Kết quả hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 56)

6. Bốcục

2.3. Kết quả hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản

Quá trình hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản đầu thế kỷ 21 đã tiến triển tƣơng đối thuận lợi, điều này đƣợc thể hiện rõ nét nhất trên các mặt thƣơng mại, đầu tƣ, quan hệ ODA.

2.3.1. Thương mại

Từ trƣớc đến nay Nhật Bản và Thái Lan vẫn luôn là đối tác thƣơng mại quan trọng của nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, mối quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Nhật Bản đã bị giảm sút đáng kể, năm 1997 và 1998 giảm lần lƣợt 15% và 27,4 % kim ngạch thƣơng mại so với những năm trƣớc. Sau khi vƣợt qua khủng hoảng, năm 1999 kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đã dần đƣợc khôi phục. Kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc năm 1999 đạt 20,261 tỉ USD, tăng so với năm 1998 là 15,6%, năm 2000 đạt 24,2 tỉ USD, tăng so với năm 1999 là 19,5 %. Kim ngạch

thƣơng mại giữa Nhật Bản và Thái Lan đã tăng trƣởng mạnh hơn nữa kể từ năm 2004 trở lại đây, do Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu quá trình đàm phán về thƣơng mại tự do giữa hai nƣớc bao gồm 21 vấn đề. Điều đáng chú ý là những đề nghị từ phía Nhật Bản trong các vấn đề nhƣ bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do trong các dịch vụ thƣơng mại đều dễ đi đến thống nhất do không có điều khoản nào động chạm tới các vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm. Điều này không giống nhƣ khi Thái Lan thực hiện các thỏa thuận đối với Mỹ.17

Trong năm 2004, tổng kim ngạch buôn bán giữa Thái Lan và Nhật Bản là 34 388 triệu USD, đến năm 2005 đã tăng lên 38 085 triệu USD, tức là tăng thêm 10,81% so với năm 2004, năm 2006 tăng 4,49% so với năm 2005, năm 2007 và 2008, kim ngạch thƣơng mại cả hai bên tăng lên 43 897 triệu USD và 51 990 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 tăng 10,98% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 1,9% so với năm 2005, năm 2007 tăng 11, 87%, năm 2008 tăng 19,45%. Kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và Nhật Bản cũng tăng, nhất là năm 2005 tăng 10,57% so với năm 2004, năm 2006 tăng 8,24% so với năm 2005, năm 2007 tăng 8,35%, năm 2008 tăng 16,96%. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch thƣơng mại của hai bên đã giảm xuống đáng kể. So với cùng kỳ năm 2008, 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch thƣơng mại giữa hai bên là 20.744 triệu USD, tức là giảm 34%. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên giảm 28% và kim ngạch nhập khẩu giảm 38%. Trong thời gian 7 tháng đầu năm 2009 này tháng ba, tháng tƣ và tháng năm là thời gian mà kim ngạch thƣơng mại giữa hai bên giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên tháng sáu và tháng bảy thƣơng mại hai bên đã có dấu hiệu phục hồi, tháng 6/2009 kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trƣớc gần 12%, nhập khẩu tăng 32%, tháng 7/2009 kim ngạch xuất khẩu tăng 5% và nhập khẩu tăng gần 13% so với tháng 6/2009.

17 [26, tr. 124]

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2009 giảm xuống chủ yếu ở những mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp nhƣ: phụ tùng xe gắn máy giảm xuống nhiều nhất tới gần 49%, các thiết bị điện chiếu sáng công cộng giảm 33%, máy vi tính và linh kiện máy tính giảm gần 21%. Ngoài ra một số mặt hàng nông nghiệp thuần túy và nông nghiệp chế biến cũng giảm lƣợng xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản thời gian này nhƣ: thức ăn đóng hộp giảm tới 2,5%, mực ƣớp lạnh giảm hơn 10%... Tuy nhiên, tháng 6, 7/2009 các mặt hàng xuất khẩu lại có dấu hiệu tăng dần ở khá nhiều mặt hàng nhƣ: thiết bị chiếu sáng công cộng, thiết bị điện gia dụng và các linh kiện điện, điện tử, thép và các sản phẩm từ thép. Về tình hình nhập khẩu của Thái Lan từ Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2009 cũng bị giảm xuống chủ yếu ở các mặt hàng nhƣ: xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, các sản phẩm kim loại và luyện kim…18

Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại giữa Thái Lan – Nhật Bản

triệu USD Năm Tổng kim ngạch thƣơng mại Xuất khẩu sang Nhật Nhập khẩu từ Nhật Cán cân Tăng trƣởng% 1997 24.169 9.567 14.602 - 5.035 - 15 1998 17.527 8.175 9.352 - 1.177 - 27 1999 20.260 8.894 11.366 - 2.471 15,6 2000 24.216 10.590 13.626 - 3.036 19,5 2001 22.246 10.373 11.873 - 1.500 - 8,1

18Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm hỗ trợ Thương mại Thái Lan – Nhật Bản tại Tôkyô về tình hình thương mại giữa Thái Lan và Nhật Bản năm 2004 - 2009

2002 23.748 10.519 13.229 - 2.710 6,76 2003 27.899 11.895 16.004 - 4.109 17,48 2004 34.388 14.102 20.286 - 6.184 23,34 2005 38.085 15.592 22.493 - 6.901 10,7 2006 39.780 16.878 22.902 - 6.024 4,45 2007 43.897 18.287 25.610 - 7.323 10,4 2008 51.990 22.342 29.648 -7.306 18,4 T1- T7/2009 20.744 8.471 12.273 -3.802

Nguồn: Japan Tariff Association Ministry of Finance and World Trade Atlas(2010)

Trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết các văn bản thỏa thuận về hợp tác kinh tế và nhất là khi Hiệp định hợp tác kinh tế Thái Lan – Nhật Bản có hiệu lực thi hành, cơ cấu công nghiệp của Thái Lan cũng có một số thay đổi. Công nghiệp của Thái Lan mở rộng phát triển ở ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, do hàng năm các sản phẩm này đã đƣợc xuất khẩu với số lƣợng ngày càng tăng sang thị trƣờng Nhật Bản. Đó là các sản phẩm nhƣ thủy sản các loại, rau quả tƣơi và đã chế biến… là những sản phẩm mà phía Nhật Bản chấp nhận miễn thuế ngay cho phía Thái Lan, hay những sản phẩm phía Nhật Bản giảm thuế từ 6% xuống còn 3% nhƣ các sản phẩm gia cầm hoặc các sản phẩm sẽ giảm thuế dần trong một thời gian nhƣ: thức ăn gia súc, giày dép, quần áo may sẵn...

Cơ cấu hàng hóa mà Thái Lan nhập khẩu từ Nhật Bản nhƣ sau: - Sản phẩm thô và bán thành phẩm 44,6%

- Máy móc, thiết bị chuyển giao công nghệ 38,5% - Ô tô và các thiết bị vận tải 10,4%

- Hàng tiêu dùng 5,9%

Cơ cấu hàng hóa mà Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản nhƣ sau: - Sản phẩm công nghiệp (bao gồm cả các phụ tùng, linh kiện) 72,8% - Sản phẩm nông nghiệp thuần túy 14,7%

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến 10,4% - Nhiên liệu 2% 19

Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Thái Lan sang thị trƣờng Nhật Bản có thể kể đến nhƣ: cao su tự nhiên, các loại thực phẩm nông nghiệp đã sơ chế, thức ăn gia súc, quần áo may sẵn, dây cáp điện, xe gắn máy, điện thoại…So với những năm 90, số lƣợng nhập khẩu cao su tự nhiên của thị trƣờng Nhật Bản tăng tổng số là 53% trong đó số lƣợng xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan sang Nhật Bản tăng 36,5% và trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Thái Lan. Nguyên nhân của sự tăng số lƣợng xuất khẩu mặt hàng này là do kinh tế Nhật Bản hồi phục, các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ôtô và phụ tùng xe gắn máy đƣợc mở rộng đáng kể đã làm cho thị trƣờng Nhật Bản rất cần tới các nguồn cao su tự nhiên, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp này. Hiện nay, việc xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan đang phải cạnh tranh với nhiều nƣớc khác trong khu vực nhƣ Inđônêxia, Malayxia và Việt Nam.

Trong các sản phẩm quan trọng mà Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản, sản phẩm thịt tẩm ƣớp có lƣợng xuất khẩu tăng đáng kể, năm 2008 tăng so với 2007 tới 34,85%. Đây là sản phẩm mà Thái Lan xuất khẩu tăng lên ở hầu hết các thị trƣờng. Đối thủ cạnh tranh của Thái Lan trong việc xuất khẩu sản phẩm

này là Trung Quốc, Mĩ, Ôtrâylia. Nguyên nhân của việc tăng sản lƣợng xuất khẩu ở mặt hàng này là do kinh tế Nhật Bản đã hồi phục trở lại, ngƣời dân Nhật với thu nhập tăng lên đã tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến này.

Sản phẩm đồ biển sơ chế cũng tăng sản lƣợng xuất khẩu tới 11,42%. Nhật Bản sau khi đàm phán tự do thƣơng mại với Thái Lan đã tăng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này với Thái Lan và giảm nhập khẩu mặt hàng này với Hàn Quốc và Việt Nam.

Ngoài những mặt hàng nông nghiệp chế biến đƣợc xuất khẩu sang với sản lƣợng tăng đáng kể, một số mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp nhẹ khác cũng tăng lên, do nhu cầu trong nƣớc tăng lên và do những ƣu đãi về thuế quan. Mặt hàng dây cáp điện tăng số lƣợng xuất khẩu tới 29%. Đối thủ cạnh tranh của Thái Lan trong mặt hàng này là Trung Quốc và Việt Nam. Nguyên nhân của việc Nhật Bản tăng số lƣợng nhập khẩu dây cáp điện từ Thái Lan là do kinh tế của Nhật Bản hồi phục nhất là ngành công nghiệp điện máy và điện tử đƣợc mở rộng đã kéo theo nhu cầu sử dụng các loại dây điện và dây cáp điện tăng lên.

Các loại xe ôtô và xe máy cũng có số lƣợng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên trong những năm gần đây, tăng khoảng 8% mỗi năm. Đây chủ yếu là các sản phẩm của các công ty ôtô và xe gắn máy mà Nhật Bản đầu tƣ vào Thái Lan và đƣợc xuất ngƣợc trở lại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã giảm số lƣợng xe ôtô và xe máy nhập khẩu từ Đức và Anh. Nguyên nhân của việc tăng số lƣợng nhập khẩu mặt hàng này ngoài nguyên nhân từ việc giảm thuế còn có nguyên nhân từ việc phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản làm cho thu nhập của ngƣời dân tăng lên, số lƣợng các công ty và các hoạt động kinh doanh cũng ngày càng phát triển đã khiến cho nhu cầu sử dụng xe ôtô và xe máy cũng tăng lên. Mặt hàng này có ƣu điểm là giá thành thấp hơn so với các sản phẩm ô tô và xe gắn máy của các nƣớc khác.

Mặt hàng thiết bị điện thoại mặc dù trong những năm gần đây số lƣợng nhập khẩu vào Nhật Bản đang giảm xuống tới 7,5% nhƣng mặt hàng này từ Thái Lan xuất sang Nhật Bản lại tăng tới gần 12%. Đối thủ cạnh tranh của Thái Lan trong việc xuất khẩu mặt hàng này là Trung Quốc, Mỹ, Malayxia. Nguyên nhân của việc tăng số lƣợng xuất khẩu là do Nhật Bản đặt hàng từ Thái Lan tăng lên kể từ sau khi hai bên đàm phán về thị trƣờng thƣơng mại tự do, bên cạnh đó Nhật Bản giảm số lƣợng nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan.

Mặt hàng quần áo may sẵn xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản tăng 8,79%. Nhật Bản những năm gần đây tăng số lƣợng nhập khẩu mặt hàng này từ Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và giảm nhập khẩu từ các nƣớc Italy, Hàn Quốc, Mỹ.20

Bảng 2.2: Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Thái Lan

triệu USD năm sản phẩm 2006 2007 2008 Tháng 1- T6/2009 Các loại thịt tẩm ƣớp 521,45 513,39 834,53 425,97 Đồ biển sơ chế 268,37 245,68 293,44 147,39 Thủy sản đông lạnh 157,44 191,38 197,37 105,59 Thức ăn gia súc 197,32 215,70 262,80 128,27 Quần áo may sẵn 241,31 213,38 239,89 134,18

Nguồn: Japan Tariff Association and World Trade Atlas (2010)

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cũng có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm nhƣ: máy vi tính giảm 4%, thiết bị phát thanh, truyền hình giảm 20%, máy điều hòa giảm 18%, gạo giảm

20Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm hỗ trợ Thương mại Thái Lan – Nhật Bản tại Tôkyô về tình hình thương mại giữa Thái Lan và Nhật Bản năm 2004 - 2009

27% do Nhật Bản nhập khẩu tăng lên từ các thị trƣờng nhƣ Việt Nam, Ôtrâylia...

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo kinh tế của trƣờng đại học thƣơng mại Thái Lan thì sau khi hai bên tiến hành thỏa thuận trở thành đối tác kinh tế toàn diện, nhìn chung giữa Thái Lan và Nhật Bản số lƣợng mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2006, mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang Nhật bản đã lên tới khoảng 5 nghìn mặt hàng, còn mặt hàng Nhật Bản xuất sang Thái Lan lên tới 7 nghìn mặt hàng. Mặt hàng Nhật Bản xuất sang Thái Lan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp nhƣ: các phƣơng tiện vận tải, phụ tùng xe gắn máy, các loại máy công nghiệp, các sản phẩm thép… Còn mặt hàng Thái Lan xuất sang Nhật Bản phần lớn là các mặt hàng nông nghiệp và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ. Riêng về nhóm hàng nông nghiệp, Thái Lan đã xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình hàng năm lên tới hơn 1 300 triệu USD.

Sau khi hai nƣớc thực hiện tự do thƣơng mại, theo ƣớc tính GDP của Thái Lan đã tăng thêm 1,68% so với trƣớc khi thực hiện Hiệp định. GDP của Thái Lan tăng lên do số lƣợng xuất khẩu của Thái vào Nhật Bản tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nhập khẩu của Thái Lan ở thị trƣờng Nhật Bản cũng tăng, thuế nhập khẩu đƣợc giảm, đã làm cho giá thành nguyên liệu trong sản xuất đƣợc giảm xuống, giá thành sản phẩm giảm, sức mua của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc tăng lên. Hiện nay, Nhật Bản đƣợc coi là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Thái Lan, sau Mỹ, chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang các nƣớc và là nƣớc mà Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 24,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan. Đối với Nhật Bản, Thái Lan là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng thứ 7 và là thị trƣờng nhập khẩu quan trọng thứ 10.

Nhƣ vậy, sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Thái Lan và Nhật Bản đã nhanh chóng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ thƣơng mại tốt đẹp vốn có giữa hai nƣớc. Với những kết quả hợp tác về thƣơng mại giữa Nhật Bản

và Thái Lan nhƣ trên, có thể thấy, Nhật Bản là một nƣớc có vị trí vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Thái Lan. Khi giữa hai nƣớc thành công trong việc ký kết các bản thỏa thuận về hợp tác kinh tế, mặc dù vẫn có một số điều khoản mà hai bên còn chƣa đạt đƣợc sự nhất trí nhƣng về cơ bản, các thỏa thuận kinh tế vẫn là một tín hiệu tốt đối với cả hai bên, nhất là đối với Thái Lan.

2.3.2. Đầu tư

Nhật Bản là một nƣớc có đầu tƣ vào Thái Lan với số lƣợng lớn và liên tục đã từ rất nhiều năm nay. Trong những năm 90, Nhật Bản đã đầu tƣ FDI vào Thái Lan với số lƣợng lớn, đặc biệt là vào năm 1996 số vốn đầu tƣ và dự án đầu tƣ cao nhất. Với số lƣợng đầu tƣ này, trong thời gian 1990 - 1996 Thái Lan là nƣớc đƣợc Nhật Bản đầu tƣ đứng hàng 5 trong khu vực Đông Á và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Inđônêxia và Singapo.

Tuy nhiên, trong thời gian 1997 – 1999, đầu tƣ của Nhật Bản vào Thái Lan sụt giảm mạnh, đặc biệt trong năm 1999, đầu tƣ của Nhật Bản vào Thái Lan xuống thấp chƣa từng có trong mấy chục năm trở lại đây, số vốn đầu tƣ chỉ còn 26 500 triệu bạt ( khoảng 697 triệu USD). Mặc dù vậy, đến năm 2000, đầu tƣ của Nhật Bản vào Thái Lan đã dần đƣợc phục hồi trở lại với số dự án đầu tƣ tăng lên 240 dự án, gần bằng với năm 1996 (249 dự án) và số vốn đầu tƣ là khoảng gần 2000 triệu USD. Những năm đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đầu tƣ vào Thái Lan khoảng 3, 3% tổng số vốn đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản ra nƣớc ngoài, đứng hàng thứ 8 thế giới và là nƣớc đƣợc nhận đầu tƣ trực tiếp nhiều

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)