƣời Việt sinh sống tại nƣớc ngoài - trong đó có Mỹ - là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc.

- Tổng thống George W. Bush thăm Việt Nam: tháng 11/2006

Nếu nhƣ cựu Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam trong chuyến công du cuối cùng trên cƣơng vị ngƣời đứng đầu nƣớc Mỹ thì ngƣời kế nhiệm ông là Tổng thống George W. Bush đã thực hiện chuyến thăm song phƣơng dài ngày nhất của mình kể từ khi nhậm chức: 4 ngày từ 17 đến 20/11/2006.

Chuyến thăm của Tổng thống Bush tới Việt Nam không mang theo quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) nhƣ cả 2 bên từng mong đợi trƣớc đó. Chỉ vài ngày trƣớc khi Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du, trong phiên bỏ phiếu hôm 13/11/2006, hạ viện Mỹ đã không có đủ 2/3 số phiếu ủng hộ để thông qua quy chế này.

Trong phái đoàn Tổng thống Bush thăm Việt Nam có mặt đại diện 200 doanh nghiệp Mỹ. Trong đó có nhiều chủ tịch, tổng giám đốc của các tập đoàn, công ty hàng đầu của Mỹ nhƣ Citigroup, AIG, Visa, Fedex, General Motor, Microsoft, Time Warner, AT&T, Boeing, Ford Motors, General Electric, Motorola, Intel, IBM, Oracle... Tuy nhiên, thông tin về trị giá những hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp hai nƣớc trong chuyến thăm lần này so với khi Thủ tƣớng Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm Mỹ cách đó một năm là không nhiều.

Thay vào đó, thành tựu lớn nhất từ chuyến thăm là sự hiểu biết của chính giới Mỹ đối với đất nƣớc Việt Nam đƣợc mở rộng và trở nên sâu sắc hơn. Bởi dù quan hệ hai nƣớc đã đƣợc cải thiện rất nhiều, nhƣng chính Tổng thống Mỹ đã

thừa nhận trong cuộc hội đàm cùng Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng rằng: trƣớc khi đến VN, ông đã không biết "mình sẽ đƣợc đối xử nhƣ thế nào". Vì thế điều làm ông và các thành viên trong đoàn bất ngờ là “sự thân thiện của ngƣời dân Việt Nam”. Theo Tổng thống Bush "đó là điều sống còn trong quan hệ Việt - Mỹ". [46]

Đi cùng Tổng thống Bush trong phái đoàn Hoa Kỳ là Ngoại trƣởng Condoleezza Rice. Ngoại trƣởng Mỹ cũng thể hiện thái độ bất ngờ trƣớc sự phát triển kinh tế của Việt Nam: “Việt Nam sẽ có một tƣơng lai tuyệt vời về kinh tế, vì Việt Nam đã đi đƣợc một chặng đƣờng dài trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, tôi hầu nhƣ không đƣợc chuẩn bị tinh thần là nền kinh tế Việt Nam lại hiện đại đến vậy. Mọi ngƣời chỉ biết về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc tƣơng đối thƣờng xuyên hơn.

Có thể ngƣời Mỹ ít biết hơn việc nền kinh tế Việt Nam đang gây đƣợc tiếng vang. Một phần có thể là ngƣời Mỹ ít hình dung về một Việt Nam tƣơng lai. Tôi sẽ nói với ngƣời Mỹ rằng tôi đã đặt chân tới một nơi rất năng động, tràn đầy sức sống. Một nơi mà tôi tôi cảm thấy ở đây hiển nhiên là đang thay đổi rất nhanh chóng”. [51]

Không thể khẳng định có phải là bởi hình ảnh Việt Nam đã đƣợc cải thiện về chất sau chuyến thăm này hay không. Tuy nhiên thực tế là chỉ ít ngày sau chuyến công du của Tổng thống Bush, cả Hạ viện và Thƣợng viện Mỹ trong các ngày 8 và 9/12/2006 đã đều nhất trí thông qua quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Tiếp đó, Tổng thống Bush chính thức kí ban hành đạo luật vào ngày 20/12, đúng 1 tháng sau khi ông kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

PNTR với Việt Nam có nội dung chính là bãi bỏ việc áp dụng đạo luật bổ sung Jackson - Vanik áp đặt với nƣớc ta từ năm 1974 (theo đó, hàng năm Mỹ sẽ đều xét lại quan hệ thƣơng mại với Việt Nam). Với việc PNTR chính thức trở thành luật, tất cả hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đƣợc đối xử bình đẳng theo các quy định và luật lệ của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).

Thông qua PNTR cũng có nghĩa đàm phán Việt - Mỹ về việc nƣớc ta gia nhập WTO gần nhƣ chắc chắc sẽ kết thúc tốt đẹp, mở ra cơ hội phát triển quan trọng cho đất nƣớc ta. Tổng thống Bush phát biểu sau khi kí ban hành PNTR với Việt Nam: “Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới trong tháng Giêng tới. Điều này không đáng ngạc nhiên và tuyệt vời sao? Tôi nghĩ là có”. [42]

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ: tháng 6/2007

Tần suất những chuyến thăm cấp cao của các nguyên thủ quốc gia hai nƣớc đƣợc tổ chức ngày càng thƣờng xuyên. Chỉ một năm sau khi Tổng thống Bush đến Việt Nam, Chủ tịch nƣớc ta Nguyễn Minh Triết đã thực hiện chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 18 đến 23/6/2007. So với chuyến thăm năm 2005 của Thủ tƣớng Phan Văn Khải, chuyến đi của Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết có mục tiêu trọng tâm và cụ thể là về kinh tế bởi nó diễn ra ngay sau khi Hoa Kỳ thông qua PNTR với Việt Nam, nhƣ lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, khẳng định “Việt Nam muốn một sự đối xử ngang hàng và công bằng để nguồn hàng hóa có thể tiếp cận thị trƣờng Mỹ. Chúng tôi mời gọi nhà đầu tƣ trên tất cả các lĩnh vực nhƣng ƣu tiên là ngành công nghệ cao vì chúng tôi muốn tiếp cận kĩ thuật hiện đại” [37]

Đa số thành viên quan trọng trong đoàn đại biểu thăm Mỹ đều là những cán bộ cấp cao của ngành thƣơng mại và công nghiệp nƣớc ta cùng đội ngũ

doanh nhân đông đảo. Chuyến thăm là cơ hội lớn để Việt Nam xúc tiến và thu hút đầu tƣ, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà doanh nghiệp Mỹ có thế mạnh vƣợt trội.

Ngoài ra, chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết với một khoảng thời gian đáng kể trong chƣơng trình làm việc là tiếp xúc với các kiều bào Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ giúp kêu gọi cộng đồng ngƣời Việt ở Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình tại Việt Nam và đóng góp mạnh mẽ hơn vào sự phát triển của quê hƣơng.

Đồng thời, qua mỗi chuyến thăm của các vị lãnh đạo nƣớc ta, chính giới Hoa Kỳ cũng tỏ rõ sự quan tâm ngày càng nhiều tới Việt Nam. Trả lời báo chí về chuyến thăm Mỹ của chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết, chuyên gia quốc tế về Việt Nam, giáo sƣ Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định: “Ngày càng có nhiều đề nghị tích cực từ những cựu quan chức cao cấp Mỹ liên quan tới vai trò tƣơng lai của Việt Nam trong khu vực. Vì những đề nghị đó đƣợc thúc đẩy không chỉ do sự tăng trƣởng kinh tế đầy ấn tƣợng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)