6. Bốcục
2.2.2. Hợp tác về tài chính
- Dịch vụ tiền tệ
Việc hợp tác trong lĩnh vực này là nhằm xây dựng và phát triển thị trƣờng tiền tệ cả ở Thái Lan, Nhật Bản và kể cả Châu Á đƣợc bền vững. Hợp
tác trong lĩnh vực tiền tệ đƣợc thực hiện thông qua việc đào tạo các kiến thức và trình độ chuyên môn trong điều chỉnh các quy định về tiền tệ giữa các nƣớc, việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và tƣ vấn, trao đổi giữa các chính phủ để giảm thiểu và đối phó với những tác động tiêu cực từ sự ảnh hƣởng của toàn cầu hóa đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
- Các thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ giữa chính phủ Thái Lan và chính phủ Nhật Bản thuộc chƣơng trình cho vay với lãi suất thấp của chính phủ Nhật Bản
Theo chƣơng trình này, Bản thỏa thuận đầu tiên giữa chính phủ Nhật Bản và Thái Lan đã đƣợc ký vào năm 1968. Tính cho đến nay hai nƣớc đã ký 31 bản thỏa thuận thuộc chƣơng trình này. Nếu tính từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á đến nay thì hai bên đã ký tổng số 7 bản thỏa thuận trong đó gồm 12 dự án. Các thỏa thuận này đƣợc ký kết chủ yếu nhằm mục đích giúp Thái Lan phát triển về cơ sở hạ tầng nhất là trong vấn đề giao thông nhƣ việc xây dựng cảng hàng không Suvănnapum hay các đƣờng tàu điện trên không, hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng tải điện, hệ thống nƣớc sạch…
2.2.3. Hợp tác trong nông – lâm – ngư nghiệp
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản chịu ký kết hợp tác với nƣớc khác trong lĩnh vực này. Hai bên hợp tác với nhau ở hai mặt sau:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hai bên hợp tác để giúp Thái Lan có đƣợc một dây chuyền chế biến thực phẩm hiện đại và khép kín bằng việc chuyển giao các thiết bị công nghệ từ Nhật Bản sang Thái Lan, sắp xếp lại hệ thống kiểm tra chất lƣợng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ tƣ nhân đầu tƣ xây dựng các cơ sở kiểm định thực phẩm, phát triển công tác kết nối mạng lƣới kiểm định thực phẩm giữa hai nƣớc. Ngoài ra, hai bên còn đàm phán về vấn đề đặt ra những quy định chung về tiêu chuẩn chất lƣợng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, Nhật Bản và Thái Lan đã thành lập Hội đồng kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm với thành viên
là các chuyên gia của cả Thái và Nhật. Hội đồng này giúp cho việc thỏa thuận các vấn đề nêu trên giữa hai nƣớc diễn ra một cách thuận lợi hơn và giúp cho việc phối hợp công việc dễ dàng và đạt kết quả tốt.
Trong chƣơng trình hợp tác này phía Nhật Bản còn đề nghị giúp đỡ phía Thái Lan đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc cử chuyên gia Nhật Bản sang giúp đào tạo ở Thái Lan (nhận lƣơng từ chính phủ Nhật Bản) hoặc hỗ trợ kinh phí cho việc đƣa ngƣời Thái sang học tập tại Nhật Bản hoặc hỗ trợ cho các nghiên cứu, các cuộc hội thảo giữa hai nƣớc trong lĩnh vực này.
- Hợp tác giữa các địa phƣơng
Đó là việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa nông nghiệp và hợp tác xã của cả hai nƣớc. Ngoài ra, hai bên còn hợp tác để cải tạo chất lƣợng và vệ sinh an toàn của các sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ về thị trƣờng và việc mua bán giữa các hợp tác xã của hai nƣớc. Việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phổ biến kĩ thuật, công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo việc phát triển hợp tác xã, thiết lập các trung tâm trao đổi và phổ biến kiến thức về nông nghiệp, hay hỗ trợ việc nghiên cứu trong vấn đề thị trƣờng và sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp…là những việc mà cả hai bên đều nhận thấy cần tập trung thực hiện ngay. Sau đó, phải tính đến việc đƣa các sản phẩm nông nghiệp nhất là những sản phẩm đặc trƣng của từng vùng tới các trung tâm giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, giữa Thái Lan và Nhật Bản cũng đã thành lập đƣợc Hội đồng hợp tác địa phƣơng giữa hai nƣớc nhằm nâng cao khả năng phối hợp hoạt động của hai nƣớc trong lĩnh vực này.
2.2.4. Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của hai quốc gia, Thái Lan và Nhật Bản đều nhận thấy rằng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết. Trong lĩnh vực này, hai nƣớc đã tiến hành các chƣơng trình hợp tác trong việc trao đổi cán bộ, sinh viên và các cá nhân khác tham gia các khóa
huấn luyện và thực tập ở các lĩnh vực nhƣ: đào tạo nghề, học tiếng Thái và tiếng Nhật hoặc những lĩnh vực có liên quan tới việc hỗ trợ thúc đẩy tiềm năng công nghiệp của Thái Lan nhƣ công nghiệp xe gắn máy, phổ biến và đào tạo kiến thức trong việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin nhƣ internet… Ngoài ra, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai bên còn đƣợc thực hiện dƣới các hình thức nhƣ tổ chức các cuộc hội thảo, hợp tác nghiên cứu, xây dựng mạng lƣới liên kết giữa trung tâm nghiên cứu với các cơ sở đào tạo giữa hai nƣớc…
Trên thực tế, trong những năm 2000, Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai thực hiện một số chƣơng trình hỗ trợ cho Thái Lan mà chủ yếu là đƣa các chuyên gia sang giúp đỡ Thái Lan
- Các chuyên gia trợ giúp dài hạn (trên 1 năm) 127 ngƣời - Các chuyên gia trợ giúp ngắn hạn (trên 1 tháng) 30 ngƣời
- Hợp tác trong các dự án nhỏ 18 chƣơng trình - Chƣơng trình đào tạo tại Nhật Bản 150 ngƣời
- Đào tạo trong nƣớc 7 chƣơng trình - Dự án hợp tác cùng phát triển 7 chƣơng trình - Dự án xây dựng cộng đồng bền vững 2 dự án
Các chƣơng trình, dự án này đƣợc thực hiện trong khoảng 3 – 5 năm.16
Một trong số các chƣơng trình trên, điển hình là Dự án phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp xe gắn máy.
Với chính sách của chính phủ là nhằm đƣa Thái Lan trở thành một trong những cơ sở sản xuất xe gắn máy có uy tín của thế giới và nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho ngành công nghiệp xe gắn máy của Thái Lan trên thị trƣờng thế giới, chính phủ Thái Lan đã chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Trong dự án phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp xe gắn máy, chính phủ Thái Lan không chỉ chú trọng đào tạo một đội ngũ kỹ sƣ và công nhân lành nghề mà còn chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, nâng cao khả năng truyền đạt những kiến thức mới đến với học viên và công nhân. Trong thời gian 10 năm, Nhật Bản và Thái Lan thống nhất sẽ tiến hành chƣơng trình đào tạo nhƣ sau:
- Trong lĩnh vực sản xuất: đào tạo 1 000 giáo viên và 255 000 học viên - Trong lĩnh vực kiểm soát: 200 giáo viên và 30 000 học viên
- Trong lĩnh vực nghiên cứu: 100 giáo viên và 15 000 học viên
- Các chƣơng trình huấn luyện ngắn hạn dành cho giáo viên hoặc kỹ sƣ cả về chuyên môn cho tới khả năng kinh doanh (cấp chứng chỉ)
2.2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
2.2.5.1.Công nghệ thông tin và liên lạc
Thái Lan và Nhật Bản sẽ hợp tác với nhau phát triển hệ thống công nghệ thông tin và liên lạc trong khu vực Châu Á bằng việc nhấn mạnh phát triển mạng lƣới truyền thông ở Thái Lan kể cả vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh và mở rộng mạng lƣới truyền thông tới các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Ngoài ra sẽ hợp tác với nhau trong cả lĩnh vực thƣơng mại điện tử, các chƣơng trình đào tạo từ xa hoặc hợp tác với nhau trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin và trao đổi ý kiến trong vấn đề các chính sách của nhà nƣớc đối với lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác đƣa công nghệ thông tin vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lƣợng sống của toàn dân, nhất là đối với những ngƣời thiếu may mắn và những ngƣời tàn tật.
2.2.5.2. Khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, năng lượng và môi trường
Thái Lan và Nhật Bản hợp tác với nhau trong những lĩnh vực quan trọng nhƣ: khoa học tự nhiên và công nghệ cơ sở nhằm phát triển công nghiệp và
những ngành khoa học ứng dụng, năng lƣợng mặt trời, sắp xếp tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu những nguy cơ từ thiên tai bằng việc cảnh báo trƣớc. Tất cả những hợp tác kể trên đƣợc tiến hành qua việc trao đổi tƣ liệu, tổ chức các hội thảo khoa học, hợp tác nghiên cứu, hợp tác giữa các viện nghiên cứu khoa học tự nhiên hàng đầu giữa hai nƣớc nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia giữa hai nƣớc có cơ hội trao đổi kiến thức và đề xuất các phƣơng án với nhau.
2.2.5.3. Dự án hỗ trợ bảo tồn năng lượng
Trong dự án này Nhật Bản phổ biến cho Thái Lan những kinh nghiệm về bảo tồn, tiết kiệm năng lƣợng và cách sử dụng năng lƣợng một cách có hiệu quả. Đây là những kinh nghiệm mà Nhật Bản đúc kết đƣợc qua cuộc khủng hoảng dầu lửa trƣớc đây. Ngoài ra, Nhật Bản đầu tƣ vào Thái Lan và đƣa vào nƣớc này những máy móc, thiết bị sử dụng năng lƣợng đạt hiệu quả cao với số lƣợng lớn nhất trong ASEAN. Đồng thời, Nhật Bản cũng giúp Thái Lan sản xuất các loại máy móc, thiết bị, phƣơng tiện tiết kiệm năng lƣợng.
2.3. Kết quả hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản
Quá trình hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản đầu thế kỷ 21 đã tiến triển tƣơng đối thuận lợi, điều này đƣợc thể hiện rõ nét nhất trên các mặt thƣơng mại, đầu tƣ, quan hệ ODA.
2.3.1. Thương mại
Từ trƣớc đến nay Nhật Bản và Thái Lan vẫn luôn là đối tác thƣơng mại quan trọng của nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, mối quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Nhật Bản đã bị giảm sút đáng kể, năm 1997 và 1998 giảm lần lƣợt 15% và 27,4 % kim ngạch thƣơng mại so với những năm trƣớc. Sau khi vƣợt qua khủng hoảng, năm 1999 kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đã dần đƣợc khôi phục. Kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc năm 1999 đạt 20,261 tỉ USD, tăng so với năm 1998 là 15,6%, năm 2000 đạt 24,2 tỉ USD, tăng so với năm 1999 là 19,5 %. Kim ngạch
thƣơng mại giữa Nhật Bản và Thái Lan đã tăng trƣởng mạnh hơn nữa kể từ năm 2004 trở lại đây, do Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu quá trình đàm phán về thƣơng mại tự do giữa hai nƣớc bao gồm 21 vấn đề. Điều đáng chú ý là những đề nghị từ phía Nhật Bản trong các vấn đề nhƣ bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do trong các dịch vụ thƣơng mại đều dễ đi đến thống nhất do không có điều khoản nào động chạm tới các vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm. Điều này không giống nhƣ khi Thái Lan thực hiện các thỏa thuận đối với Mỹ.17
Trong năm 2004, tổng kim ngạch buôn bán giữa Thái Lan và Nhật Bản là 34 388 triệu USD, đến năm 2005 đã tăng lên 38 085 triệu USD, tức là tăng thêm 10,81% so với năm 2004, năm 2006 tăng 4,49% so với năm 2005, năm 2007 và 2008, kim ngạch thƣơng mại cả hai bên tăng lên 43 897 triệu USD và 51 990 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 tăng 10,98% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 1,9% so với năm 2005, năm 2007 tăng 11, 87%, năm 2008 tăng 19,45%. Kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và Nhật Bản cũng tăng, nhất là năm 2005 tăng 10,57% so với năm 2004, năm 2006 tăng 8,24% so với năm 2005, năm 2007 tăng 8,35%, năm 2008 tăng 16,96%. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch thƣơng mại của hai bên đã giảm xuống đáng kể. So với cùng kỳ năm 2008, 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch thƣơng mại giữa hai bên là 20.744 triệu USD, tức là giảm 34%. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên giảm 28% và kim ngạch nhập khẩu giảm 38%. Trong thời gian 7 tháng đầu năm 2009 này tháng ba, tháng tƣ và tháng năm là thời gian mà kim ngạch thƣơng mại giữa hai bên giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên tháng sáu và tháng bảy thƣơng mại hai bên đã có dấu hiệu phục hồi, tháng 6/2009 kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trƣớc gần 12%, nhập khẩu tăng 32%, tháng 7/2009 kim ngạch xuất khẩu tăng 5% và nhập khẩu tăng gần 13% so với tháng 6/2009.
17 [26, tr. 124]
Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2009 giảm xuống chủ yếu ở những mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp nhƣ: phụ tùng xe gắn máy giảm xuống nhiều nhất tới gần 49%, các thiết bị điện chiếu sáng công cộng giảm 33%, máy vi tính và linh kiện máy tính giảm gần 21%. Ngoài ra một số mặt hàng nông nghiệp thuần túy và nông nghiệp chế biến cũng giảm lƣợng xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản thời gian này nhƣ: thức ăn đóng hộp giảm tới 2,5%, mực ƣớp lạnh giảm hơn 10%... Tuy nhiên, tháng 6, 7/2009 các mặt hàng xuất khẩu lại có dấu hiệu tăng dần ở khá nhiều mặt hàng nhƣ: thiết bị chiếu sáng công cộng, thiết bị điện gia dụng và các linh kiện điện, điện tử, thép và các sản phẩm từ thép. Về tình hình nhập khẩu của Thái Lan từ Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2009 cũng bị giảm xuống chủ yếu ở các mặt hàng nhƣ: xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, các sản phẩm kim loại và luyện kim…18
Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại giữa Thái Lan – Nhật Bản
triệu USD Năm Tổng kim ngạch thƣơng mại Xuất khẩu sang Nhật Nhập khẩu từ Nhật Cán cân Tăng trƣởng% 1997 24.169 9.567 14.602 - 5.035 - 15 1998 17.527 8.175 9.352 - 1.177 - 27 1999 20.260 8.894 11.366 - 2.471 15,6 2000 24.216 10.590 13.626 - 3.036 19,5 2001 22.246 10.373 11.873 - 1.500 - 8,1
18Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm hỗ trợ Thương mại Thái Lan – Nhật Bản tại Tôkyô về tình hình thương mại giữa Thái Lan và Nhật Bản năm 2004 - 2009
2002 23.748 10.519 13.229 - 2.710 6,76 2003 27.899 11.895 16.004 - 4.109 17,48 2004 34.388 14.102 20.286 - 6.184 23,34 2005 38.085 15.592 22.493 - 6.901 10,7 2006 39.780 16.878 22.902 - 6.024 4,45 2007 43.897 18.287 25.610 - 7.323 10,4 2008 51.990 22.342 29.648 -7.306 18,4 T1- T7/2009 20.744 8.471 12.273 -3.802
Nguồn: Japan Tariff Association Ministry of Finance and World Trade Atlas(2010)
Trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết các văn bản thỏa thuận về hợp tác kinh tế và nhất là khi Hiệp định hợp tác kinh tế Thái Lan – Nhật Bản có hiệu lực thi hành, cơ cấu công nghiệp của Thái Lan cũng có một số thay đổi. Công nghiệp của Thái Lan mở rộng phát triển ở ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, do hàng năm các sản phẩm này đã đƣợc xuất khẩu với số lƣợng ngày càng tăng sang thị trƣờng Nhật Bản. Đó là các sản phẩm nhƣ thủy sản các loại, rau quả tƣơi và đã chế biến… là những sản phẩm mà phía Nhật Bản chấp nhận miễn thuế ngay cho phía Thái Lan, hay những sản phẩm phía Nhật Bản giảm thuế từ 6% xuống còn 3% nhƣ các sản phẩm gia cầm hoặc các sản phẩm sẽ giảm thuế dần trong một thời gian nhƣ: thức ăn gia súc, giày dép, quần áo may sẵn...