Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, trước hết xin chân thành cảm ơn cô ThS. Đinh Thị Hải Yến – Giảng viên bộ môn Nghi thức nhà nước đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em làm đề tài trong thời gian qua. Tuy nhiên do còn hạn chế về thời gian, phương tiện và kinh nghiệm nên còn rất nhiều thiếu sót về nội dung, hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, trước hết xin chân thànhcảm ơn cô ThS Đinh Thị Hải Yến – Giảng viên bộ môn Nghi thức nhà nước đãtận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em làm đề tài trong thời gian qua Tuynhiên do còn hạn chế về thời gian, phương tiện và kinh nghiệm nên còn rấtnhiều thiếu sót về nội dung, hình thức Rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của các thầy, cô và các bạn sinh viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em trong thời gian qua Các tưliệu, nghiên cứu trong đề tài đều trung thực, mọi sự tham khảo trong đề tàinghiên cứu đều được trích dẫn nguồn vào danh mục tài liệu tham khảo Em xinhoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
7 Cấu trúc của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 Cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia và giới thiệu khái quát về biểu tượng quốc gia Việt Nam 4
1.1 Biểu tượng quốc gia 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Khái niệm các biểu tượng quốc gia 4
1.1.3.1 Quốc hiệu 4
1.1.3.2 Quốc kỳ 4
1.1.3.3 Quốc huy 5
1.1.3.4 Quốc ca 5
1.2 Khái quát về biểu tượng quốc gia Việt Nam 5
1.2.1 Quốc hiệu 5
1.2.2 Quốc kỳ 6
1.2.3 Quốc huy 6
1.2.4 Quốc ca 7
1.2.5 Một số biểu tượng không chính thức 8
Chương 2 Lịch sử hình thành của các biểu tượng quốc gia Việt Nam 9
2.1 Biểu tượng chính thức 9
Trang 42.1.1 Quốc hiệu 9
2.1.1.1 Lịch sử hình thành của quốc hiệu 9
2.1.1.2 Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam hiện nay 12
2.1.2 Quốc kỳ 13
2.1.2.1 Lịch sử hình thành quốc kỳ 13
2.1.2.2 Ý nghĩa của quốc kỳ việt nam hiện nay 17
2.1.3 Quốc huy 18
2.1.3.1 Lịch sử hình thành của quốc huy 18
2.1.3.2 Ý nghĩa của quốc huy 18
2.1.4 Quốc ca 19
2.1.4.1 Lịch sử hình thành của quốc ca 19
2.1.4.2 Ý nghĩa của quốc ca 20
2.2 Biểu tượng không chính thức 21
2.2.1 Quốc phục 21
2.2.2 Quốc hoa 22
Chương 3: Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới 24
3.1 Biểu tượng quốc gia của Lào 24
3.2 Biểu tượng quốc gia của Mỹ 25
PHẦN KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước là tiếng gọi thiêng liêng muôn thửa, muôn nơi và bao triệu tráitim con người Đất nước đi vào lòng chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êmdịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha vàrất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân Đất nước đi vào trái tim của con người ViệtNam từ những điều bình dị nhất đó là lũy tre làng, ao sen, cánh đồng, đặc biệt làhình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, hình ảnh bông lúa vàng, bánh răngcưa, lời ca hùng tráng của bài “Tiến quân ca”…
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, con người ViệtNam luôn tự hào về quê hương, đất nước và mảnh đất nơi mình sinh ra Bởi nơiđây những trang sử hào hùng, những truyền thống dân tộc đã được ghi dấu lại,
sự dân chủ, văn minh và nền văn hóa chính là kết quả của một quá trình dài gâydựng, tồn tại và phát triển của biết bao lớp anh hùng đã ngã xuống
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, thì biểu tượng quốc gia Việt Nam gắn bóchặt chẽ với lịch sử Nếu được hỏi: “ Nghĩ đến đất nước, bạn sẽ nghĩ đến biểutượng gì của đất nước mình” Con người Việt Nam sẽ không ngần ngại mà trảlời rằng: “Đó là Quốc kỳ tươi thắm, Quốc huy toàn diện, Quốc hiệu, Quốc cahùng tráng.” Đó chính là những biểu tượng thiêng liêng, cao quý và tự hào củađất nước Việt Nam.” Những biểu tượng đó đã đi vào lòng người Việt Nam theomột lẽ tự nhiên
Như chúng ta đã biết, mỗi một đất nước trên thế giới đều có những biểu
tượng quốc gia của riêng mình Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên toàn thế giới.”
2 Lịch sử nghiên cứu
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, đất nước Việt Nam phải bao nhiêu đờidựng nước và giữ nước: công cuộc dựng nước của các vua Hùng , công cuộcbảo vệ và xây dựng đất nước của các triều đại phong kiến Đinh – Lê – Trần –Nguyễn,… rồi đến sự nghiệp đánh tan giặc ngoại xâm, bọn đế quốc, thực dân
Trang 6của nhân dân và các anh hùng liệt sỹ Tính theo thời gian lịch sử thì các biểutượng quốc gia Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời Văn Lang – Âu Lạc, mở đầu
là nhà nước Văn Lang (690 TCN) cho đến công cuộc đánh đuổi đế quốc Mỹ giảiphóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước năm 1976 cho đếnnay
Bài viết “Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam” của cố giáo sư Nguyễn NgọcHuy ( 1924 – 1990 ) đã nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Quốc
kỳ và Quốc ca Việt Nam và đưa ra một số ý nghĩa về Quốc kỳ và Quốc ca đốivới Việt Nam… và một số tác giả khác cũng nghiên cứu về các biểu tượng quốcgia Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia Việt Nam
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Nước Việt Nam và một số nước trên thế giới
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa về biểu tượng quốc gia Việt Nam, qua đó làm
rõ các biểu tượng quốc gia là yếu tố khẳng định vị thế cũng như chủ quyền củamột nước, tìm hiểu theo chiều dài của lịch sử dựng nước và cứu nước Bên cạnh
đó còn tìm hiểu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới(Lào, Mỹ)
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia và giới thiệu khái quát
về biểu tượng quốc gia Việt Nam
Lịch sử hình thành của các biểu tượng quốc gia Việt Nam
Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới(Lào, Mỹ)
5 Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các
Trang 7tác phẩm nghiên cứu của các nhà sử học vì biểu tượng quốc gia là một chủ đề rấtrộng và có nhiều tài liệu khác nhau nói về chủ đề này Sử dụng phương pháplịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp Từ đóphân tích, chứng minh và chỉ ra lịch sử hình thành, ý nghĩa của biểu tượng quốcgia.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành
và phát triển, ý nghĩa của biểu tượng quốc gia Việt Nam và biết thêm về một sốbiểu tượng quốc gia trên thế giới
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Có thể tổ chức các hoạt động thực tế, các buổigiao lưu, tham quan đề biết hơn về hệ thống biểu tượng quốc gia
7 Cấu trúc của đề tài
Trang 8PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia và giới thiệu khái quát về
biểu tượng quốc gia Việt Nam 1.1 Biểu tượng quốc gia
1.1.1 Khái niệm
Biểu tượng quốc gia hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia.Ngoài ra nó còn được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng Nhữngloại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu (thường kèm theokhẩu hiệu hoặc tiêu ngữ), Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc thiều, Quốc phục,Quốc hoa, Quốc thú hoặc Quốc điểu và những biểu tượng không chính thứckhác
1.1.2 Đặc điểm
Biểu tượng quốc gia có 3 đặc điểm chính:
- Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc giađược khái quát hóa thông qua các phương tiện thể hiện như âm nhạc, hội họahay ngôn ngữ
- Là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tôn dântộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia
- Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế, là biểuhiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổchức
1.1.3 Khái niệm các biểu tượng quốc gia
1.1.3.1 Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểuthị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoạigiao, biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước Dù thể hiện dưới dạngtiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dântộc
1.1.3.2 Quốc kỳ
Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một 1quốc gia Những
Trang 9công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thườngtreo quốc kỳ Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phiquân sự vào những ngày treo cờ cụ thể Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụngtrên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùngmột kiểu thiết kế cho vài loại cờ.
1.1.3.3 Quốc huy
Quốc huy là một trong những biểu tượng của một quốc gia Quốc huy làmột biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của quốc gia đó Quốc huythường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như %tiền tệ, hộ chiếu, giấytờ,
1.1.3.4 Quốc ca
Quốc ca nói chung là một bài hát 1ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử,truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đấtnước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sửdụng nhiều thành thông lệ
1.2 Khái quát về biểu tượng quốc gia Việt Nam
1.2.1 Quốc hiệu
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu khác nhau Bêncạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức
để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam
Danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử baogồm:
Trang 10- Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặcđược chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế
1.2.2 Quốc kỳ
Hình 1.2.2 Quốc kỳ của Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờđại diện cho nước Việt Nam thống nhất Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộngbằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh Ý nghĩa là cờ thểhiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thốngtượng trưng cho 2dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằngmàu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng davàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp baogồm sĩ ,4nông, 4công, thương, binh trong đại gia đình các 2dân tộc Việt Nam
1.2.3 Quốc huy
Hình 1.2.3 Quốc huy của Việt Nam
Quốc huy biểu tượng cho quốc gia, cho độc lập, chủ quyền, cho bản sắcdân tộc Tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội khoá I (15 – 20/9/1955), sau khi xem
Trang 11xét, cân nhắc nhiều mẫu, Tiểu ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca,Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và đã được
đa số đại biểu Quốc hội tán thành Mẫu Quốc huy này do các danh hoạ BùiTrang Chước và Trần Văn Cẩn đồng sáng tác (họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫuQuốc huy để làm cơ sở lựa chọn và họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa hoànthiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phêduyệt)
1.2.4 Quốc ca
Hình 1.2.4 Hình ảnh bài hát Tiến quân ca
Nếu Quốc kỳ, Quốc huy biểu trưng cho quốc gia bằng hình ảnh đặc thùthì Quốc ca lại biểu trưng bằng âm thanh, nhạc và lời Quốc hội khoá I của nước
ta đã quyết định lấy bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác làm Quốc caViệt Nam Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam (1946), tại điều 3 cũng ghi rõ:
“Quốc ca là bài Tiến quân ca” Kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá I đã quyết địnhcùng tác giả sửa một số chỗ về lời của bài Quốc ca
Trang 12Bài “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944 tạicăn nhà số 171 phố Mông Grăng, Hà Nội (nay là nhà số 45 phố Nguyễn ThượngHiền, Hà Nội) Ngay khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạngnồng nhiệt đón nhận rồi trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh.Ngày 2/9/1945 (ngày tuyên bố độc lập), Tiến quân ca được cử hành, hàng triệungười hát vang lời ca theo tiếng nhạc của hành khúc hùng tráng đó.
1.2.5 Một số biểu tượng không chính thức
Ngoài các biểu tượng chính thức quốc kỳ, quốc huy, quốc ca , ViệtNam còn có nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa đượccông nhận chính thức Một số biểu tượng không chính thức được một số ý kiếnđồng thuận, được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong và ngoài nước, bao gồm:
Trang 132.1 Biểu tượng chính thức
2.1.1 Quốc hiệu
2.1.1.1 Lịch sử hình thành của quốc hiệu
Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ởBắc Bộ và Bắc Trung Bộ Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ởmiền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ởmiền Việt Bắc Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ vớinhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác
Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh
tế, văn hoá ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướngtập hợp và thống nhất lại Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùngmạnh hơn cả Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạcLạc Việt, dựng lên nước
♦ Văn Lang - Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN - 258 trước CN)
Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ôngnhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó
Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước VănLang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng vớimột phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc)
Trang 14♦ Âu Lạc - Tồn tại 50 năm (257 trước CN - 207 trước CN)
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ cácnhóm người Việt Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt - được tônlàm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần Năm 208 TCN, quân Tần phải rútlui Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kếtcác bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc
Năm 207 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm
Âu Lạc Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại Suốt 7 thế kỷ tiếp đó,mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta thànhnhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn khôngxoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày củanhân dân ta
♦ Vạn Xuân - Tồn tại 58 năm (544-602)
Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải phónglãnh thổ Tháng 2/544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân,khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước đượcbền vững muôn đời
Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của cáctriều đại phong kiến Trung Quốc (từ năm 602) Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùi dập
và chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiếnthắng Bạch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc
♦ Ðại Cồ Việt - Tồn tại 86 năm (968-1054)
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia,lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn) Quốchiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý(1010-1053)
♦ Ðại Việt - Tồn tại 748 năm (1054-1804)
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chóinhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu ÐạiViệt được giữ nguyên đến hết thời Trần…
Trang 15Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của
Lê Lợi toàn thắng Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnhthổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế)
Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thờiTây Sơn (1788-1802)
♦ Ðại Ngu - Tồn tại 7 năm (1400-1406)
Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổitên nước thành Ðại Ngu ("ngu" tiếng cổ có nghĩa là "sự yên vui") Quốc hiệu đótồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407)
♦ Việt Nam - Tồn tại 80 năm (1804-1884)
Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tênnước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoạigiao để trở thành chính thức vào năm 1804 Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lạithấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã cómột bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ Tông Thốc biênsoạn Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến haichữ "Việt Nam" Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm củatrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tậpTrình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền" Người ta cũngtìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như biachùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùaPhúc Thành (1664) ở Bắc Ninh Ðặc biệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biêngiới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửangõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc) Về ý nghĩa,phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố:chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam)
♦ Ðại Nam - Tồn tại trên lý thuyết 107 năm (1838-1945)
Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành ÐạiNam Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tácphẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội
Trang 16♦ Việt Nam
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn áchthống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới Ngày 02/9/1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà
Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chiacắt, hai tiếng "Việt nam" vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thânthiết, thiêng liêng với mọi người
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối.Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất,toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa ViệtNam Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốchiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế
2.1.1.2 Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam hiện nay
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia , không chỉ có ý nghĩa biểuthị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoạigiao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước Dù thể hiện dưới dạngtiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dântộc
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn, nước ta đã dùng nhiềuquốc hiệu khác nhau Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sôngquy về một mối Từ ngày 2/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VInước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định đổi thành quốc hiệu “Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho đến ngày nay Hiến pháp năm 1980 và hiếnpháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả
về pháp lý và trên thực tế
Tên quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có ý nghĩa rất quantrọng về cả mặt chính trị, ngoại giao, pháp lý và bản chất của nhà nước ViệtNam hiện nay Bên cạnh đó, tên Quốc hiệu còn có ý nghĩa về mặt thẫm mỹ đốivới các văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản hành chính của cơ quan quyền