1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thu hoạch bồi dưỡng thường xuyênBDTX cấp THCS: module 16,19,20,26

6 847 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 76 KB

Nội dung

Căn cứ kế hoạch tự BDTX năm học 2013 – 2014 của cá nhân, xin báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch BDTX năm học 20132014 như sau: MÔ ĐUN 16: HỒ SƠ DẠY HỌC Thời gian tự học: Từ 20.01.2014 – 20.05.2014 I. Lý thuyết: (2 tiết) Nội dung 1: Hệ thống hồ sơ dạy học Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ dạy học Nội dung 3: Sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học Nội dung 4: Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học II. Thực hành: (3 tiết) Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ dạy học Nội dung 3: Sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học Nội dung 4: Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học III. Rút ra nội dung đã học được: 1. Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun Nâng cao hiểu biết về chức năng của hồ sơ dạy học. Xác định quy trình xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp Trung học phổ thông. Làm rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học. Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học. 2. Nội dung kiến thức và kĩ năng tiếp thu được a Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THPT bao gồm các loại sau đây: Sổ dự giờ: ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp theo các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau rồi chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác. Kế hoạch bài học (giáo án): Nội dung của giáo án trả lời câu hỏi: Hôm nay trong tiết học HS làm gì, có những hoạt động học tập gì? GV tổ chức điều khiển ra sao? Sử dụng phương pháp dạy học nào?... Sổ báo giảng: ghi kế hoạch lịch dạy học của GV bộ môn theo kế hoạch tuần, học kì và cả năm phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường. Nội dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: lớp dạy, tiết, tên bài dạy, sử dụng thiết bị dạy học. Sổ điểm cá nhân: ghi chép các điểm số kiểm tra thường xuyên và định kì trong quá trình HS theo học môn học. Sổ mượn thiết bị dạy học: ghi chép mượn phương tiện, thiết bị dạy học của GV với nhà trường thường xuyên trong quá trình công tác. Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: là những tích lũy ghi chép và tự bồi dưỡng của GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự bồi dưỡng về các lĩnh vực: + Nội dung chương trình, tài liệu. sách giáo khoa + Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực bộ môn + Các kỹ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục + Các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học + Kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi + Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên + Những kinh nghiệm về sư phạm, giáo dục khác Sổ kế hoạch bộ môn: ghi chép số lượng HS, tỉ lệ đăng kí chất lượng HS, kết quả thực hiện kế hoạch, thiết bị bộ môn, … Sổ chủ nhiệm: ghi chép đặc điểm tình hình lớp, chỉ tiêu thi đua, kế hoạch tuần, tháng, năm, vi phạm học sinh, giải pháp khắc phục, … b Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học: Sử dụng HSDH:

Trang 1

SỞ GD&ĐT TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

* * *

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO Kết quả thực hiện kế hoạch BDTX năm học 2013-2014

Họ và tên giáo viên: Bùi Hữu Tài

Chức vụ: Giáo viên

Môn giảng dạy: Sinh học

Tổ chuyên môn: Hóa – Sinh – Công nghệ

Trường: THPT Nguyễn Trãi, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Căn cứ kế hoạch tự BDTX năm học 2013 – 2014 của cá nhân, xin báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch BDTX năm học 2013-2014 như sau:

MÔ ĐUN 16: HỒ SƠ DẠY HỌC

Thời gian tự học: Từ 20.01.2014 – 20.05.2014

I Lý thuyết: (2 tiết)

- Nội dung 1: Hệ thống hồ sơ dạy học

- Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ dạy học

- Nội dung 3: Sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học

- Nội dung 4: Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học

II Thực hành: (3 tiết)

- Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ dạy học

- Nội dung 3: Sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học

- Nội dung 4: Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học

III Rút ra nội dung đã học được:

1 Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun

- Nâng cao hiểu biết về chức năng của hồ sơ dạy học

- Xác định quy trình xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp Trung học phổ thông

- Làm rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học

- Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin

và lưu trữ hồ sơ dạy học

2 Nội dung kiến thức và kĩ năng tiếp thu được

a/ Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THPT bao gồm các loại sau đây:

- Sổ dự giờ: ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp theo các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau rồi chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác

- Kế hoạch bài học (giáo án): Nội dung của giáo án trả lời câu hỏi: Hôm nay trong tiết học HS làm gì, có những hoạt động học tập gì? GV tổ chức điều khiển ra sao? Sử dụng phương pháp dạy học nào?

- Sổ báo giảng: ghi kế hoạch lịch dạy học của GV bộ môn theo kế hoạch tuần, học kì

và cả năm phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường Nội dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: lớp dạy, tiết, tên bài dạy, sử dụng thiết bị dạy học

- Sổ điểm cá nhân: ghi chép các điểm số kiểm tra thường xuyên và định kì trong quá trình HS theo học môn học

Trang 2

- Sổ mượn thiết bị dạy học: ghi chép mượn phương tiện, thiết bị dạy học của GV với nhà trường thường xuyên trong quá trình công tác

- Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: là những tích lũy ghi chép và tự bồi dưỡng của

GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự bồi dưỡng về các lĩnh vực:

+ Nội dung chương trình, tài liệu sách giáo khoa

+ Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực bộ môn

+ Các kỹ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục

+ Các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học

+ Kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi

+ Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên

+ Những kinh nghiệm về sư phạm, giáo dục khác

- Sổ kế hoạch bộ môn: ghi chép số lượng HS, tỉ lệ đăng kí chất lượng HS, kết quả thực hiện kế hoạch, thiết bị bộ môn, …

- Sổ chủ nhiệm: ghi chép đặc điểm tình hình lớp, chỉ tiêu thi đua, kế hoạch tuần, tháng, năm, vi phạm học sinh, giải pháp khắc phục, …

b/ Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học:

* Sử dụng HSDH:

- Giáo án: được xây dựng, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy học, được kiểm tra thường xuyên theo quy định

- Sổ báo giảng: cần được cập nhật ít nhất trước 1 tuần khi dạy

- Sổ dự giờ: được GV sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định

- Sổ mượn thiết bị dạy học: cập nhật trước ít nhất 1 tuần khi dạy

- Sổ bồi dưỡng chuyên môn được GV ghi chép và cập nhật thường xuyên

* Bảo quản: GV có trách nhiệm cập nhật và bảo quản các loại hồ sơ cá nhân

* Bổ sung HSDH: Tất các các sổ sách, kế hoạch trong Hồ sơ dạy học được GV cập nhật,

bổ sung theo quy định

c/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy học: Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học sẽ mang lại những tác động tích cực như sau:

- Cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú

- Giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS

- Tạo ra nhiều hoạt động học tập hấp dẫn tạo và duy trì sự hứng thú học tập của HS

IV Vận dụng:

* Xây dựng, sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học:

+ Xây dựng đầy đủ hồ sơ dạy học theo quy định

+ Sử dụng: hồ sơ dạy học được cập nhật thường xuyên, đúng quy định

- Giáo án được soạn, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy học

- Sổ báo giảng luôn được cập nhật trước tuần dạy

- Sổ mượn thiết bị dạy học cũng được cập nhật hàng tuần

- Sổ dự giờ được sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định

- Sổ bồi dưỡng chuyên môn được ghi chép và cập nhật thường xuyên

- Sổ kế hoạch bộ môn được cập nhật đầy đủ sau mỗi học kì

- Sổ điểm cập nhật thường xuyên trong từng tiết dạy

+ Bảo quản: Giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ kế hoạch bộ môn,

sổ điểm được bảo quản cẩn thận, không sai sót, mất mát

+ Bổ sung: Hồ sơ dạy học được cập nhật bổ sung theo quy định

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học:

- Hiện nay, bản thân đã ứng dụng được CNTT để soạn giáo án, xây dựng bài kiểm tra cho

HS trong quá trình giảng dạy của cá nhân

Trang 3

- Cá nhân cũng đã chọn và soạn giảng một số bài học điện tử trong chương trình giảng dạy bằng phần mềm Powerpoint

- Truy cập internet để truy cập, tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức đổi mới về chuyên môn

MÔ ĐUN 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Thời gian tự học: Từ 20.01.2014 – 20.05.2014

I Lý thuyết: (2 tiết)

- Nội dung 1: Tổng quan ứng dụng CNTT trong dạy học

- Nội dung 2: Lặp kế hoạch bài dạy bằng phần mềm Microsoft Word

- Nội dung 3: Xử lí số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

- Nội dung 4: Thiết kế trình diễn bằng Powerpoint

- Nội dung 5: Khai thác thông tin trên Internet

II Thực hành: (3 tiết)

- Nội dung 2: Lặp kế hoạch bài dạy bằng phần mềm Microsoft Word

- Nội dung 3: Xử lí số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

- Nội dung 4: Thiết kế trình diễn bằng Powerpoint

- Nội dung 5: Khai thác thông tin trên Internet

III Rút ra nội dung đã học được:

1 Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun

- Bản thân hiểu rõ tầm quan trọng của CNTT trong dạy học ở trường THPT, xác định được định hướng ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy bộ môn

- Cá nhân lựa chọn được các chức năng của CNTT để ứng dụng trong các khâu của quá trình giảng dạy

2 Nội dung kiến thức và kĩ năng tiếp thu được

a/ Tìm hiểu vai trò của CNTT trong dạy học

CNTT có thể ứng dụng rộng rãi trong các khâu của quá trình dạy học như: soạn bài giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá, xử lí số liệu và lưu trữ thông tin

b/ Ứng dụng CNTT trong dạy học

- Ứng dụng internet để tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học và tự học

- Ứng dụng powerpoint trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng và giảng bài trên lớp

- Ứng dụng trong kiểm tra, đánh giá HS

- Ứng dụng phần mềm excel trong quản lí điểm số của HS

IV Vận dụng:

- Bản thân đã ứng dụng thành thạo CNTT trong các khâu của quá trình dạy học như: soạn giáo án, kiểm tra đánh giá, xử lí số liệu và lưu trữ thông tin

- Luôn sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, khai thác, vận dụng tư liệu, phim ảnh … phục vụ cho dạy học và tự học

- Sử dụng thành thạo phần mềm powerpoint trong soạn và trình chiếu giáo án điện tử, thiết kế bài thực hành có sử dụng phim, ảnh động

- Sử dụng phần mềm excel trong quản lí, tính điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm của HS

MÔ ĐUN 20: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

Thời gian tự học: Từ 20.01.2014 – 20.05.2014

I Lý thuyết: (2 tiết)

- Nội dung 1: Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học

Trang 4

- Nội dung 2: Thiết bị dạy học theo môn học cấp THPT

- Nội dung 3: Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

II Thực hành: (3 tiết)

- Nội dung 2: Thiết bị dạy học theo môn học cấp THPT

- Nội dung 3: Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

III Rút ra nội dung đã học được:

1 Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun

- Bản thân tìm tòi, học hỏi cách sử dụng từng loại thiết bị dạy học ở trường THPT

- Sử dụng sáng tạo một số loại hình thiết bị dạy học mới ở trường THPT

2 Nội dung kiến thức và kĩ năng tiếp thu được

a Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học

- Góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn Thiết bị dạy học là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin hiệu quả đến học sinh

- Hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở

- Thông qua quá trình làm việc với thiết bị dạy học, học sinh phát triển khả năng tự học, nắm vững kiến thức, kỹ năng

- Thiết bị dạy học có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy học

- Thiết bị dạy học đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học Thiết bị dạy học có vai trò cao nhất, hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu chương trình và sách giáo khoa

- Thiết bị dạy học giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hiệu quả quá trình dạy học, tổ chức nghiên cứu từng đơn vị kiến thức của bài học nói riêng và tổ chức cả quá trình dạy học nói chung

- Thiết bị dạy học đảm bảo cho khả năng truyền đạt của giáo viên và thúc đẩy khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh theo đúng nội dung, chương trình, nội dung bài học đối với mỗi khối lớp, mỗi cấp học, bậc học

b Thiết bị dạy học theo môn học cấp THPT

Được chia thành 2 nhóm

- Thiết bị dạy học dùng chung (phương tiện kỹ thuật dùng chung): máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu qua đầu, máy ghi âm…

- Thiết bị dạy học bộ môn bao gồm các loại hình chính như sau

+ Tranh, ảnh sách giáo khoa

+ Mô hình, mẫu vật, vật thật

+ Dụng cụ, hóa chất

+ Băng đĩa ghi hình

+ Giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin

c Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

- Sử dụng máy chiếu đa năng

Trang 5

- Một số loại hình thiết bị dạy học bộ môn

+ Tranh ảnh giáo khoa phóng to

+ Mô hình (ADN, nguyên phân, giảm phân…), mẫu vật: tiêu bản cố định NST người + Vật thật: Quan sát vi sinh vật, tế bào vảy hành, tế bào lá lẻ bạn,…

+ Đoạn phim về quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã, dịch mã…

+ Phần mềm dạy học: Power point, word, excel, Violet, thiết kế bài giảng e-learning…

IV Vận dụng:

- Sử dụng được các thiết bị dạy học dùng chung: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu tương tác, máy chiếu vật thể trong dạy học

- Có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học hàng tuần và sử dụng từng loại thiết bị dạy học ở trường THPT một cách có hiệu quả

- Sử dụng thiết bị dạy học: kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

- Sử dụng một số loại hình thiết bị dạy học bộ môn như:

+ Tranh ảnh sách giáo khoa phóng to

+ Mô hình (ADN, nguyên phân, giảm phân…), mẫu vật: tiêu bản cố định NST người + Vật thật: Quan sát vi sinh vật, tế bào vảy hành, tế bào lá lẻ bạn,…

+ Đoạn phim về quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã, dịch mã…

+ Phần mềm dạy học: MS office (Power point, word, excel), Violet

MÔ ĐUN 26: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT

Thời gian tự học: Từ 20.01.2014 – 20.05.2014

I Lý thuyết: (2 tiết)

- Nội dung 1: Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Nội dung 2: Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Nội dung 3: Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

II Thực hành: (3 tiết)

- Nội dung 2: Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Nội dung 3: Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

III Rút ra nội dung đã học được:

1 Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun

Giúp bản thân biết cách tiến hành, thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo một quy trình khoa học, hiệu quả góp phần giải quyết các khó khăn, hạn chế trong dạy học và giáo dục học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập, chất lượng giáo dục bằng các giải pháp, tác động thay thế như thay đổi phương pháp dạy học, giáo dục, điều kiện dạy và học… nâng cao chất lượng giáo dục trong các môn học, lớp học, trường học nói riêng, giáo dục cả nước nói chung, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân

2 Nội dung kiến thức và kĩ năng tiếp thu được

a Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Trang 6

- Phát triển tư duy của bản thân một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp, phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh thực tế của địa phương

- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn, sư phạm một cách chính xác

- Khuyến khích bản thân nhìn lại quá trình và tự đánh giá quá trình dạy và học, giáo dục học sinh

- Tác động trực tiếp đến việc dạy và học, giáo dục và công tác quản lý giáo dục tại cơ quan công tác

b Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Tìm hiểu hiện trạng: dựa vào kết quả thực tế trong việc giảng dạy mà mỗi GV thấy được HS yếu kém vấn đề gì trong việc nhận thức từ đó giúp GV tìm hiểu nguyên nhân

và đưa ra các giải pháp khắc phục

- Đưa ra các giải pháp thay thế: sau khi nhiều GV đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau mà kết quả không cao, từ đó giúp mỗi GV xác định được cách tốt nhất để giúp HS khắc phục

- Xác định vấn đề nghiên cứu

- Xây dựng giả thiết nghiên cứu

c Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: tuỳ đối tượng HS và hoàn cảnh mà lựa chọn thiết kế phù hợp

- Đo lường, thu thập dữ liệu

- Phân tích dữ liệu: Giúp GV nắm được các hàm để xử lí số liệu nghiên cứu

- Báo cáo kết quả nghiên cứu sư phạm ứng dụng

IV Vận dụng:

Bản thân đã vận dụng quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để nghiên cứu, nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như vấn đề làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả

Trong năm học này tôi có viết đề tài NCKHSPUD để nâng cao hiệu quả giải bài tập chương III - di truyền người cho học sinh khối 12

DUYỆT CỦA BGH Trảng Bàng, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Người viết báo cáo

Bùi Hữu Tài

Ngày đăng: 21/03/2018, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w