Vai trò của Nhật Bản đối với Thái Lan trong khủng

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 32)

6. Bốcục

1.2.2.Vai trò của Nhật Bản đối với Thái Lan trong khủng

Có thể nói, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Nhật Bản đã hỗ trợ cho Thái Lan khá nhiều. Sau khi Thái Lan vấp phải khủng hoảng, trong năm 1997 Nhật Bản đã tuyên bố sẽ hỗ trợ Thái Lan thông qua Đại sứ quán Nhật Bản, bao gồm các chƣơng trình sau:

- Hỗ trợ cho việc ổn định tỉ giá đồng bạt Thái thông qua IMF là 4 tỉ USD - Cho vay không lãi suất 100 tỉ Yên đối với các dự án thƣơng mại vừa và nhỏ, hỗ trợ cho vay với lãi suất đặc biệt thấp dƣới 1% đối với những dự án về môi trƣờng và liên quan đến vấn đề môi trƣờng.

- Bảo hộ hàng hóa và đầu tƣ 8 tỉ USD

- Hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu vay tiền với lãi suất ƣu đãi 600 triệu USD Tổng số tiền Nhật Bản hỗ trợ cho Thái Lan trong năm 1997 lên tới 13 tỉ USD và 100 tỉ Yên. Ngoài ra Nhật Bản còn hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Thái Lan là 2000 ngƣời, bao gồm:

- Đƣa chuyên gia Nhật Bản sang hỗ trợ cho chƣơng trình đào tạo các vấn đề về công nghiệp

- Nhận các cán bộ Thái Lan sang đào tạo tại Nhật Bản (khoảng 1000 ngƣời)

Nhật Bản còn viện trợ cho những đối tƣợng khuyết tật, bệnh hiểm nghèo và những đối tƣợng kém may mắn khác ở Thái Lan với số tiền viện trợ khoảng 15 tỉ bạt. Trƣớc đây, Thái Lan không nằm trong danh sách những nƣớc đƣợc hƣởng viện trợ từ chƣơng trình này. Nhƣng xét trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản đã đồng ý viện trợ cho Thái Lan theo chƣơng trình này. Số tiền trong chƣơng trình chủ yếu đƣợc dùng để tạo thêm công ăn việc làm cho những ngƣời kém may mắn, nhất là hỗ trợ trong nông nghiệp.

Đại sứ quán Nhật Bản cũng tiến hành hỗ trợ cho những chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực dài hạn và trung hạn nhƣ những chƣơng trình đào tạo sinh viên hoặc những chƣơng trình nghiên cứu của sinh viên Thái Lan tại Nhật Bản

Phía Nhật Bản còn nhiều lần đăng cai tổ chức các buổi hội thảo về chính sách kinh tế, tiền tệ; các buổi hội thảo quốc tế về vấn đề những ảnh hƣởng từ việc thay đổi cơ cấu kinh tế đối với những ngƣời kém may mắn trong xã hội.

Ngoài ra, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á, chính phủ Nhật Bản còn tuyên bố chính sách cho vay không lãi suất đối với các nƣớc Châu Á, trong đó có Thái Lan, nhằm giảm thiểu những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (New Miyazawa Plan) với tổng số tiền là 30 tỉ USD, đƣợc chia thành:

- Chƣơng trình hỗ trợ trung hạn và dài hạn với số tiền là 15 tỉ USD nhằm khôi phục nền kinh tế, khắc phục cơ cấu tiền tệ làm tăng sự ổn định cho các đồng tiền trong khu vực.

- Chƣơng trình hỗ trợ ngắn hạn với số tiền là 15 tỉ USD để làm quỹ dự phòng trƣờng hợp phát sinh trở ngại trong quá trình tiến hành cải cách kinh tế.

14

Với những hỗ trợ kể trên của Nhật Bản, có thể thấy vai trò của Nhật Bản đối với Thái Lan trong khủng hoảng tài chính châu Á là rất lớn. Lý do khiến cho Nhật Bản sốt sắng trong việc giúp đỡ Thái Lan trƣớc hết phải kể đến nền tảng quan hệ kinh tế giữa hai bên vốn đƣợc thiết lập từ rất lâu và mối quan hệ đó luôn tiến triển tốt đẹp. Nhật Bản cũng đã gặt hái đƣợc nhiều thành công và thu đƣợc nhiều lợi ích trong việc kinh doanh tại Thái Lan. Cũng chính vì thế, Nhật Bản hiểu hơn ai hết là khi nền kinh tế - tài chính của Thái Lan có vấn đề thì lập tức điều đó cũng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới những lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Giúp đỡ Thái Lan trong việc phục hồi nền kinh tế, một mặt nào đó cũng là tạo điều kiện cho chính bản thân Nhật Bản củng cố và phát triển các lợi ích kinh tế tại Thái Lan. Mặt khác, giúp đỡ Thái Lan cũng là một cách để Nhật Bản phát triển vị thế ở Đông Nam Á và cạnh tranh ảnh hƣởng trong khu vực với Trung Quốc. Bởi trong thời gian gần đây Trung Quốc ngày càng phát triển

14 [21, tr. 4]

về kinh tế và ngày càng nâng cao đƣợc vị thế cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng không chỉ trong khu vực mà cả các khu vực khác trên thế giới.

Cuối năm 1998, về cơ bản Thái Lan đã thoát khỏi khủng hoảng tài chính và dần phục hồi nền kinh tế, trong đó phải kể đến sự giúp đỡ không nhỏ của Nhật Bản. Điều này cũng giúp cho quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Thái Lan ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, mặt khác cũng giúp củng cố vị thế của Nhật Bản ở Đông Nam Á.

Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Thái Lan đã đƣợc hình thành và phát triển từ lâu. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mối quan hệ giữa hai nƣớc phát triển trên cả hai lĩnh vực kinh tế và quân sự. Nhƣng từ thời kỳ chiến tranh lạnh đến khủng hoảng tài chính Châu Á, mối quan hệ giữa hai nƣớc đƣợc nhấn mạnh chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Nhất là khi Thái Lan rơi vào khủng hoảng tài chính, Nhật Bản đã sốt sắng giúp đỡ Thái Lan vƣợt qua khủng hoảng, khôi phục nền kinh tế, thể hiện là một ngƣời bạn đáng tin cậy của Thái Lan, thể hiện vị thế của một nƣớc lớn trong khu vực Châu Á.

Chương 2: Tình hình quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản sau khủng hoảng tài chính Châu Á đến nay

2.1. Quá trình ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và

Nhật Bản

2.1.1. Sự hình thành ý tưởng ký kết Hiệp định

Với những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực, cũng nhƣ điều kiện thực tế của Thái Lan và Nhật Bản, cùng với truyền thống quan hệ lâu đời và thân thiết giữa hai quốc gia, đó chính là nền tảng cho sự phát triển của quan hệ giữa hai nƣớc. Thời điểm này cả hai bên đều thấy đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết trở thành đối tác kinh tế toàn diện của nhau. Trƣớc hết, có thể thấy rằng, Thái Lan và Nhật Bản có quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ hết sức gần gũi đã từ rất lâu. Trong thời gian rất dài, Thái Lan luôn trao đổi buôn bán nhiều nhất với Nhật Bản. Nhất là những năm đầu của thế kỷ 21, trao đổi thƣơng mại hàng năm giữa hai nƣớc trung bình mỗi năm khoảng 1,7 nghìn tỉ bạt. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nƣớc đầu tƣ lớn nhất vào Thái Lan. Nhật Bản phát triển các cơ sở sản xuất xe ô tô lớn nhất Châu Á ở Thái Lan. Hàng năm, Nhật Bản còn có lƣợng khách du lịch đến Thái Lan đông nhất, chi tiêu nhiều tiền nhất. Hàng năm du khách Nhật Bản vào Thái Lan tới hơn 1 triệu ngƣời. 15

Có thể thấy, Nhật Bản là một đối tác đầy tiềm năng của Thái Lan.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà Nhật Bản đề cao hợp tác với các nƣớc Đông Nam Á, trong đó Thái Lan là một trong số những nƣớc đƣợc quan tâm hàng đầu. Thời điểm này, Nhật Bản chú trọng tới việc ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do. Nhật Bản đã ký với các nƣớc nhƣ: Xinhgapo, Mêxicô và đang trong quá trình ký kết với Malayxia, Philippin, tiếp theo sẽ tiến hành thỏa thuận với các nƣớc nhƣ: Inđônêxia, Việt Nam, Brunây, Hàn Quốc… Về phía Thái Lan cũng đã ký kết Hiệp định thƣơng mại tự do với Mỹ, Trung

Quốc, Ôtrâylia, Ấn Độ. Vì vậy, việc tiến hành ký kết Hiệp định kinh tế trong thời điểm này là một cách để củng cố và thúc đẩy mối quan hệ thân thiết vốn có giữa Nhật Bản với Thái Lan, khẳng định tầm ảnh hƣởng của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản và Thái Lan với các nƣớc khác khi xâm nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới.

Ngày 18 đến ngày 21/11/2001 trong chuyến viếng thăm chính thức của Thủ tƣớng Thái Lan Thăc xỉn Chin na wat đã bày tỏ với ngài Thủ tƣớng Nhật Bản G. Côi dƣ mi mong muốn thiết lập quan hệ kinh tế gần gũi hơn nữa giữa hai nƣớc nhất là việc thiết lập một khu vực kinh tế tự do giữa Thái Lan và Nhật Bản. Tiếp theo đó ngày 11, 12/2/2002, Thủ tƣớng Nhật Bản G. Côi dƣ mi lại đến thăm chính thức Thái Lan và cũng bày tỏ mong muốn hai nƣớc sẽ trở thành đối tác kinh tế toàn diện của nhau.

Vào ngày 12/4/2002 Thủ tƣớng Thái Lan và Thủ tƣớng Nhật Bản đã đƣa vấn đề ra thảo luận trong cuộc họp tại Diễn đàn Châu Á. Cả hai bên đều nhất trí cho rằng trƣớc mắt cần thành lập một Uỷ ban phối hợp hoạt động để tiến hành việc xây dựng quan hệ đối tác kinh tế toàn diện trong rất nhiều phƣơng diện kể cả thƣơng mại, đầu tƣ, công nghiệp và cả phát triển nguồn nhân lực.

Trong thời gian từ tháng 2/2002 đến tháng 5/2003 Thái Lan và Nhật Bản đã thay phiên nhau đăng cai các cuộc họp của Ban điều hành hoạt động hợp tác kinh tế Thái Lan – Nhật Bản tất cả 5 lần. Lần thứ nhất tổ chức tại Băng cốc vào 19, 20/9/2002, lần thứ hai tại Tôkyô vào 21, 22/11/2002, lần thứ ba tại Băng cốc vào ngày 27 – 29/1/2003, lần thứ tƣ tại Tôkyô ngày 19 – 21/3/2003 và lần thứ năm đƣợc tổ chức tại Băng cốc vào ngày 19 – 21/11/2003.

Cả hai bên đã bàn bạc và trao đổi về 21 lĩnh vực cần có sự hợp tác nhằm thúc đẩy việc hai nƣớc sẽ trở thành đối tác kinh tế toàn diện nhƣ các vấn đề về: trao đổi hàng hoá, trao đổi dịch vụ, đầu tƣ, xuất xứ hàng hoá, quy định về hải quan, hợp tác trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp, chính sách cạnh tranh,

du lịch, hỗ trợ thƣơng mại và đầu tƣ, hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ tiền tệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, năng lƣợng và môi trƣờng, cải tạo môi trƣờng kinh doanh và tạo sự bình đẳng trong kinh doanh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vào ngày 6/6/2003 Thủ tƣớng Thái Lan và Thủ tƣớng Nhật bản đã gặp gỡ tại Tôkyô và cùng tán thành việc thành lập Ủy ban xúc tiến soạn thảo bản thoả thuận về Đối tác kinh tế toàn diện Thái Lan - Nhật bản. Tiếp đó, ngày 19/6/2003 Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao hai nƣớc đã gặp nhau và đã tán thành dự thảo về phạm vi trách nhiệm của Hội nghị xúc tiến việc kí kết bản thoả thuận về hợp tác kinh tế toàn diện, đó là việc mở rộng phạm vi tham gia Hội nghị cho cả các đại diện của khối tƣ nhân và các nhà nghiên cứu nhằm bàn thảo những vấn đề chi tiết.

Từ tháng 7 đến tháng 11/2003 Thái Lan và Nhật bản đã thay phiên nhau tổ chức ba cuộc Hội nghị xúc tiến, lần thứ nhất tổ chức ở Tôkyô vào 22 – 24/7/2003, lần thứ hai ở Băng cốc vào 24 – 27/8/2003, lần thứ ba ở tỉnh Phucuôka, Nhật Bản vào 4 – 6/11/2003. Qua ba cuộc Hội nghị này hai bên đã tiến tới sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn cũng nhƣ gặt hái đƣợc những thành công trong việc bàn thảo về những vấn đề nông nghiệp

Tiếp đó, tháng 12/2003 đoàn đàm phán của hai nƣớc đã gặp nhau để trao đổi, đàm phán song phƣơng và đi đến quyết định sẽ bắt đầu tiến hành việc đàm phán chính thức cho việc xây dựng mối quan hệ kinh tế toàn diện giữa hai nƣớc bằng việc tổ chức cuộc họp lần thứ nhất tại Thái Lan vào đầu năm 2004. Sau đó, Ban Đàm phán của cả hai bên đã từng bƣớc tiến hành việc đàm phán chính thức, tất cả gồm 9 lần đàm phán.

2.1.2. Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế Thái Lan – Nhật Bản (JTEPA) Lan – Nhật Bản (JTEPA)

Thái Lan và Nhật Bản chính thức đàm phán việc trở thành đối tác kinh tế lần thứ nhất vào ngày 16 – 17/2/2004. Cả hai bên đã đàm phán việc nhanh chóng miến giảm thuế quan. Cơ cấu của quá trình đàm phán đƣợc chia thành 2 cấp: cấp 1 là đàm phán giữa những ngƣời đứng đầu Ban Đàm phán và cấp 2 là đàm phán giữa những ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định. Nội dung của cuộc đàm phán này xoay quanh vấn đề trao đổi hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, dịch vụ thƣơng mại bao gồm cả đầu tƣ, dịch vụ tiền tệ, dịch vụ thông tin, phát triển nguồn nhân lực…

Kết quả của việc đàm phán kinh tế lần thứ nhất giữa Thái Lan và Nhật Bản bao gồm những vấn đề nhƣ:

- Về trao đổi thƣơng mại: Cả hai bên đều nhất trí rằng cần thiết phải giảm thuế ở tất cả các nhóm hàng. Tuy nhiên, Nhật Bản cho rằng cần tách mặt hàng nông nghiệp ra khỏi mặt hàng công nghiệp và thỏa thuận trên 4 nhóm hàng là: nhóm hàng cần xóa bỏ thuế quan ngay khi văn bản kí kết giữa hai bên bắt đầu có hiệu lực; nhóm hàng sẽ xóa bỏ thuế quan không quá 10 năm; nhóm hàng sẽ xóa bỏ thuế quan sau 10 năm hoặc sẽ đàm phán lại trong vòng 5 năm và nhóm hàng không xóa bỏ thuế. Trong khi đó Thái Lan lại muốn đƣa tất cả các mặt hàng vào thành 3 nhóm hàng đầu, có nghĩa là nhóm hàng nhạy cảm không định xóa bỏ thuế cần đƣa vào nhóm hàng thứ ba, tức là sẽ giảm thuế nhƣng giảm chậm hoặc sẽ có thỏa thuận lại.

- Đối với dịch vụ thƣơng mại: Về phía Nhật Bản muốn thuế quan sẽ đƣợc miễn giảm ở tất cả các nhóm hàng trừ những mặt hàng không đƣa vào quy định. Nhƣng phía Thái Lan lại không nhất trí. Phía Thái Lan muốn miễn thuế ở một số nhóm hàng nhất định và tùy thuộc vào quy định của mỗi bên và phía Thái đã đề xuất biện pháp bảo hộ khẩn cấp nhằm làm giảm tác động ngoài ý muốn khi miễn giảm thuế.

- Đối với đầu tƣ:

Nhật Bản đề nghị phía Thái Lan cho Nhật Bản đƣợc áp dụng ƣu đãi thuế ở mức cao nhƣ hƣởng quy chế ƣu đãi đặc biệt, quy chế Tối huệ quốc nhƣ Thái

Lan đang áp dụng đối với các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ đƣợc quy định trong Hiệp ƣớc Hữu nghị Thái Lan – Hoa Kỳ. Trong khi đó phía Thái Lan cũng khẳng định rằng đầu tƣ từ Nhật Bản là nguồn đầu tƣ rất quan trọng mà Thái Lan cần khuyến khích thúc đẩy nhƣng trong cuộc đàm phán lần này phía Thái Lan vẫn chƣa chấp nhận yêu cầu đó từ phía Nhật Bản.

- Đối với những hợp tác khác

Cả hai bên đã trao đổi quan điểm về các ngành nghề cần có sự hợp tác nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên nhƣ hợp tác trong dịch vụ tiền tệ, công nghệ thông tin, du lịch, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoa học tự nhiên và công nghệ, năng lƣợng và môi trƣờng. Cả hai bên cùng nhận thấy rằng cần chú trọng tiềm năng hợp tác của những ngành nghề này cũng là cách thức nhằm thúc đẩy điều kiện mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế hơn nữa.

 Đàm phán lần thứ 2 (7 – 10/4/2004)

Ngày 7 – 10/4/2004 Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Pixản Manvapăt dẫn đầu đoàn đàm phán đã đến Tôkyô gặp gỡ Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Ichirô Phuchixaki. Trong cuộc đàm phán này hai bên đã nhất trí một số điểm sau:

- Về trao đổi hàng hóa: Phía Nhật Bản chấp nhận đƣa danh mục hàng nông nghiệp gộp chung vào nhóm hàng công nghiệp nhƣng vẫn giữ chủ trƣơng

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 32)