Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Hợp tác kinh

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 37)

6. Bốcục

2.1.2.Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Hợp tác kinh

Lan – Nhật Bản (JTEPA)

Thái Lan và Nhật Bản chính thức đàm phán việc trở thành đối tác kinh tế lần thứ nhất vào ngày 16 – 17/2/2004. Cả hai bên đã đàm phán việc nhanh chóng miến giảm thuế quan. Cơ cấu của quá trình đàm phán đƣợc chia thành 2 cấp: cấp 1 là đàm phán giữa những ngƣời đứng đầu Ban Đàm phán và cấp 2 là đàm phán giữa những ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định. Nội dung của cuộc đàm phán này xoay quanh vấn đề trao đổi hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, dịch vụ thƣơng mại bao gồm cả đầu tƣ, dịch vụ tiền tệ, dịch vụ thông tin, phát triển nguồn nhân lực…

Kết quả của việc đàm phán kinh tế lần thứ nhất giữa Thái Lan và Nhật Bản bao gồm những vấn đề nhƣ:

- Về trao đổi thƣơng mại: Cả hai bên đều nhất trí rằng cần thiết phải giảm thuế ở tất cả các nhóm hàng. Tuy nhiên, Nhật Bản cho rằng cần tách mặt hàng nông nghiệp ra khỏi mặt hàng công nghiệp và thỏa thuận trên 4 nhóm hàng là: nhóm hàng cần xóa bỏ thuế quan ngay khi văn bản kí kết giữa hai bên bắt đầu có hiệu lực; nhóm hàng sẽ xóa bỏ thuế quan không quá 10 năm; nhóm hàng sẽ xóa bỏ thuế quan sau 10 năm hoặc sẽ đàm phán lại trong vòng 5 năm và nhóm hàng không xóa bỏ thuế. Trong khi đó Thái Lan lại muốn đƣa tất cả các mặt hàng vào thành 3 nhóm hàng đầu, có nghĩa là nhóm hàng nhạy cảm không định xóa bỏ thuế cần đƣa vào nhóm hàng thứ ba, tức là sẽ giảm thuế nhƣng giảm chậm hoặc sẽ có thỏa thuận lại.

- Đối với dịch vụ thƣơng mại: Về phía Nhật Bản muốn thuế quan sẽ đƣợc miễn giảm ở tất cả các nhóm hàng trừ những mặt hàng không đƣa vào quy định. Nhƣng phía Thái Lan lại không nhất trí. Phía Thái Lan muốn miễn thuế ở một số nhóm hàng nhất định và tùy thuộc vào quy định của mỗi bên và phía Thái đã đề xuất biện pháp bảo hộ khẩn cấp nhằm làm giảm tác động ngoài ý muốn khi miễn giảm thuế.

- Đối với đầu tƣ:

Nhật Bản đề nghị phía Thái Lan cho Nhật Bản đƣợc áp dụng ƣu đãi thuế ở mức cao nhƣ hƣởng quy chế ƣu đãi đặc biệt, quy chế Tối huệ quốc nhƣ Thái

Lan đang áp dụng đối với các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ đƣợc quy định trong Hiệp ƣớc Hữu nghị Thái Lan – Hoa Kỳ. Trong khi đó phía Thái Lan cũng khẳng định rằng đầu tƣ từ Nhật Bản là nguồn đầu tƣ rất quan trọng mà Thái Lan cần khuyến khích thúc đẩy nhƣng trong cuộc đàm phán lần này phía Thái Lan vẫn chƣa chấp nhận yêu cầu đó từ phía Nhật Bản.

- Đối với những hợp tác khác

Cả hai bên đã trao đổi quan điểm về các ngành nghề cần có sự hợp tác nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên nhƣ hợp tác trong dịch vụ tiền tệ, công nghệ thông tin, du lịch, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoa học tự nhiên và công nghệ, năng lƣợng và môi trƣờng. Cả hai bên cùng nhận thấy rằng cần chú trọng tiềm năng hợp tác của những ngành nghề này cũng là cách thức nhằm thúc đẩy điều kiện mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế hơn nữa.

 Đàm phán lần thứ 2 (7 – 10/4/2004)

Ngày 7 – 10/4/2004 Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Pixản Manvapăt dẫn đầu đoàn đàm phán đã đến Tôkyô gặp gỡ Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Ichirô Phuchixaki. Trong cuộc đàm phán này hai bên đã nhất trí một số điểm sau:

- Về trao đổi hàng hóa: Phía Nhật Bản chấp nhận đƣa danh mục hàng nông nghiệp gộp chung vào nhóm hàng công nghiệp nhƣng vẫn giữ chủ trƣơng không giảm thuế hay miễn thuế trong nhóm này và vẫn nhắc lại rằng phía Nhật Bản chƣa có khả năng đàm phán một cách chi tiết về những mặt hàng giảm thuế nhanh trƣớc khi các văn bản thỏa thuận giữa hai bên có hiệu lực thực hiện, theo nhƣ phía Thái Lan đề xuất, do phía Nhật Bản e ngại sẽ ảnh hƣởng tới sự linh hoạt trong việc đàm phán ở những nhóm hàng khác. Cuối cùng, cả hai bên đã nhất trí bắt đầu trao đổi danh mục chi tiết các mặt hàng sẽ đƣa vào danh mục gồm cả hàng hóa nông nghiệp và công nghiệp nhƣng chƣa cần quyết định là chia thành mấy nhóm để cho việc đàm phán sau này có những tiến triển thuận lợi.

- Đầu tƣ: Phía Nhật Bản lại tiếp tục đề nghị Thái Lan chấp nhận cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản đƣợc hƣởng quy chế đầu tƣ Tối Huệ quốc, mà quan trọng là ngang bằng với chế độ ƣu đãi mà Thái Lan dành cho Hoa Kỳ trong Hiệp ƣớc hữu nghị Thái Lan – Hoa Kỳ hoặc theo Hiệp định FTA mà Thái Lan và Hoa Kỳ đang tiến hành đàm phán. Phía Thái Lan tỏ thái độ ủng hộ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản đầu tƣ vào Thái Lan nhƣng cũng đề nghị phía Nhật Bản bỏ cách thức mở cửa thị trƣờng thuế quan theo kiểu miễn giảm thuế cho những nhóm ngành mà tự mỗi bên quy định.

- Sở hữu trí tuệ: phía Thái Lan đã có những đề xuất trong việc hai bên hợp tác và có những quy định cụ thể trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

 Đàm phán lần thứ 3 (16 – 18/6/2004)

Ngày 16 – 18/6/2004 Nhật Bản và Thái Lan tiếp tục đàm phán về vấn đề hợp tác kinh tế tại tỉnh Phêtchabụ ri – Thái Lan.

- Về trao đổi hàng hóa: Trong thời gian này do phía Nhật Bản đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Thƣợng viện sắp tới nên đã không tiện đƣa ra danh sách các mặt hàng miễn thuế nhất là các mặt hàng nông nghiệp. Vì thế cả hai bên đã nhất trí vấn đề này sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận, đàm phán tại phiên họp sau.

- Hợp tác: Cả hai bên đã nhất trí hợp tác trên 7 lĩnh vực là: giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ tiền tệ, kỹ thuật công nghệ và thông tin, khoa học tự nhiên và công nghệ, năng lƣợng và môi trƣờng, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ thƣơng mại, đầu tƣ và du lịch. Riêng đối với hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã đƣợc hai bên thỏa thuận hợp tác trên 2 vấn đề:

+ Hợp tác về an toàn thực phẩm: phía Thái Lan chú trọng tới việc kiểm duyệt nguy cơ lây lan của bệnh truyền nhiễm và sâu bệnh, việc chấp nhận hệ thống kiểm tra và việc cam kết về tính an toàn của sản phẩm và độ an toàn về giống bao gồm cả độ an toàn về dƣ lƣợng chất hóa học. Về phía Nhật Bản thì chú trọng tới việc trao đổi chuyên gia và học tập kinh nghiệm, đề nghị lấy quy định về an toàn thực phẩm trƣớc đây của Nhật Bản làm cơ sở thực hiện.

+ Hợp tác trong việc thiết lập hệ thống kết nối giữa các hợp tác xã nông nghiệp

 Đàm phán lần 4 (13 – 15/9/2004)

Ngày 13 – 15/9/2004 hai bên đàm phán tại Tôkyô, đạt kết quả trong các lĩnh vực sau:

- Trao đổi hàng hóa: Danh mục miễn giảm thuế của 2 bên vẫn chƣa đồng nhất. Về phía Nhật Bản vẫn muốn giữ quan điểm phải tách các sản phẩm nông nghiệp ra khỏi danh mục sản phẩm công nghiệp, đƣa một số danh mục sản phẩm nông nghiệp mà phía Nhật Bản không thể đƣa vào danh mục miễn giảm thuế vào danh mục sản phẩm nhạy cảm. Ngoài ra, Nhật Bản cũng một mực không thảo luận với Thái Lan về vấn đề hợp tác nông nghiệp cho tới khi phía Thái Lan chấp nhận giảm bớt những yêu cầu về việc miễn giảm thuế cho một số nhóm hàng nông nghiệp nói trên. Cùng lúc đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục yêu cầu Thái Lan giảm thuế ở nhóm hàng công nghiệp

- Dịch vụ thƣơng mại và đầu tƣ:

Phía Nhật Bản còn chƣa thông qua nhiều đề nghị của Thái Lan trong vấn đề này ngoài việc sẵn sàng cho Thái Lan đầu tƣ mở công ty kinh doanh ở Nhật Bản.

 Đàm phán lần 5 (7 – 9/12/2004)

Ngày 7 – 9/12/2004, hai bên đã đàm phán tại Bangkok. Cho tới lần đàm phán này, hai bên đã thỏa thuận xong cơ bản 10/21 vấn đề đó là: vấn đề quy trình Hải quan, thƣơng mại điện tử và 8 vấn đề về hợp tác. Ngoài ra có một số vấn đề hiện đang trong quá trình thảo luận, bàn bạc nhƣ vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh thƣơng mại và quy chế xuất xứ hàng hóa.

- Trao đổi hàng hóa: Phía Nhật Bản nhất trí danh mục hàng hóa giảm thuế nhanh mà Thái Lan đƣa ra và cả hai bên nhất trí sẽ sớm đƣa vào thực hiện. Cả hai bên trao đổi về nhóm hàng cần thời gian cho việc thực hiện miễn giảm thuế

trong vòng 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm. Đối với nhóm hàng nhạy cảm, cả hai bên nhất trí sẽ tiếp tục đƣa ra xem xét thảo luận trong cuộc họp không chính thức vào cuối tháng 1/ 2005 ở Bangkok.

- Dịch vụ thƣơng mại: thảo luận về cách thức sắp xếp các điều khoản ràng buộc trong việc tự do về dịch vụ thƣơng mại, đầu tƣ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đàm phán lần 6 (28/2 – 3/3/2005)

Trong cuộc đàm phán này, hai bên đã gặp nhau tại Tôkyô vào ngày 28/2 – 3/3/2005. Phía Nhật Bản thay đổi ngƣời dẫn đầu Ban đàm phán là ngài Mitoji Yabunaka Thứ trƣởng mới của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phụ trách các vấn đề kinh tế.

- Trao đổi hàng hóa: Phía Nhật Bản nhất quyết yêu cầu Thái Lan mở cửa tự do cho các sản phẩm sắt thép, xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy. Nhất là trong nhóm hàng về sắt thép, Nhật Bản ép phía Thái Lan chấp nhận yêu cầu miễn thuế ngay cho một số mặt hàng sắt thép đang đƣợc đƣa vào sử dụng trong công nghiệp chế tạo xe gắn máy, các thiết bị điện và các dụng cụ bảo quản đồ ăn, đồ uống, các thiết bị vận chuyển, máy móc in ấn… Đối với xe gắn máy, Nhật Bản thấy cần thiết đề nghị Thái Lan mở cửa thị trƣờng cho xe ô tô có dung tích trên 3000 CC (loại xe hạng sang) bằng biện pháp miễn thuế ngay. Về phía xe ô tô có dung tích nhỏ hơn 3000 CC có thể cho thời gian để loại bỏ hoặc giảm dần thuế quan xuống mức thấp. Đối với phụ tùng xe gắn máy Nhật Bản yêu cầu Thái Lan bãi bỏ thuế ngay hoặc bãi bỏ trong thời gian thấp nhất.

Đối với sản phẩm nông nghiệp, phía Nhật Bản yêu cầu thêm các sản phẩm gạo trong danh mục loại bỏ nhƣng lại không có ý kiến gì về những mặt hàng nông nghiệp là tiềm năng của Thái Lan nhƣ: các sản phẩm từ gà, đƣờng, dứa đóng hộp...

- Dịch vụ thƣơng mại: Phía Nhật đề nghị Thái Lan mở cửa tự do cho dịch vụ thƣơng mại nhất là khi nhiều công ty Nhật Bản có cơ sở sản xuất cả ở trong

nƣớc cả ở Thái Lan nhƣ xây dựng, vận tải, tiền tệ… Nhƣng phía Thái Lan khẳng định, Thái Lan chƣa sẵn sàng cho việc mở cửa tự do trong dịch vụ tiền tệ - Xuất khẩu lao động: Mặc dù phía Nhật Bản cũng có thái độ tích cực đối với đề nghị từ phía Thái Lan sẽ cho sắp xếp cơ chế lâu dài để xem xét việc đƣa lao động có kỹ năng trong những nhóm ngành mà một phía thì có nhu cầu và một phía thì có tiềm năng. Dự định trong tƣơng lai phía Thái Lan sẽ mở rộng thị trƣờng lao động sang Nhật Bản. Nhƣng phía Nhật Bản mới chỉ cho nhận duy nhất ngƣời lao động chuyên ngành nấu ăn của Thái Lan. Mặc dù thời điểm này đã có nhiều đối tƣợng lao động đến làm việc tại Nhật Bản nhƣng Nhật Bản vẫn ra điều kiện phải là những ngƣời lao động có kinh nghiệm làm việc từ 5 – 10 năm. Một số lao động khác đƣợc nhận vào là những đối tƣợng lao động trong công việc chăm sóc ngƣời già nhƣng việc nhận ngƣời lao động phải theo Quota.

 Đàm phán lần 7 (29/3 – 1/4/2005)

Tại Nakhonratchaxỉma, ngày 29/3 – 1/4/2005, hai bên đã đàm phán lần thứ 7 và thống nhất với nhau các vấn đề sau:

- Trao đổi hàng hóa: Nhật Bản chịu mở cửa thị trƣờng cho một số hàng hóa nông nghiệp và cũng nhất trí hợp tác trong vấn đề tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh sản phẩm nông nghiệp và hợp tác giữa các hợp tác xã nông nghiệp. Mặc dù còn nhiều vấn đề mà phía Nhật Bản không có ý kiến lại với Thái Lan trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣng với thỏa thuận đã đạt đƣợc lần này trong lĩnh vực nông nghiệp thì đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản chịu ký kết hợp tác với nƣớc khác về nông nghiệp.

Thái Lan đề xuất sẽ đàm phán việc giảm thuế xe gắn máy có dung tích dƣới 3000 CC trong 5 năm nữa, tức là việc giảm thuế sẽ đƣợc thực hiện sau năm 2010, nhƣng đề nghị phía Nhật Bản cần đƣa ra các nguyên tắc cụ thể trong việc sản xuất dòng xe gắn máy này phải là loại xe tiết kiệm năng lƣợng. Còn đối với dòng xe có dung tích lớn hơn 3000 CC sẽ giảm thuế trong vòng 3 năm

nữa nếu dòng xe này cũng thực hiện quy định về tiết kiệm năng lƣợng nhƣ nói trên. Đối với phụ tùng xe gắn máy Thái Lan sẽ miễn thuế trong vòng 15 năm tới.

- Xuất khẩu lao động: Phía Nhật Bản chấp nhận sẽ mở rộng ngành nghề lao động đƣợc phép làm việc tại Nhật Bản cho phía Thái Lan, đó là ngành công nhân nấu ăn đƣợc phép giảm số năm kinh nghiệm làm việc từ 10 năm xuống còn 2 - 5 năm, ngành chăm sóc sức khỏe ngƣời già và nhiều ngành khác mà nguồn nhân lực ở trình độ tốt nghiệp đại học nhƣ cố vấn pháp luật, quảng cáo thƣơng mại, dịch vụ nhà hàng, tổ chức hội nghị và triển lãm hàng hóa, thợ sửa chữa ô tô. Cùng với đó là việc Nhật Bản công nhận các bằng đại học của các trƣờng đại học ở Thái Lan theo quy định trong pháp luật của Nhật Bản.

Về phần các đề nghị của Nhật Bản, phía Thái Lan cũng hứa sẽ xem xét và đàm phán theo các quy định giống với các Hiệp định FTA, gồm các lĩnh vực nhƣ: dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa đƣợc sản xuất trong Thái Lan hay xe ô tô đƣợc sản xuất tại Nhật Bản có chi nhánh tại Thái Lan hay các công ty máy tính, quảng cáo…

 Đàm phán lần 8 (27 – 30/6/2005)

Tại Tôkyô, ngày 27 – 30/6/2005 hai bên đã thỏa thuận các vấn đề sau: - Trao đổi hàng hóa: Thái Lan chấp nhận sẽ đàm phán miễn thuế đối với các sản phẩm thép cán trong năm 2011 nhƣng việc nhập khẩu thép sẽ phải theo Quota. Đối với phụ tùng xe gắn máy Thái Lan đồng ý sẽ đàm phán miễn thuế vào năm 2010. Mặt khác Thái Lan cũng đề nghị phía Nhật Bản xem xét những đề nghị từ phía Thái Lan về các sản phẩm nông nghiệp, giày dép, đồ da, hàng dệt may…

- Hợp tác: có nhiều tiến triển nhất là việc hợp tác đƣa nền công nghiệp thép và công nghiệp sản xuất xe gắn máy của Thái Lan phát triển có khả năng vƣợt các nƣớc trong khu vực và cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.

Nhật Bản và Thái Lan gặp nhau trong cuộc đàm phán lần thứ 9 tại Bangkok ngày 29 – 30/7/2005. Cả hai bên nhất trí sẽ tiến hành xóa bỏ thuế quan gần nhƣ toàn bộ các sản phẩm công nghiệp trong vòng 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (1/10/2007)

Đối với thị trƣờng Thái Lan, các sản phẩm xe ô tô phần lớn đều đƣợc giảm thuế nhập khẩu từ 80% xuống còn 60%. Các phụ tùng xe gắn máy trƣớc đây có thuế cao hơn 20% đều đƣợc rút xuống dƣới 20% và đến năm 2011 sẽ bỏ

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 37)