Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 53)

6. Bốcục

2.2.4.Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của hai quốc gia, Thái Lan và Nhật Bản đều nhận thấy rằng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết. Trong lĩnh vực này, hai nƣớc đã tiến hành các chƣơng trình hợp tác trong việc trao đổi cán bộ, sinh viên và các cá nhân khác tham gia các khóa

huấn luyện và thực tập ở các lĩnh vực nhƣ: đào tạo nghề, học tiếng Thái và tiếng Nhật hoặc những lĩnh vực có liên quan tới việc hỗ trợ thúc đẩy tiềm năng công nghiệp của Thái Lan nhƣ công nghiệp xe gắn máy, phổ biến và đào tạo kiến thức trong việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin nhƣ internet… Ngoài ra, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai bên còn đƣợc thực hiện dƣới các hình thức nhƣ tổ chức các cuộc hội thảo, hợp tác nghiên cứu, xây dựng mạng lƣới liên kết giữa trung tâm nghiên cứu với các cơ sở đào tạo giữa hai nƣớc…

Trên thực tế, trong những năm 2000, Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai thực hiện một số chƣơng trình hỗ trợ cho Thái Lan mà chủ yếu là đƣa các chuyên gia sang giúp đỡ Thái Lan

- Các chuyên gia trợ giúp dài hạn (trên 1 năm) 127 ngƣời - Các chuyên gia trợ giúp ngắn hạn (trên 1 tháng) 30 ngƣời

- Hợp tác trong các dự án nhỏ 18 chƣơng trình - Chƣơng trình đào tạo tại Nhật Bản 150 ngƣời

- Đào tạo trong nƣớc 7 chƣơng trình - Dự án hợp tác cùng phát triển 7 chƣơng trình - Dự án xây dựng cộng đồng bền vững 2 dự án

Các chƣơng trình, dự án này đƣợc thực hiện trong khoảng 3 – 5 năm.16

Một trong số các chƣơng trình trên, điển hình là Dự án phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp xe gắn máy.

Với chính sách của chính phủ là nhằm đƣa Thái Lan trở thành một trong những cơ sở sản xuất xe gắn máy có uy tín của thế giới và nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho ngành công nghiệp xe gắn máy của Thái Lan trên thị trƣờng thế giới, chính phủ Thái Lan đã chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Trong dự án phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp xe gắn máy, chính phủ Thái Lan không chỉ chú trọng đào tạo một đội ngũ kỹ sƣ và công nhân lành nghề mà còn chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, nâng cao khả năng truyền đạt những kiến thức mới đến với học viên và công nhân. Trong thời gian 10 năm, Nhật Bản và Thái Lan thống nhất sẽ tiến hành chƣơng trình đào tạo nhƣ sau:

- Trong lĩnh vực sản xuất: đào tạo 1 000 giáo viên và 255 000 học viên - Trong lĩnh vực kiểm soát: 200 giáo viên và 30 000 học viên

- Trong lĩnh vực nghiên cứu: 100 giáo viên và 15 000 học viên

- Các chƣơng trình huấn luyện ngắn hạn dành cho giáo viên hoặc kỹ sƣ cả về chuyên môn cho tới khả năng kinh doanh (cấp chứng chỉ)

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 53)