1000 doanh nghiệp 2011 đang hoạt động trong ngành dịch vụ Logistics.Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp chưa có khả năng cung ứng một chuỗi với đầy đủ các dịch vụ Logistics, hiệu quả hoạt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU DUNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN QUỐC TẾ DELTA CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU DUNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN QUỐC TẾ DELTA CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : ThS TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN QUỐC TẾ DELTA CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do NGUYỄN THỊ THU DUNG, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
ThS Trần Hoài Nam Người hướng dẫn,
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Vậy là chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi tôi sẽ rời khỏi giảng đường đại học
để bước vào đời với bao điều mới lạ, những cơ hội và thử thách đang chờ phía trước Hành trang bước vào đời là những kiến thức tích lũy được trong suốt quá trình học tập, những kinh nghiệm từ cuộc sống, tất cả cũng nhờ vào sự dạy dỗ, động viên, giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè… Tất cả những tình cảm quý báu đó tôi sẽ trân trọng và lưu giữ suốt quãng đường đời
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn cha mẹ, cảm ơn cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng con trưởng thành như ngày hôm nay, dù cuộc sống có khó khăn vất vả, cha mẹ luôn yêu thương, chăm sóc, động viên con, luôn tạo mọi điều kiện cho con thực hiện được ước mơ của mình Trong suốt thời gian qua con chưa có cơ hội để nói những lời này với cha mẹ, xin nhận ở con tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất Đồng thời con cũng cảm
ơn tất cả mọi người trong gia đình đã luôn yêu thương con, dạy dỗ, giúp đỡ con
Em xin chân thành cảm ơn những thầy cô trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế Cảm ơn thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, những kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức cuộc sống, làm hành trang cho em bước vào đời Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công tới gia đình và tất cả quý thầy cô
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo chi nhánh công ty TNHH Quốc tế Delta, đặc biệt là cảm ơn tất cả các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu,đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian em thực tập tại công
ty
Thời gian được học tại trường và ở kí túc xá là khoảng thời gian đầy ắp những
kỉ niệm khó quên Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn bên cạnh chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như cuộc sống Tình bạn này tôi sẽ giữ mãi không bao giờ phai
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012 Nguyễn Thị Thu Dung
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THU DUNG Tháng 6 năm 2012 “Phân Tích Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Tế Delta Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”.
NGUYEN THI THU DUNG June 2012 “Analyse The Logistics Operation
at Delta International Co., Ltd – Ho Chi Minh City Branch ”
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Logistics đóng vai trò là một cầu nối quan trọng liên kết thị trường trong nước với nền kinh tế thế giới Đồng thời đây cũng là ngành được coi là tiêu điểm của sự phát triển thương mại, là lĩnh vực đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước Vì vậy đề tài này tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại chi nhánh công ty.Khi nhận biết được những thuận lợi và khó khăn hiện tại, đề tài có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics tại chi nhánh
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh, đồng thời xây dựng ma trận SWOT để đưa ra được kết quả phân tích như sau:
_ Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại chi nhánh công ty _ Những yếu tố khách quan từ bên ngoài và những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động Logistics của chi nhánh công ty như thế nào
_ Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước, đối với chi nhánh công ty để có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics
Trang 62.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Quốc tế Delta 4 2.1.1 Tên doanh nghiệp 4 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5 2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty và chi nhánh 7 2.2.1 Chức năng 7
2.2.3 Quyền hạn 8
2.4.1 Thuận lợi 11 2.4.2 Khó khăn 12 2.5 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty và chi nhánh đến năm 201612 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Cơ sở lý luận 14
Trang 73.1.2 Dịch vụ Logistics 15
3.1.4 Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO 19 3.1.5 Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế và Việt Nam 23 3.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 26 3.2 Phương pháp nghiên cứu 27 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 4.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại chi nhánh công ty
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2009–2011 tại chi nhánh công ty Delta 31 4.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ Logistics tại chi nhánh 32 4.1.3 Thực trạng về tình hình mặt hàng và thị trường của hoạt động vận tải, giao
4.2 Phân tích hoạt động kinh doanh Logistics tại chi nhánh 39 4.2.1 Quy trình chung khi giao nhận hàng xuất khẩu 39 4.2.2 Quy trình chung khi giao nhận hàng nhập khẩu 42 4.2.3 Các hoạt động hỗ trợ 45 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận tại chi nhánh 48
4.3.2 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp 52
4.5 Một số giải pháp phát triển hoạt động Logistics tại Delta Hồ Chí Minh 57 4.5.1 Hoàn thiện quy trình giao nhận 57 4.5.2 Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 58
Trang 8CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1 Kết luận 60 5.2 Kiến nghị 61 5.2.1 Đối với nhà nước 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 9FOB Free On Board: Giao hàng qua lan can tàu
ICD Inland Container Depot: cảng cạn
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Dự Báo Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Của Thế Giới 23 Bảng 3.2 Dự Báo Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Việt Nam Đến Năm 2020 24 Bảng 3.3 Dự Báo Mặt Hàng Nhập Khẩu Của Việt Nam Đến Năm 2020 25 Bảng 3.4 Dự Báo Giá Trị Sản Lượng Giao Nhận Việt Nam Đến Năm 2020 26 Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Chi Nhánh Công Ty Delta 31 Bảng 4.2 Sản Lượng Và Doanh Thu Từ Hoạt Động Giao Nhận Từ 2009-2011 32 Bảng 4.3 Sản Lượng Và Doanh Thu Từ Hoạt Động Vận Tải Từ 2009-2011 33 Bảng 4.4 Sản Lượng Và Doanh Thu Từ Hoạt Động Đại Lý Từ 2009-2011 34 Bảng 4.5 Doanh Thu Từ Hoạt Động Kinh Doanh Kho Vận Từ 2009-2011 34 Bảng 4.6 Sản Lượng Và Doanh Thu Từ Kinh Doanh Quạt Thông Gió Kruger 35 Bảng 4.7 Cơ Cấu Mặt Hàng Delta HCM Vận Chuyển Và Giao Nhận 35 Bảng 4.8 Sản Lượng Vận Chuyển Và Giao Nhận Từ Các Thị Trường 38
Bảng 4.11 Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Từ 2009-2011 50 Bảng 4.12 Cơ Sở Hạ Tầng, Thiết Bị Máy Móc Của Chi Nhánh 53 Bảng 4.13 Tình Hình Nhân Sự Của Delta TPHCM 54
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức 9 Hình 4.1 Tỷ Trọng Thị Trường Delta HCM Vận Chuyển, Giao Nhận 37 Hình 4.2 Sơ Đồ Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu 39 Hình 4.3 Sơ Đồ Quy Trình Giao Nhận Của Hàng Nhập Khẩu 42
Trang 12mở rộng nhu cầu trong nước, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của đất nước Đặc biệt là quốc gia có hệ thống sông ngòi và vùng biển phong phú, đa dạng như Việt Nam Cùng với quá trình phát triển đó, dịch vụ Logistics được ra đời và ngày càng được chuyên môn hóa, trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế
Dịch vụ Logistics chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế
kỷ 20 nhưng cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ Khi kim ngạch xuất nhập khẩu sau 5 năm gia nhập WTO đã tăng lên 1.86 lần (năm 2007 là 109.21 tỷ USD và năm 2011 là 203.6 tỷ USD), ngành dịch vụ Logistics cũng tăng trưởng tương ứng 20-25% hàng năm trong điều kiện kinh tế toàn cầu
Dịch vụ Logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Nó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Đồng thời nó cũng có tác dụng tiết kiệm chi phí trong lưu thông phân phối, góp phần tăng giá trị kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận Hiện nay, có khoảng 92% các công ty có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics (Theo kết quả khảo sát về Logistics năm 2008) Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ làm dịch vụ Logistics gia tăng đáng kể, ước tính từ 600-700 (năm 2007), đến nay có khoảng hơn
Trang 131000 doanh nghiệp (2011) đang hoạt động trong ngành dịch vụ Logistics.Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp chưa có khả năng cung ứng một chuỗi với đầy đủ các dịch
vụ Logistics, hiệu quả hoạt động không cao (Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam – VIFFAS) Các công ty chưa tích hợp được các dịch vụ thành một chuỗi hoàn thiện như đúng nghĩa của một công ty Logistics thực thụ Nguyên nhân chủ yếu cũng
do quy mô nhỏ, những hạn chế về nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động Logistics…
Được thành lập vào năm 2006, trước thực tiễn chung, công ty TNHH Quốc tế Delta chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng có những thế mạnh, những cơ hội và khó khăn chung, đòi hỏi các công ty cần có hướng đi đúng đắn để có thể cung ứng một chuỗi dịch vụ Logistics toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Quốc tế Delta chi nhánh TP Hồ Chí Minh và mong muốn phân tích hoạt động Logistics của chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của chi nhánh, em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Phân tích hoạt động Logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Delta chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”
Với sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ của thầy cô, các anh chị trong công ty và bạn bè, đề tài của em cũng tiến hành đúng tiến độ Tuy nhiên, thời gian thực tập và kiến thức có hạn trong khi thực tế lại quá phong phú và đa dạng, bản thân em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị trong công ty và bạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động Logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Delta chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 30 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
_ Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Delta chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14_ Phân tích hoạt động Logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Delta chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
_ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics tại chi nhánh
_ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics tại chi nhánh
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ 06/02/2012 đến 27/04/2012
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: với việc đặt vấn đề nhằm đưa ra lý do chọn đề tài cũng như việc xác định những mục tiêu mà khóa luận muốn đạt được, giới hạn về mặt thời gian, không
gian và cấu trúc của khóa luận
Chương 2: Tổng quan, sẽ trình bày một cách tổng quan về lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH Quốc tế Delta , bộ máy tổ chức và hoạt động của các phòng ban tại công ty TNHH Quốc tế Delta chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, chương này sẽ trình bày các khái niệm là cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ Logistics và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 4 sẽ tiến hành phân tích, nhận định, đánh giá các vấn đề gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước Cụ thể sẽ đi phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics, hoạt động Logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa, xây dựng ma trận SWOT và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động Logictics của chi nhánh công ty
Chương 5 sẽ trình bày kết luận và đưa ra một số kiến nghị cụ thể để nâng cao
hiệu quả hoạt động của chi nhánh công ty
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Quốc tế Delta
2.1.1 Tên doanh nghiệp
Tên công ty: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
Tên giao dịch: DELTA INTERNATIONAL CO., LTD
Trụ sở chính: phòng 306, tòa nhà CT9, Mỹ Đình, Cầu Giấy, TP Hà Nội
Trang 16Tài khoản ngân hàng: 106 2029 5605 010 – Techcombank Tân Bình
Chi nhánh của công ty
Loại hình doanh nghiệp: công ty trách hiệm hữu hạn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Quốc tế Delta được thành lập vào tháng 6 năm 2004 theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 tại Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0102012910 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 14/06/2004
Công ty TNHH Quốc tế Delta là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi, giao nhận vận tải trong nước và quốc tế
Các lĩnh vực hoạt động của công ty là làm đại lý cho các doanh nghiệp Logistics nước ngoài và cung cấp dịch vụ giao nhận nội địa: làm đại lý vận chuyển hàng hóa quốc tế, thủ tục hải quan, vận tải nội địa, kinh doanh kho bãi
Thế mạnh của công ty là dịch vụ giao nhận vận tải, kinh doanh mặt hàng quạt
Trang 17Công ty đang chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan và các thủ tục chuyên ngành khác cho các dự án lớn như: dự án viễn thông của Hanoi Telecom, Vinaphone, Mobiphone, Ericsson, Motorola, Huawei…
Đồng thời công ty còn là nhà ủy thác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Ngoài ra, công ty Delta còn là nhà nhập khẩu chính của công ty chuyên sản xuất quạt thông gió công nghiệp Kruger Ventilation Industries Pte Ltd
Được thành lập vào tháng 6 năm 2004 tại thành phố Hà Nội Ban đầu công ty là nhà cung cấp dịch vụ Logistics chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý cước hàng không tại sân bay Nội Bài
Tháng 3 năm 2005 thành lập văn phòng đại diện ở Hải Phòng, nơi có cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam Lúc này công ty gồm 6 nhân viên xử lý cước tàu biển trong xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế
Công ty được xếp vào tốp 10 đại lý hoạt động hiệu quả của hãng hàng không Việt Nam liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006 và sẽ tiếp tục các năm sau nữa
Tháng 11/2006 thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp các dịch vụ Logistics mở rộng trên toàn quốc
Tháng 12/2006, Delta trở thành thành viên chính thức của Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS – Vietnam Freight Forwarders Associations)
Tháng 2/2007, Delta được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp Hội Vận Tải Giao Nhận Quốc Tế (FIATA – International Federation of Freight Forwarders Associations)
Trách nhiệm pháp lý chuyên môn của công ty được bảo vệ bởi công ty Bảo hiểm Bảo Minh
Đến nay, công ty hiện có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Hải Phòng, Bình Dương và Bắc Ninh với tổng số hơn 60 nhân viên Nhằm mục đích mở rộng phạm vi hoạt động, tổ chức hoạt động marketing và cung ứng dịch
vụ trên toàn quốc, công ty đang có kế hoạch thành lập văn phòng tại Đà Nẵng
Cho đến nay công ty đã có được một đội xe tải gồm 20 xe trọng tải trung bình
từ 1 đến 8,5 tấn, tất cả các xe đều được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, đặc biệt là
Trang 18khung xe được thiết kế giống như một container có chỗ để niêm phong, kẹp chì rất thích hợp để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan…đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao nên thông tin được tiếp cận một cách nhanh chóng
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty và chi nhánh
2.2.1 Chức năng
Dịch vụ khai thuê hải quan
Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu và hãng hàng không
Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container
Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu
Kinh doanh thương mại
2.2.2 Nhiệm vụ
Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho công ty
Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ
Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng
Nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách tiếp nhận, trao đổi với thị trường giao nhận trong nước và ngoài nước
Luôn quan tâm, chăm lo giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường làm việc của công ty
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước
Trang 19 Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng giao nhận hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng hợp tác… với các tổ chức, các thành phần kinh tế cả
tư nhân
Tạo mối quan hệ tốt với hãng tàu, Hải quan, các cảng biển, sân bay… nhằm tranh thủ sự ưu đãi của họ nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh
2.2.3 Quyền hạn
Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa và hợp
đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Được tham gia hội chợ triển lãm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quảng bá
hàng hóa, các hoạt động dịch vụ trong và ngoài nước
Được quyền tố tụng trước các cơ quan tố tụng trước các cơ quan pháp luật đối với tổ chức, các cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm lợi ích của công
ty
Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh theo chế
độ pháp luật hiện hành
2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa nguyên tắc chuyên môn hóa theo chức năng quản lý, chi nhánh công ty thực hiện loại hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng Trong tổ chức tồn tại hai hệ thống kinh doanh dịch vụ, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các bộ phận khác tuyến Các thông tin chỉ huy và thông tin phản hồi được truyền theo tuyến rất thích hợp cho hệ thống quản trị được vận hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả
Trang 20nhiệm trước cơ quan pháp luật về những quyết định đó
Vạch ra những đường lối kinh doanh, tìm kiếm xu hướng kinh doanh mới để đạt được mức lợi nhuận cao nhất
Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty và kết hợp hài hòa công việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan đến việc mua tài sản cố định
Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của chi nhánh, trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký hợp đồng
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Phó Giám Đốc Điều Hành XNK
Phòng Kinh
Bộ Phận Chứng Từ
Bộ Phận Giao Nhận
Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng
Bộ Phận Kinh
Doanh
Trang 21Ngoài ra, phó giám đốc cũng trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc nhiều hàng…
c Phòng kinh doanh
Bộ phận kinh doanh: là tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng về dịch vụ giao nhận – vận tải với đối tác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập các chiến lược marketing, tìm kiếm khách hàng
Bộ phận chăm sóc khách hàng: tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi làm hàng
d Phòng xuất nhập khẩu
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa Gồm hai bộ phận:
Bộ phận chứng từ: soạn thảo hồ sơ làm thủ tục hải quan và các công văn,
chứng từ cần thiết khác để cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao trong thời gian ngắn nhất Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời những thông tin về xuất nhập khẩu và những thay đổi của Nhà nước về thuế, hải quan quản lý, lưu trữ hồ
sơ, chứng từ, công văn…Đồng thời liên lạc với khách hàng để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lô hàng giúp cho bộ phận xuất nhập khẩu hoàn thành tốt nhiệm vụ
Bộ phận giao nhận: tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ giao nhận, tiếp
nhận bộ chứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng
ký kiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng, nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho người nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sân bay) đến kho cảng riêng của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, và ngược lại từ kho của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu ra cảng, sân bay để giao hàng
Trang 22e Phòng kế toán
Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải, lập bảng báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động
Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ
Quản lý công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
2.4 Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
2.4.1 Thuận lợi
Trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty TNHH Quốc tế Delta nói riêng bởi hệ thống thuế quan được ưu đãi hơn, hàng hóa Việt Nam dễ dàng xuất ra nước ngoài và ngược lại hàng hóa các nước khác cũng ồ ạt nhập vào thị trường Việt Nam Vì vậy, các công ty Logistics có nhiều cơ hội để phục vụ khách hàng của mình hơn
Chi nhánh có được lượng khách hàng thường xuyên và tiềm năng Đặc biệt là những khách hàng lớn hiện có như công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam, công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam…
Cơ cấu tổ chức nhân sự gọn nhẹ, công việc điều hành, quản lý dễ dàng, thông tin nhanh
Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ và hăng say trong công việc với tốc độ làm việc nhanh và hiệu quả đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng
Chi nhánh đã tạo được uy tín với khách hàng lớn nên duy trì được doanh thu và lợi nhuận
Chi nhánh luôn đặt chất lượng dịch vụ, uy tín lên hàng đầu, với phương châm
“uy tín, tận tâm, giá cả cạnh tranh”
Nếu như không có vấn đề phát sinh thì thời gian giao nhận lô hàng thường ngắn, giúp tiết kiệm chi phí cho lô hàng
Trang 23Thường xuyên cập nhật các Thông tư, Quyết định, văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý các mặt hàng mà các công ty thực hiện dịch vụ Logistics Với trình độ chuyên môn cao, các nhân viên đã tạo được sự tin tưởng với các cơ quan hữu quan: các cơ quan kiểm dịch chất lượng, kiểm dịch thực vật, vệ sinh y tế Vì vậy, đối với các mặt hàng yêu cầu cần những chứng từ này thì thời gian làm việc hoàn tất kiểm tra diễn
ra nhanh chóng và thuận tiện, điều này đã đẩy tốc độ giao nhận lên cao, thời gian được rút ngắn đáng kể
Công việc thực hiện quy trình một cách linh hoạt, được thực hiện một cách đan xen để tiết kiệm thời gian giữa các khâu trong cùng một công đoạn hoặc giữa các công đoạn Kết quả dẫn đến là nhân viên giao nhận có thể làm nhiều hợp đồng trong một khoảng thời gian Do đó hoạt động của họ đã tạo ra hiệu quả một cách tổng hợp, tiết kiệm chi phí một cách tối đa và tạo ra lợi nhuận thu được là lớn nhất
2.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì chi nhánh cũng gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh như:
Nguồn vốn công ty còn hạn chế
Vẫn còn tồn tại nhân viên chứng từ còn thiếu kinh nghiệm nên khi lập bộ chứng
từ còn sai sót, gây khó khăn cho nhân viên giao nhận trong việc làm thủ tục hải quan như áp mã hàng sai, ghi tên hàng thiếu chính xác
Vài nhân viên giao nhận trẻ, mới ra trường tay nghề còn non trẻ nên dễ bị hải quan nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó dễ trong khâu làm thủ tục hải quan và hay chủ quan như giao nhận hàng mà không có biên bản ký nhận của chủ hàng…
Chế độ lương bổng trả cho nhân viên nhiều khi chưa tương xứng với công sức
mà họ bỏ ra trong công việc
Do nhiều nguyên nhân mà chi nhánh vẫn chưa xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp, chi nhánh vẫn chưa có phòng marketing riêng để tập trung nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới
2.5 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty và chi nhánh đến năm 2016
Chỉ tiêu đề ra trong năm 2012 đến năm 2016
Nền kinh tế toàn cầu hóa với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty TNHH Quốc tế Delta luôn xác định chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu nhằm
Trang 24thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai Do đó công ty luôn đặt ra cho mình những mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh, tìm liếm lợi nhuận sau:
Chủ động đề xuất ra nhiều chiến lược dài hạn nhằm sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh
Tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đại lý, ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa XNK
Phấn đấu trở thành “Top 10” với 10% thị phần trong lĩnh vực Forwarding và Logistics tại Việt Nam và là đơn vị đứng đầu trong ngành này về các hoạt động xã hội đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
Giảm chi phí thất thoát đến mức thấp nhất để có mức cạnh tranh
Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết, năng động, hiện đại và hiệu quả
Trong thời gian tới công ty sẽ tăng thêm nguồn vốn đầu tư, có những chiến lược tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng mạng lưới hơn nữa ở các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển kinh doanh XNK và dịch vụ giao nhận vận tải: Nha Trang, Quy Nhơn…
Tạo uy tín, lòng tin nơi khách hàng nhằm tạo dựng thương hiệu, dịch vụ có chất lượng
Phát huy năng lực có sẵn, có kế hoạnh đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất lượng lao động, củng cố đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với công ty
Xây dựng chất lượng dich vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Cải tiến quy trình giao nhận, tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chi cục hải quan, cảng biển, sân bay, hãng tàu… nhằm tranh thủ sự ưu đãi đó cao hơn từ
đó tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác
Trang 25CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các định nghĩa về Logistics
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và vẫn chưa có khái niệm thống nhất Trong cuốn sách “Logistics Những vấn đề cơ bản” của PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Thống kê 2003 có nêu lên một số khái niệm về Logistics của các nhà kinh tế trên thế giới như sau:
Trong lĩnh vực sản xuất, Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hoạt động kinh tế
Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin, dòng chảy của vốn… nó bao gồm cả những
hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải
có trong môi trường làm việc hiện nay
Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Trang 26Theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý Logistics (The Courncil of Logistics Management CLM in the USA): Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng
Với cách tiếp cận trên cho ta thấy Logistics là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận, vận tải hàng hóa, như làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, phân phát hàng hóa đi các địa điểm khác nhau…, đảm bảo yêu cầu đúng lúc (Just in time – JIT) và duy trì hàng tồn kho ở mức tối thiểu (Minimum stock) bằng cách tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ Chính vì vậy, khi nói đến Logistics là nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics System Chain) và người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào cũng như đầu
ra trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ trên ứng dụng những tiến bộ trong CNTT
Như vậy, Logistics trong giao nhận vận tải là quá trình tối ưu hóa dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa nhờ ứng dụng những thành tựu của CNTT trong việc điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo yêu cầu đúng lúc (Just in time – JIT) với chi phí thấp nhất thông qua một chuỗi các dịch vụ có liên quan
3.1.2 Dịch vụ Logistics
a Khái niệm
Theo điều 233 Luật thương mại năm 2005 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên
cơ sở sử dụng những thành tựu của CNTT để điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản xuất
Trang 27đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các công đoạn: vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa
Dịch vụ Logstics bao gồm rất nhiều yếu tố và các yếu tố này tạo thành chuỗi Logistics bao gồm các yếu tố cơ bản như: yếu tố vận tải, yếu tố marketing, yếu tố phân phối, yếu tố quản trị, các yếu tố khác như kho bãi, nhà xưởng, phụ tùng thay thế và sữa chữa, tài liệu kỹ thuật
Quản lý hàng hóa / nhà vận tải – Freight / Carrier Management
Gom hàng tại kho – Consolidation / Cross docking
Quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp – Vendor Management / Compliance
Dịch vụ kho bãi gia tăng – Value – added Ware housing
Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển thường là Singapore, Hong Kong, Kaoshiung – Multi – Country Consolidation
Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hóa – QA and QI program
Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn – Production Compliance Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng – Data Management EDI clearing house
Dịch vụ quét và in mã vạch – Barcode Scanning and Label Production
Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ - Documentation
Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động Logistics – Global Logistics Procedures
Dịch vụ phân phối hàng - Distribution Services
Dịch vụ theo dõi, kiểm tra hàng hóa qua mạng internet
Dịch vụ khai báo hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu, khai báo AMS ( Automated Manifest System)
Nhà cung cấp dịch vụ bên thứ tư.(4PL – Fourth Party Logistics)
Trang 283.1.3 Vai trò của Logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng
a Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một chi phí nhất định Tại các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương thì hoạt động Logistics chiếm 10 – 15 % GDP (theo Rushton Oley & Crosher, 2000), đây là phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi một dây chuyền Logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng Hàng loạt các hoạt động kinh tế diễn ra trong chuỗi Logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành thành phẩm và làm cho giá trị được tăng lên cho
cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người
Hiệu quả của hoạt động Logistics tác động trực tiếp tới khả năng hội nhập của nền kinh tế Do vậy, việc cắt giảm chi phí Logistics có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
Hoạt động Logistics hiệu quả sẽ làm tăng tính cạnh tranh của mỗi quốc gia trên trường quốc tế thông qua trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và chi phí Logistics Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí Logistics của một quốc gia còn được xem là một căn
cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Quốc gia nào có
cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt, sẽ thu hút được nhiều công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới
b Vai trò Logistics đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, Logistics có vai trò rất to lớn Logistics giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa chu trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm
Trang 29được nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và thế là Logistics toàn cầu phát triển
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics giúp doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp vật liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo thời gian với tổng chi phí thấp nhất
Logistics còn góp phần làm giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng
từ Theo các chuyên gia ngoại thương, chứng từ rườm rà chiếm một phần không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Thông qua dịch vụ Logistics, các công ty Logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký hợp đồng duy nhất sử dụng cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng Nhờ góp phần làm giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ
Sự phát triển của CNTT đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ Logistics Đứng ở góc độ này, Logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung
Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt marketing hỗ hợp (4P – Right Product, Right Price, Right Place, Right Promotion) Vì Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm tới nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp, thỏa mãn nhu cầu mọi khách hàng
c Logistics trong giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và đây cũng là lĩnh vực có hoạt động Logistics phát triển mạnh mẽ Sự phát triển trong giao nhận vận tải bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất Quá trình sản xuất đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng có nhiều trung gian đóng vai trò người bán, người mua và là một bộ phận của quá trình lưu thông hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng Tính chất phong phú của hàng hóa là sự vận động phức tạp của chúng đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đặt ra những yêu cầu mới đối với vận tải Đồng thời để tránh tồn đọng vốn, các nhà sản xuất luôn tìm cách duy trì lượng hàng trong kho nhỏ nhất Kết quả là hoạt động vận tải nói riêng và lưu thông hàng hóa nói chung phải đảm bảo yêu
Trang 30cầu đúng lúc, mặt khác tăng cường những chuyến hàng nhỏ thực hiện mục tiêu không
để hàng hóa tồn kho
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cho phép kết hợp các quá trình sản xuất, lưu kho hàng hóa,tiêu thụ với hoạt động vận tải có hiệu quả hơn và đồng thời phức tạp hơn
Cách mạng container hóa trong vận chuyển diễn ra trong những năm 70 của thế
kỷ 20 đã làm tăng thêm độ an toàn và tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, tiền đề ra đời cho vận chuyển đa phương thức Theo phương thức này, người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng với người vận tải đa phương thức – người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa bằng một hợp đồng duy nhất Tuy nhiên, người mua đó vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng Mua hàng hóa và giám sát mọi di chuyển hàng hóa đảm bảo đúng loại hàng hóa đến đúng địa điểm, thời gian quy định Nói cách khác, một người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ giúp anh ta tiết kiệm chi phí, thời gian từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức Như vậy, trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Logistics không phải là một dich vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa Với chuỗi dịch
vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí đầu vào của khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ
3.1.4 Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
Để có cái nhìn đầy đủ về ngành dịch vụ Logistics VN trong khoảng thời gian 5 năm sau WTO, cần đặt ngành dịch vụ Logistics trong mối liên quan tổng thể các yếu tố: cơ sở hạ tầng, khung khổ luật pháp - thể chế, người cung cấp dịch vụ Logistics (LSP), người sử dụng dịch vụ Logistics (Shipper), và nguồn nhân lực, nhằm rút ra bài học cho các bước kế tiếp
Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại của nước ta, đây cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ Logistics, chúng ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) sau 5 năm gia nhập WTO đã tăng lên 1,86 lần (năm 2007 là 109,21 tỷ USD và
Trang 31và kết quả, ngành dịch vụ Logistics cũng tăng trưởng tương ứng 20-25% hàng năm trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Về cơ sở hạ tầng, so với thời điểm trước WTO, đã có rất nhiều tiến bộ mang
tính đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển cảng biển, trong đó các cảng nước sâu với trang thiết bị và năng suất bốc dỡ ngang tầm khu vực, mở rộng đường nối các cảng với các khu công nghiệp và vùng đô thị, phát triển đường cao tốc, phát triển thêm các cảng cạn (ICD), các khu Logistics, trung tâm Logistics, các hệ thống kho hiện đại, trung tâm phân phối Tuy còn nhiều hạn chế để phát huy hiệu quả, do suy thoái kinh tế thế giới, nhưng chúng ta đã chuẩn bị các điều kiện cơ bản để hình thành trung tâm Logistics (Logistics hub) của khu vực và thế giới trong thời gian tới
Vận tải đường biển, đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt và đường ống theo thứ tự là các phương thức vận chuyển chủ đạo cho hàng hóa XNK và bán lẻ trên thị trường VN So với thời gian trước, tuy không ồ ạt, nhưng nhờ vận dụng các phương thức hợp tác đầu tư mới (như PPP ) mang tính đột phá, sau hội nhập WTO đã có nhiều tập đoàn, các doanh nghiệp (DN) Logistics tầm cỡ thế giới đến đầu
tư, hợp tác liên doanh với VN tiến hành xây dựng hạ tầng Logistics với các chuẩn mực quốc tế Hiện tại đã có trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng không quốc tế, hầu hết các công ty Logistics toàn cầu trong TOP 25 đang cung cấp dịch vụ, khai thác các tuyến vận tải kết nối VN với toàn cầu
Bên cạnh việc phát huy hiệu quả chương trình kết nối Logistics trong khu vực ASEAN, tiểu vùng sông Mekong (GMS) các hoạt động vận tải xuyên biên giới với các hành lang Đông Tây, phía Nam cũng được triển khai bước đầu có kết quả Sản lượng hàng hóa qua cảng biển VN từ 181 triệu tấn (2007) lên 286 triệu tấn (2011) tăng 1,58 lần, lượng container từ 4,5 triệu TEU (2007) lên 7 triệu TEU (2011) tăng 1,59 lần, về hàng không cũng tăng tương tự trong điều kiện khủng hoàng kinh tế toàn cầu
Cũng phải kể đến các bất cập trong đầu tư cơ sở hạ tầng như việc không đồng
bộ, chi phí Logistics còn cao so với khu vực, bất cập trong quy hoạch,… đặc biệt hiện nay chúng ta đang đối mặt với các “nút thắt” như tắc nghẽn giao thông, hạn chế trọng tải và thời gian giao thông trong đô thị, vấn đề kết nối thông tin, thủ tục chậm ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ Logistics và sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng hàng hóa
VN
Trang 32Về khung khổ pháp luật, thể chế có liên quan ngành Logistics: Theo như cam
kết và lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ Logistics, Chính phủ VN và các Bộ, Ngành quản lý đã có những động thái tích cực: bên cạnh NĐ 140/2007/NĐ-
CP, hàng loạt các quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, XNK, hải quan, thuế Trong đó đặc biệt các quy hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy , các cảng khô, khu Logistics đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời Trên thực tế các hành lang pháp lý nêu trên có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ Logistics, ngành Logistics trong thời gian qua
Một đóng góp quan trọng trong việc cải tiến các thủ tục hành chính quốc gia vừa qua là Dự án 30 và đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực hải quan: điện tử hóa hải quan và hải quan một cửa được triển khai cũng góp phần thúc đẩy dịch vụ Logistics phát triển
Tuy vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ Logistics từ Luật Thương mại (2005) và Nghị định 140/2007/NĐ-CP chưa đủ mạnh, thậm chí không còn phù hợp, và do vậy chưa tạo lập một thị trường dịch vụ Logistics lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần, chưa kể là thiếu chính sách nhằm nuôi dưỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ Logistics
Về người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider: LSP): Sau
hội nhập WTO, cùng với chủ trương giải phóng năng lực kinh doanh, cộng với các chính sách cổ phần hóa số lượng DN vừa và nhỏ làm dịch vụ Logistics gia tăng đáng
kể, ước tính từ 600-700 (năm 2007) đến nay có khoảng hơn 1.000 DN (2011) đang hoạt động ngành dịch vụ Logistics, trong đó có các DN Logistics toàn cầu phát triển từ các đại lý, văn phòng đại diện lên thành các công ty 100% vốn nước ngoài (chưa nhiều), liên doanh hoặc các hình thức khác
Qua 5 năm hội nhập, các DN dịch vụ Logistics VN, tuy nhỏ, vốn ít, nhưng đại
bộ phận đã có kinh nghiệm và trụ vững nhờ đa dạng dịch vụ Một số ít đã có những đầu tư về nghiệp vụ, công nghệ theo hướng dịch vụ chất lượng cao 3PL (integrated logistics) cạnh tranh hoặc hợp tác, nhận lại các công đoạn dịch vụ với DN Logistics 3PL, 4PL nước ngoài
Việc đầu tư nhân lực và CNTT không đúng mức, thiếu sự hỗ trợ về mặt chính
Trang 33ngành Logistics VN Đặc biệt trong lộ trình hội nhập WTO từ năm 2012, và chậm nhất
2014, các phân ngành dịch vụ liên quan vận tải và Logistics sẽ mở cửa cho các DN nước ngoài
Người sử dụng dịch vụ Logistics, đó là những nhà sản xuất, những DN XNK
tạo ra các chuyền cung ứng hàng hóa của VN đến với khu vực và thế giới, kể cả tiêu dùng nội địa… Chính họ cũng là người nuôi dưỡng, liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics VN
Sau hội nhập, ngành thương mại có những bước nhảy vọt, mặt tích cực là làm cho ngành dịch vụ logistics phát triển; tuy nhiên, như một số lãnh đạo ngành đã phân tích, vẫn bộc lộ các yếu kém nội tại: Cán bộ quản lý, quản trị sản xuất, thực hành thương mại, khả năng tự vệ, thiếu hiểu biết hoặc thiếu kiến thức về quản lý Logistics
và chuỗi cung ứng… cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ Logistics Thí dụ tập quán lâu đời là mua CIF, bán FOB, hoặc là việc thiếu tin tưởng, chưa dám thuê ngoài (outsourcing) dịch vụ Logistics cũng là một hạn chế cho sự phát triển ngành Logistics
VN Gần đây Hiệp hội Chủ hàng VN (VNSC) đã được thành lập và hoạt động
Về nguồn nhân lực cho ngành Logistics VN: Do còn non trẻ, đi sau các nước
phát triển nhiều thập kỷ, muốn phát triển ngành Logistics, dịch vụ Logistics trước hết phải đi từ con người
Từ sau WTO, nhìn chung, nhận thức về Logistics hai phía quản lý Nhà nước và DN/doanh nhân đã có bước tiến bộ trong đó có sự nỗ lực của các hiệp hội, cơ quan quản lý Nhà nước và các trường, viện chuyên ngành Bản thân hội nhập cũng đem lại khá nhiều bài học kinh nghiệm, các mô hình mới trong các hoạt động dịch vụ Logistics mà trước đây chỉ nghe qua, nay đã có ở VN
Như vậy cái được lớn nhất trong thời gian qua là phát triển cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là hoạt động cảng biển tạo hình ảnh mới cho ngành Logistics VN, kịp hình thành các thể chế tạo thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh của người làm dịch vụ Logistics, tạo các kết nối hội nhập Logistics khu vực và quốc tế cũng như nâng cao áp dụng CNTT, đưa quản trị Logistics và chuỗi cung ứng vào với cộng đồng doanh nhân,
DN, kể cả các cán bộ quản lý vĩ mô đó là những điểm sáng sau 5 năm gia nhập
WTO
Trang 34Trước những thách thức của thời đại, đặc biệt cuộc khủng hoảng suy thoái kinh
tế toàn cầu vẫn chưa có điểm dừng, ngành dịch vụ Logistics VN cần phải có những
bước phát triển kế tiếp nhằm tận dụng cơ hội trong hội nhập, khắc phục các yếu điểm,
rút ngắn các khoảng cách với các nước khu vực và quốc tế
3.1.5 Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế và Việt Nam
a Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải trên thế giới
Việc ứng dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực
sản xuất vật chất đã tạo ra bước đột phá về khối lượng và chất lượng hàng hóa Mặt
khác, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc đã dẫn đến việc hàng hóa được tập
trung sản xuất ở một nơi và đem tiêu thụ ở nơi khác Để thực hiện được việc đó thì
hàng phải được vận tải và giao nhận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Có thể nói hoạt
động dịch vụ vận tải khắc phục được mâu thuẫn về không gian giữa sản xuất và tiêu
dùng, thúc đẩy mậu dịch phát triển Ngược lại, triển vọng của dịch vụ vận tải phụ
thuộc rất lớn vào khối lượng hàng hóa cần vận chuyển
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội của
Liên Hợp Quốc cho biết kinh tế thế giới sẽ phát triển với tốc độ 3%/năm Lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia sẽ rất phong phú Còn theo Viện khoa học kinh
tế Giao thông vận tải Việt Nam, cụ thể mức dự báo như sau: ( số liệu dự báo được lấy
theo hai giá trị: PA1 là mức dự báo nhỏ nhất, PA2 là mức dự báo lớn nhất)
Bảng 3.1 Dự Báo Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Của Thế Giới
Đvt: Triệu tấn
PA1 PA2 PA1 PA2
Nguồn: Viện khoa học kinh tế Giao thông vận tải
Từ bảng dự báo trên cho thấy, trong những năm tới, tốc độ tăng của tổng khối
Trang 352010, trong đó hàng container tăng với tốc độ mạnh mẽ, năm 2020 tăng gần 90% so
với năm 2010 Mức tăng trưởng dự tính năm 2020 cho khu vực hàng rời đạt 2,8 tỷ tấn,
hàng lỏng 5,3 tỷ tấn, hàng container và bách hóa đạt gần 6 tỷ tấn Đây là cơ sở để
chúng ta tin vào triển vọng phát triển của dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới
Nhưng chỉ nhìn vào bảng dự báo trên chúng ta chưa thể đưa ra một kết luận gì
về tình hình phát triển của ngành này ở Việt Nam mà phải xem xét những dự báo về
lượng hàng hóa luân chuyển của Việt Nam mới có thể có một cái nhìn chính xác
b Triển vọng phát triển của ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam
Với chính sách mở của hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, lượng hàng háo
sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn làm cho khố
lượng hàng hóa lưu chuyển của Việt Nam tăng lên không ngừng Mà điều này có tác
động tích cực tới ngành giao nhận vận tải cũng như dịch vụ Logistics Cụ thể ta có
bảng dư báo tình hình xuất nhập khẩu của Việt nam như sau:
Bảng 3.2 Dự Báo Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Việt Nam Đến Năm 2020
Nguồn: Viện khoa học kinh tế Giao thông vận tải
Từ bảng 3.2 cho thấy, đến năm 2020, những mặt hàng chủ lực của Việt Nam
vẫn là dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, dệt may Hầu hết các loại hàng này đều ở
dạng hàng lỏng, hàng rời, tỷ lệ chế biến đang ngày càng được nâng lên nhưng sẽ
Trang 36không thể bằng các nước khác do công nghệ chế biến chưa phát triển Chỉ có hàng dệt
may là có điều kiện sử dụng những tiến bộ của cuộc cách mạng container nhưng tỷ
trọng cũng không đáng kể Do đó, cho dù khối lượng hàng có tăng lên nhưng ngành
vận tải vẫn chưa thể vui mừng quá sớm bởi giá trị giao nhận những loại hàng rời này
không thể lớn bằng hàng bách hóa và hàng container
Còn đối với hàng nhập khẩu, các con số dự báo như sau:
Bảng 3.3 Dự Báo Mặt Hàng Nhập Khẩu Của Việt Nam Đến Năm 2020
lưu chuyển của Việt Nam vào khoảng 1,65 tỷ tấn Khối lượng hàng nhập tuy không
lớn bằng hàng xuất nhưng có thể mang lại triển vọng lớn hơn Sở dĩ như vậy, vì từ
trước đến nay, hàng nhập khẩu vào Việt Nam hầu hết đều do các hãng giao nhận vận
tải nước ngoài nắm lấy nguồn hàng, các công ty Việt Nam chỉ thực hiện một khâu rất
nhỏ là chuyển hàng từ cảng biển vào nội địa, cước phí giao nhận thu được rất thấp Mà
trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng container và hàng đã qua chế biến chiếm tỷ trọng
lớn Những loại hàng này đem lại giá trị giao nhận rất cao Nếu trong thời gian tới,
những người giao nhận Việt Nam khai thác được nguồn hàng này thì ngành giao nhận
vận tải Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ
Trang 37c Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải Việt Nam
Bảng 3.4 Dự Báo Giá Trị Sản Lượng Giao Nhận Việt Nam Đến Năm 2020
3.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
a Doanh thu trong hoạt động kinh doanh
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Thuế giá trị gia tăng
Tình hình biến động doanh thu của công ty:
Tình hình biến động doanh thu phụ thuộc vào các nhân tố như: khối lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng, giá cả, điều kiện thanh toán Dựa vào tình hình biến động doanh thu có thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
b Lợi nhuận mang lại trong hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ cung cấp trong kì, sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
LNTT = TDT – TC LNST = LNTT - Thuế TNDN TDT: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí