1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận lê chân

87 840 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 291,23 KB

Nội dung

Qua đó có thể đưa ra định nghĩa: QLNN về TTXD là sự tác động mangtính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hànhchính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đưa ra nhiều chínhsách đổi mới kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của đấtnước Cùng với đó hệ thống các đô thị nước ta cũng đã phát triển nhanh về cả sốlượng, chất lượng và quy mô Cả nước hiện nay có tổng số 772 đô thị, trong đó

có 2 đô thị loại đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 15 đô thịloại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV, 630 đô thị loại V Tỷ

lệ đô thị hoá đạt gần 30% Hà Nội là được coi như là trung tâm chính trị, kinh tế,văn hoá của cả nước, còn các đô thị lớn khác như Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng,Cần Thơ là những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ lớn của cảnước Bên cạnh đó, cả nước hiện đang có trên 299 khu công nghiệp tập trung, 30khu kinh tế đặc thù và khu kinh tế cửa khẩu, góp phần mở rộng mạng lưới đô thịquốc gia, tạo tiền đề cho sự phát triển đô thị tại các vùng ven biển và biên giới

Đa số các khu đô thị mới đã và đang được hình thành với hệ thống cơ sở hạ tầnghiện đại, đồng bộ, góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của các đô thị hiệnnay, nhất là vấn đề nhà ở và các dịch vụ đô thị Bộ mặt đô thị Việt Nam nóichung đã có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đô thị ở nước ta vẫncòn nhiều vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các đô thị Việcquản lý, sử dụng đất đai trong đô thị còn nhiều lãng phí Tình trạng ô nhiễm môitrường đô thị chậm được cải thiện Các vấn đề về giao thông đô thị, nhà ở đanggây nhiều bức xúc trong nhân dân Kiến trúc đô thị còn chắp vá, thiếu bản sắc.Công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch còn nhiều bấtcập

Trang 2

Quá trình đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc triển khai nhanh các hạngmục công trình nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch

vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị Việc triển khai xây dựng cáccông trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đãđược phê duyệt và xây dựng đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối vớitừng khu vực

Quận Lê Chân đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nhà ở của người dânngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, cáccông trình hạ tầng….đang ngày ngày đổi thay Do đó việc quản lý trật tự xâydựng đô thị trên địa bàn quận cần phải có sự thay đổi phù hợp với xu hướng đó.Hiện nay lãnh đạo Quận và 15 phường trực thuộc quận Lê Chân đã và đang cónhiều biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng nhằm nâng cao vịthế Quận như là một trung chính trị, quân sự, kinh tế của thành phố

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đôthị nói chung và trên địa bàn quận Lê Chân nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu vàxem xét về công tác quản lý trật tự xây dựng của Quận Lê Chân tác giả quyết

định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật

tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân” làm luận văn tốt nghiệp của

mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhànước về trật tự xây dựng đô thị Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản

lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiếtnhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địabàn quận Lê Chân

Trang 3

2.2 Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích đề ra, luận văn cónhững nhiệm vụ sau: Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

đô thị Đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của công tác quản lý nhànước về trật tự xây dựng đô thị, thực trạng pháp luật về quản lý trật tự xây dựng,thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị, làm rõnhững vướng mắc, bất cập trong pháp luật về quản lý trật tự xây dựng và tổ chứcthực hiện pháp luật quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Lê Chân Đề xuấtmột số biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thịtrên địa bàn quận Lê Chân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luậnquản lý nhà nước về trật tự xây dựng, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, quátrình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bànQuận Lê Chân

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận liên quan đến khái niệm, bản chất, đặc trưng của quản lý nhà nước và quản

lý trật tự xây dựng Đánh giá thực trạng quá trình tổ chức và hoạt động quản lýtrật tự xây dựng trên địa bàn quận Lê Chân từ năm 2011 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Quán triệt các nguyên tắc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa họcquản lý, kinh tế, chính trị, pháp luật Luận văn sử dụng các phương pháp nghiêncứu khác như: Thống kê, phân tích, đánh giá, vẽ sơ đồ, so sánh và tổng hợp cácchỉ tiêu Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra, phương phápphỏng vấn

Trang 4

5 Ý nghĩa của luận văn

- Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lýluận về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị

- Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chínhsách, các nhà lãnh đạo quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận vànhững ai quan tâm đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận có các phần sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước và trật tự xây dựng đô thị.Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thịtrên địa bàn quận Lê Chân

Chương 3: Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xâydựng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân

Trang 5

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRẬT TỰ

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1 Lý luận chung về quản lý nhà nước (QLNN) và trật tự xây dựng

đô thị (TTXDĐT)

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Nói tới thuật ngữ quản lý, các nhà khoa học cho rằng: Quản lý là sự tácđộng chỉ huy, điều khiển khác quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và

đúng với ý trí của người quản lý.[Các Mác – Ph Ăng ghen, toàn tập, tập 23,

trang 23].

Như vậy quản lý là công việc chỉ đạo, sắp xếp các hoạt động của xã hộinhằm đạt được một mục đích đề ra của người quản lý Theo cách tiếp cận này,quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý

Một cách hiểu khác cho rằng quản lý là sự tác động của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cáchnào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhaucũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu bản chất của quản lý ta có thể giải thích về QLNN là

sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm

vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN”.

[Giáo trình Quản lý Nhà nước tập 1, trang407]

Trang 6

QLNN là một hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sự dụngquyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là mộthoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạtđộng chức năng đặc biệt, QLNN được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từhoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp

Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

QLNN được đề cập trong đề tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng;QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bảnmang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý vàvấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước Hoạt độngQLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, các

tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia quản lý theo quy định của phápluật

1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước

Từ khái niệm trên về QLNN ta rút ra các đặc điểm của QLNN như sau:+ QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnhđơn phương của nhà nước

+ QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh

+ QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch

+ QLNN là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các quá trình

xã hội và hệ thống các hành vi xã hội

1.1.3 Cơ cấu hệ thống và các yếu tố cấu thành nên hoạt động của quản lý nhà nước

Trang 7

* Cơ cấu, hệ thống QLNN bao gồm các yếu tố sau đây tạo thành:

Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lývới đối tượng quản lý trong quá trình quản lý

Chủ thể QLNN được xác định theo vùng lãnh thổ trên cơ sở hình thànhcác đơn vị hành chính và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy định củapháp luật Hệ thống QLNN được xây dựng theo hệ thống chức năng chiều dọc,tạo ra cơ cấu quản lý phù hợp với chức năng quản lý của từng lĩnh vực theo các

cơ quan nhà nước và theo ngành Hệ thống QLNN là một tập hợp các cơ quannhà nước, tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền Trong các cơ quan tổ chức

đó, cán bộ, công chức nhà nước được xác định cụ thể về quyền và nghĩa vụ

Xác định đối tượng QLNN giúp cho ta trả lời câu hỏi “ quản lý ai” và suycho cùng đối tượng QLNN chính là con người, hay cụ thể hơn là hành vi conngười trong xã hội Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đối tượngQLNN ra nhiều loại, như các cấp độ đối tượng quản lý (con người, tập thể, toàn

bộ hệ thống tổ chức)

Trong QLNN cần làm rõ khách thể của QLNN, khách thể của QLNN là hệthống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộcsống xã hội, là hệ thống trong đó bao trùm các lĩnh vực sản xuất và tái sản xuấtcác giá trị vật chất và tinh thần cũng như các điều kiện sống của con người trong

xã hội Có thể chia khách thể của QLNN theo lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…

Để xem xét được mối quan hệ giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý vàkhách thể quản lý cần xem xét mối quan hệ này trong từng lĩnh vực cụ thể

* Các yếu tố tạo nên hoạt động QLNN: Mục đích nhiệm vụ của QLNN;phương pháp QLNN và chương trình QLNN

Trang 8

Mục đích, nhiệm vụ của QLNN là mục tiêu hướng tới của chủ thể quản lýđối với đối tượng quản lý.

Phương pháp QLNN là phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý tácđộng lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt được nhữngmục đích quản lý Phương pháp QLNN thể hiện ý chí của nhà nước, nó phản ánhthẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện dưới những hình thứcnhất định Các phương pháp quản lý trong hoạt động QLNN là: thuyết phục,cưỡng chế, kinh tế, theo dõi, kiểm tra; ngoài ra còn những phương pháp riêng ápdụng trong quá trình thực hiện những chức năng riêng biệt hoặc những khâu,những giai đoạn riêng biệt của quá trình quản lý

Chương trình quản lý được diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời giantương ứng với việc giải quyết một số nội dung trong quản lý như: Đánh giátình hình các vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông quaquyết định; ban hành quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm trađánh giá thực hiện các quyết định

Tóm lại, QLNN phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong nó Muốn đánh giáhiệu quả hoạt động QLNN thì cần phải phân tích cơ cấu quản lý tạo nên hoạtđộng quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó lên hoạt động quản lý

1.1.4 Quan niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

QLNN do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất đa dạng: QLNN trêncác lĩnh vực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, giao thông vậntải, xây dựng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng Vì vậy, QLNN trong lĩnhvực xây dựng chỉ là một bộ phận của QLNN, do đó QLNN về xây dựng có đầy

đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý, ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng

mà chỉ có trong xây dựng, bao gồm:

Trang 9

Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn Côngtác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịuảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm

mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đôthị…

Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở,tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanhtra Bộ và các Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện đểkiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên toàn quốc, dẫn đến tình trạng vi phạmTTXD tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng gây dư luận xãhội và tốn không ít tiền của của Nhà nước và nhân dân

Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chitiết 1/2000, 1/500 Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với Quy hoạch chi tiếttừng đơn vị quận, phường

Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội vàđặc điểm tự nhiên của từng địa phương

Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự…

hoạch-Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quyhoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xâydựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra, kiểm tra hậu cấp phép (quản

Trang 10

kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng nhưyêu cầu trong nội dung GPXD đã được cấp phép và có biện pháp xử lý theo luật

đã định Quản lý TTXD là khâu tiếp theo của khâu cấp phép Quản lý TTXD dựatrên căn cứ chủ yếu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt Công tác quản lýTTXD đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực

Quản lý TTXD đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiếnnghị và xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền, nhằm đảm bảo quản lý xâydựng đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, anninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạchđược phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chínhđáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấnchiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phépđảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật

Qua đó có thể đưa ra định nghĩa: QLNN về TTXD là sự tác động mangtính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hànhchính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự trong xây dựng

Nội dung của QLNN về xây dựng:

Theo quy định của Luật xây dựng năm 2014, hoạt động xây dựng bao

gồm các hoạt động sau: Lập quy hoạch xây dựng; Lập dự án đầu tư xây dựngcông trình; Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; Thi công xây dựngcông trình; Giám sát thi công xây dựng công trình; Quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình; Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Nghiệm thu, bàngiao đưa công trình vào khai thác sử dụng; Bảo hành, bảo trì công trình xâydựng; Và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

Điều 111, Luật Xây dựng năm 2014cũng ghi rõ nội dung QLNN về xây

dựng bao gồm:

Trang 11

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạtđộng xây dựng.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xâydựng

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm trong hoạt động xây dựng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng

- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

1.1.5 Vai trò của pháp luật đối với quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Trong quản lý TTXD pháp luật có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vaitrò của pháp luật quản lý xây dựng được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Pháp luật về quản lý TTXD là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác xây dựng Nhận thức được tầm

quan trọng của công tác quản lý TTXD, trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng,Hội nghị Trung ương và Bộ Chính trị luôn dành sự quan tâm lớn cho công tácquản lý TTXD, lần lượt đưa ra các chủ trương lớn cho công tác thanh tra xâydựng, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách, chế độ đối vớinhững người làm công tác quản lý TTXD Đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức

và hoạt động thanh tra xây dựng, đồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban

Trang 12

hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác tổ chức

và hoạt động của thanh tra xây dựng

Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng phápluật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật

Do vậy, pháp luật về quản lý TTXD có vai trò quan trọng trong việc thể chếhoá đúng đắn, kịp thời và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về công tácthanh tra, làm cho nó đi vào cuộc sống

- Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng Để bộ máy các cơ

quan thanh tra xây dựng hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng cơ chếquản lý, mô hình tổ chức hợp lý, khoa học, xác định đúng chức năng, thẩmquyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra xây dựng; xác lập các mối quan

hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ quan thanh tra xây dựng và các cơ quan hữuquan; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một

cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của cơ quan thanh traxây dựng Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sởvững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật về thanh traxây dựng

Pháp luật về thanh tra xây dựng có vai trò quan trọng trong việc quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong hệthống các cơ quan thanh tra xây dựng, đặc biệt đội ngũ thanh tra viên xâydựng; quy định những cơ chế hữu hiệu nhằm phát hiện, loại trừ các hiệntượng lạm quyền, bao biện, vô trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chứcCác cơ quan thanh tra xây dựng

- Pháp luật về quản lý TTXD là cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng Thanh tra xây

Trang 13

dựng là hoạt động phức tạp, hiệu quả của nó không chỉ được quyết định bởinăng lực, sự cố gắng của cơ quan thanh tra xây dựng mà còn tuỳ thuộc vào sựtham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, các tổchức xã hội và của mọi công dân Nói cách khác, công tác thanh tra xây dựngkhông chỉ là hoạt động chuyên môn thuần tuý của cơ quan thanh tra xây dựng,

mà còn là trách nhiệm của Các cấp chính quyền và toàn xã hội Do vậy, phápluật về thanh tra xây dựng phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vai trò,chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hữu quan này với cơ quan thanh traxây dựng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch thanh tra, ví dụnhư trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phối hợp với cácThanh tra viên xây dựng trong việc tham gia việc cưỡng chế, hỗ trợ lực lượng,phương tiện để cưỡng chế dỡ bỏ các công trình vi phạm Như vậy, có thể nóipháp luật về quản lý TTXD chính là cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữacác cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng

- Pháp luật về quản lý TTXD là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường

pháp chế trong lĩnh vực xây dựng

- Hệ thống pháp luật về quản lý trật tự xây dựng góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta Hệ thống pháp luật gồm

nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan và thống nhất với nhau Không thể

có một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ nếu như có một bộ phận nào

đó kém phát triển, không đầy đủ hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với các bộ phậnkhác trong cùng hệ thống Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý trật tựxây dựng với mức độ pháp lý cao sẽ góp phần xây dựng và củng cố hệ thốngpháp luật thống nhất, đồng bộ ở nước ta

1.2 Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây

Trang 14

dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

1.2.1 Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng

Tăng cường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dâncấp huyện, Sở Xây dựng trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn Thành phốHải Phòng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của của Uỷ ban nhân dânThành phố Hải Phòng; đảm bảo công tác QLNN về TTXD được thực hiệnthường xuyên, liên tục thống nhất đúng thẩm quyền, phát huy hiệu quả mối quan

hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác QLNN về TTXD trên địabàn Thành phố Hải Phòng

Công trình xây dựng trên địa bàn phải được thường xuyên kiểm tra từ khikhởi công đến khi hoàn thành việc xây dựng; các vi phạm về TTXD phải đượclập hồ sơ vi phạm và xử lý kịp thời, triệt để, đảm bảo chính xác, công khai, minhbạch theo quy định của pháp luật

* Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thựchiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định Việc phối hợp phảiđảm bảo công khai, minh bạch, không chồng chéo; xác định rõ trách nhiệm củacác tổ chức, cá nhân liên quan

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trong việc kịp thờiphát hiện, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tất cả các công trình vi phạmTTXD trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định xử lýhành chính do mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh Thanh tra

Sở Xây dựng ban hành

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm xử lý vi phạmTTXD vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn, đôn

Trang 15

đốc, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xử lý vi phạm TTXD.Trườnghợp vượt thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện thì phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời xử lý.

c) Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chịu trách nhiệm phát hiện, thôngtin kịp thời với Thanh tra Sở Xây dựng để chủ trì, phối hợp với các cơ quan liênquan kiểm tra, xử lý vi phạm TTXD theo quy định

d) Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc Ủy ban nhân dân cấphuyện, cấp xã trong việc kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm TTXD

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý các côngtrình xây dựng mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý không kịp thời

* Đối với công trình vi phạm TTXD thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơquan chức năng, cơ quan nào phát hiện hành vi vi phạm TTXD có trách nhiệmlập biên bản, xử lý hoặc thông tin, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lýtrực tiếp để xử lý theo quy định [Theo điều 4, quy chế phối hợp quản lý TTXDtrên địa bàn thành phố Hải Phòng]

1.2.2 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản

lý trật tự xây dựng đô thị cấp Huyện.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Huyện: Phải thực hiện nhiệm vụ quản lýTTXD trên địa bàn cấp huyện theo quy định tại Điều 100 Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân, Điều 10 của Nghị định số 180/2007/NĐ- CP ngày07/12/2007 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan

Cụ thể như sau:

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lýđất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn

Trang 16

- Đôn đốc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lýTTXD đô thị thuộc địa bàn; ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ côngtrình vi phạm TTXD theo thẩm quyền.

- Xử lý Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã; các cán bộ dưới quyền đượcgiao nhiệm vụ quản lý TTXD đô thị để xảy ra vi phạm

- Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm TTXD đô thị trên địa bàn

- Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi tắt là cấp tỉnh) ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằmquản lý TTXD đô thị có hiệu quả

- Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm TTXD theo quy định tại Điều 18của Nghị định số 180/2007/NĐ- CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ, khoản 2Điều 38 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các quy định khác cóliên quan

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ trong công tác của Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện

Đội thanh tra xây dựng quận, huyện có chức năng tham mưu, thực hiệncác nhiệm vụ quản lý TTXD, giúp Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và ChánhThanh tra Sở xây dựng trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn phường, xã

Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp củaThanh tra Sở Xây dựng; có trách nhiệm thực hiện các nhiệm và thường xuyênbáo cáo Thanh tra Sở Xây dựng, Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã, xã,phường, thị trấn theo quy chế phối hợp quản lý TTXD giữa Thanh tra Sở Xâydựng và UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn do UBND Thành phố banhành

Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, điều hành

Trang 17

của UBND quận, huyện, thị xã; có trách nhiệm giúp UBND quận, huyện, thị xã,

xã, phường, thị trấn thực hiện kế hoạch quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm TTXD

đô thị trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; chuyển hồ sơ tớiChủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức xử lý các viphạm TTXD trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo quy chế phối hợp quản lýTTXD giữa Thanh tra Sở xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường,thị trấn do UBND Thành phố ban hành và các quy định hiện hành của pháp luật

Thanh tra Sở xây dựng phân công một số thành viên thuộc các Đội thanhtra xây dựng quận, huyện về làm việc tại các xã, phường, thị trấn để giúp UBND

xã, phường, thị trấn trực tiếp thực hiện kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm vềTTXD trên địa bàn theo các quy định của pháp luật và theo quy chế phối hợpquản lý TTXD giữa Thanh tra Sở xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, xã,phường, thị trấn Các công chức, lao động, hợp đồng thuộc Thanh tra Sở xâydựng khi làm việc tại UBND xã, phường, thị trấn đồng thời chịu sự chỉ đạo điềuhành của UBND xã, phường, thị trấn về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thamgia phối hợp xử lý các vi phạm TTXD trên địa bàn xã, phường, thị trấn; có tráchnhiệm báo cáo Đội thanh tra xây dựng quận, huyện và lãnh đạo UBND xã,phường, thị trấn theo quy định và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ củaĐội Thanh tra xây dựng quận, huyện

Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện trực tiếp tổ chức kiểm tra đối vớicông trình xây dựng theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng trongtrường hợp cần thiết để xử lý vi phạm kịp thời theo Quy chế phối hợp quản lýTTXD và quy định của pháp luật

* Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc tuyên truyền, vận độnghướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về

Trang 18

TTXD trên địa bàn.

Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liênquan thực hiện trách nhiệm quản lý TTXD trên địa bàn theo quy định của phápluật nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lýTTXD

Chỉ đạo điều hành Đội thanh tra xây dựng cấp huyện quản lý tình hìnhTTXD trên địa bàn theo quy định của Quy chế này; tiếp nhận hồ sơ vi phạmhành chính về TTXD do Đội thanh tra xây dựng cấp huyện chuyển đến để banhành các quyết định xử phạt, quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế

và tổ chức thực hiện xử lý các hành vi vi phạm hành chính về TTXD theo thẩmquyền và quy định của pháp luật

Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyệnphối hợp chặt chẽ với Đội thanh tra xây dựng cấp huyện trong công tác quản lýtình hình TTXD trên địa bàn

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức thực hiện kết luận, kiểm tra, quyếtđịnh xử lý vi phạm TTXD cấp huyện trong công tác quản lý tình hình TTXDtrên địa bàn;

Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghịcủa Sở Xây dựng để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra;

Cử cán bộ tham gia các hoạt động phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm phápluật về TTXD và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn khi có yêu cầu của cơquan liên quan

Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, cơ sở vật chất cho Độithanh tra xây dựng trên địa bàn;

Xem xét xử lý tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm

Trang 19

trong công tác để xảy ra vi phạm.

vi phạm TTXD và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các nội dung được ghi trongbiên bản Sau khi lập hồ sơ phải gửi ngay toàn bộ hồ sơ và phiếu đề xuất biệnpháp xử lý công trình vi phạm TTXD đô thị đến Chủ tịch UBND cấp xã để xử lý

vi phạm theo thẩm quyền Đồng thời phải báo cáo kịp thời đến Đội trưởng độiThanh tra xây dựng quận (huyện, thị xã) để chỉ đạo phối hợp xử lý vi phạm

Trong trường hợp hết thời hạn quy định chủ tịch UBND cấp phường (xã,thị trấn) không xử lý vi phạm theo thẩm quyền thì Đội trưởng Đội Thanh tra xâydựng phải gửi ngay hồ sơ và có báo cáo đề xuất biện pháp xử lý công trình viphạm TTXD đô thị đô thị đến Chủ tịch UBND cấp huyện để xử lý vi phạm theothẩm quyền (qua phòng quản lý đô thị) Đồng thời gửi hồ sơ và báo cáo lãnh đạo

Sở để đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp xử lý (qua phòng kế hoạch tổng hợp)

Trường hợp UBND cấp huyện không kịp thời xử lý vi phạm theo thẩmquyền, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng phải kịp thời báo cáo và tham mưucho lãnh đạo Thanh tra Sở biện pháp xử lý theo thẩm quyền

1.3.2 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng UBND cấp huyện

Giao Trưởng phòng Quản lý đô thị Ban hành Quyết định đình chỉ thi côngxây dựng và quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạmTTXD đô thị sau khi nhận được hồ sơ và báo cáo đề xuất xử lý vi phạm TTXD đô

Trang 20

thị do Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng chuyển đến.

Ban hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng viphạm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở xây dựngcấp phép xây dựng công trình đó đã bị Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định đìnhchỉ thi công xây dựng

Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡnhững công trình vi phạm TTXD trên địa bàn sau khi có Quyết định cưỡng chếphá dỡ (xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, xây dựng phương án đối vớinhững công trình phải lập phương án phá dỡ…)

Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý viphạm hành chính năm 2012 Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtheo quy định tại Điều 66 của Luật này

1.4 Các hình thức vi phạm trậttự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 1.4.1 Các hình thức vi phạmtrật tự xây dựng

Hành vi xây dựng không phép trên đất không đủ điều kiện để cấp giấy

Trang 21

phép xây dựng xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ Hậu quả dẫn đến những hoang phí

về tiền của của công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễmmôi trường khi thực hiện dỡ bỏ…

b Công trình sai phép

Là những công trình XD không đúng với thiết kế được cấp, không đúngvới nội dung GPXD đã cấp[Theo điều 13 NĐ 180/2007] Những loại công trìnhnày đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng khôngđúng nội dung trong giấy phép đã được cấp Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm sovới giới hạn đã cho phép Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quátrình xây dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiệnhành vi xây dựng sai phép Hậu quả gây ra không đảm bảo an toàn khi sử dụng,không phù hợp quy hoạch, gây mất mỹ quan đô thị, gây ảnh hưởng đến môitrường xung quanh, dỡ bỏ phần sai phạm gây lãng phí tiền của …

c Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt (đối với công trình được miễn phép xây dựng).[Theo điều 14

1.4.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Nghị định số 180/2007/NĐ- CP ngày 07/1/2007 về xử lý vi phạm TTXD

Trang 22

đô thị,quy định rõ những biện pháp xử lý vi phạm TTXD đô thị:

1 Ngừng thi công xây dựng công trình

2 Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng

cung cấp điện nước;

3 Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

4 Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

5 Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng

Ngoài ra thì đối với Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tưvấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi

vi phạm TTXD đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ xây dựng và thôngbáo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Công trình xây dựng không phép vẫn được cấp GPXD bổ sung nếu đủmột trong các điều kiện sau: xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ởphù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biênbản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp GPXD

Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công.Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tưkhông xuất trình GPXD thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ Sau khi được cấpGPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tựphá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công Nếu

Trang 23

không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phảichịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này.

Nghị định cũng qui định trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựngcông trình Do đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi công công trìnhkhi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồi thường thiệthại do mình gây ra

Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhàthầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lýhình sự Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình viphạm TTXD trên địa bàn

* Đối với việc xử lý vi phạm hành chính các công trình vi phạm TTXD đô

thị đã có nhiều thay đổi theo các quy định của pháp luật.

Nghị định 126/2004/CP: quy định được phạt tiền đối với các công trình viphạm TTXD Đối với từng cấp quản lý và từng mức vi phạm khác nhau mà cómức phạt nặng nhẹ khác nhau được quy định rõ trong Nghị định này

Nghị định 23/2009-NĐ-CP áp dụng từ 5/2009 về xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động xây dựng quy định rõ: Chủ đầu tư có các hành vi như tựthực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiệngiám sát khảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sátxây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng Nếu vi phạm về TTXD gồm tổchức thi công xây dựng công trình không có GPXD, tổ chức thi công xây dựngsai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xâydựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xâydựng được miễn GPXD sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp cóthẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô

Trang 24

công trình vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sửdụng GPXD (nếu có).

Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệmthu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khichưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát khôngtrung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên

sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng

Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiệncác biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm cònphải được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2013 Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng Trong đó, ngoài việc sửađổi, bổ sung và quy định chi tiết các hành vi vi phạm, đồng thời tăng nặng mứctiền xử phạt để có tác dụng phòng ngừa, răn đe các trường hợp vi phạm phápluật, tăng cường quản lý TTXD đô thị.Một số điểm mới là:

- [Tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định]:

Hành vi quy định tài Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô

Trang 25

thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Sau khi chủ đầu

tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

- Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định về xử lýchuyển tiếp đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tạikhoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này

Ngày 12/02/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, trong đó cómột số điều hướng dẫn cụ thể khoản 9 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 của Nghịđịnh số 121/2013/NĐ-CP, cụ thể là:

02/2014/TT Tại Điều 8 của Thông tư số 02/2014/TT02/2014/TT BXD hướng dẫn phương pháp

tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt đối với các công trình quy định tại

khoản 9 Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

- Tại Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn cụ thể về xử

lý chuyển tiếp các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 70 của Nghịđịnh số 121/2013/NĐ-CP

Trên thực tế, Thông tư số 02/2014/TT-BXD không có quy định thêm hoặc

quy định khác so với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được nộp tiền phạt và cho tồn tại, không cưỡng chế phá dỡ

đã được quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.

1.5 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

- Mọi hành vi vi phạm về TTXD phải được phát hiện kịp thời và bị đìnhchỉ ngay để xử lý.Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công

Trang 26

minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theođúng quy định của pháp luật.

- Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạmphải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt Việc xử lý vi phạm hànhchính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm vànhững tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lýthích hợp

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, baoche không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúngthẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồithường theo quy định của pháp luật

- Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đốingười thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc cónhững hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt

vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vềvật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trang 27

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN LÊ CHÂN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Quận Lê Chân

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Lê ChânLê Chân là một quận nội thành nằm ở trung tâm thànhphố Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền ở phía Đông; Quận Kiến An

ở phía Tây; quận Dương Kinh ở phía Nam; Quận Hồng Bàng ở phía Bắc Với

15 đơn vị hành chính phường trực thuộc

Quận Lê Chân có đường giao thông thuỷ chính nối quận Kiến An,Dương Kinh, huyện An Dương với trung tâm thành phố, có các đ ường giaothông quan trọng đi qua: Quốc lộ 5, quốc lộ 10 và đường thuỷ Sông tả LạchTray Do đó quận Lê Chân là một trong những Quận có vị trí quan trọng vềchính trị, quân sự và kinh tế của Thành phố Hải Phòng

Quận Lê Chân là khu vực trung tâm thành phố, từ khi mở rộng địa giớihành chính năm 2002 thì quá trình chuyển đổi thành phần đất từ đất nôngnghiệp sang đất đô thị đã diễn ra rất nhanh chóng Diện tích tự nhiên toànQuận là 1.270 ha với tổng số dân là 200.700 người (tính đến cuối năm 2012)

Hiện trạng sử dụng đất được chi tiết trong đồ án Quy hoạch chi tiết quận

Lê Chân tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt theo Quyết định 1931/2013/ QĐ-UBngày 03/10/2013 đề cập rất đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất

Trang 28

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất quận Lê Chân

Trong 1.270 ha diện tích đất tự nhiên toàn quận thì:

+ Đất dân dụng chiếm 1.089,13 ha

+ Đất ngoài dân dụng chiếm180,87 ha

Trang 29

Bảng 2.1 Số liệu tổng hợp hiện trạng sử dụng đất phân theo hiện trạng XD.

(ha)

Tỷ lệ (%)

5 Giao thông đô thị và bãi đỗ xe 309,47 24,37

4 Đất công trình tôn giáo, lịch sử 8,45 0,67

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 UBND quận Lê Chân theo quyết

Trang 30

định 1931/2013/ QĐ-UB ngày 03/10/2013

Qua bảng số liệu trên có thể thấy diện tích đất ở đã có công trình xây dựng

là 424.07 ha và đất ở phát triển mới và 141.05 ha Mật độ xây dựng lớn, tốc độxây dựng ở đấy diễn ra khá mau chóng do quá trình công nghiệp hoá hiện đạihoá và đô thị hoá theo xu thế chung

2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội của quận Lê Chân

Diện tích đất canh tác nông nghiệp rất ít, chủ yếu tập trung ở phường DưHàng Kênh, Vĩnh Niệm, Kênh Dương, diện tích đất tự nhiên nhỏ, song quận LêChân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 25% đến 31% hàng năm

Kinh tế có sự chuyển dịch về cơ cấu, tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ thươngmại; tốc độ tăng thu ngân sách đạt 13- 20% hàng năm; số lượng doanh nghiệptăng gấp 3,5 lần Trong quản lý đô thị, quận lấy quy hoạch làm trung tâm đểquản lý và điều hành; việc cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ được thực hiện vừa bảođảm hiện đại, vừa giữ được bản sắc dân tộc Quận Lê Chân gắn phát triển kinh tếvới giải quyết các vấn đề xã hội và mang lại nhiều kết quả, đặc biệt là lĩnh vựcgiáo dục; y tế; xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa… Quận kết hợpchặt chẽ giữa phát triển KTXH với củng cố QPAN, xây dựng nền quốc phòngtoàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc

Hiện quận Lê Chân còn nhiều điểm yếu kém cần được khắc phục như: quy

mô về phát triển kinh tế chưa lớn, chưa bền vững; việc thực hiện quy hoạch tổngthể về phát triển KTXH chưa rõ nét; công tác cải cách hành chính, vai trò điềuhành, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị còn nhiều hạn chế; công tácquản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu mới

2.1.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của quận Lê Chân

Trang 31

Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng và phát triển của quận chuyển biếntích cực Quận đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các hạ tầng kỹthuật ; công tác chỉnh trang đô thị được xác định là một trong hai khâu đột phácủa quận.Trong 5 năm gần đây quận Lê Chân đã dành 2.600 tỉ đồng cho đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng (trong đó Vốn của quận là: 1.200 tỉ đồng, vốn củaThành phố là 1.400 tỉ đồng) Do đó bộ mặt đô thị của quận ngày càng thay đổi

* Về hệ thống cấp nước

Toàn Quận được cung cấp bởi các nhà máy nước An Dương Mạng lướiđường ống cấp nước sinh hoạt kết hợp với cấp nước chữa cháy được tổ chứctheo mạng vòng để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục Công suất của nhàmáy nước đến năm 2025 đạt Q=200.000m3 / ngđ Trong đó tổng nhu cầu dùngnước sạch của quận hiện tại làQ=75.000m3 / ngđ Do đó, 100% các hộ dân tạicác khu dân cư, khu đô thị mới được sử dụng nước sạch hợp vệ sịnh

*Về hệ thống thoát nước

Lê Chân là nơi tập trung đầu mối các công trình tiêu thoát nước của Thànhphố Các lưu vực của các tuyến sông, mương tiêu thoát nước của Thành phố nhưsông Tả Lạch Tray, mương An Kim Hải, các trạm bơm nước mưa VĨnh Niệm,

hồ Đôn Nghĩa và trạm bơm Ba Tổng Là khu đầu mối tiêu thoát nước xong phầndiện tích hồ, ao, mương của Quận còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng diện tíchđất toàn quận như phần hiện trạng sử dụng đất đã trình bày Khi thời tiết thay đổi

và có lượng mưa trung bình nhưng mưa liên tục nhiều giờ thì thường xuyên cólụt lội ở các tuyến đường phố chính Đó là chưa kể đến những đợt mưa lớn xảy

ra ngoài dự đoán như năm 2014 trên địa bàn ngập lụt 1/3 diện tích toàn quận

Hiện nay Thành phố đang triển khai dự án Trạm xử lý nước thải VĨnhNiệm với diện tích 13,5 ha ; công suất sử lý cho các quận Ngô Quyền, Lê Chân,Hồng Bàng giai đoạn 1 là Q=36.000m3 / ngđ Và nâng cấp cải tạo 03 trạm bơm

Trang 32

Cống luồn, Hồ Sen, hồ Lâm Tường ; xây mới 07 trạm bơm Dư Hàng, Dư HàngKênh, Kênh Dương, Vĩnh Niệm.

Có thể nói, hạ tầng tiêu thoát nước trên địa bàn Quận đang dần cải thiệngóp phần giảm tình trạng ngập úng cho các quận lân cận

* Hệ thống điện và chiếu sáng đô thị

Lưới điện quận Lê Chân nằm trong hệ thống lưới điện thành phố HảiPhòng được cung cấp thông qua trạm biến áp chính 110/22kv Lê chân và tuyếnđiện 110Kv Đồng Hòa – Đình vũ, rẽ nhánh đia trạm 110kv Lạch Tray Với cácngõ nhỏ, Quận đang triển khai lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng cho cácngõ có chiều rộng lớn hơn 2m Hiện nay hệ thống chiếu sáng công cộng đã cómặt tại các ngõ ngách nhỏ

* Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

Xuyên suốt cả hệ thống giao thông chính của Thành phố, trên địa bànQuận có rất nhiều tuyến giao thông quan trọng cắt qua Cụ thể được thể hiện quabảng số liệu hiện trạng dưới đây

Nhìn chung, trong những năm gần đây, Thành phố nói riêng và Quận nóichung đã có nhiều quan tâm tới hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Hàng loạt cáctuyến đường và cầu mới đã được đầu tư xây dựng Điển hình nhất là cầu Rào 2

và đang hoàn thiện Cầu Niệm 2; triển khai dự án đường Hồ Sen – Cầu Rào đápứng được nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn nói riêng và của Thành phốnói chung

Nhưng cũng phải nhìn nhận một điều rằng từ Quy hoạch chi tiết giaothông tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Quận cóthể thấy rất rõ, diện tích sử dụng cho giao thông vận tải của Quận là rất nhỏ sovới đất ở Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố, khi quá trình đô thị

Trang 33

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng

- Trong đó, Sở xây dựng và Viện quy hoạch kiến trúc quản lý chuyên mônnghiệp vụ phòng Quản lý đô thị Quận

Thanh tra Sở xây dựng quản lý chuyên môn nghiệp vụ Đội Thanh tra xâydựng Quận

- Để tìm hiểu về công tác quản lý TTXD thì trước hết cần biết đến chứcnăng và nhiệm vụ của phòng Quản lý đô thị và Đội Thanh tra xây dựng

Trang 34

2.1.4.1 Phòng Quản lý đô thị

Ngày 08/01/2014 của UBND quận Lê Chân đã ra Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mốiquan hệ của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBNDQuận Lê Chân, cụ thể nhiệm vụ các Phòng ban liên quan đến công tác quản lýtrật tự đô thị như sau:

* Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉđạo, trực tiếp, toàn diện của UBND Quận, sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên mônnghiệp vụ của Sở Xây dưng Hải Phòng

Chức năng và nhiệm vụchính của Phòng(Theo Quyết định số

38/2014/QĐ-UBND ngày 08/01/2014)

Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn vềxây dựng, kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà

ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải

* Công tác cấp GPXD của phòng Quản lý đô thị quận.

Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng- đô thị trênđịa bàn quận, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi xin cấp GPXD nhà ởriêng lẻ Phòng đã tham mưu UBND Quận có các văn bản hướng dẫn UBND cácPhường và các chủ đầu tư thực hiện theo Quyết định 941/2014/QĐ- UB về cấpGPXD, cấp phép tạm các công trình xây dựng

Hồ sơ thụ lý đảm bảo vượt thời gian theo quy định, công tác tiếp dân nhận

hồ sơ và trả kết quả GPXD được thực hiện tại bộ phận Cải cách hành chính củaVăn phòng UBND Quận Tại bộ phận Cải cách hành chính một cửa đã niêm yếtcông khai: Lịch tiếp dân, nội dung quy định về thủ tục, trình tự hồ sơ xin cấpGPXD, các loại lệ phí phải nộp

Trang 35

Cán bộ tiếp dân hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, đầy đủ, thái độ lịch sựđúng mực, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân Trong công tác quản lý cấpphép xây dựng không để hồ sơ tồn đọng, những trường hợp vướng mắc khônggiải quyết được (vướng mắc về quy hoạch, về tranh chấp đất đai…) Phòng đềutham mưu cho UBND Quận trả lời các chủ đầu tư bằng văn bản.

Một số trường hợp phát sinh khiếu nại của chủ đầu tư hoặc các hộ liền kềkhi cấp GPXD Phòng phối hợp chặt chẽ với UBND Phường, Thanh tra xây dựnggiải quyết dứt điểm, kịp thời và có văn bản trả lời theo đúng trình tự của phápluật.Thẩm quyền cấp GPXD đối với các dự án có cấp công trình cấp 2 trở xuốngUBND Quận đã chỉ đạo phòng chuyên môn bố trí cán bộ chuyên viên đủ nănglực và kinh nghiệm thụ lý hồ sơ

Căn cứ điều lệ Quản lý quy hoạch chi tiết Quận Lê Chân được Thành Phốphê duyệt xác định các khu vực cấm và hạn chế xây dựng, các khu vực phát triển

đô thị, các khu vực cấp GPXD tạm, các khu vực cấp phép xây dựng chính thức

2.1.4.2 Đội Thanh tra xây dựngsố 4

Thay cho lực lượng Thanh tra xây dựng độc lập các quận, huyện trước đây

là mô hình các đội phụ trách địa bàn Điều quan trọng hơn, các đội thanh tra tạiđịa bàn vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra xây dựng Sở Xây dựng vàphối kết hợp với lãnh đạo UBND quận, phường theo quy chế phối hợp quản lýTTXD vừa được UBND TP ban hành

Các đội Thanh tra xây dựng chịu trách nhiệm lập hồ sơ vi phạm, đề xuất biện pháp xử lý chuyển cho UBND xử lý trong vòng 24 giờ kể từ khi lập biên bản, hồ sơ Sở xây dựng kiểm tra, kiến nghị cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép xây dựng với công trình không theo quy hoạch, kiến trúc được duyệt.

* Nhiệm vụ của Đội TTXD quận, huyện, thị xã hoạt động theo quy chế tổ

Trang 36

chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng ban hành kèm theo Quyết địnhcủa Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cụ thể như sau:

- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và Chánh Thanhtra xây dựng trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, lập hồ sơ xử

lý các trường hợp vi phạm TTXD trên địa bàn theo quy định của pháp luật vàtheo quy chế phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng với UBND cấp huyện, cấp

xã trong công tác quản lý TTXD do UBND Thành phố ban hành

- Trực tiếp giúp UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn thực hiện

kế hoạch công tác quản lý TTXD trên địa bàn

- Đội trưởng đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã quản lý, chỉ đạocán bộ thanh tra phụ trách địa bàn thực hiện nhiệm vụ của Đội thanh tra xâydựng, giúp UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm tra, lập hồ sơ xử lý viphạm TTXD trên địa bàn theo các quy định của pháp luật và theo quy chế phốihợp giữa Thanh tra Sở với UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lýTTXD do UBND Thành phố ban hành

- Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã trực tiếp tổ chức kiểm tracông trình xây dựng trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của UBND Thànhphố Hà Nội, Lãnh đạo Sở Xây dựng, Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng; lập hồ sơbiên bản vi phạm hành chính (nếu có) chuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyệnhoặc cấp xã (nơi có công trình vi phạm) để xử lý theo thẩm quyền quy định củapháp luật

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thường xuyên, định kỳ hoặc theo yêu cầuđột xuất của Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã vềtình hình TTXD trên địa bàn được phân công phụ trách; tham mưu đề xuất với

Trang 37

Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra Sở về các giải pháp quản lý đảmbảo hiệu quả công tác quản lý TTXD trên địa bàn.

- Thanh tra viên xây dựng thuộc Đội Thanh tra xây dựng được thực hiện

xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thi hành việc thực hiện kết luận, kiến nghị.Quyết định xử phạt, xử lý sau thanh tra của Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sởtrong hoạt động xây dựng

- Tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các Sở, ngành, địa phươngthành lập hoặc Thanh tra Bộ Xây dựng thành lập

- Phối hợp với phòng Thanh tra hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáothực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn theo chỉ đạocủa Lãnh đạo Thanh tra Sở

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Lãnh đạoThanh tra Sở Xây dựng giao

2.2 Thực trạng về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và quận Lê Chân

2.2.1 Thực trạng trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại 1cấp Quốc gia Hiện nay Hải Phòngđang trong quá trình đô thị hóa để thay da đổi thịt theo kịp các Thành phố lớnnhư Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Tại các quận nội thành thường xuyênchứng kiến cảnh đất trật người đông, dân ở các huyện ngoại thành tập trung vềthành phố để sinh sống và làm ăn Trong khi cơ sở hạ tầng Thành phố còn thiếuthốn rất nhiều, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng các công trình ngày cànglớn Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiêm túc làm

Trang 38

việc hết mình đảm bảo các công trình xây dựng an toàn, mỹ quan đô thị mặtkhác cũng phải đúng với quy hoạch phù hợp với từng địa bàn trên Thành phố.

Trong những năm gần đây, mặc dù rất chú tâm trong công tác quản lýTTXD nhưng Thành phố vẫn không thể tránh được những vi phạm của các chủđầu tư trong khi xây dựng các công trình

Số liệu dưới đây có thể thấy được phần nào về hiện trạng xây dựng trênđịa bàn Thành phố trong những năm gần đây

Bảng 2.2 Tình hình vi phạm TTXD tại các quận trên địa bàn thành phố HảiPhòng giai đoạn 2011-2015

Xây dựng trên đất không được phép XD

Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra xây dựng trên địa bàn Thành phố của Sở xây dựng

Trong 5 năm qua số GPXD được cấp của các quận trên địa bàn Hải Phòng

là 9.261 giấy, trong đó có 3.133 công trình sai phép chiếm 34% trên tổng sốcông trình được cấp GPXD Số công trình xây dựng không phép 3.123 côngtrình chiếm 24,7% trên tổng số công trình xây dựng Số công trình xây dựng trên

Trang 39

đất không được phép là 275 công trình chiếm 2.2 % trên tổng số công trình xâydựng điều này gây lên những phản ứng không tốt trong quần chúng nhân dân

Những địa phương có số vụ vi phạm ở mức báo động trong 5 năm từ2011-2015 là quận Ngô Quyền, quận Lê Chân, quận Hải An với khoảng 600-700

vụ Những địa phương có tổng số vụ vi phạm không cao nhưng tỷ lệ số vụ tồnđọng lại rất cao là Q.Hải An 196 vụ, Q.Kiến An 146 vụ, Q.Đồ Sơn 77/78 vụ,Q.Dương Kinh 19/24 vụ…

Biểu đồ công trình xây dựng 9 tháng đầu năm 2015

trên địa bàn thành phố HP

Công trình có GPXD Công trình XD sai phép Công trình không có GPXD Công trình XD trên đất không được phép XDHình 2.1 Biểu đồ kết quả xây dựng 9 tháng đầu năm 2015 tại Hải PhòngTính đến hết tháng 6-2015, trên toàn thành phố có hơn 2.500 công trìnhxây mới phát sinh Trong đó, có hơn 1.600 công trình có GPXD; 200 công trìnhxây dựng sai so với nội dung GPXD đã được cấp; 560 công trình xây dựngkhông có giấy phép và 43 công trình xây dựng trên đất không được phép xây

Trang 40

dựng Con số này sau 3 tháng, tức là hết tháng 9-2015 là hơn3.900 công trìnhxây dựng, trong đó có 1.127 công trình vi phạm.

Vi phạm sai phép, không phép, sai quy hoạch, tập trung nhiều nhất tại cácđịa bàn có tốc độ đô thị hóa cao gồm 4 quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng,Hải An và tiếp đến là huyện An Dương và Thủy Nguyên Về việc xử lý vi phạmTTXD, Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp cùng các quận, huyện, xã, phường,thị trấn xử lý công trình vi phạm TTXD, trong đó lập biên bản vi phạm hànhchính, đình chỉ thi công 860 vụ; cưỡng chế phá dỡ 21 vụ; cấp mới hoặc điềuchỉnh bổ sung GPXD 124 trường hợp Tổng số tiền xử phạt các công trình viphạm là hơn 6 tỷ đồng, số tiền đã nộp là hơn 5 tỷ đồng

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về mặt quản lý trật tự xây dựng đôthị tại Quận, huyện, nhưng do công tác quản lý vẫn còn lỗ hổng nên tình trạngcông trình vi phạm vẫn diễn ra nghiêm trọng Nhiều chủ đầu tư cố tình vi phạmcác quy định của luật pháp, nhiều công trình sai phạm cũng một phần từ sựbuông lỏng công tác quản lý, hơn nữa một số trường hợp còn do bao che khiếnngười dân bức xúc

Điển hình như công trình xây dựng có nhiều sai phạm tại số 23 Minh Khaiquận Hồng Bàng ; công trình tại 11 Lương Khánh Thiện quận Ngô Quyền; hàngchục công trình xây dựng sai phép tại phố Trần Nguyên Hãn, Tô Hiệu, NguyễnĐức Cảnh, Trần Phú, Điện Biên Phủ

Tại nhiều huyện ngoại thành, hàng trăm công trình, nhà ở xây dựng khôngphép, sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp… Điển hình như : Cty TNHHNam Sơn Hà có trụ sở tại xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, xây dựng nhàxưởng hơn 9.000m2 không phép nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý.CtyTNHH nhựa Vinh An, DN tư nhân cơ khí đúc gang Thành Phương, cũng trên địabàn huyện Thủy Nguyên Hay ngay cả với một số công trình tôn giáo như Nhà

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w