MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong những năm gần đây, hoạt động của Quốc hội ngày càng giành được sự quan tâm to lớn của đông đảo nhân dân cả nước. Sự quan tâm đó được thể hiện qua sự chú ý của DLXH về phiên họp báo của Quốc hội, về các phiên họp thường kỳ tại các kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, cũng như số lượng lớn các bài viết trên báo in, báo mạng điện tử, hay chủ đề thời sự cập nhật được tương tác giữa cử tri với các ĐB Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Sự bùng nổ nhanh chóng của số lượng các cơ quan báo chí theo dõi và truyền thông về các hoạt động Quốc hội là cơ sở quan trọng để hình thành và định hướng dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội. Năm 2003, trên cơ sở phê duyệt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về tở trình số 236/CNVP của Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, với số lượng các cơ quan báo chí được phê duyệt ban đầu chỉ khoảng 20. Đến nay số lượng các cơ quan báo chí được tham dự đưa tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng lên hơn 60. Sự nhận thức của Quốc hội về vai trò của TTĐC đối với các hoạt động Quốc hội trong giai đoạn đa dạng thông tin và hội nhập toàn cầu đã giúp Quốc hội từ các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội và hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban Quốc hội, ngày càng được công khai hóa tới đông đảo công chúng thông qua các phương tiện TTĐC. Thông tin về các Kỳ họp của Quốc hội được đăng tải trên các phương tiện TTĐC, ngày càng phong phú về mặt thể loại báo chí, với nhiều bài viết bình luận mang tính định hướng, gợi mở sâu sắc, mà các tác giả có thể là đại biểu Quốc hội, các chuyên gia về chính sách, pháp luật. Những bài viết phóng sự đã gần gũi hơn với người dân khi thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân, của các Hiệp hội do các phóng viên chuyên trách theo dõi mảng Quốc hội thông tin kịp thời trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội. Việc quan tâm theo dõi của người dân đến các hoạt động, các kỳ họp của Quốc hội ngày càng phổ biến và sâu sắc như câu nói của một cử tri “Quốc hội họp bao nhiêu ngày, cử tri chúng tôi họp bấy nhiêu ngày”. Đây là kết quả của việc mở rộng các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như cơ hội tác nghiệp báo chí đối với hoạt động Quốc hội. Chính trị học hiện đại đề cao việc nắm bắt, phân tích và nghiên cứu dư luận xã hội, bởi sự tác động, ảnh hưởng ngược trở lại rất nhạy bén của dư luận xã hội tới cấu trúc xã hội nói chung và các hoạt động của Quốc hội nói riêng. Do dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở những quan điểm đánh giá trước các sự kiện, hiện tượng thời sự cấp bách, mà dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần - thực tế; với các chức năng khuyên bảo, giáo dục, kiểm soát xã hội của mình để điều hòa lại các quan hệ xã hội. Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội, thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động cơ bản của Quốc hội như: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Từ phương diện nhận thức DLXH là một cấu trúc tinh thần - thực tế, thì việc phân tích tác động ngược lại của DLXH tới hoạt động lập pháp của Quốc hội là có ý nghĩa thực tiễn lớn trong thời điểm hiện nay. Do đặc tính cơ bản của pháp luật là điều hòa các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước và được chia sẻ bởi các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội. Hoạt động lập pháp của Quốc hội những năm qua được coi là hoạt động sáng tạo trí tuệ tập thể. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều dự thảo văn bản pháp luật đã được phổ biến tới toàn dân, để nhân dân cùng thảo luận và góp ý tới các văn bản pháp luật. Đến khi trình Quốc hội, các văn bản này lại được các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Khi nghiên cứu chức năng đánh giá, khuyên bảo của dư luận xã hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề lợi ích, lợi ích chung và tính thẩm quyền của đối tượng nghiên cứu mà khoa học pháp luật và xã hội học về dư luận xã hội đều rất coi trọng. Bên cạnh phân tích số liệu định lượng để làm rõ quy mô của sự đánh giá, cần phân tích định tính, phỏng vấn các chuyên gia để thấy được chiều sâu và tính khách quan của sự đánh giá dư luận xã hội. DLXH còn ảnh hưởng tới cả hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội, bằng việc thông qua Ban Dân nguyện của Quốc hội trong việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị gián tiếp của cử tri về các vấn đề như sau: giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, đạo đức tư tưởng cán bộ, xử lý các vụ việc liên quan đến hiệu quả đầu tư công kém, thất thoát tài sản công trong xây dựng cơ bản…. DLXH cũng ảnh hưởng tới các đại biểu Quốc hội trong dịp tiếp xúc trực tiếp giữa cử tri với các đại biểu Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH là mối quan hệ biện chứng. Đó là mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Với truyền thông đại chúng, thông tin từ hệ thống này được truyền tới số đông công chúng một cách nhanh chóng (có khi đồng thời với sự kiện, hiện tượng), đều đặn và gián tiếp. Sự tác động của các nhóm công chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúng hết sức khác nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông luôn cố gắng đáp ứng những nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, cập nhật, cụ thể của công chúng, nhưng ngược lại công chúng cũng đặt ra các yêu cầu đổi mới về nội dung và hình thức đối với hoạt động của hệ thống này. Hướng nghiên cứu các vấn đề xã hội chính trị dưới góc độ các khoa học liên ngành đang phát huy tính khoa học và thuyết phục trong thế giới hiện đại ngày nay. Việc đề tài chọn nội dung giải quyết có hướng nghiên cứu quan hệ tay ba giữa truyền thông đại chúng, DLXH, hoạt động Quốc hội được coi là cố gắng của tác giả bước đầu trong vấn đề giải quyết một số vấn đề nghiên cứu cơ bản của báo chí học, của xã hội học truyền thông đại chúng và xã hội học chính trị, trong bối cảnh Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu về vấn đề này. Thực tế cho thấy mọi hoạt động Quốc hội chỉ thông qua truyền thông đại chúng mới có thể lan tỏa và định hướng được dư luận xã hội một cách nhanh chóng và mạnh mẽ về các hoạt động của mình. Nhưng đồng thời dư luận xã hội cũng thông qua truyền thông đại chúng để tác động lên đại biểu Quốc hội và các hoạt động Quốc hội. Với tất cả các lý do nêu trên thúc đẩy tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là: Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Trang 1HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ TUẤN HÀ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2Bảng 1.1 Đặc trưng của mẫu khảo sát 1 9
Bảng 1.2 Đặc trưng của mẫu khảo sát 2 10
Bảng 3.1 Số lượng thông điệp đã đăng tải trên các phương tiện truyền thông
về hoạt động của Quốc hội 76
Bảng 3.2 Số bài đăng về Quốc hội từ tháng 9 đến tháng 12 trên báo Nhân Dân
(phụ lục) 77
Bảng 3.3 Số bài đăng về Quốc hội của Báo Tuổi trẻ (phụ lục) 78
Bảng 3.4 Những thông tin đăng tải trước trong và sau Kỳ họp X Quốc hội
khóa 13 (phụ lục) 79
Bảng 3.5 Các bài báo loại tin, cụm tin, phóng sự, bình luận, phỏng vấn được
đăng tải trước trong và sau Kỳ họp 3 Quốc hội Khóa 14 một tháng(phụ lục) 80
Bảng 3.6 Thời gian đăng tải thông điệp trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa
Bảng 3.10 Đánh giá mức ý nghĩa của các thông điệp đã đăng tải trên TTĐC
về 4 loại hoạt động căn bản của Quốc hội (phụ lục) 87
Trang 3Bảng 3.12 Đánh giá mức ý nghĩa của việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (phụ lục) 89
Bảng 3.13 Đánh giá mức độ cần thiết của truyền thông định hướng các hoạt động lập pháp của Quốc hội (%) (phụ lục) 93
Bảng 3.14: Mức độ cần thiết của truyền thông đối với các giai đoạn của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội (%) (phụ lục) 96
Bảng 3.15: Định hướng dư luận về việc Ra quyết định về các vấn đề quan trọng của Đất nước (%) (phụ lục) 99
Bảng 3.16 Đánh giá của nhà báo về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri (phụ lục) 101
Bảng 4.1 Mức độ quan tâm của người dân về các phiên họp của Quốc hội 106 Bảng 4.2 Người dân Hà Nội đọc báo (phụ lục) 107
Bảng 4.3 Người dân Hà Nội xem truyền hình (phụ lục) 109
Bảng 4.4 Tương quan địa bàn về mức độ xem kênh VTV1 (phụ lục) 109
Bảng 4.5 Mức độ người dân Hà Nội nghe đài % (phụ lục) 110
Bảng 4.6 Tương quan nghề nghiệp với mức độ nghe Đài Tiếng nói Việt Nam (phụ lục) 111
Bảng 4.7 Ý kiến của người dân về định hướng dư luận xã hội về các vấn đề của Quốc hội trong các tờ báo (%) (phụ lục) 111
Trang 4Quốc hội trong các tờ báo (phụ lục) 112
Bảng 4.9 Tương quan nghề nghiệp và mức độ quan tâm của người dân về việc
công khai thông tin (phụ lục) 113
Bảng 4.10 Mức độ quan tâm hoạt động lập pháp của Quốc hội (phụ lục) 115
Bảng 4.11 Mức độ quan tâm của người dân về hoạt động lập pháp 116
của Quốc hội theo tương quan nghề nghiệp (phụ lục) 116
Bảng 4.12 Ý kiến của người dân về việc chỉnh sửa các luật đã được ban hành
(phụ lục) 121
Bảng 4.13 Ý kiến của người dân đối với việc chỉnh sửa các luật đã được .121
ban hành theo tương quan nghề nghiệp (phụ lục) 121
Bảng 4.14 Ý kiến của người dân về quá trình thông qua các luật (phụ lục) 123
Bảng 4.15 Ý kiến của người dân về quá trình thông qua các luật theo tương
quan nghề nghiệp (phụ lục) 123
Bảng 4.16 Ý kiến của người dân về quá trình tổ chức thực hiện các luật đã
được thông qua (phụ lục) 124
Bảng 4.17 Tương quan nghề nghiệp về ý kiến của người dân về quá trình tổ
chức thực hiện các luật đã được thông qua (phụ lục) 124
Bảng 4.18 Ý kiến của người dân về việc giám sát hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) 126
Trang 5động của Quốc hội (phụ lục) 126
Bảng 4.20 Ý kiến của người dân về vai trò của các hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) 127
Bảng 4.21 Ý kiến của người dân về những vấn đề cần đạt được trong các
phiên họp chất vấn của Quốc hội (phụ lục) 128
Bảng 4.22 Ý kiến của người dân về các tin tức trên PTTTĐC về các phiên
họp của Quốc hội theo nhóm tuổi (phụ lục) 129
Bảng 4.23 Tin tức trên PTTĐC để cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) 130
Bảng 4.24 Ý kiến của người dân về hoạt động giám sát của Quốc hội (phụ
lục) 131
Bảng 4.25 Tin tức trên PTTTĐC giúp người dân biết thái độ của đại biểu
Quốc hội đối với các vấn đề cử tri quan tâm (phụ lục) 132
Bảng 4.26 Ý kiến của người dân về hoạt động quyết định các vấn đề quan
trọng của Quốc hội (phụ lục) 134
Bảng 4.27 Đánh giá của người dân về vai trò của Quốc hội trong việc 134
quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước (phụ lục) 134
Bảng 4.28 Tương quan nghề nghiệp với đánh giá của người dân về vai trò của
Quốc hội trong việc quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước(phụ lục) 135
Bảng 4.29 Ý kiến của người dân về hoạt động Quốc hội với cử tri (phụ lục) 136
Trang 6hội sau các kỳ họp diễn ra theo tương quan nhóm tuổi (phụ lục) 137
Bảng 4.31 Tương quan nghề nghiệp với ý kiến của người dân về việc cử tri
tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau các kỳ họp (phụ lục) 137
Bảng 5.1 Biện pháp tăng cường hiệu quả các kênh truyền thông đại chúng về
hoạt động của Quốc hội (%) 142
Bảng 5.3 Đánh giá của người dân về việc cung cấp thông tin tạo nên dư luận
xã hội về kỳ họp X, Quốc hội Khóa 13 so với Khóa trước (phụ lục).144
Bảng 5.4 Tương quan giữa địa bàn và đánh giá của người trả lời về việc cung
cấp thông tin tạo nên dư luận xã hội của kỳ họp X Khóa 13 so với các
kỳ họp trước (%) (phụ lục) 144
Bảng 5.6 Các đề xuất tăng cường hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công
chúng (%) (phụ lục) 150
Trang 7Mở đầu 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 13
1.1.Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng 13
1.2.Những công trình nghiên cứu về dư luận xã hội 23
1.3.Những công trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam 39
1.4.Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ 47
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 52
1.1.Một số khái niệm công cụ 52
1.2 Các mô hình và lí thuyết truyền thông 58
1.3 Một số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội 66
1.4 Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội 69
1.5 Quan điểm của Đảng ta về báo chí 70
Chương 2: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 74
2.1.Thực trạng truyền thông đại chúng đối với hoạt động Quốc hội 74
2.2.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội 90 2.3.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội 94
2.4.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội 98
2.5.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri 100
Trang 83.1.Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội 1063.2.Thực trạng DLXH về hoạt động lập pháp của Quốc hội 1143.3.Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động giám sát của Quốc hội 1253.4.Dư luận xã hội về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng củaĐất nước 1323.5.Dư luận xã hội về mối liên hệ giữa quốc hội với cử tri 135
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 141
4.1 Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kênh truyền thông 1414.2 Tăng cường tính công khai, tính phản hồi trong thảo luận các dự ánluật và hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công chúng 1474.3 Xây dựng chiến lược truyền thông của Quốc hội 1514.4 Đổi mới công tác tổ chức, nâng cao kỹ năng truyền thông củaQuốc hội 1624.5 Nâng cao hiệu quả pháp lý về quyền báo chí tiếp cận thông tin 172
KẾT LUẬN 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 199 PHỤ LỤC 202
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Trong những năm gần đây, hoạtđộng của Quốc hội ngày càng giành được sự quan tâm to lớn của đông đảonhân dân cả nước Sự quan tâm đó được thể hiện qua sự chú ý của DLXH vềphiên họp báo của Quốc hội, về các phiên họp thường kỳ tại các kỳ họp Quốchội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, cũng như số lượng lớn các bài viếttrên báo in, báo mạng điện tử, hay chủ đề thời sự cập nhật được tương tácgiữa cử tri với các ĐB Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội
Sự bùng nổ nhanh chóng của số lượng các cơ quan báo chí theo dõi vàtruyền thông về các hoạt động Quốc hội là cơ sở quan trọng để hình thành vàđịnh hướng dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội Năm 2003, trên cơ sởphê duyệt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về tở trình số 236/CNVPcủa Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, với số lượng các cơ quan báo chí đượcphê duyệt ban đầu chỉ khoảng 20 Đến nay số lượng các cơ quan báo chí đượctham dự đưa tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng lênhơn 60 Sự nhận thức của Quốc hội về vai trò của TTĐC đối với các hoạtđộng Quốc hội trong giai đoạn đa dạng thông tin và hội nhập toàn cầu đã giúpQuốc hội từ các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội và hoạt độnggiải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban Quốc hội, ngày càng được côngkhai hóa tới đông đảo công chúng thông qua các phương tiện TTĐC Thôngtin về các Kỳ họp của Quốc hội được đăng tải trên các phương tiện TTĐC,ngày càng phong phú về mặt thể loại báo chí, với nhiều bài viết bình luậnmang tính định hướng, gợi mở sâu sắc, mà các tác giả có thể là đại biểu Quốchội, các chuyên gia về chính sách, pháp luật Những bài viết phóng sự đã gầngũi hơn với người dân khi thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhândân, của các Hiệp hội do các phóng viên chuyên trách theo dõi mảng Quốc
Trang 11hội thông tin kịp thời trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội Việc quan tâmtheo dõi của người dân đến các hoạt động, các kỳ họp của Quốc hội ngàycàng phổ biến và sâu sắc như câu nói của một cử tri “Quốc hội họp bao nhiêungày, cử tri chúng tôi họp bấy nhiêu ngày” Đây là kết quả của việc mở rộngcác loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như cơ hội tác nghiệpbáo chí đối với hoạt động Quốc hội
Chính trị học hiện đại đề cao việc nắm bắt, phân tích và nghiên cứu dưluận xã hội, bởi sự tác động, ảnh hưởng ngược trở lại rất nhạy bén của dư luận
xã hội tới cấu trúc xã hội nói chung và các hoạt động của Quốc hội nói riêng
Do dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở những quan điểm đánh giá trước các
sự kiện, hiện tượng thời sự cấp bách, mà dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần thực tế; với các chức năng khuyên bảo, giáo dục, kiểm soát xã hội của mình
-để điều hòa lại các quan hệ xã hội Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội,thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động cơbản của Quốc hội như: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và quyết địnhcác vấn đề quan trọng
Từ phương diện nhận thức DLXH là một cấu trúc tinh thần - thực tế, thìviệc phân tích tác động ngược lại của DLXH tới hoạt động lập pháp của Quốchội là có ý nghĩa thực tiễn lớn trong thời điểm hiện nay Do đặc tính cơ bảncủa pháp luật là điều hòa các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước
và được chia sẻ bởi các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội Hoạt động lậppháp của Quốc hội những năm qua được coi là hoạt động sáng tạo trí tuệ tậpthể Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều dự thảo vănbản pháp luật đã được phổ biến tới toàn dân, để nhân dân cùng thảo luận vàgóp ý tới các văn bản pháp luật Đến khi trình Quốc hội, các văn bản này lạiđược các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết Khi nghiên cứu chứcnăng đánh giá, khuyên bảo của dư luận xã hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọngđến vấn đề lợi ích, lợi ích chung và tính thẩm quyền của đối tượng nghiên cứu
mà khoa học pháp luật và xã hội học về dư luận xã hội đều rất coi trọng Bên
Trang 12cạnh phân tích số liệu định lượng để làm rõ quy mô của sự đánh giá, cần phântích định tính, phỏng vấn các chuyên gia để thấy được chiều sâu và tính kháchquan của sự đánh giá dư luận xã hội.
DLXH còn ảnh hưởng tới cả hoạt động giám sát và quyết định các vấn
đề quan trọng của Quốc hội, bằng việc thông qua Ban Dân nguyện của Quốchội trong việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị gián tiếp của cử tri về cácvấn đề như sau: giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, đạo đức tư tưởng cán bộ, xử
lý các vụ việc liên quan đến hiệu quả đầu tư công kém, thất thoát tài sản côngtrong xây dựng cơ bản… DLXH cũng ảnh hưởng tới các đại biểu Quốc hộitrong dịp tiếp xúc trực tiếp giữa cử tri với các đại biểu Quốc hội trước và saucác kỳ họp Quốc hội
Mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH là mối quan hệ biện chứng Đó làmối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau,cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại Với truyền thông đại chúng,thông tin từ hệ thống này được truyền tới số đông công chúng một cách nhanhchóng (có khi đồng thời với sự kiện, hiện tượng), đều đặn và gián tiếp Sự tácđộng của các nhóm công chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúnghết sức khác nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, vềcác nhân tố tâm lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiệntruyền thông đại chúng Các phương tiện truyền thông luôn cố gắng đáp ứngnhững nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, cập nhật, cụ thể của công chúng,nhưng ngược lại công chúng cũng đặt ra các yêu cầu đổi mới về nội dung vàhình thức đối với hoạt động của hệ thống này
Hướng nghiên cứu các vấn đề xã hội chính trị dưới góc độ các khoa họcliên ngành đang phát huy tính khoa học và thuyết phục trong thế giới hiện đạingày nay Việc đề tài chọn nội dung giải quyết có hướng nghiên cứu quan hệtay ba giữa truyền thông đại chúng, DLXH, hoạt động Quốc hội được coi là
cố gắng của tác giả bước đầu trong vấn đề giải quyết một số vấn đề nghiêncứu cơ bản của báo chí học, của xã hội học truyền thông đại chúng và xã hội
Trang 13học chính trị, trong bối cảnh Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu về vấn đềnày Thực tế cho thấy mọi hoạt động Quốc hội chỉ thông qua truyền thông đạichúng mới có thể lan tỏa và định hướng được dư luận xã hội một cách nhanhchóng và mạnh mẽ về các hoạt động của mình Nhưng đồng thời dư luận xãhội cũng thông qua truyền thông đại chúng để tác động lên đại biểu Quốc hội
và các hoạt động Quốc hội
Với tất cả các lý do nêu trên thúc đẩy tác giả quyết định chọn đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là: Truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội về hoạt động Quốc hội
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.1Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu liên ngành có tính hệ thống,quy mô, toàn diện giữa chính trị học, báo chí học, xã hội học; cụ thể là về mốiquan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động của Quốchội Luận án có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận báo chí ViệtNam, do đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu vàgiảng dạy ở cơ sở đào tạo truyền thông và DLXH
Luận án cũng đưa ra gợi ý về bố cục và cơ sở chung cho các nhà khoahọc nghiên cứu về TTĐC và DLXH bằng phương pháp tiếp cận liên ngành
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là cơ
sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực chuyên trách về hoạt độngcủa Quốc hội tham khảo để hoạch định kế hoạch sản xuất và phát triển của cơquan báo chí truyền thông khi đề cập đến các hoạt động của Quốc hội, mà còngiúp mỗi nhà báo chuyên trách, mỗi người quản lý báo chí trong các chiến dịchtruyền thông với các mục đích cụ thể
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận,khảo sát, đánh giá thực trạng và sự ảnh hưởng dư luận xã hội tới hoạt động
Trang 14Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng Trên cơ sở đó, luận án đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng và dưluận xã hội về hoạt động Quốc hội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về truyền thông, dư luận xã hội,hoạt động Quốc hội và mối quan hệ giữa chúng
- Làm rõ sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với ĐB Quốc hội
- Phân tích thực trạng của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội vềhoạt động Quốc hội
-Làm rõ tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và DLXH đối vớihoạt động của Quốc hội
-Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đạichúng về hoạt động Quốc hội trong thời gian tới
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội về hoạt động Quốc hội
- Khách thể nghiên cứu: Bao gồm công chúng (cử tri thủ đô Hà Nội), các
nhà báo, các vị cựu đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thủ đô Hà Nội
Thời gian: Kỳ họp Quốc hội năm 2016 -2017
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Do một số hạn chế về điều kiện vật chất, khả năng nghiên cứu, luận ánchỉ tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Trong các hoạt động Quốc hội, thì kỳ họp Quốc hội là một hình thứchoạt động cơ bản của Quốc hội Chính trong kỳ họp Quốc hội này, quyền lựcQuốc hội mới được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất Bởi các hình thức hoạtđộng khác như các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, các đoàn đại biểu, các tổ đạibiểu chỉ là hình thức trợ giúp cho Quốc hội trên kỳ họp Quốc hội thực hiệnđược chính xác nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Vì vậy luận án tập trung
Trang 15phân tích vào các hoạt động trong kỳ họp Quốc hội, diễn ra năm 2 lần, vớithời gian họp của mỗi kỳ họp khoảng 25-30 ngày họp
- Căn cứ theo ba chức năng chính của Quốc hội là lập pháp, giám sát,quyết định các vấn đề quan trọng [11, tr 37], luận án khu trú vào bốn nhómhoạt động chính: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếpxúc cử tri Trong đó khảo sát ba giai đoạn chính yếu đối với các hoạt động lậppháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng là: dự thảo, thảo luận vàthông qua văn bản pháp luật Với hoạt động tiếp xúc cử tri chú ý đến hai giaiđoạn trước và sau kỳ họp Quốc hội
- Truyền thông đại chúng trong luận án được giới hạn là báo chí với 4loại hình phương tiện chính: báo truyền hình, báo phát thanh, báo in, báomạng điện tử
- Truyền thông đại chúng về các hoạt động Quốc hội: lập pháp, giámsát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri Thời gian khảo sát chiathành hai đợt Đợt 1 khảo sát trên đối tượng công chúng; đợt hai khảo sát trênđối tượng là các nhà báo
- Luận án chỉ nghiên cứu thực trạng truyền thông đại chúng và dư luận
xã hội về các hoạt động Quốc hội sau: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn
đề quan trọng, tiếp xúc cử tri
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
1 Truyền thông đại chúng đã cung cấp đầy đủ thông tin nhằm địnhhướng dư luận xã hội về các hoạt động của Quốc hội như lập pháp, giám sát,quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri như thế nào?
2 Dư luận xã hội đánh giá như thế nào về các hoạt động: lập pháp,giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri của Quốc hội?
3 Những vấn đề gì đặt ra đối với truyền thông đại chúng và dư luận xãhội về hoạt động Quốc hội và những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quảhoạt động của Quốc hội?
Trang 165.2 Giả thuyết nghiên cứu
1 Các thông điệp trên 4 loại hình báo chí/ phương tiện truyền thông đạichúng (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) có vai trò quantrọng trong định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội (lập pháp, giámsát, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của đại biểuQuốc hội)
2 Dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội được hình thành, biến đổithông qua tác động của truyền thông đại chúng và ảnh hưởng lại tới hoạt độngQuốc hội thông qua truyền thông đại chúng
3 Thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa về mặt hiệu quả của truyềnthông đại chúng về hoạt động của Quốc hội trong mối quan hệ mật thiết vớiđịnh hướng dư luận xã hội
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính
- Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn bao gồmsách, báo, các luận án tiến sỹ, các tạp chí khoa học
- Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (contentanalysis) để phân tích các số báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Đại biểu nhândân trong vòng 3 tháng trước, trong và sau kỳ họp 2 Quốc hội Khóa 13 (năm2016)
- Luận án đã phỏng vấn sâu 6 chuyên gia nguyên là đại biểu và cán bộcao cấp của Quốc hội Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấnsâu các trường hợp sau: các chuyên gia nghiên cứu về lập pháp, các đại biểuQuốc hội chuyên trách, Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, Phó Đoàn đạibiểu Quốc hội Ngoài ra, luận án phỏng vấn sâu 6 lãnh đạo các cơ quan báochí như Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các trưởngban biên tập thời sự của các báo: Hà Nội mới, An ninh thủ đô, các trưởng banbáo mạng điện tử: Vietnamnet, Dân trí
Trang 176.2 Các phương pháp định lượng
- Chọn mẫu nghiên cứu thứ nhất
Thực hiện nghiên cứu định lượng tại Hà Nội với dung lượng mẫu
Dân số mỗi khu vực theo niên gián, thống kê Hà Nội 2014 như sau:Hoàn Kiếm: 157700 người, Cầu Giấy: 256300 người, Sóc Sơn 323100 người.Như vậy tổng dân số của 3 khu vực điều tra là: 737100 người
Tác giả sử dụng công thức tính mẫu nghiên cứu như sau:
n= N t2x pq
N ε2+t2x pq
Trong luận án, tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau:
Yêu cầu độ tin cậy là 95,0% (hệ số tin cậy t = 95%) [Tra trong bảng giátrị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm φ (t) của Lia pu nốp thì giá trịt=1,96
Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 5% (ε=0,05)
Với giả định tỷ lệ người dân quan tâm dến phương tiện truyền thôngđại chúng về dư luận của Quốc hội là 50% và không quan tâm là 50% Dop+q=1, do đó, tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 =>p.q=0,25
Thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n)
N = N t2x pq
N ε2+t2x pq = 737100 x 1,962x 0,25
737100 x 0,052+1,962x 0,25= 384 ngườiNhư vậy, luận án sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 384 người để khảosát cho toàn bộ 3 khu vực lựa chọn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổ
Trang 18chức khảo sát với dung lượng mẫu là 445 để có thể thu thập được thông tinchính xác.
Bảng 1.1 Đặc trưng của mẫu khảo sát 1
(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án)
Chọn mẫu nghiên cứu thứ hai theo nguyên tắc mẫu tổng thể Danh sáchgồm tất cả các nhà báo chuyên trách hoạt động Quốc hội đang hoạt động trêncác phương tiện báo viết, báo hình, báo nói và báo mạng ở các cơ quan TTĐC
Trang 19cấp trung ương Số lượng những người tham gia trả lời bảng hỏi là 233 ngườichuyên trách về hoạt động Quốc hội Trong đó có 180 phóng viên chuyêntrách về hoạt động của Quốc hội; 53 biên tập viên chuyên trách về hoạt độngcủa Quốc hội công tác tại Nam bộ: Đài VOV Cần Thơ, Báo pháp luật TP HồChí Minh.
Bảng 1.2 Đặc trưng của mẫu khảo sát 2
Thâm niên nghề nghiệp 233
- Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi
Trang 20Để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi, các câu hỏi được cấu trúc và có nộidung phù hợp với mục đích của người nghiên cứu, kết quả của các biến khônggây ra hiện tượng cộng tuyến lẫn nhau, nghiên cứu sinh đã thực hiện thủ tụckiểm định độ tin cậy của bảng hỏi Trong đó hệ số Cronback’s Alpha phải đảmbảo 0,65 < = α < = 0,95 mới được sử dụng
Các tương quan được sử dụng trong luận án này đều đảm bảo độ tincậy P < 0,05 trong phép kiểm định Khi bình phương (Chi- Square Test), tức làgiữa các biến số có tương quan, có ý nghĩa thống kê
7 Khung phân tích
Luận án sử dụng khung phân tích dưới đây để phân tích mối quan
hệ giữa các nhân tố Hoạt động Quốc hội , truyền thông đại chúng và dưluận xã hội
8 Đóng góp mới của luận án
NCS đã làm rõ vai trò của các lý thuyết truyền thông và dư luận xã hộitrong nghiên cứu hoạt động Quốc hội ở Việt Nam hiện nay
Bằng số liệu điều tra xã hội học, NCS đã chỉ ra thực trạng của truyềnthông đại chúng và dư luận xã hội đối với hoạt động Quốc hội của kỳ họpQuốc hội năm 2016
Trang 21NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐC vàDLXH về hoạt động Quốc hội.
9 Bố cục của luận án
Ngoài phần: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danhmục các công trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo vàPhụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, Quốchội Việt Nam
Chương II Truyền thông về hoạt động Quốc hội
Chương III Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Chương IV Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thôngđại chúng trong việc định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội ViệtNam
Trang 22TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng
Theo tác giả Stanley J Baran, Dennis K Davis trong công trình MassCommunication Theory – Foudation, Ferment and Future (2003), về lý thuyếttruyền thông, có thể tổng kết ba vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, những loại hình truyền thông mới đem đến tiềm năng cũngnhư những mối đe dọa nào đối với các loại hình truyền thông cũ nói riêng vàtoàn bộ xã hội nói chung? Câu hỏi này đã bắt đầu đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khiphát thanh bắt đầu tham gia vào việc tuyên truyền cho Thế chiến thứ nhất.Tiếp đó nó vẫn là câu hỏi nghiên cứu quan trọng khi truyền hình ra đời Đếnthời điểm này, câu hỏi về ảnh hưởng của truyền hình đối với văn hóa vẫn làvấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Gần đây nhất, sự ra đời vàphát triểu của mạng internet lại khiến giới nghiên cứu truyền thông suy nghĩ
về tính tác động của nó tới mỗi cá nhân cũng như toàn nhân loại
Thứ hai, đâu là cơ chế thích hợp để quản lý và điều tiết tốt nhất côngnghệ truyền thông sao cho phát huy tiềm năng và giảm thiểu những đe dọacủa nó?
Thứ ba, làm sao để truyền thông phục vụ cho một xã hội dân chủ và đadạng văn hóa?
Trang 23Trong công trình Lịch sử nghiên cứu truyền thông, (A history ofcommunication study), nhà nghiên cứu truyền thông người Mỹ EverettM.Rogers – đã chỉ ra 3 học thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu truyền thông
là thuyết tiến hóa, thuyết phân tâm học và học thuyết Marx Tác giả cũngnhấn mạnh: Nghiên cứu truyền thông trở thành một môn khoa học thực thụvới những đóng góp của nhà nghiên cứu Wilbur Shcramn (Mỹ) vào thập kỷ
80 của thế kỷ trước
Lịch sử nghiên cứu truyền thông thường được chia ra làm 4 giai đoạn:Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ 20 đến cuối thập kỷ 30 của thế kỷnày): với quan điểm chủ đạo là truyền thông có sức tác động thần kỳ trực tiếptới mọi cá nhân đơn lẻ với sự lên ngôi của thuyết “mũi kim tiêm” Các nhà Xãhội học ở thời kỳ này còn cho rằng những thông điệp của các phương tiệntruyền thông được “chích” vào công chúng như chích một mũi thuốc, đâyđược gọi là mô hình mũi kim tiêm trong truyền thông đại chúng Trường pháiphê phán Frankfurt (Frankfurt critical school) gồm nhiều học giả người Đứcvào thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước được coi là tiêu biểu cho giai đoạn nàykhi họ đưa ra những cảnh báo khá bi quan về tác động tiêu cực của truyềnthông đại chúng đối với công dân Mỹ
Giai đoạn thứ hai (từ thập kỷ 40 đến thập kỷ 60) của thế kỷ 20: vớiquan niệm chủ đạo về sự hạn chế của tính hiệu quả truyền thông (limitedeffect paradigm), trong đó truyền thông không còn quyền lực vạn năng mà chỉ
có tác dụng củng cố thêm những xu hướng có sẵn Nếu như giai đoạn trướcngười ta nói đến truyền thông đại chúng như một mũi kim “chích” vào côngchúng hay có tác động trực tiếp thì giai đoạn này nhà nghiên cứu đã bắt đầunói tới những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian Tiêu biểucho xu thế nghiên cứu truyền thông giai đoạn này, là chiến dịch nghiên cứukhảo sát mức độ ảnh hưởng của chiến dịch bầu cử đối với quyết định bỏ phiếucủa công chúng do nhà nghiên cứu P.Lazarsfeld đứng đầu nhóm nghiên cứu
Trang 24Kết quả khảo sát cho thấy: mức độ ảnh hưởng, sức thuyết phục của chiến dịchbầu cử là rất hạn chế, ít có khả năng làm thay đổi quyết định cử tri Khi điphân tích ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các nhà xã hội học như:Lazarsfed, Bernard Berelson và Hazel Gaude, Robert Merton… đã chú ý nhấnmạnh đến vai trò của các nhóm xã hội (bạn bè, gia đình, hàng xóm,…) hayđược gọi là “opinion leaders” với ý nghĩa rằng: các thông điệp của cácphương tiện truyền thông đại chúng thường được “lọc” qua những kênh đó rồimới đi tới cá nhân và phác họa giả thuyết về mô hình truyền thông hai bậc(two – step flow of communication).
Giai đoạn thứ ba (từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước tới khoảng 1995):Xuất hiện thêm nhiều hướng nghiên cứu mới, đa dạng về phương pháp nghiêncứu như: hướng nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà từ đó đã xuất hiện nhiềuhướng nghiên cứu phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải (interpreativetheory); bên cạnh hướng nghiên cứu cũ là nghiên cứu công chúng và nghiên cứutác động truyền thông đại chúng Trong những thập kỷ 60,70 của thế kỷ XX, sau
sự “thống trị” của thuyết hiệu quả hạn chế, câu hỏi về quyền lực của truyềnthông một lần nữa đặt ra Đặc biệt những nhà nghiên cứu Châu Âu bắt đầu nghingờ về giá trị của phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc tạo lập lýthuyết Điều này dẫn đến sự ra đời lý thuyết phê phán văn hóa của các nhànghiên cứu Anh vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước (British cultural studies hay còngọi là Trường phái Birmingham), nhấn mạnh vào sự tiếp nhận của công chúng,trong đó giả định “công chúng bị động” của những nghiên cứu Mỹ trước đó làkhông chính xác Nổi bật là những học giả như: Stuart Hall, RaymondWilliam… Trào lưu này lan sang nước Mỹ vào những thập kỷ 70, 80 của thế kỷtrước và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ [132]
Thập kỷ 80 cũng gắn với sự phát triển của lý thuyết “không gian côngcộng (public sphere) do nhà nghiên cứu người Đức Jurgen Habermas khởixướng Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả của truyền
Trang 25thông đại chúng mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra là việc công chúng nhớđược nội dung thông điệp Đồng thời, những xu hướng nghiên cứu mới nhưnghiên cứu ký hiệu học truyền thông (communication semiotics), tri tạotruyền thông (media literacy) xuất hiện cùng với sự bùng nổ công nghệ truyềnthông mới Những xu hướng nghiên cứu mới này nhấn mạnh sự tự do tronglựa chọn thông điệp, và cách vận dụng thông điệp thành trải nghiệm với ýnghĩa riêng cho bản thân họ.
Giai đoạn sau (cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhữngnăm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI): đã đem đến cho truyền thông đạichúng những khái niệm mới “truyền thông đa phương tiện” với việc ra đờiloại hình truyền thông mới là báo mạng điện tử, tích hợp trong nó đầy đủnhững kỹ thuật của các phương tiện truyền thông đại chúng trước đây Vàchính giai đoạn này cũng chứng minh tính đa chiều trong tương tác giữatruyền thông đại chúng và công chúng
Các phương pháp nghiên cứu định tính khác: Nghiên cứu dân tộc học:nghiên cứu cách thức tiếp nhận; nghiên cứu văn hóa; nghiên cứu văn bản [124]
1.1.2 Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta trước hết diễn ra ởnhững trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu báo chí – truyền thông và một số
cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn Nhin tổng thể, có thể thấy, các côngtrình nghiên cứu tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính như: hướng nghiêncứu về truyền thông và truyền thông đại chúng, hướng nghiên cứu về những vấn
đề về nghề nghiệp truyền thông, hướng nghiên cứu về những vấn đề về mốiquan hệ giữa truyền thông đại chúng và xã hội
Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về truyền thông, truyền thông đại chúng Hướng nghiên cứu này ở Việt Nam gắn liền với một số nhà khoa họctiêu biểu như: Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, Đặng ThịThư Hương, Nguyễn Trí Nhiệm, Lưu Hồng Minh
Trang 26Các công trình nổi bật của Tạ Ngọc Tấn như: “Hồ Chí Minh về vấn đềbáo chí” (NXB Chính trị, 1995); “Truyền thông đại chúng” (NXB Chính trịquốc gia Hà Nội, 2001) Công trình “Truyền thông đại chúng” của Tạ NgọcTấn [93], đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản, có hệ thống vềcác phương tiện truyền thông đại chúng Qua đó tác giả đưa ra các nguyêntắc, phương pháp chính nhằm điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh củatừng loại hình phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước
Công trình “Báo chí truyền thông, những vấn đề đương đại” củaNguyễn Trí Nhiệm [76] đã được các tác giả phân tích việc phát triển ngàycàng nhiều các loại hình báo chí mới như báo mạng điện, mạng xã hội, cácchương trình truyền hình thực tế đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức tronghoạt động báo chí, trong đó nhấn mạnh việc giữ vững phẩm chất nghề nghiệpvào đạo đức, văn hóa, chính trị của người làm báo Công trình gồm 29 bàiviết, bàn về các vấn đề như: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ luậtpháp báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay; vai trò của báo chí trong việc cungcấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, báo chí trong kỷ nguyên diđộng số
Công trình “Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý” củaNguyễn Đức Lợi (chủ biên) và Lưu Văn An [55] đã nhấn mạnh vai trò báochí cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế củanước ta đang chuyển sang giai đoạn đổi mới toàn diện, đồng bộ tất cả các lĩnhvực, nhất là kinh tế chính trị Công trình đề cập những thành tựu rất đáng ghinhận trong gần một thập kỷ qua của truyền thông báo chí nước nhà như họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đã đấu tranhhiệu quả chống các quan điểm sai trái, âm mưu“diễn biến hòa bình” của cácthế lực thù địch Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế như:một số cơ quan báo chí chưa chú trọng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa kịp cung cấp thông tin cho
Trang 27các cơ quan lãnh đạo quản lý hoặc thiếu thông tin thiếu chính xác; việc thựchiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cá nhân lãnhđạo quản lý còn nhiều bất cập, việc phản ánh dư luận về các vấn đề trong đờisống xã hội còn mang tính một chiều, chủ yếu mang tính tiêu cực, ít có giá trịtham khảo trong xây dựng, điều chỉnh chính sách Đặc biệt công tác chỉ đạo,quản lý truyền thông báo chí đôi lúc còn chưa chủ động, chưa theo kịp tínhthời sự của sự việc, nhất là bối cảnh mạng xã hội phát triển như hiện nay Cáctác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông báo chí,định hướng truyền thông báo chí không chỉ phục vụ mà còn phải tăng cườngkiểm tra giám sát hoạt động công tác lãnh đạo báo chí.
Công trình “Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của NguyễnVăn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng [23], đã làm rõ các khái niệmtruyền thông, hoạt động truyền thông từ các cấp độ từ truyền thông nội cánhân đến truyền thông liên cá nhân, chu trình truyền thông Và một số lýthuyết truyền thông trực tiếp quan trọng như: lý thuyết thâm nhập xã hội, lýthuyết giảm bớt sự không chắc chắn, lý thuyết truyền thông nhằm vào sựthuyết phục
Công trình “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” củaLưu Hồng Minh [63], tuyển tập những bài viết nghiên cứu truyền thông củakhoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Công trình chia thành 3chương theo các hướng nghiên cứu chính: những vấn đề chung, tiếp cậntruyền thông đại chúng, công chúng, nhu cầu tiếp cận và hiệu quả truyềnthông đại chúng Các tác giả đã giúp độc giả nhận diện các nhân tố làm nên sựthay đổi của truyền thông đại chúng hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa,đến năng lực tiếp cận truyền thông của người dân Việt Nam ở một số khu vựctrong nước, và tác động của các chương trình cụ thể riêng biệt đến nhận thứccủa người dân về các vấn đề nghiên cứu
Trang 28Nhóm thứ hai, những nghiên cứu về những vấn đề nghề nghiệptruyền thông
Hướng nghiên cứu này ở Việt Nam gắn liền với một số nhà khoa họctiêu biểu như: Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Thành Lợi, Đỗ Chí Nghĩa,Nguyễn Ngọc Oanh, Vũ Quang Hào, Hoàng Anh, Hà Minh Đức
Các công trình nổi bật của Nguyễn Thị Trường Giang như: “Tổ chứcdiễn đàn trên báo mạng điện tử” (NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014),
“Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” (NXB Chính trị - Hành chính,2011), “Báo chí và truyền thông đa phương tiện” (NXB ĐHQG Hà nội,2017), “100 bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà báo trên thế giới” (NXBChính trị Quốc gia, 2014), “Đạo đức nghề nghiệp nhà báo” (NXB Chính trị-Hành chính, 2011), “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” (NXB Chính trịQuốc gia, 2014) Công trình “Báo chí và truyền thông đa phương tiện”củaNguyễn Thị Trường Giang [34], nhấn mạnh sự thay đổi của trật tự các loạihình báo chí và truyền thông, trong đó sự ra đời của loại hình báo chí đaphương tiện đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền và tiếp nhận thôngtin Báo chí đa phương tiện ứng dụng kỹ thuật số để truyền tải thông tin đếncông chúng thông qua video, audio, hình ảnh động, đồ họa Hội tụ truyềnthông và đa phương tiện đã đặt ra một dấu mốc quan trọng trong sự vận động
và phát triển của báo chí và truyền thông hiện đại Ở môi trường truyền thônghiện đại đó, mỗi nhà báo không thể chỉ hoạt động đơn lẻ ở một loại hình riêngbiệt, mà có thể cùng lúc tác nghiệp ở nhiều loại hình khác nhau
Các công trình nổi bật của Đỗ Chí Nghĩa như: “Nhà báo và sáng tạobáo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB Thông tin và Truyền thông,2014), “Báo chí và mạng xã hội” (NXB Lý luận chính trị, 2014) Công trình
“Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đỗ Chí Nghĩa[79] đã tập trung vào hai nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báochí là nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Công trình đã phác thảo sơ
Trang 29lược sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh trên những nét lớn: nhà báo tầm vócquốc tế và người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam Việc khảo sát vàxác lập một hệ thống những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nhà nhàbáo và phương pháp sáng tạo báo chí cũng đã được công trình thực hiện mộtcách công phu Công trình một mặt giúp những người làm báo, những ngườinghiên cứu có thểm cơ sở cảm nhận tầm vóc báo chí của Hồ Chí Minh, mặtkhác, cung cấp hệ thống những quan điểm báo chí của Bác, làm cơ sở xâydựng chiến lược báo chí trong tình hình mới.
Các công trình nổi bật của Nguyễn Thành Lợi như: Công trình “Thôngtấn báo chí- Lý thuyết và kỹ năng” của Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thành Lợi(NXB Thông tin và Truyền thông, 2014,) Công trình "Tác nghiệp báo chítrong môi trường truyền thông hiện đại" (NXB Thông tin và Truyền thông,2014) Công trình "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiệnđại" của Nguyễn Thành Lợi [54], cung cấp những nét khái quát nhất về cácvấn đề đang được nghiên cứu trên thế giới trong những năm qua như: truyềnthông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ,đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với "nhà báo đanăng" trong môi trường hội tụ truyền thông Tác giả đã giới thiệu những kỹnăng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, như cách viết trực tiếp, ngắn gọn,
dễ hiểu, được minh họa sinh động thông qua các ví dụ thực tế của các hãngtruyền thông nổi tiếng trên thế giới Bên cạnh đó tác giả đã làm rõ cách thứcxây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng
đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại
Cuốn “Báo chí và Dư luận xã hội” của Nguyễn Văn Dững, đã quan sáthiện tượng báo chí học, hiện tượng dư luận xã hội cũng như mối quan hệ giữabáo chí và dư luận xã hội từ quan điểm hệ thống, trong đó báo chí được coi làmột thành viên của hệ thống xã hội trong tổng thể, tồn tại và chịu tác động, chiphối, ràng buộc trong cả hệ thống xã hội, cũng như các mối quan hệ khác trong
Trang 30tiểu hệ thống xã hội đó Trong các mối quan hệ đó, báo chí và dư luận có mốiquan hệ biện chứng chặt chẽ, ở mỗi góc độ tiếp cận, mỗi mục đích khác nhaunhư chính trị học, xã hội học, văn hóa, xã hội thì vẫn là đối tượng được quantâm đặc biệt Tác giả đã cung cấp cho người đọc toàn bộ khung lý thuyết cănbản về mặt học thuật: về khái niệm, chức năng, tính chất của dư luận xã hội,cũng như cơ chế hình thành, phát triển của dư luận xã hội trong mối quan hệvới báo chí Tác giả nhấn mạnh dư luận xã hội là “nhiệt kế” tương đối chínhxác để phản ánh năng lực của báo chí trong hệ thống tổng thể xã hội Bởi báochí là phương tiện truyền tải các sự kiện, ý kiến, phán xét… của dư luận xã hội,ngược lại báo chí cũng có thể định hướng được cả dư luận xã hội, mà sự địnhhướng đó lại có thể dẫn đến những luồng dư luận mới được sản sinh ra trongthực tế Do vậy, theo tác giả dòng chảy giữa báo chí và dư luận được hìnhthành thông qua mối quan hệ tuần hoàn luân chuyển [24, tr.158].
Công trình “Chính luận truyền hình Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tácphẩm” của Nguyễn Ngọc Oanh [80] đã giúp độc giả nhận thức về loại tácphẩm chính luận nói chung Về lý thuyết về các loại tác phẩm chính luận, vềcác thể loại thuộc nhóm chính luận, về kỹ năng sáng tạo tác phẩm chính luận
Trong công trình “Ngôn ngữ Báo chí” – tác giả Vũ Quang Hào [42], đãlần đầu tiên tiếp cận một cách có hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt với tư cách làngôn ngữ của truyền thông đại chúng ở Việt Nam Đây là cuốn sách rất bổích, cung cấp cho người đọc những vấn đề chung của ngôn ngữ truyền thôngcũng như những điểm đặc thù của ngôn ngữ truyền thông Việt Nam
Công trình “Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thôngđại chúng” của tác giả Hoàng Anh [1], đã đề cập đến các vấn đề không chỉ vềngôn ngữ báo chí mà còn liên quan tới nhiều phạm vi khác của hoạt độngtruyền thông Nhiều vấn đề như đặc điểm sapo trên báo chí, đặc điểm ngônngữ báo mạng điện tử và giải pháp nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng củatiếng việt trên báo chí đã được tác giả làm sáng tỏ trên bề dày nhiều năm khảosát và nghiên cứu thông qua các ví dụ phong phú trên thực tế
Trang 31Công trình “Truyền thông chính sách Kinh nghiệm Việt Nam và HànQuốc” của Học viện báo chí và Tuyên truyền, báo Đại biểu nhân dân, cơ quanhợp tác quốc tế Hàn Quốc [51], gồm 32 bài tham luận tiếp cận vấn đề truyềnthông chính sách từ nhiều phương diện khác nhau và được chia làm hai phần.Phần thứ nhất cung cấp lý luận về truyền thông chính sách Phần thứ hai tậptrung phân tích kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc về truyền thôngchính sách.
Các công trình nổi bật của Đinh Thị Xuân Hòa như: “Xã hội hóa sảnxuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay” (NXB Thông tin vàtruyền thông, 2014), công trình “Truyền hình hiện đại những lát cắt 2015-2016”của Bùi Chí Trung- Đinh Thị Xuân Hòa (chủ biên) (NXB ĐHQG HàNội, 2015) Công trình “Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở ViệtNam hiện nay”của Đinh Thị Xuân Hòa [43], nhấn mạnh đến sự tham gia vàoquá trình sản xuất chương trình truyền hình của công chúng ngày một nhiềuhơn Sự tham gia của công chúng đã khiến cách thức làm ra một sản phẩmtruyền hình thay đổi, khi chương trình truyền hình không còn là sản phẩm độcquyền của phóng viên nữa, mà còn có sự góp sức của xã hội ở tất cả các khâutrong quy trình sản xuất: từ ý tưởng, kịch bản, tổ chức sản xuất, hay về máymóc, phương tiện và tài chính Khái niệm “xã hội hóa sản xuất chương trìnhtruyền hình” xuất hiện và dần trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Tác giảcũng nhấn mạnh dựa trên cơ sở phân tích những uu và nhược điểm của hìnhthức xã hội hóa các chương trình truyền hình, để làm sao có thể khai thác hếtthế mạnh của nguồn nhân lực xã hội, qua đó làm cho sản phẩm truyền hìnhngày càng trở nên phong phú, đảm bảo đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu củacông chúng hiện nay
Công trình “C.Mác và Ph.Ăngghen V.I.Lênin với báo chí” của HàMinh Đức (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2010) đã cung cấp những quanđiểm báo chí và một phần những hoạt động báo chí của các nhà kinh điển
Trang 32C.Mác và Ph.Ăngghen V.I.Lênin đều là những nhà báo lớn, chịu trách nhiệmlãnh đạo nhiều tờ báo của phong trào và tác giả của nhiều tác phẩm báo chí cógiá trị lớn trong suốt cuộc đời hoạt động C Mác và Ph Ăngghen V I Lêninđều coi báo chí là vũ khí quan trọng trong trận địa tư tưởng mà giai cấp vôsản cần phải nắm và đấu tranh hiệu quả.
Nhóm thứ ba, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thông và
xã hội
Hướng nghiên cứu này ở Việt Nam, các nhà xã hội học được trang bị đầy
đủ về phương pháp nghiên cứu, giúp họ có phương tiện để phát triển nhữnghướng nghiên cứu như nghiên cứu công chúng, dư luận xã hội, hiệu quả truyềnthông… Hướng nghiên cứu này gắn liền với một số tác giả tiêu biểu như: TrầnHữu Quang, Phạm Hương Trà, Nguyễn Quý Thanh, Vũ Hào Quang
Trần Hữu Quang là tác giả cuốn giáo trình Xã hội học báo chí [87], mộttrong những cuốn giáo trình đầu tiên ở nước ta tiếp cận hướng nghiên cứu xãhội học trong báo chí truyền thông một cách hệ thống
Công trình “Báo điện tử: hiệu quả truyền thông về bạo lực gia đình”của Phạm Hương Trà, (NXB Lao động, 2016) đã đề cập vấn nạn bạo lực giađình như một hệ lụy lớn của quá trình đổi mới xã hội Bên cạnh quyết tâm lớncủa Đảng và Nhà nước thông qua rất nhiều hành động cụ thể như sự ra đờicủa các văn bản pháp luật: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, luật Bảo vệ chămsóc và giáo dục trẻ em thì báo mạng điện tử cũng góp phần không nhỏ nhằmcải thiện vấn nạn này của xã hội đương đại
1.2 Những công trình nghiên cứu về dư luận xã hội
1.2.1.Trên thế giới
1.2.1.1.Nghiên cứu lý thuyết
Trước thế kỷ XVIII, dư luận xã hội gần như không được tồn tại với tưcách là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học Dù trước đó, các ý
Trang 33tưởng về dư luận xã hội cũng đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học và triếthọc Thuật ngữ “dư luận xã hội” (public opinion) lần đầu tiên được nhà văn,nhà hoạt động xã hội người Anh Johson Beri sử dụng vào năm 1159 Đến thế
kỷ XVIII ở các tác phẩm triết học hay văn học của Plato hay Aristotle cũngnhắc đến dư luận xã hội thường xuyên hơn, nhưng khái niệm dư luận xã hộivẫn chưa được làm sáng tỏ một cách rõ ràng Phải bắt đầu từ thế kỷ XVIII, dưluận xã hội mới được các nhà khoa học phương Tây quan tâm đến khái niệmcũng như bản chất gắn liền với các ngành khoa học độc lập như: chính trị học,tâm lý học và xã hội học Tuy nhiên cách hiểu về dư luận xã hội giữa cácngành này chưa được thống nhất
Đến những năm 30 của thế kỷ XX thì việc nghiên cứu dư luận xã hội(dư luận xã hội) với tư cách là một khoa học mới thực sự tạo nên sự quan tâmcủa giới học giả, trước hết là các nhà nghiên cứu người Mỹ, người Đức vàngười Thụy Điển Năm 1935, được coi là dấu mốc gắn với sự phát triển vềmặt học thuật về DLHX, khởi phát từ việc nghiên cứu dư luận xã hội trướchết được thực hiện tại Mỹ, sau đó tiến tới các nước khác như Anh, Pháp,Thụy Điển…
Dù còn nhiều tranh cãi khác nhau về dư luận xã hội, nhưng các nhàchuyên môn đều thống nhất với nhau ở điểm cơ bản khi đi đến một khái niệmchung nhất về dư luận xã hội: dư luận xã hội là sự đánh giá xã hội về các sựkiện, hiện tượng xã hội được nhiều người quan tâm Sự phát triển về lý thuyếtcủa dư luận xã hội xuất phát từ nền tảng tư tưởng của các nhà triết học cổ điểnĐức như I.Kant, G.W.F.Hegel, và triết học Khai sáng Pháp như B.deMontesquieu và J.J Rousseau
Với J.J.Rousseau (1712-1778) và Jerremy Bentham (1748-1832) đềuchung quan điểm về dư luận xã hội gắn liền với tranh luận về dân chủ vànguyên tắc của lập pháp, quyền tối cao của con người, luật đa số, hình thức vàbiểu hiện chính trị, các hướng thành lập hiến pháp của sự tham gia trong quátrình đưa ra quyết định chính trị
Trang 34J.J.Rousseau – nhà khai sáng của thế kỷ XVIII, trong luận văn chính trịKhế ước xã hội đã nhận định rằng các điều luật của Nhà nước cần phải phùhợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động Nhà nước phải ký hợpđồng với nhân dân, trong hợp đồng này lợi ích của nhân dân phải được coitrọng Như vậy, xét về phương diện nhận thức của nhân loại, từ đây quyền lựcthiêng liêng và vô hạn của vua chúa đã chấm dứt cùng với việc thực hiện chủquyền của nhân dân Trong tác phẩm L’opinion publique [125, tr.156] khoảngnăm 1774 thuật ngữ dư luận xã hội một lần được ông nhấn mạnh dưới góc độchính trị hơn là tư cách một hiện tượng xã hội
De Montesquieu đã phê phán thần học, nhà thờ và phát triển về quyluật phổ biến mà các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội phải tuân theo.Montesquieu nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội và đề xuất khái niệmchế độ chính trị và lập pháp Trong công trình Tinh thần pháp luật ông phêphán gay gắt trật tự chuyên chế phong kiến và nhận định rằng chính tinh thầnpháp luật là điều kiện của công cụ cai trị xã hội
Mặc dù không xem xét riêng hiện tượng dư luận xã hội nhưng Kantquan tâm đến các khả năng nhận thức ý kiến – suy luận Các ý kiến của ông
về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để giải thích các biểu hiện cụ thể của dưluận xã hội Kant phân biệt rõ ràng giữa tri thức, niềm tin và ý kiến như là bamức độ thuyết phục của cá nhân nhận thức Ông viết: “Ý kiến là sự công nhậnmột cách có nhận thức một cái gì đó là chân lý, không đầy đủ cả về mặt chủquan lẫn khách quan Nếu như sự công nhận chân lý có đầy đủ cơ sở từ phíachủ quan và đồng thời được coi là không đầy đủ một cách khách quan thì sựcông nhận đó gọi là niềm tin Và sau hết sự công nhận chân lý suy luận đầy
đủ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan chính là tri thức” [119, tr 673]
Kant xếp ý nghĩa chủ quan của ý kiến vào nhận thức chân lý của nó vàcho rằng, nó vẫn không có đầy đủ cơ sở Hơn nữa, là kẻ thù của chủ nghĩakinh viện thời trung cổ, Kant nhìn thấy sức mạnh của ý kiến đúng đắn trong
Trang 35sự tương ứng với thực tế: “Ý kiến và những suy luận có thể có về những gìđặc trưng cho sự việc thường chỉ là cơ sở để giải thích những gì có trong thựctế” Như vậy khi xem xét ý kiến như một dạng nhận thức, Kant không coi đó
là thuần túy chủ quan mà nhìn thấy nguồn gốc ý kiến là ở nhận thức thực tếbằng thực nghiệm Tuy vậy trong đó Kant có sự kì thị nhất định đối với ý kiến
mà ông không xếp vào lĩnh vực trí tuệ thuần túy Kant giới hạn khả năng của
ý kiến bằng thế giới các hiện tượng và cho là: “sự vật trong chính nó” làkhông thể chấp nhận được đối với nó
Hegel là người đề xuất quan điểm lý thuyết đầy đủ về dư luận xã hội.Trong số những mặt tích cực của ông về bản chất dư luận xã hội, trước hếtphải kể đến định nghĩa của ông về chủ thể và khách thể của dư luận xã hộitrong mối quan hệ biện chứng của chúng và cả những điều kiện và yếu tố hìnhthành và thể hiện dư luận xã hội Trong cuốn “Triết học pháp quyền” Hegelgiải thích dư luận xã hội như một cái gì đó “chung nhất, thực thể và đúngđắn” phản ánh “các khuynh hướng đúng đắn của thực tế” và “trong đó nó gắn
bó với mâu thuẫn của mình, với ý kiến riêng biệt và đặc biệt của nhiềungười” dư luận xã hội bao gồm các nguyên tắc công bằng, nội dung xác thực
và kết quả của toàn bộ thể chế Nhà nước, luật pháp và nói chung của toàn bộtình trạng công việc ở dạng suy nghĩ lành mạnh của con người [117,tr 336-337] Ông cho các nguyên tắc thực tế là cơ sở đạo đức của ý kiến, còn ý kiếnđặc trưng và đặc biệt của nhiều người ông đưa vào “tính ngẫu nhiên của ýkiến, sự dốt nát và tính đồi bại, tri thức giả và suy luận giả của nó” [117,tr.337]
Cụ thể hóa câu hỏi chủ yếu của triết học ứng dụng trong xã hội, các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác nhận thấy rằng: Ý thức xã hội chính là sự phảnánh tồn tại xã hội và dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhấtcủa ý thức xã hội K.Marx và F Engels đã xem xét dư luận xã hội cùng với
sự trưởng thành của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư
Trang 36sản dư luận xã hội được coi là điềm báo trước cho sự thất bại của chủ nghĩa
tư bản
Trong các công trình “Ý kiến của báo chí và ý kiến của nhân dân”,“hệ
tư tưởng Đức”, “Dư luận xã hội ở Anh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của Nhà nước”, K.Marx và F.Engels nhiều lần khẳng định vai trò và
vị trí to lớn của dư luận xã hội Engels trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình,
tư hữu và nhà nước” đã viết: “chế độ thị tộc lớn lên từ xã hội không biết đếnnhững mâu thuẫn bên trong và chỉ thích nghi với xã hội đó Chế độ này không
có một phương tiện cưỡng bức nào khác ngoài dư luận xã hội” K.Marx chorằng dư luận xã hội là dư luận của nhân dân Ông viết:”Các đại biểu thườngxuyên kêu gọi sự ửng hộ của dư luận nhân dân và đem đến cho dư luận nguồnphát ngôn ý kiến thực sự của mình” [120, tr161] F Engels nhận định: sự tiến
bộ to lớn trong dư luận xã hội là tiền đề của biến đổi xã hội
Ở Nga, khoa học về dư luận xã hội đã có sự phát triển đáng kể từkhoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước Nghiên cứu dư luận xã hội là một lĩnhvực đã tạo nên sự quan tâm về phương diện học thuật đối với nhiều nhà khoahọc Nga (V E.Bôikov; A.A.Vozmitel; M.K Gorshkov; B.A Grishin; V.B.Giechnhev; V.N.Ivanov; V.X.Korobeinhikov; U.A.Levadu; A.K.Uledov…)
Trong công trình “Kim tự tháp ý kiến”, bản chất và chức năng của dưluận xã hội, B X Korobeinhinkov nhấn mạnh rằng bản chất của dư luận xãhội không thể được khám phá từ chính nó Giải quyết một vấn đề tương đốiriêng của dư luận xã hội dựa vào việc cần thiết phải khám phá những quy luậtchung của xã hội loài người, của các quy luật này, điều đó cho phép mở đầunhững nghiên cứu bản chất của dư luận xã hội từ những quan điểm thực chấtkhoa học [134].Theo Korobeinhicov, lời giải cho câu hỏi chính của triết học
có hai mặt: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội (vấn đề nội dung) và tồn tại
xã hội xác định ý thức xã hội (vấn đề quyết định) Do đó, dư luận xã hội cóthể được phân tích cả về mặt khoa học nhận thức lẫn về mặt xã hội học Cả
Trang 37hai cách đề cập này đã được các nhà nghiên cứu Nga sử dụng tích cực khinghiên cứu dư luận xã hội và đã đặt nền móng vững chắc để giải quyết nhiệm
vụ phức tạp này Chẳng hạn, khi nghiên cứu khía cạnh nhận thức học của dưluận xã hội đã nhấn mạnh ít nhất 3 quan điểm quan trọng của dư luận xã hội:
- Phản ánh thực tế;
-“Đi vào” mỗi dạng ý thức xã hội;
-Bao gồm cả nhận thức thông thường lẫn nhận thức lý thuyết
Cuốn sách “Dư luận xã hội trong quản lý xã hội” của tác giả V.B.Gichenhev chỉ ra rằng nghiên cứu vai trò của dư luận xã hội trong việc thựchiện các chức năng quản lý xã hội đòi hỏi phải phân tích các quan hệ quản líkhách quan – chủ quan [135] Từ các quan điểm điều khiển học tạo nên môhình hình thức của quá trình này, quản lí là hình thức đặc thù của sự tương táctheo cách đặc biệt giữa các tổ chức vật chất có tổ chức, phức tạp, gắn liền vớinhau – là người quản lí và người bị quản lí – mà nếu tách riêng ra thì khôngtồn tại Quản lí là ở chỗ chủ thể bằng các tác động định hướng của mình,thường là các thông tin, kiểm soát tình trạng của khách thể bị quản lí, kíchthích anh ta thay đổi các thông số của mình để đạt được những kết quả do chủthể đề ra từ trước Đến lượt mình khách thể tác động lên chủ thể vào tạo điềukiện để chủ thể thực hiện vai trò của mình trong quá trình quản lí
1.2.1.2 Nghiên cứu ứng dụng
Các luận đề tư tưởng về dư luận xã hội có vai trò quan trọng là cơ sở đểcác học giả xây dựng hệ thống lý thuyết về đối tượng, chức năng và vai tròcủa dư luận xã hội
Ban đầu, nghiên cứu dư luận xã hội được các doanh nghiệp thực hiệnnhằm thăm dò thị trường Sau đó các cơ quan nhà nước như: Bộ Nội vụ, BộNông nghiệp, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là các cơ quan truyền thông đại chúngcũng tiến hành nghiên cứu dư luận xã hội Như vậy, việc nghiên cứu dư luận
xã hội về mặt nhận thực lý luận xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn dư luận
Trang 38xã hội Cùng với quá trình này là sự ra đời của các cơ quan nghiên cứuchuyên nghiệp về dư luận xã hội Viện nghiên cứu dư luận xã hội của Mỹ(Institute of Public opinion) được thành lập tại đại học Princeton được coi là
sự khởi đầu cho việc kết hợp giữa nghiên cứu ứng dụng dư luận xã hội vớinghiên cứu học thuật và đào tạo về dư luận xã hội
Cuốn Public opinion của Walter Lippmann [108], đến nay vẫn được coi
là tác phẩm kinh điển về nghiên cứu dư luận xã hội tại Mỹ và nhiều quốc giakhác trên thế giới Ở Liên Xô cũ tài liệu này cũng được đưa vào hệ thống tưliệu tham khảo chính thức trong giáo trình đào tạo về Chính trị học và Xã hộihọc dư luận xã hội ở cả hai bậc đào tạo cử nhân và tiến sĩ Lippmann đã phântích sâu sắc vai trò của vấn đề lợi ích trong sự hình thành ý kiến của các cộngđồng người trong việc phản ánh thế giới bên ngoài và tạo thành hình ảnh củathế giới đó trong hoạt động nhận thức theo cấu trúc tinh thần – thực tế như làmột đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội Lippman cho rằng dư luận xã hội làđiều kiện của dân chủ, coi dân chủ là yêu cầu của sự liên kết giữa quần chúngvới các lãnh tụ và sự tập trung quyền lực
Cuốn sách “Cristallizing Public” [112] của Edward Bernays cũng làmột công trình thường được nhắc đến có tính chất nền tảng trong nghiên cứu
dư luận xã hội Trong cuốn sách này tác giả đã bàn sâu về các điều kiện tạonên dư luận xã hội, điều kiện để tạo nên tính chất cứng rắn hay mềm dẻo của
dư luận xã hội, sự tương tác của các thế lực Nhà nước, những người cầmquyền, những lãnh tụ dư luận trong mối quan hệ với các tập đoàn người tạo ra
dư luận xã hội Cũng trong công trình này, tác giả đã chỉ ra một cách sâu sắc
sự cố kết và sự biến đổi của nhóm và bè lũ trong các quan hệ công cộng
Trong công trình “The Governing of men” Austin Ranney [107] nhận
định dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong nền dân chủ Ông cho rằng, tất
cả chúng ta trong thế giới phương Tây thường nghĩ rằng dư luận xã hội đóngvai trò quan trọng trong nền dân chủ Nhà cầm quyền phải quan tâm đến ý
Trang 39kiến của các công dân nước họ chứ không chỉ lo việc trấn áp những bất mãn.
Để làm việc này, người ta thường tiến hành các cuộc thăm dò dư luận xã hội
và dùng các kết quả của các cuộc thăm dò như một tham vấn chính sách.Trong các thể chế ít dân chủ nhất, dư luận xã hội có thể tác động lên địnhhướng cũng như nhịp độ của các chính sách quan trọng Chính quyền có thểđưa ra các quyết định hành chính, nhưng để những quyết định đó thực sự cóhiệu quả nó cần phù hợp với xu thế chung của dư luận xã hội Vì vậy trong cảnền dân chủ lẫn chuyên chế, việc nuôi dưỡng dư luận xã hội là mối quan tâmchủ yếu của các hệ thống chính trị quyền lực
Công trình “Public Opinion” của Gallup G H [114] đã cho thấy côngtác nghiên cứu dư luận xã hội không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻcủa con người Hoạt động này diễn ra theo con đường từ tự phát đến khoahọc Nói chung, chúng ta có thể nói rằng, nhiệm vụ của nghiên cứu dư luận xãhội là xác định quan điểm của một số đông người sống trong một cộng đồngnào đó, hoặc trong xã hội, dân tộc, giai cấp, làm sao cho các thành viên có thểđại diện cho mọi tầng lớp, mọi khu vực… với tỷ lệ đúng đắn đáp ứng đượctình hình dân số trong thực tế Có như vậy, nghiên cứu dư luận xã hội mớicung cấp cho chúng ta một hình ảnh tương đối chính xác về quan điểm củamột tổng thể lớn đối với một sự kiện xã hội nào đó tạo nên mối quan tâmchung và có tính chất cấp bách Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, việc sử dụng
kỹ thuật được gọi là nhóm đại diện để cung cấp hình ảnh dư luận xã hội nóichung là điều rất cần thiết Điều này cũng có nghĩa rằng, mẫu nghiên cứu dưluận xã hội không chỉ là độ lớn của nhóm mà còn là cấu trúc của nhóm
Tài liệu của Viện Gallup cũng chỉ ra: nghiên cứu dư luận xã hội làphương pháp chủ yếu và điển hình của việc nghiên cứu các thành phần chủquan trong ý thức cá nhân và xã hội, nó kém tin cậy hơn nhiều so với việcnghiên cứu thống kê các yếu tố khách quan, vì vậy nó dễ bị lợi dụng nhằm
Trang 40phục vụ cho lợi ích chính trị và tư tưởng đã được xác định, và kết quả của nócũng dễ bị xuyên tạc Cũng trong tài liệu này, các nhà nghiên cứu ViệnGallup đã đưa ra những ví dụ về nghiên cứu dư luận xã hội ở Mỹ, họ cho rằngviệc hỏi 10.000 người với sai số là 1,5% được coi là một sai số dễ chấp nhậntrong mối liên hệ giữa dung lượng mẫu với uy tín của dư luận.
Ở Nga công trình “Comments on the world and world opinion on methodological issues in the study of social opinion” của tác giả B A.
Grushin [110] đã tập trung phân tích vấn đề chủ thể và khách thể của dư luận
xã hội Về khách thể của dư luận xã hội, tác giả quan tâm đến mối liên hệ ýkiến về hiện thực đời sống và ý kiến về nhận thức Theo ông, Tiêu chuẩn thứnhất, để phân tích khách thể của dư luận xã hội là lợi ích xã hội Tác giả cũngchỉ ra rằng, có sự không trùng khớp giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân Ởđây, các lợi ích, có yếu tố quan trọng và cấp bách luôn luôn là mối quan tâmhàng đầu của dư luận xã hội Tiêu chuẩn thứ hai, là tranh luận, tác giả đã chỉ
ra tính đặc thù của tranh luận Sự tranh luận và đồng thuận, quá trình tranhluận dẫn đến việc tạo nên chất của dư luận xã hội thông qua tương tác ý kiếncủa các cá nhân Tiêu chuẩn thứ ba, ông cho rằng trình độ tri thức và sự hiểubiết đối tượng là một đại lượng tác động rất mạnh đến sự đánh giá các điềukiện xã hội, ở đây vai trò của việc cung cấp thông tin có yếu tố hết sức quantrọng trong suốt cả giai đoạn trước và trong quá trình hình thành ý kiến tạonên dư luận xã hội
Tác giả chỉ ra rằng, khách thể của dư luận xã hội là những sự kiện hếtsức khác nhau trong đời sống xã hội Lợi ích chung được xem là tiêu chuẩnhàng đầu xác định khách thể của dư luận xã hội Cần thấy rằng, trong mốiquan hệ với ý thức, lợi ích có thể tồn tại ngoài dư luận xã hội, chẳng hạn: lợiích được phản ánh dưới dạng các học thuyết, các cương lĩnh, nhưng chính bảnthân dư luận chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung Lợi ích chung là cơ sở để