MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 5. Phương pháp nghiên cứu 1 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 2 7. Kết cấu bài tiểu luận 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM 3 1.1. Các khái niệm 3 1.1.1 Biểu tượng 3 1.1.2 Biểu tượng quốc gia 4 1.2. Phân loại biểu tượng quốc gia 4 CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM 6 VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 6 2.1. Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam 6 2.1.1. Biểu tượng chính thức: 6 2.1.1.1. Quốc kì 6 2.1.1.2. Quốc hiệu 7 2.1.1.3. Quốc ca 10 2.1.1.4. Quốc thiều 13 2.1.1.5. Quốc huy 14 2.1.2. Biểu tượng không chính thức: 16 2.1.2.1. Quốc hoa 16 2.1.2.2. Quốc phục 17 2.1.2.3. Quốc điểu 18 2.1.2.4. Cây tre 18 2.2. Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới 19 2.2.1. Lào 19 2.2.2. Hàn Quốc 21 2.2.3. Nhật Bản 22 2.2.4. Campuchia 24 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 27 PHẦN III: KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác
Trong lời đầu tiên của của bài luận “ Lịch sử các biểu trượng quốc giaViệt Nam và hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới”này, em muốn gửi lời cảm ơn và biết ơn chân thành nhất của mình tới tất cảnhững người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về kiến thức và tinh thần trong quá trìnhthực hiện bài luận
Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô GV.TS Đinh Thị Hải Yến,Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong quátrình học tập để thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trongKhoa Quản trị Văn phòng và các phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện tốtnhất cho em trong suốt thời gian học tập
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đãgiúp đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình làm đề tài Do thời gian thựchiện có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Bài luận chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu xót nhất định
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn
để em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của Ths Đinh Thị Hải Yến Các nội dung nghiên cứu,kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thứcnào trước đây
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khôngliên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quátrình thực hiện (nếu có)
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
5 Phương pháp nghiên cứu 1
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 2
7 Kết cấu bài tiểu luận 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM 3
1.1 Các khái niệm 3
1.1.1 Biểu tượng 3
1.1.2 Biểu tượng quốc gia 4
1.2 Phân loại biểu tượng quốc gia 4
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM .6 VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 6
2.1 Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam 6
2.1.1 Biểu tượng chính thức: 6
2.1.1.1 Quốc kì 6
2.1.1.2 Quốc hiệu 7
2.1.1.3 Quốc ca 10
2.1.1.4 Quốc thiều 13
2.1.1.5 Quốc huy 14
2.1.2 Biểu tượng không chính thức: 16
Trang 42.1.2.1 Quốc hoa 16
2.1.2.2 Quốc phục 17
2.1.2.3 Quốc điểu 18
2.1.2.4 Cây tre 18
2.2 Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới 19
2.2.1 Lào 19
2.2.2 Hàn Quốc 21
2.2.3 Nhật Bản 22
2.2.4 Campuchia 24
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ 27
PHẦN III: KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 5PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trên thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia Trong mỗi quốc gia lại mangnhững bản sắc văn hóa riêng biệt Điều làm nên nét riêng biệt đó chính là cácbiểu tượng quốc gia
Việt Nam cũng vậy, biểu tượng quốc gia đã cho nhân loại thấy đượcmột Việt Nam hào hùng, đa dạng và tươi đẹp
Để có thể hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu tượng đó, em đã chọn đề tài
“ Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam và Hệ thống biểu tượng quốc giacủa một số quốc gia trên thế giới”
2 Lịch sử nghiên cứu
_ Nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và ý nghĩa của
nó trong lịch sử và hiện tại
_ Hệ thống một số biểu tượng quốc gia trên thế giới
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “ Lich sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam
và hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới”
Phạm vi nghiên cứu:
- Trình bày lịch sử các biểu tượng quốc gia
- Ý nghĩa các biểu tượng quốc gia
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
_ Mục đích: biết và hiểu hơn về các biểu tượng của Việt Nam, biếtđược một số biểu tượng của các nước trên thế giới
_ Nhiệm vụ: phân tích rõ các biểu tượng và ý nghĩa của nó
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được kết hợp các phương pháp chủ yếu: thu thập tài liệu, phântích, tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trìnhthực hiện đề tài
Trang 66 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: hiểu về ý nghĩa các biểu tượng Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: biết được một số biểu tượng trên thế giới
7 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của bài gồm 03 chương chính:
Chương I Cơ sở lí luận về các biểu tượng quốc gia Việt Nam
Chương II Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam và Hệ thống biểu tượng quốc gia một số nước trên thế giới
Chương III Nhận xét- Đánh giá
Trang 7PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Biểu tượng
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày",
"dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó Tượng có nghĩa là "hìnhtượng" Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành mộtdấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tínhtrừu tượng
Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói
về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thànhviên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệutập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xácnhận sự hiện diện trở lại của toàn nhóm
Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra
và kết lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp Mọi biểutượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo,
nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết, vừa xuất hiện lại vừa mất đi,khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vô vànnhững ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng : "Tự bản chất của biểutượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trongcùng một ý niệm Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến
ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ramột hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng"
Nói như Georges Gurvitch: "Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và chegiấu mà tiết lộ"
Trang 8Theo quan niệm của Freud: "Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp,bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột Biểutượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tưtưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng"
Đối với C G Jung, ông cho rằng: "Biểu tượng không phải là mộtphúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hìnhảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâmlinh"
Vậy, có thể hiểu biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng được phôbày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩntrong lòng của nó
Tự điển Larousse cho rằng : "Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, convật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụthể của một sự vật hay một điều gì đó"
Một định nghĩa khác của nhà tâm phân học C G Jung về biểu tượngnhư sau: "Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ haymột hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫnchứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên
và trực tiếp của nó"
Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng
-là lấy hình này để tỏ nghĩa kia"
1.1.2 Biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốcgia, được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng
1.2 Phân loại biểu tượng quốc gia
- Biểu tượng quốc gia chính thức:quốc kì, quốc huy, quốc hiệu, quốc
ca, quốc thiều
Quốc kỳ của một quốc gia dân tộc
Trang 9 Quốc huy của một vùng dất chủ quyền và/hoặc triều đại cầm quyền.
Quốc ca, Quốc thiều- thánh ca hoàng gia và triều đình; cùng với cácphong tục thánh ca chính thức như vậy cũng có thể nhận ra những giá trị biểutượng quốc gia của ca khúc rất nổi tiếng
- Biểu tượng quốc gia không chính thức: quốc hoa, quốc phục, quốcđiểu, cây tre, quốc thú…
Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được mọi người dânyêu thích Ngoài các loài hoa ra còn có các loài thực vật thân thảo, cỏ Đượccho là bắt nguồn từ biểu tượng của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu Mỗinước có những quy định về quốc hoa khác nhau
Quốc phục:
Mỗi nước đều có trang phgucj đặc trưng cho đất nước mình
Quốc điểu: Là các loài chim biểu tượng của các nước, trong đó hầuhết là chính thức, riêng một số là không chính thức
Trang 10CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM
VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI 2.1 Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam
2.1.1 Biểu tượng chính thức:
2.1.1.1 Quốc kì
_ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam
Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940) Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ởgiữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày5-3-1901 tại Hà Nam Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốcđược khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
_ Tháng 5-1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì
hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập
Trang 11đồng minh - đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi
đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ" Đây là văn bản đầutiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiênnước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: "Quốc kỳViệt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiềudài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh"
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sôngViệt Nam đã liền một dải Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước ViệtNam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quantrọng, trong đó công nhận Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam
_ Ý nghĩa:
+ Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thốngtượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho nămtầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết trong đại gia đình các dântộc Việt Nam
+ Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự hào, là biểutượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam
2.1.1.2 Quốc hiệu
_ Xích quy: Thời Kinh Dương Vương vào năm 2879 TCN
_ Văn Lang- Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN - 258 trước CN):
Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháuông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó
Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước VănLang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng vớimột phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc)
_ Âu Lạc - Tồn tại 50 năm (257 trước CN - 207 trước CN):
Trang 12Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộcác nhóm người Việt Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt -được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần Năm 208 TCN, quân Tầnphải rút lui Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An DươngVương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc.
Năm 207 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm
Âu Lạc Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại Suốt 7 thế kỷ tiếp đó,mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước tathành nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫnkhông xoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thườngngày của nhân dân ta
_ Vạn Xuân- Tồn tại 58 năm (544-602)
Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giảiphóng lãnh thổ Tháng 2/544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là VạnXuân, khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đấtnước được bền vững muôn đời
Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của cáctriều đại phong kiến Trung Quốc (từ năm 602) Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùidập và chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằngchiến thắng Bạch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc
_ Đại Cồ Việt- Tồn tại 86 năm (968-1054)
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốcgia, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn).Quốc hiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầuthời Lý (1010-1053)
_ Đại Việt - Tồn tại 748 năm (1054-1804)
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chóinhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu ÐạiViệt được giữ nguyên đến hết thời Trần…
Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của
Lê Lợi toàn thắng Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh
Trang 13thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế).
Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thờiTây Sơn (1788-1802)
_ Đại Ngu - Tồn tại 7 năm (1400-1406)
Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổitên nước thành Ðại Ngu ("ngu" tiếng cổ có nghĩa là "sự yên vui") Quốc hiệu
đó tồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407)
_ Việt Nam- Tồn tại 80 năm (1804-1884)
Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổitên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặtngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804 Tuy nhiên, hai tiếng
"Việt Nam" lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta Ngay từ cuốithế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên HồTông Thốc biên soạn Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiềulần nhắc đến hai chữ "Việt Nam" Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trongnhững tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạnngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổxây nền" Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm biakhắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùaCam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc Ninh Ðặcbiệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu:
"Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nướcViệt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc) Về ý nghĩa, phần lớn các giảthuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý(người Việt ở phương Nam)
_ Đại Nam- Tồn tại trên lý thuyết 107 năm (1838-1945)
Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thànhÐại Nam Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong cáctác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội
_ Việt Nam Cộng Hòa Dân Chủ
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn
Trang 14ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới Ngày02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chiacắt, hai tiếng "Việt nam" vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thânthiết, thiêng liêng với mọi người
_ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về mộtmối Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Namthống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủnghĩa Việt Nam Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳngđịnh quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế
2.1.1.3 Quốc ca
Trang 15Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn
từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc
ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước ViệtNam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976 Bàiquốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhândân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20.Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc
ca, theo nghĩa được hiểu hiện
_ Bản quốc ca đầu tiên
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng đế Bảo Đại xuống chiếu chọnmột quốc kỳ và quốc ca Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là bài Đăng đàncung
Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng
trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền Đây là bài nhạcnằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ Lễ
tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọngnhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tếtrời
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung kỳ và
Bắc kỳ, chứ không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là đất thuộc địa, một lãnh thổhải ngoại của Pháp
Khi được chọn làm quốc ca, bài Đăng đàn cung có lời bắt đầu với:
Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.
Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành.
Vì nước quên mình.
Trang 16_ Giai đoạn 1945 – 1954
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam Chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên
bố độc lập trên danh nghĩa, và đổi quốc kỳ ra cờ Quẻ Ly nhưng vẫn giữ quốc
ca là bài Đăng đàn cung.
Đồng thời, tại Nam kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấylên Đoàn Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độclập thật sự Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học
duy nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó Tại đây, họ đã quen với bài Sinh viên hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh viên Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt)
do một nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh VănTiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn
Do đó, phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ
"sinh viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca.Đoàn kỳ là cờ vàng sao
đỏ Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Phápdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
_ Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946
_ Trong khi đó, năm 1946, tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc.Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6
do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo Chính phủ này dùng quốc ca là một bài hátcủa giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc Chínhphủ này tồn tại hai năm
_ Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với BảoĐại làm quốc trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng Chính phủ
này sau đó đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công dân", thành bàiTiếng gọi công dân, làm quốc ca.
Trang 17_ Giai đoạn 1954 - 1976
+ Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân
sự Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng
bài Tiến quân ca làm quốc ca Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.
+ Năm 1956, Quốc hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ cộng
hòa, hiến pháp 1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công dân vẫn giữ làm quốc ca.
+ Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập.Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miềnNam Việt Nam để đối chọi với Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
Chính phủ này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu
Hữu Phước viết dưới bút hiệu Huỳnh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Vănnghệ Giải phóng
+ Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ, bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước
Cộng hòa miền Nam Việt Nam Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng
7 năm 1976 thành nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca
là Tiến quân ca.