Mặc dù thời gian qua, công tác giải quyết việc làm đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở xã, phường, thị trấn triển k
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện quốc tế hóa và bùng nổ đầu tư trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu lao động (XLLĐ) đã dần trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống kinh tế thế giới Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể XKLĐ góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động; giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước; tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về tổ quốc, tạo sự ổn định cho xã hội
Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền
Trang 2kinh tế phát triển.Vậy xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng
Từ những thực tế đó bản thân chọn vấn đề : “Thực trạng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An” làm đề tài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
I Tầm quan trọng của xuất khẩu lao động đối với Nghệ An
Tỉnh Nghệ An có dân số đứng thứ 4 cả nước (dân số cả tỉnh có trên 3.022.300 người), quy mô dân số đông, lao động lớn đang tạo nên nhiều áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Mặc dù thời gian qua, công tác giải quyết việc làm đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp tạo việc làm hiệu quả như phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất , góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, quốc phòng an ninh và phát triển xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và người lao động, nhất là thiếu việc làm đối với người lao động đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp Lao động thiếu việc làm đã dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng đối với Nghệ An, là một
Trang 3trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Nghệ An đẩy mạnh ở hiện tại và tương lai
Trong giai đoạn 2014 - 2016, Nghệ An đưa được 1.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ nâng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 100 lao động đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động
Kết quả thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2010- 2015, đến nay toàn tỉnh đã tạo việc làm cho từ 35.000 - 37.000 lao động; trong đó: xuất khẩu lao động đạt bình quân mỗi năm từ 12.000 - 13.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước (chiếm trên 1/3 số lao động giải quyết việc làm hàng năm) đưa tổng số lao động Nghệ An đang làm việc tại các nước lên hơn 55.000 người, chiếm gần 32%; Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống 2,8%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn lên 85%, góp phần tích cực để giảm sức ép về việc làm ở địa phương trong thời gian qua, giảm được tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương Ngoài số lao động xuất khẩu theo con đường “chính ngạch" có nghĩa
là theo kỷ kết giữa các tổ chức Việt Nam với các tổ chức nước ngoài, thì ở Nghệ
An còn có một số lượng không nhỏ lao động được xuất khẩu theo dạng “tiểu ngạch" và hình thức này cũng đã ctó những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương
So với thu nhập của người lao động cùng ngành nghề và trình độ trong nước thì thu nhập của lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng cao hơn 2-4 lần Thêm vào đó, lao động xuất khẩu chủ yếu là những người chưa có việc làm hoặc lao động phổ thông thì thu nhập của họ sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức lương trung bình chung của xã hội
II Đánh giá hoạt động XKLĐ của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015
1 Thành tựu và nguyên nhân
Để giải quyết việc làm Nghệ An đã rất chú trọng đến việc xuất khẩu lao động Bảng 1 cho thấy số lượng lao động xuất khẩu qua các năm tăng lên
Trang 4Bảng 1 Số lượng lao động XK của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015
Đơn vị: người
Nguồn: Sở LĐTB&XH Nghệ An
Chỉ tính trong giai đoạn 2005 - 2015, toàn tỉnh đã đưa được 125.099 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (Cụ thể: năm 2005 là 7.014 người, năm 2011: 13.364 người, năm 2012: 13.707 người, năm 2013: 11.671 người và năm 2014: 12.366 người và năm 2015: 12.800)
Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đổng hàng năm chiếm trên 1/3
số lao động được giải quyết việc làm trong năm và Nghệ An luôn đứng đầu cả nước về kết quả xuất khẩu lao động Hiện số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 55.000 người
Cơ cấu lao động xuất khẩu cũng có sự thay đổi, với xu hướng lao động nữ xuất khẩu ngày càng tăng (xem bảng 2)
Bảng 2 Cơ cấu lao động XK theo giới tính của Nghệ An giai đoạn 2005 – 2015
Đơn vị tính: người
Năm Số lương Nam Theo giới tính Nữ
Trang 52011 13.364 10.465 2.899
Nguồn: Sở LĐTB&XH Nghệ An
Tuy tỷ lệ lao động nữ có tăng lên nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với nam giới Dựa trên kết quả này, có thể thấy rằng trong thời gian tới Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác xuất khẩu lao động cho những lao động nữ - một số lượng tương đối lớn lao động còn chưa có việc làm trong tỉnh Tuy nhiên công việc mà những lao động nữ thường làm khi đi xuất khẩu lao động là giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người bệnh, may mặc nên thu nhập không cao, bởi vậy việc nâng cao thu nhập bằng cách mở rộng loại hình công việc cho lao động nữ xuất khẩu là một việc cần thiết
Thị trường XKLĐ cũng đã có những thay đổi theo hướng tích cực
Bảng 3 Thị trường XKLĐ lao động Nghệ An giai đoạn 2005- 2015
(Đơn vị tính: nghìn người)
Năm Tổng số
Chia ra theo thị trường Đài
Loan Malaysia
Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Đông
Nước khác
2007 13.469 2.135 5.463 562 121 1.193 3.995
2008 11.311 2.632 2.046 451 122 1.876 4.184
2010 11.238 2.374 2.947 965 225 1.435 3.292
2011 13.364 2.355 4.222 2.087 250 1.009 3.441
2012 13.707 2.277 3.533 1.132 257 1.392 5.116
2013 11.671 2.884 3.299 800 561 1.536 2.591
2014 12.366 3.917 2.697 982 874 1.503 2.393
2015 12.800 4.012 2.100 1.100 2.000 1.542 2.046
Trang 6Tổng 125.099 28.048 34.435 10.418 4.645 12.940 34.613
Nguồn: Sở LĐTB&XH Nghệ An
Nếu trước năm 2010, xuất khẩu lao động Nghệ An tập trung vào các thị trường dễ tính, yêu cầu lao động chưa qua đào tạo như Đài Loan, Malaysia, thì sau năm 2010 thì XKLĐ được mở rộng sang các thị trường đòi hỏi tay nghề cao, thu nhập ổn định, đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề và ngoại ngữ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông Đây là sự chuyển biến tích cực cần được ghi nhận
Hoạt động XKLĐ của Nghệ An thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực
do một số nguyên nhân sau đây:
- Tỉnh Nghệ An đã có chủ trương, chính sách nhất quán về xuất khẩu lao động
và đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực cho hoạt động XKLĐ Công tác mở rộng thị trường đã được đặc biệt quan tâm, mở rộng, ổn định các thị trường sẵn có và
mở rộng sang các thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao
- Chất lượng lao động xuất khẩu đã tăng được tỷ lệ lao động có tay nghề lên
và mở rộng được sang những thị trường mới như các nước Trung Đông, ý thức của người lao động đã tốt hơn nhờ có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và các doanh nghiệp tới công tác đào tạo bổi dưỡng kiến thức cho người lao động
- Công tác đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cũng đạt hiệu quả, đa phần số lao động được xuất khẩu lao động đi nước ngoài đều được đào tạo – bồi dưỡng kiến thức trước khi xuất cảnh Nội dung đào tạo - bồi dưỡng kiến thức đúng theo những yêu cầu và quy định cần thiết của pháp luật
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngày càng lớn mạnh về số lượng, quy mô
và hiệu quả Xét về mặt lập kế hoạch xuất khẩu lao động, hầu hết các doanh nghiệp
và cơ sở đều đã lập được kế hoạch cho việc xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đi các nước theo từng năm và hoàn thành được kế hoạch của mình nhờ đó mà kế hoạch xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức
- Công tác quản lý lao động đã xuất khẩu cũng đã được quan tâm nhiều hơn Một số doanh nghiệp đã có cơ quan đại diện ở nước ngoài hoặc một số thì đã cử cán bộ quản lý sang nước bạn nhằm quản lý chặt chẽ số lao động đã xuất khẩu của
Trang 7doanh nghiệp mình do đó đã giảm thiểu được một phần nào những tranh chấp cũng như biến cố bất thường xảy ra cả trong nước và ngoài nước
2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động XKLĐ của Nhệ An thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
- Số lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chất lượng người lao động tham gia xuất khẩu lao động còn thấp:Tỷ lệ lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, từ 60 - 70%, chỉ tính riêng năm 2014 chỉ có 3.985 lao động đã qua đào tạo trong tổng số 12.366 lao động xuất khẩu Chất lượng lao động xuất khẩu còn được thể hiện ở tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, văn hoá của người lao động Tuy
đã tập trung rất nhiều cho công tác bồi dưỡng kiến thức cho người lao động song
về mặt này lao động của chúng ta còn rất yếu kém Cụ thể là những hiện tượng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài của một bộ phận lao động những năm gần đây trở lên khá phổ biến, thậm chí có một số người còn ở nước ngoài sống cuộc sống buông thả, cờ bạc, rượu chè, hay gây sự, vi phạm đến luật pháp nước sở tại Hiện tượng người lao động tự ý hoặc thông qua môi giới bằng hình thức đi du lịch, thăm người thân, kết hôn giả để sang một số nước như: Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austraylia, Canada, các nước Đông Âu làm việc không có hợp đồng lao động và cư trú bất hợp pháp còn diễn ra ở nhiều nơi Tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là cao nhất, so với lao động của các nước như Trung Quốc, Philipines, Indonexia, Thái Lan thì
tỷ lệ này của Việt nam nói chung là rất cao và số lao động đi xuất khẩu của tỉnh Nghệ An cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung ấy
- Công tác quản lý lao động ở nước ngoài còn yếu kém nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra người lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có Việc lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của nước sở tại vẫn xảy ra Đặc biệt
là những hiện tượng người lao động bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời Việc quản lý đối với lực lượng lao động xuất khẩu “tiểu ngạch” hầu như còn bị bỏ ngỏ
- Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rườm rà
Trang 8nhưng lại chưa chặt chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân người lao động Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hướng dẫn luật doanh nghiệp chưa tốt Điều này dẫn đến việc một số doanh nghiệp XKLĐ lợi dụng tuyển chọn lao động xuất khẩu trái pháp luật
- Cơ chế tài chính trong hoạt động XKLĐ của địa phương như thu, chi, quản
lý dịch vụ, môi giới chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.Một số quy định, chính sách của người lao động chưa phù hợp dẫn đến việc người lao động phải đóng những khoản chi phí rất lớn Bên cạnh đó, trong chính sách hỗ trợ người lao động vay vốn, mặc dù ngân hàng Nhà nước đã có quyết định về việc cho người lao động vay nhưng quy trình cho vay ở các ngân hàng địa phương còn phức tạp, không rõ ràng Điều này gây khó khăn cho người lao động khi tiếp cận nguồn hỗ trợ này
Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Một là, quản lý nhà nước về XKLĐ trên địa bàn Nghệ An còn bất cập
Tỉnh Nghệ An đang thiếu một chiến lược về XKLĐ bền vững, thiếu kế hoạch xuất khẩu lao động phù hợp, thiếu cơ chế, chính sách quản lý lao động trong quá trình xuất khẩu lao động và sau khi lao động xuất khẩu trở về Hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương về xuất khẩu lao động còn chưa đòng bộ, thiếu sự gắn kết giữa các chủ thể tham gia quản lý xuất khẩu lao động Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác XKLĐ dẫn đến kết quả chưa cao
- Hai là, nhận thức về vai trò của XKLĐ chưa đầy đủ
Công tác tuyên truyền trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của XKLĐ vẫn còn bị xem nhẹ; công tác tư vấn cho người lao động tại một số địa phương chưa tốt nhất là cấp xã, phường, thị trấn do đó nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động chưa hiểu biết đầy đủ các chủ trương, chính sách, quy trình thủ tục và lợi ích đi xuất khẩu lao động
- Ba là, các tổ chức xuất khẩu lao động còn yếu kém
Năng lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy
Trang 9đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trường và cả của những người lao động trong khi đó không ít những trường hợp lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để làm việc trái pháp luật tình trạng cò mòi, lừa đảo, cư trú bất hợp pháp vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa thực hiện tốt việc quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài, không quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của lao động xuất khẩu, thực hiện không đúng theo hợp đồng ký kết làm mất niềm tin của người lao động vào công tác xuất khẩu lao động,
từ đó gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu lao động của địa phương
III Giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của Nghệ An
1 Đổi mới quản lý nhà nước về XKLĐ, xây dựng chiến lược XKLĐ hiệu quả và bền vững
Cần đổi mới quan điểm về vai trò của XKLĐ đối với phát triển kinh tế trên địa bàn Nghệ An, phải coi XKLĐ không chỉ là mưu sinh, tìm việc làm mà phải coi mỗi người lao động xuất khẩu là một đại sứ hình ảnh cho Nghệ An ở nước ngoài XKLĐ không phải là công việc đột xuất mà là một trong những nhiệm vụ trọng tâm lâu dài của tỉnh Lãnh đạo tỉnh phải chỉ đạo ngay cho các cơ quan hữu quan của tỉnh xây dựng chiến lược XKLĐ Trong chiến lược này phải đề ra mục tiêu, lộ trình, nguồn lực và các giải pháp chủ yếu Trước mắt để từng bước hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ, Nghệ An cần tiến hành một số công việc sau đây:
- Một là, đổi mới cơ chế chính sách của Tỉnh về XKLĐ
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động Xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu lao động của mình
Có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi họ trở về nước để
ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình họ, thực hiện an sinh xã hội trong hoạt động xuất khẩu lao động
Trang 10Đổi mới chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ, đòng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất; quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo bổi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn nữa Hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động
Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp về lao động trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài sao cho phù hợp với luật pháp nước
sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho người lao động
- Hai là, nâng cao năng lực quản lý và cán bộ các cấp
Sở Lao động thương binh và xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các
cơ quan phụ trách chuyên môn, các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan quản lý về xuất khẩu lao động phù hợp với tình hình thực tiễn
- Ba là, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu lao động
Tỉnh cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường xuất khẩu lao động Việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường xuất khẩu lao động giúp địa phương xác định rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường cả về số lượng, yêu cầu, chất lượng lao động từ đó có thể từng bước lập kế hoạch và tăng thị phần với từng loại thị trường (thị trường có thu nhập cao, thị trường tiềm năng ổn định tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, các thị trường mới ) Để làm tốt công tác này thì địa phương cần: