BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIỀU DIỄM KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN HUỲNH THỊ TRI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIỀU DIỄM KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN HUỲNH THỊ TRI Ngành: Kế Toán LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GV hướng dẫn: TRỊNH ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại DNTN Huỳnh Thị Tri ” do Nguyễn Kiều Diễm, sinh viên khóa 34, ngành Kế Toán, chuyên ngành Tài Chính Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . Trịnh Đức Tuấn Người hướng dẫn, (Chữ ký) ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, con xin gửi đến ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất. Người đã cho con đôi cánh, dìu dắt con, và không quản ngại khó khăn nuôi nấng con, để con có được ngày hôm nay. Em xin gửi tình cảm chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế nói riêng và quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM nói chung. Trải qua 4 năm ngồi giảng đường đại học, dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô đã tiếp thêm cho em vốn kiến thức cơ bản làm nền tảng đi sâu vào thực tế, giúp em có hành trang vững chắc để vào đời. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Trịnh Đức Tuấn, giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn DNTN Huỳnh Thị Tri đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập và nghiên cứu tại doanh nghiệp trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng kế toán đặc biệt là anh Đặng Đức Phú – kế toán trưởng đã giúp đỡ và dẫn dắt em thực hiện khóa luận của mình. Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ , chia sẽ và động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng những sai sót, khiếm khuyết là điều em khó tránh khỏi. Em kính mong quý thầy cô góp ý, bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, tháng 6 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Kiều Diễm NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN KIỀU DIỄM. Tháng 06 năm 2012. “Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Huỳnh Thị Tri”. NGUYEN KIEU DIEM. June 2012. “Accounting For Turnover Of Goods And The Defination Of Businees Result At Huỳnh Thị Tri S Private Enterprise”. Khóa luận tìm hiểu công tác mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện tại doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri mô tả một cách khá rõ nét về tình hình thực tế của doanh nghiệp và dựa trên việc trình bày có hệ thống các lý thuyết để làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Nội dung chính của khóa luận là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tiễn về công tác mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, mô tả, phân tích các quy trình luân chuyển hàng hóa, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hóa, quy trình lập báo cáo kết quả hoạt động cuối kỳ. Bên cạnh đó, khóa luận còn đưa ra những nhận xét và kiến nghị một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kế toán thực tế tại doanh nghiệp. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. x CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1.Mục tiêu chung .......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .................................................................. 2 1.4. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 4 2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty ............................................................................ 4 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp .......................... 4 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp .......................................... 5 2.3.1. Chức năng ................................................................................................. 5 2.3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................. 5 2.3.3. Mục tiêu .................................................................................................... 5 2.4. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại .............................................................. 5 2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 5 2.4.2. Khó khăn .................................................................................................. 5 2.5. Phương hướng hoạt động trong tương lai ........................................................ 6 2.6.Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý văn phòng và kinh doanh .......... 6 2.7.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ............................................................. 6 2.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 6 2.7.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận ............................... 6 2.8. Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp ....................................................... 7 2.8.1.Tổ chức bộ máy ......................................................................................... 7 2.8.2. Chức năng nhiệm vụ các phần hành kế toán ............................................ 8 2.8.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp .................................. 8 vi CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 11 3.1. Những vấn đề về tổ chức kế toán hàng hóa ................................................... 11 3.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 11 3.1.2. Đặc điểm hoạt động thương mại ............................................................ 12 3.1.3. Yêu cầu kiểm soát đối với hàng hóa ...................................................... 12 3.1.4. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hóa .................................................. 12 3.1.5. Nguyên tắc hạch toán ............................................................................. 13 3.1.6. Nguyên tắc đánh giá hàng hóa ............................................................... 13 3.2. Kế toán quá trình mua hàng hóa .................................................................... 13 3.2.1. Đặc điểm quá trình mua hàng ................................................................. 13 3.2.2. Các phương thức mua hàng .................................................................... 14 3.2.3. Nguyên tắc ghi nhận ............................................................................... 14 3.2.4. Thủ tục chứng từ về nghiệp vụ mua hàng .............................................. 15 3.2.5. Nội dung và nguyên tắc hạch toán ......................................................... 16 3.3. Kế toán quá trình bán hàng ............................................................................ 24 3.3.1. Đặc điểm quá trình bán hàng .................................................................. 24 3.3.2. Các phương thức bán hàng ..................................................................... 24 3.3.3. Chứng từ thủ tục xuất hàng .................................................................... 25 3.4. Kế toán doanh thu bán hàng .......................................................................... 25 3.4.1. Khái niệm ............................................................................................... 25 3.4.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu ................................................................. 25 3.4.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu .............................................................. 25 3.4.4. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 26 3.5. Kế toán giá vốn hàng bán .............................................................................. 27 3.5.1. Nội dung phản ảnh ................................................................................. 27 3.5.2. Tài khoản sử dụng: Nội dung phản ánh vào tài khoản 632 .................... 28 3.6. Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................... 29 3.6.1. Nội dung phản ánh ................................................................................. 29 3.6.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 29 3.7. Kế toán các khoản giảm trừ vào doanh thu ................................................... 30 3.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................................... 30 3.9. Kế toán hoạt động tài chính ........................................................................... 31 3.9.1. Kế toán doanh thu tài chính .................................................................... 31 vii 3.9.2. Kế toán chi phí tài chính ......................................................................... 32 3.10. Kế toán hoạt động khác ............................................................................... 32 3.10.1. Kế toán thu nhập khác .......................................................................... 32 3.10.2. Kế toán chi phí khác ............................................................................. 33 3.11. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................... 34 3.12. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp .............. 35 3.13. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 38 4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................................... 38 4.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng ......................................................................... 38 4.2.1. Phương thức mua hàng ........................................................................... 38 4.2.2. Quá trình mua hàng ................................................................................ 38 4.2.3. Kiểm nhận hàng mua nhập kho .............................................................. 39 4.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng .......................................................................... 46 4.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ............................................................. 51 4.4.1. Kế toán doanh thu nội bộ ....................................................................... 51 4.4.2. Kế toán doanh thu khác .......................................................................... 51 4.4.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ................................................... 52 4.4.4. Kế toán giá vốn hàng bán ....................................................................... 52 4.4.5. Kế toán hoạt động tài chính .................................................................... 54 4.4.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................... 56 4.4.7. Kế toán hoạt động khác .......................................................................... 59 4.4.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập hiện hành ................................................ 60 4.4.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................... 61 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 63 5.1. Về doanh nghiệp ............................................................................................ 63 5.2. Về công tác kế toán ........................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SX – TD Sản xuất – Tiêu dùng TNDN Thu nhập doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân VND Việt Nam đồng TMCP Thương mại cổ phần GTGT Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định QĐ Quyết định QĐBTC Quyết định – Bộ Tài Chính HĐ GTGT Hóa đơn gía trị gia tăng TK Tài khoản BĐS Bất động sản DTT Doanh thu thuần DN Doanh nghiệp GVHB Gía vốn hàng bán SP Sản phẩm DV Dịch vụ HH Hàng hóa CKTT Chiết khấu thanh toán KH Khách hàng QLDN Quản lý doanh nghiệp KQKD Kết quả kinh doanh PP Phương pháp CT Chứng từ HT Hạch toán TNHH Trách nhiệm hữu hạn THPT Trung học phổ thông ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................... 7 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại doanh nghiệp .......................................................... 8 Hình 2.3. Hình thức ghi sổ chứng từ với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán tại doanh nghiệp ............................................................................................................... 10 Hình 3.1. Kế toán mua hàng hóa ................................................................................... 17 Hình 3.2. Kế toán hàng mua về nhập kho nhưng chưa có hóa đơn. .............................. 18 Hình 3.3. Kế toán hàng mua DN đã nhận được hóa đơn nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho .............................................................................................. 19 Hình 3.4. Kế toán hàng hóa đem đi gia công ................................................................ 20 Hình 3.5. Kế toán hàng thiếu so với hóa đơn ................................................................ 21 Hình 3.6. Kế toán hàng thừa so với hóa đơn ................................................................. 23 Hình 3.7. Kế toán doanh thu bán hàng .......................................................................... 27 Hình 3.8. Kế toán giá vốn hàng bán .............................................................................. 29 Hình 3.9. Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................... 29 Hình 3.10. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. ........................................................ 31 Hình 3.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .......................................................... 37 Hình 4.1. Sơ đồ quá trình mua hàng.............................................................................. 39 Hình 4.2. Kế toán quá trình mua hàng ........................................................................... 42 Hình 4.3. Kế toán doanh thu bán hàng Quý 12012 ...................................................... 49 Hình 4.4. Kế toán doanh thu khác ................................................................................. 52 Hình 4.5. Kế toán giá vốn hàng bán Quý 12012 .......................................................... 54 Hình 4.6. Kế toán hoạt động tài chính Quý 12012 ....................................................... 55 Hình 4.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Quý 12012 ....................................... 58 Hình 4.8. Kế toán hoạt động khác Quý 12012 ............................................................. 59 Hình 4.9. Kế toán chi phí thuế TNDN Quý 12012 ...................................................... 60 Hình 4.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Quý 12012 ...................................... 62 x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sơ đồ lưu chuyển chứng từ quá trình mua hàng. Phụ lục 2. Hóa đơn GTGT số 0014988. Phụ lục 3. Hóa đơn GTGT số 0014992. Phụ lục 4. Giấy ghi nhận nợ của ngân hàng Vietin bank ngày 11012012. Phụ lục 5. Lệnh chi ngày 11012012. Phụ lục 6. Hóa đơn GTGT số 0010996. Phụ lục 7. Lệnh chi ngày 14032012. Phụ lục 8. Hóa đơn GTGT số 0012016 Phụ lục 9. Giấy ghi nhận nợ của ngân hàng Vietin bank ngày 14012012. Phụ lục 10. Lệnh chi ngày 14012012. Phụ lục 11. Sơ đồ lưu chuyển chứng từ quá trình bán hàng Phụ lục 12. Hóa đơn GTGT số 0000801. Phụ lục 13. Hóa đơn GTGT số 0000806. Phụ lục 14. Hóa đơn GTGT số 0000838. Phụ lục 15. Hóa đơn GTGT số 0000841. Phụ lục 16. Hóa đơn GTGT số 0000812. Phụ lục 17. Bảng kê NXT tháng 12012 (Trang đầu và trang cuối). Phụ lục 18. Bảng kê NXT tháng 22012 (Trang đầu và trang cuối). Phụ lục 19. Bảng kê NXT tháng 32012 (Trang đầu và trang cuối). Phụ lục 20. Phiếu thu dịch vụ số 0004891. Phụ lục 21. Phiếu thu dịch vụ số 0003951. Phụ lục 22. Hóa đơn bán hàng số 0082102. Phụ lục 23. Hóa đơn bán hàng số 0000244. Phụ lục 24. Hóa đơn số 56698998. Phụ lục 25. Biên nhận bốc xếp. Phụ lục 26. Hóa đơn số 0001747. Phụ lục 27. Phiếu hạch toán chứng từ ghi sổ 0000002. Phụ lục 28. Bảng tính luơng tháng 1. Phụ lục 29. Hóa đơn số 0000941. Phụ lục 30. Hóa đơn số 0000940. Phụ lục 31. Hóa đơn số 0000914. Phụ lục 32. Hóa đơn số 0000901. Phụ lục 33. Bảng cân đối tài khoản từ tháng 12012 đến tháng 32012. Phụ lục 34. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 12012. Phụ lục 35. Tờ khai Tạm tính thuế TNDN quý 12012. Phụ lục 36. Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thị trường – Cạnh tranh , hai thuật ngữ song hành và mang tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đưa đến nhiều cơ hội thì thử thách đặt ra cho các doanh nghiệp cũng không nằm trong con số khiêm tốn. Nền kinh tế Việt Nam, hay nói rõ hơn là cơ chế thị trường đánh giá năng lực hoạt động và sức tồn tại của các doanh nghiệp dựa trên hiệu quả kinh doanh vận động của từng doanh nghiệp. “Mạnh được, yếu thua” “cá lớn nuốt cá bé” là một điều không thể chối cãi. Trong tình hình hiện nay, tiêu chí đặt ra cho các nhà kinh doanh là làm sao để lợi nhuận đạt được tối ưu nhất. Điều này đòi hỏi một sự vận hành, một bộ máy tổ chức và hoạt động liên hoàn giữa các khâu. Cụ thể đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, buôn bán hàng hóa, xây dựng và phát triển một hệ thống cơ cấu hợp lý là yêu cầu cấp bách để đảm bảo quy luật sống còn. Sự gia tăng ngày một nhiều các loại hình kinh doanh, sự cạnh tranh gay gắt từ phía các thương nhân nước ngoài, cùng cơ chế quản lý còn nhiều bất cập là câu hỏi đặt ra cho nhiều doanh nghiệp mua bán hàng hóa trong và ngoài nước. Do vậy, để có thể đứng vững thì doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức tốt công tác bán hàng, chiến lược bán hàng thích hợp, nắm bắt cơ hội, huy động hiệu quả các nguồn lực để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Gắn liền với quá trình luân chuyển mua bán hàng hóa thì kế toán mua – bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mua bán hàng hóa là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là giai đoạn không thể thiếu trong mỗi chu trình kinh doanh vì lẽ đó, nó có tính chất quyết định thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, góp phần đánh giá mức độ kết nối giữa 2 hai kênh quen thuộc “SX – TD” trong nền kinh tế. Cũng như việc xác định kết quả kinh doanh cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị để từ đó ra những quyết định kinh doanh kịp thời chính xác và có hiệu quả. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa KinhTế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trịnh Đức Tuấn, cũng như sự giúp đỡ của doanh nghiệp, tôi tiến hành làm đề tài “Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Quan sát, mô tả quá trình hạch toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó nhận xét, phân tích, đánh giá, rút ra những điểm mạnh điểm yếu của bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán ở doanh nghiệp. Qua đó, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác kế toán tại doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Bao gồm : 1. Kế toán quá trình mua hàng. 2. Kế toán quá trình bán hàng. o Kế toán giá vốn hàng bán. o Kế toán chi phí bán hàng. o Kế toán doanh thu bán hàng. o Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. o Kế toán hoạt động tài chính: doanh thu và chi phí tài chính. o Kế toán hoạt động khác: doanh thu và chi phí khác. o Kế toán thuế TNDN. 3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận Khóa luận nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi như sau : Về không gian: Tại DNTN HUỲNH THỊ TRI. Về thời gian: Khóa luận được nghiên cứu tại công ty từ ngày 01012012 đến ngày 30032012. 3 1.4. Cấu trúc khóa luận Luận văn gồm 5 chương Chương 1: Mở đầu. Nêu lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và sơ lược cấu trúc của khóa luận. Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của doanh nghiệp cũng như những vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày những khái niệm, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán kế toán kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời, nêu rõ những phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện khóa luận. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Mô tả công tác kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri. Từ đó đưa ra những nhận xét, đề nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Chương 5: Kết luận và đề xuất. Đưa ra những nhận định và trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị về công tác kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty Tên công ty: Doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri. Trụ sở chính: Số 66 Ngô Quyền, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Mã số thuế: 4300216487. Tài khoản VND số: 102010000406549 mở tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi. Giấy phép kinh doanh số: 3401000074 ngày 11102002 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Quảng Ngãi cấp. Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VND. Điện thoại: 055.3823547. Fax: 055.3823547. Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp tư nhân. 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri thành lập ngày 14081993, ban đầu là một đại lý nhỏ chuyên kinh doanh buôn bán các nhãn hàng sữa, bột giặt, bột ngọt, dầu ăn, bánh kẹo... Về sau phát triển, mở rộng quy mô và tầm vóc kinh doanh, đến năm 2010 thì thành lập doanh nghiệp với quy mô là đại lý cấp 2, là một trong những nhà phân phối lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, cũng là một đơn vị kinh doanh ăn nên làm ra tiêu biểu của tỉnh nhà. Ngành nghề kinh doanh: Là đại lý kinh doanh các loại thuốc lá, sữa, bánh kẹo, đường, bột ngọt sản xuất trong nước, xà phòng giặt, nước rửa chén, mì ăn liền, bột canh Aone, nước giải khát. Mua bán nước mắm, dầu ăn. 5 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp 2.3.1. Chức năng Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, buôn bán cung cấp hàng hóa, phân phối các mặt hàng cần thiết phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội. 2.3.2. Nhiệm vụ Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, từng bước đầu tư xây dựng doanh nghiệp ngày một phát triển, đứng vững trước những thách thức thời đại cũng như những biến đổi không ngừng của ngành kinh tế. Tìm hiểu và đáp ứng kịp thời các mặt hàng chủ lực cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bênh cạnh đó phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng. Thực hiện tốt các hợp đồng ký kết và tìm kiếm thêm các đối tác làm ăn. Thực hiện các chính sách kinh doanh chặt chẽ và hợp lý hơn. 2.3.3. Mục tiêu Đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và góp phần vào quá trình luân chuyển mua bán hàng hóa. Sử dụng đồng vốn hiệu quả để đạt lợi nhuận cao nhất, tích lũy vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng nhằm thu hút nguồn khách hàng. Ngày càng nâng cao uy tín doanh nghiệp. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại 2.4.1. Thuận lợi Có lợi thế về nguồn cung cấp giá cả phải chăng. Hệ thống khách hàng tương đối ổn định. Đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình. 2.4.2. Khó khăn Tỷ lệ lạm phát gia tăng. Nền kinh tế biến động, gặp nhiều khó khăn. Cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt. Thị trường khắt khe hơn trong việc lựa chọn nhà cũng cấp. Quy mô doanh nghiệp còn tương đối, số lượng nhân viên hạn chế. 6 2.5. Phương hướng hoạt động trong tương lai Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành nghề chức năng, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân viên, xây dưng môi trường văn hóa doanh nghiệp trong sạch, lành mạnh để thúc đẩy tinh thần làm việc nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. 2.6.Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý văn phòng và kinh doanh Có máy móc thiết bị cho việc lưu trữ, xử lý dữ liệu và in ấn tài liệu… Hệ thống điện thoại, fax, internet cho quản lý giao dịch thông tin với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp. Hệ thống xe tải nhỏ phục vụ việc chuyên chở phần phối hàng hóa. 2.7.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 2.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Là doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa nên cơ cấu tổ chức của công ty tương đối đơn giản. Bao gồm: Giám đốc 1 người, giám sát 1 người, kế toán 4 người, nhân viên văn phòng 3 người, nhân viên bán hàng 25 người, nhân viên kho 1 người. 2.7.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận a. Giám đốc: Là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất ở doanh nghiệp, chỉ đạo giám sát và đưa quyết định dưới sự hỗ trợ của giám sát về các chủ trương, các quyết định cũng như những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó giám đốc còn là người quyết định giá cả mua bán hàng hóa và các quyết định về tài chính. b. Giám sát: Trực tiếp theo dõi, giám sát, đôn đốc toàn bộ các quy trình làm việc và tình hình chung của doanh nghiệp, báo cáo và trình lên giám đốc những kết quả và đề xuất về vấn đề kinh doanh chung của doanh nghiệp. c. Kế toán : Phụ trách toàn bộ công việc kế toán tại doanh nghiệp. Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thu thập thông tin để cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, 7 đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và ra quyết định cho việc kinh doanh ở doanh nghiệp. d. Nhân viên bán hàng: Giữ nhiệm vụ bán hàng, tìm nguốn cung cấp và nguồn khách hàng mới. e. Nhân viên văn phòng: Quản lý nhân sự, thực hiện bổ nhiệm, tuyển dụng cần thiết, thực hiện chế độ chính sách Nhà Nước cho nhân viên, quản lý máy móc thiết bị văn phòng, mua sắm sửa chữa cần thiết. f. Nhân viên kho: Theo dõi tình hình nhập xuất hàng. Kiểm kê hàng hóa thường xuyên chính xác để báo lại văn phòng có kế hoạch mua bán phân phối hàng hóa hợp lý, kịp thời. Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy (Nguồn tin phòng kế toán) 2.8. Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp 2.8.1.Tổ chức bộ máy GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN BỘ PHẬN VĂN PHÒNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG KHO GIÁM SÁT 8 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại doanh nghiệp (Nguồn tin phòng kế toán) 2.8.2. Chức Năng nhiệm vụ các phần hành kế toán a) Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán trong doanh nghiệp, chỉ đạo việc ghi chép, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo chế độ hiện hành, phụ trách khâu tổng hợp và kế hoạch tài chính. Đồng thời cũng là người tổng hợp, kiểm tra số liệu về tình hình tài chình, xác định kết quả kinh doanh, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan. b) Kế toán tiền lương: Theo dõi chấm công, thanh toán tiền lương và đảm bảo các quyền lợi chế độ chính sách về bảo hiểm cho nhân viên. c) Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp. Kiểm tra chi tiết từng khách hàng nợ, đối chiếu và xác nhận công nợ của từng khách hàng (mua và bán). Cuối tháng, cuối quý đối chiếu với kế toán tổng hợp và các bộ phận liên quan về các tìa khoản liên quan. d) Kế toán bán hàng: Ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, đồng thời phát hành hóa đơn GTGT khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng. 2.8.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp a) Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán: 1 năm. Bắt đầu từ ngày 0101 đến ngày 3112 hàng năm. Đơn vị sử dụng: VNĐ Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Kế toán bán hàng 9 Phương pháp hạch toán: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Ghi nhận theo nguyên giá. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. b) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Chế độ kế toán áp dụng: do doanh nghiệp có quy mô vừa nên áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 14092006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản tuân theo quy định trong quyết định trên. Chứng từ sử dụng gồm có: + Lệnh chi, biên nhận… + Bảng tổng hợp tình hình nhập xuất tồn hàng hóa. + Hóa đơn GTGT. Sổ sách, báo cáo kế toán: Hệ thống biểu mẫu sổ sách, báo cáo kế toán áp dụng tại doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 14092006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hình thức kế toán áp dụng: Việc lựa chọn hình thức kế toán để áp dụng vào doanh nghiệp có một tầm quan trọng nhất định đến chất lượng công tác kế toán, vì vậy việc chọn lựa hình thức kế toán nào tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ của người kế toán. Hiện này ở doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính do kế toán trưởng của doanh nghiệp thiết kế. Tin học hóa công tác kế toán tại doanh nghiệp: Công nghệ thông tin bùng nổ kéo theo sự tin học hóa trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong đó có cả kế toán. Sự ra đời của máy tính và các phần mềm đặc thù dành riêng cho ngành đã trở thành một sự trợ giúp đắt lực cho công tác kế toán hiện nay, tăng cường chất lượng của công tác kế toán, đặc biệt là đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời của thông tin kế toán. Ở doanh nghiệp tư nhận Huỳnh Thị Tri, cũng đã nắm bắt và thực hiện áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Dựa trên sự hỗ trợ của Access, doanh nghiệp tự thiết kế phần mềm và sử dụng tại đơn vị. 10 Hình 2.3. Hình thức ghi sổ chứng từ với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán tại doanh nghiệp (Nguồn tin phòng kế toán) Báo cáo cơ quan chức năng: + Kế toán tiến hành tổng hợp số liệu kê khai thuế và lập báo cáo thuế đối với cơ quan thuế địa phương. + Báo cáo tình hình công nợ. + Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. Chứng từ Nhập và xử lý số liệu trên máy tính Sổ đăng ký chứng từ Sổ chi tiết Bảng cân đối SPS tháng Báo cáo tài chính 11 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Những vấn đề về tổ chức kế toán hàng hóa 3.1.1. Các khái niệm cơ bản Thương mại: là quá trình mua bán hàng hóa, là hoạt động kinh doanh chính ở các doanh nghiệp thương mại. Hàng hóa: là những sản phẩm mà doanh nghiệp mua vào và dùng để bán ra. Tồn tại dưới hình thức vật chất hay phi vật chất được trao đổi trên thị trường và dùng tiền tệ làm thước đo thanh toán. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng của nó. Lưu chuyển hàng hóa: là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán trên thị trường. Mua hàng: là mua vật tư, hàng hóa dự trữ để bán tương ứng với quá trình cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất. + Mua sỉ: là mua với số lượng lớn mà người bán là các doanh nghiệp (đơn vị sản xuất hoặc đầu mối thương mại). + Mua lẻ: là mua với số lượng nhỏ mà người bán là những người sản xuất cá thể hoặc tiểu thương. Bán hàng: là bán vật tư hàng hóa tương ứng quá trình tiệu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. + Bán buôn: là bán với số lượng lớn, khi chấm dứt quá trình mua bán thì hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng mà phần lớn hàng hóa còn trong lĩnh vực lưu thông, hoặc vào lĩnh vực sản xuất để chế biến rồi đưa vào lưu thông. + Bán lẻ: là bán với số lượng nhỏ và người mua là người tiêu dùng cuối cùng. 12 3.1.2. Đặc điểm hoạt động thương mại Kinh doanh thương mại là hoạt động kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp có chức năng mua bán hàng hóa, nhằm đưa các loại sản phẩm hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua hai quá trình kinh doanh chủ yếu là mua hàng và bán hàng. Hàng hóa trong kinh doanh thương mại thường được phân theo các ngành như: + Hàng vật tư, thiết bị. + Hàng công nghệ thực phẩm tiêu dùng. + Hàng lương thực – thực phẩm. Trong kinh doanh thương mại, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, chiếm một mối công việc rất lớn… và quản lý hàng hóa là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán mua bán hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa và công tác kế toán của toàn doanh nghiệp. 3.1.3. Yêu cầu kiểm soát đối với hàng hóa Hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp, do đó cần phải được quản lý chặt chẽ từ khâu lưu kho, bảo quản đến xuất bán. Phải theo dõi cụ thể cẩ chỉ tiêu số lượng lẫn chất lượng cho từng loại, nhóm và phẩm chất quy cách hàng hóa. Theo dõi từng nơi bảo quản, từng người chịu trách nhiệm vật chất để khi cần thiết có thể quy trách nhiệm rõ ràng. Có như vậy mới làm tăng ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trong việc bảo vệ hàng hóa, hạn chế hao hụt, thất thoát và đồng thời đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thống nhất giữa các bộ phận: Kế toán, Kinh doanh, Kho… về tên gọi, nhãn hiệu quy cách, mã số, phương pháp tính giá… nhằm giúp cho việc phối hợp kiểm tra đối chiếu số liệu được thuận lợi, so sánh được tình hình thực hiện các chỉ tiêu. 3.1.4. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hóa Ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách ghi nhận, xuất kho hàng hóa, bán hàng hóa và tính thuế. 13 Kiểm tra, giám đốc tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ, tình hình nhập xuất hàng hóa. Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa… tổ chức kiểm kê hàng hóa đúng theo quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho. Tình giá thực tế của hàng hóa nhập kho và hàng hóa tiêu thụ. Phản ánh kịp thời kết quả mua bán hàng hóa nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục cho quản lý hoạt động kinh doanh. 3.1.5. Nguyên tắc hạch toán Hàng hóa mua vào được tính theo giá gốc theo từng trường hợp phát sinh. Kế toán hàng hóa tồn kho tuân thủ theo chuẩn mực số 2 “Hàng tồn kho”. Hàng hóa mua vào phải hạch toán riêng trị giá hàng hóa nhập kho và chi phí thu mua hàng phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ căn cứ số hàng đã tiêu thụ doanh nghiệp sử dụng các tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa bán ra. Hàng hóa xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong kế toán. Doanh thu được ghi nhận phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chi phí đã tạo nên doanh thu đó. 3.1.6. Nguyên tắc đánh giá hàng hóa Đánh giá hàng mua chính là việc xác định giá thực tế của hàng mua theo những nguyên tắc nhất định. Hàng mua được phản ánh theo giá mua thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá phí. 3.2. Kế toán quá trình mua hàng hóa 3.2.1. Đặc điểm quá trình mua hàng Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại, tạo tiền đề vật chất cho các quá trình tiếp theo. Với doanh nghiệp thương mại, giá cả đầu vào của hàng hóa quyết định giá cả đầu ra và từ đó xác định nên lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán về giá trị hàng hóa được thực hiện. Trong qúa trình này, vốn của doanh nghiệp chuyển biến từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa, theo đó xảy ra sự chuyển giao giữa một bên là sở hữu về hàng hóa và một bên là sở hữu tiền tệ cho nhau. 14 Việc xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định hàng mua có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu mua hàng một cách đầy đủ, kịp thời chính xác giúp cho lãnh đạo có cơ sở để chỉ đạo nghiệp vụ mua hàng. Đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hàng mua đang đi đường tránh những tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 3.2.2. Các phương thức mua hàng Nghiệp vụ mua hàng chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với các đơn vị bên bán. Nghiệp vụ mua hàng được thực hiện theo hai phương thức: mua hàng theo phương thức trực tiếp và mua hàng theo phương thức chuyển hàng. + Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Bên mua sẽ ủy nhiệm cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng ở bên bán theo địa điểm quy định trong hợp đồng. Người nhận hàng mang giấy ủy nhiệm đến nhận hàng tại kho của bên bán hoặc tại địa điểm do bên bán chỉ định: sau khi nhận hàng xong, người ủy nhiệm ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của bên bán và nhận 1 liên mang về nộp cho phòng kế toán. Sau đó chuyển hàng về doanh nghiệp bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. + Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán hàng sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký kết chuyển hàng cho đơn vị mua theo kế hoạch và giao hàng tại địa điểm đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết như: bến tàu, bến cảng hoặc tại kho của bên mua. Khi chuyển hàng, bên bán thường sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi hàng hóa đã giao nhận xong, bên bán phải lập và gửi cho bên mua chứng từ HĐ GTGT cho số hàng hóa đã bán. Chứng từ trên được dùng làm căn cứ để bên mua thanh toán tiền hàng cho bên bán, ghi chép sổ kế toán và kiểm tra khi cần thiết. Trong hợp đồng ghi rõ chi phí vận chuyển do bên nào chịu. 3.2.3. Nguyên tắc ghi nhận Bên bán đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Bên bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro của hàng hóa cho bên mua. Bên mua chấp nhận thanh toán tiền mua hàng cho bên bán. Việc thanh toán của bên mua cho bên bán là chắc chắn. 15 3.2.4. Thủ tục chứng từ về nghiệp vụ mua hàng a. Chứng từ sử dụng khi hạch toán mua hàng Hóa đơn thuế GTGT (bên bán lập): Nếu bên bán là doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp sẽ cung cấp hóa đơn GTGT (liên 2) cho đơn vị mua. Hóa đơn bán hàng (bên bán lập): Nếu bên bán là doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc ko chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp này sẽ cung cấp cho bên mua hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2). Hóa đơn thu mua bán hàng nông , lâm, thủy, hải sản (mẫu 06TMH – 322) (do người mua lập): Khi mua hàng ở thị trường tự do hoặc từ các hộ sản xuất thì người mua sẽ phải lập hóa đơn này. Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng và giá trị hàng hóa thực tế nhập kho. Biên bản kiểm nhận hàng hóa: Dùng trong trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các loại hàng hóa có tính chất phức tạp quý hiếm. Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng… phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng. Các chứng từ gốc có liên quan khác... b. Thủ tục kế toán Căn cứ chứng từ của nhà cung cấp, thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận hàng hóa nhập kho theo đúng thủ tục quy định về kiểm nhận HH. Chứng từ về nghiệp vụ kiểm nhận hàng hóa nhập kho là phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và thủ kho sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu. Sau khi nhập kho xong, thủ kho cùng người nhập ký vào phiếu. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu tại nơi lập phiếu. Trường hợp kiểm nhận hàng có phát sinh tình hình thừa, thiếu so với hóa đơn thì phải lập biên bản kiểm nghiệm hàng để phản ánh số hàng hóa thừa thiếu, làm cơ sở truy tìm nguyên nhân và xử lý. 16 3.2.5. Nội dung và nguyên tắc hạch toán a. Nội dung Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 156 để phản ánh tình hình và kết quả thu mua hàng hóa. Có hai tài khoản cấp 2: + TK 1561: Giá mua hàng hóa. + TK 1562: Chi phí mua hàng (bao gồm: chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí thuê kho, thuê bến bãi, bảo quản đưa hàng về kho của doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa). Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản có liên quan đến quá trình mua hàng như tài khoản vốn bằng tiền, tài khoản phải trả người bán, tài khoản thuế GTGT được khấu trừ…. b. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (1) Trong kỳ, hàng hóa mua về nhập kho, căn cứ hóa đơn bán hàng của bên bán, biên bản kiểm nhận và phiêu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá mua ghi trên hóa đơn) Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào (Nếu có) Có TK 111, 112, 144, 331 Tổng trị giá thanh toán (2) Trường hợp mua hàng hóa chuyển bán thẳng không qua kho hoặc chuyển thẳng gửi đi bán: Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán (Trị giá hàng mua chuyển thẳng gửi đi bán) Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (Trị gía hàng mua bán thẳng) Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 144, 331... Tổng trị giá thanh toán (3) Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh, kế toán ghi nhận: Nợ TK 156 (1562) Chi phí mua hàng Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331 Tổng trị giá thanh toán. 17 Hình 3.1. Kế toán mua hàng hóa Chú thích: (1) Mua hàng trong nước nhập kho. (2) Hàng mua gửi đi bán hoặc bán thẳng không qua kho. (4) Hàng mua về nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn, kế toán ghi nhận giá trị nhập kho theo giá tạm tính: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa Có TK 331 Phải trả cho người bán (5) Sang tháng sau, khi nhận được chứng từ, căn cứ trị gí thực tế ghi trên hóa đơn để điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế nhập đồng thời ghi nhận số thuế GTGT khấu trừ theo hóa đơn: + Giá tạm tính nhỏ hơn trị giá nhập, doanh nghiệp nhập bổ sung và tính thuế cho toàn bộ số hàng đã mua: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 331 Phải trả cho người bán + Giá tạm tính lớn hơn trị giá thực tế nhập: Ghi âm khoản chênh lệch giữa giá tạm tính với gía thực tế. Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa Có TK 331 Phải trả cho người bán (1) (2) TK 1331 TK 157 TK 632 TK 111, 112, 331 TK 1561 18 Đồng thời ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 331 Phải trả cho người bán + Bao bì luân chuyển đi kèm tính giá riêng : Nợ TK 153 (1532) Công cụ dụng cụ (Trị giá bao bì đi kèm) Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán Hình 3.2. Kế toán hàng mua về nhập kho nhưng chưa có hóa đơn. Chú thích: (1) Nhập kho theo giá tạm tính. (2) Điều chỉnh do giá tạm tính lớn hơn giá thực tế nhập (ghi âm) (3) Nhập bổ sung do giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế. (6) Trường hợp mua hàng, doanh nghiệp đã nhận được chứng từ mua hàng nhưng đến cuối kỳ hàng vẫn chưa về kho, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi nhận trị giá hàng mua đang đi trên đường: + Ghi nhận hàng mua đang trên đường đi: Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường (Trị giá mua ghi trên hóa đơn) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán + Sang kỳ sau khi hàng về, kế toán kết chuyển giá trị giá thực tế của số hàng trên: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá nhập kho) Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán (Trị giá hàng gửi đi bán) ( ) ( ) (1) (2) TK 331 TK 1561 TK 133 ( 3) 19 Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (Trị giá hàng hóa chuyển thẳng đi bán) Có TK 151 Hàng mua đang đi đường (Trị giá hàng mua đi đường đã về kho). Hình 3.3. Kế toán hàng mua DN đã nhận được hóa đơn nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho Chú thích : (1) Ghi nhận giá trị hàng mua trên đường đi. (2) Kết chuyển trị giá hàng mua đã về kho, gửi thẳng đi bán hoặc bán thẳng. (7) Các khoản làm giảm trị giá mua của hàng hóa: Nợ TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán Có TK 156 Hàng hóa (Trị gía hàng hóa được chiết khấu thương mại) Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (Số thuế GTGT của hàng hóa được chiết khấu). + Hàng mua không đúng phẩm chất, quy cách so với hợp đồng, doanh nghiệp trả lại số hàng này cho người bán: Nợ TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán Có TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá hàng bán bị trả lại cho người bán) Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (Số thuế GTGT của trị giá hàng hóa trả lại cho người bán) (1) (2) TK 111, 112, 331 TK 151 TK 1331 TK 1561, 157, 632 20 (8) Khi mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán Nợ TK 331 Tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331 Số tiền thực chi trả cho người bán Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (9) Trường hợp xuất hàng thuê ngoài gia công: + Xuất hàng hóa đi gia công: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trị giá xuất kho hàng hóa đem gia công) Có TK 156 (1561) Hàng hóa. + Chi phí gia công phát sinh: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Tổng chi phí gia công phát sinh) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán. + Hàng hóa gia công hoàn thành nhập kho: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá sau khi gia công hoàn thành) Có TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hình 3.4. Kế toán hàng hóa đem đi gia công Chú thích: (1) Xuất hàng hóa đem đi gia công. (2) Nhập hàng sau khi gia công. (3) Chi phí phát sinh khi thuê ngoài gia công. (10) Khi mua hàng nhập kho phát sinh chênh lệch so với hóa đơn. Bộ phận kiểm nhận hàng lập biên bản chờ xử lý, kế toán ghi nhận: TK 111, 112,331, .. TK 1561 TK 154 TK 1561 (1) (2) (3) 21 o Trường hợp thiếu so với hóa đơn: + Kế toán phản ánh trị giá hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa Nợ TK 138 Khoản phải thu khác (Trị giá hàng thiếu so với hóa đơn) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng trị giá thanh toán + Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền kế toán ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt Nợ TK 334 Phải trả người lao động (Xử lý bằng hình thức trừ lương) Nợ TK 138 (1388) Khoản phải thu khác (Nếu khoản bồi thường chưa thu) Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (Phần hao hụt mất mát còn lại sau khi đã bồi thường ) Có TK 138 (1381) Khoản phải thu khác (Trị giá hàng hóa thiếu so với hóa đơn). Hình 3.5. Kế toán hàng thiếu so với hóa đơn TK 111,112,331,.. TK 1561 TK 133 TK 1381 TK 632 TK 1388,111,334 (1) (2) 22 Chú thích: (1) Phản ánh trị giá hàng mua thiếu chưa xác định được nguyên nhân. (2) Xử lý hàng thiếu. o Trường hợp thừa so với hóa đơn: Nếu doanh nghiệp chỉ nhập theo hóa đơn, số hàng thừa nhận giữ hộ người bán + Kế toán ghi nhận trị giá hàng nhập theo hóa đơn: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá hàng hóa theo hóa đơn) Nợ TK 133 Thuế GTGT Có TK 111, 112, 331 Tổng giá trị thanh toán + Kế toán ghi nhận số hàng thừa: Nếu hàng thừa doanh nghiệp nhận giữ hộ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi: Nợ TK 002 Hàng hóa nhận giữ hộ (Trị giá hàng hóa nhận giữ hộ) Khi xuất trả số hàng thừa cho người bán: Có TK 002 Hàng hóa nhận giữ hộ (Trị giá hàng hóa nhận giữ hộ). + Xử lý hàng thừa: Nếu người bán đồng ý bán luôn số hàng hóa thừa cho doanh nghiệp và bổ sung cho doanh nghiệp hóa đơn cho số hàng thừa này: Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa (Trị giá hàng thừa) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng giá trị thanh toán Đồng thời ghi nhận : Có TK 002 – Hàng hóa thừa nhận giữ hộ Nếu doanh nghiệp nhập kho toàn bộ, kể cả số hàng thừa: + Kế toán ghi nhận trị giá hàng nhập theo hóa đơn: Nợ TK 156 (1561) Trị giá hàng theo hóa đơn Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng trị giá thanh toán 23 + Số hàng thừa nhập kho chờ xử lý: Nợ TK 156 (1561) Hàng Hóa (Trị giá hàng thừa) Có TK 338 (3381) Phải trả khác. + Xử lý hàng thừa: Nếu số hàng thừa xuất trả cho người bán: Nợ TK 338 (3381) Khoản phải trả khác Có TK 156 (1561) Hàng hóa Nếu số hàng thừa người bán đồng ý bán cho doanh nghiệp, kế toán ghi nhận: Nợ TK 338 (3381) Khoản phải trả khác Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Tổng trị giá thanh toán. Hình 3.6. Kế toán hàng thừa so với hóa đơn Chú thích: (1) Nhập hàng theo hóa đơn. (2) Nhập kho hàng thừa. (3) Xuất kho hàng thừa trả lại người bán. (4) Mua hàng thừa. TK 111, 112, 331.. TK 133 TK 1561 TK 3381 (3) (2) (4) TK 1561 TK 1561 TK 1331 TK 111, 112, 331… (1) 24 3.3. Kế toán quá trình bán hàng 3.3.1. Đặc điểm quá trình bán hàng Bán hàng là giai đoạn cuối cùng trong qua trình lưu chuyển hàng hóa của kinh doanh thương mại. Nó biểu hiện dưới hình thức bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa và thu được tiền từ việc bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán từ bên mua. 3.3.2. Các phương thức bán hàng Nghiệp vụ bán hàng có hai phương thức: Bán buôn và bán lẻ a. Nghiệp vụ bán buôn Đặc điểm chính của nghiệp vụ này là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, có hai hình thức bán buôn phổ biến là bán hàng qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. Bán hàng qua kho: Theo phương thức này, hàng hóa sau khi đã hoàn tất các thủ tục nhập kho rồi mới được xuất bán, theo đó hàng hóa có thể xuất bán trực tiếp tại kho doanh nghiệp hoặc xuất kho gửi bán. Bán buôn vận chuyển thẳng: Đây là phương thức tiệu thụ mà hàng hóa sau khi mua không nhập kho doanh nghiệp mà được chuyển bán thẳng cho khách hàng. Có hai trường hợp: Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Trường hợp này, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp sau đó chuyển thẳng gởi đi bán hoặc mua bán thẳng giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp và khách hàng. Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Là phương thức mà doanh nghiệp không thực hiện mua hàng bán hàng mà chỉ làm môi giới trung gian trong quan hệ mua bán để hưởng hoa hồng. Do đó, doanh nghiệp chỉ phản ánh khoản hoa hồng được hưởng vào doanh thu. b. Nghiệp vụ bán lẻ Đặc điểm chính của nghiệp vụ bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bán thu tiền mặt và thường thì hàng hóa xuất giao cho khách hàng cùng một thời điểm với thu tiền. Hiện nay việc bán lẻ thường được tiến hành theo các phương thức là bán hàng thu tiền tập trung và bán hàng thu tiền trực tiếp. Ngoài ra, trong bán lẻ còn có các hình thức khác như bán lẻ tự phục vụ, bán hàng tự động… 25 3.3.3. Chứng từ thủ tục xuất hàng Trường hợp bán hàng qua kho thì đơn vị bán phải lập “Phiếu xuất kho”, “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” hay “Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho” thành ba liên: liên 1 lưu, liên 2 giao khách hàng, liên 3 thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ. Khi bán hàng vận chuyển thẳng, đơn vị bán lập “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” thành 3 liên: liên 1 lưu; liên 2 gửi theo hàng cùng vận đơn; liên 3 dùng để thanh toán. Trường hợp bán hàng theo phương thức ký gởi thì khi xuất hàng đưa đi ký gửi, DN phải lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” ghi rõ xuất đưa bán ký gửi kèm theo hợp đồng ký gửi. 3.4. Kế toán doanh thu bán hàng 3.4.1. Khái niệm Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). 3.4.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hoặc kiểm soát hàng hóa. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 3.4.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là giá không bao gồm thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bằng đồng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tịa thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. 26 Trường hợp doanh nghiệp là đơn vị nhận gia công sản phẩm, chỉ được phản ánh vào doanh thu khoản phí gia công được hưởng, khô
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** NGUYỄN KIỀU DIỄM KẾ TỐN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN HUỲNH THỊ TRI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TỐN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** NGUYỄN KIỀU DIỄM KẾ TỐN MUA BÁN HÀNG HĨA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN HUỲNH THỊ TRI Ngành: Kế Toán LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GV hướng dẫn: TRỊNH ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế Tốn Mua Bán Hàng Hóa Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại DNTN Huỳnh Thị Tri ” Nguyễn Kiều Diễm, sinh viên khóa 34, ngành Kế Tốn, chun ngành Tài Chính Kế Tốn, bảo vệ thành cơng trước hội đồng vào ngày _ Trịnh Đức Tuấn Người hướng dẫn, (Chữ ký) Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký (Chữ ký Họ tên) Họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, xin gửi đến ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc Người cho đơi cánh, dìu dắt con, khơng quản ngại khó khăn ni nấng con, để có ngày hơm Em xin gửi tình cảm chân thành đến quý thầy Khoa Kinh Tế nói riêng q thầy trường Đại Học Nơng Lâm TP.HCM nói chung Trải qua năm ngồi giảng đường đại học, giảng dạy tận tình q thầy tiếp thêm cho em vốn kiến thức làm tảng sâu vào thực tế, giúp em có hành trang vững để vào đời Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Trịnh Đức Tuấn, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ em hồn thành khóa luận Em xin cảm ơn DNTN Huỳnh Thị Tri tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập nghiên cứu doanh nghiệp thời gian qua Em xin gửi lời cảm ơn đến anh chị phòng kế tốn đặc biệt anh Đặng Đức Phú – kế toán trưởng giúp đỡ dẫn dắt em thực khóa luận Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tất người thân, bạn bè bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ , chia động viên em suốt trình học tập thực khóa luận Dù có nhiều cố gắng q trình thực khóa luận, sai sót, khiếm khuyết điều em khó tránh khỏi Em kính mong q thầy góp ý, bổ sung để khóa luận em hồn thiện Một lần em xin chân thành cảm ơn TP.HCM, tháng năm 2012 Sinh viên Nguyễn Kiều Diễm NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN KIỀU DIỄM Tháng 06 năm 2012 “Kế Tốn Mua Bán Hàng Hóa Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Doanh Nghiệp Tư Nhân Huỳnh Thị Tri” NGUYEN KIEU DIEM June 2012 “Accounting For Turnover Of Goods And The Defination Of Businees Result At Huỳnh Thị Tri 'S Private Enterprise” Khóa luận tìm hiểu cơng tác mua bán hàng hóa xác định kết kinh doanh thực doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri mô tả cách rõ nét tình hình thực tế doanh nghiệp dựa việc trình bày có hệ thống lý thuyết để làm sở cho việc phân tích, so sánh, hồn thiện cơng tác kế tốn doanh nghiệp Nội dung khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tiễn cơng tác mua bán hàng hóa xác định kết kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Thị Tri sở quan sát, tìm hiểu, mơ tả, phân tích quy trình ln chuyển hàng hóa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ kế tốn liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, quy trình lập báo cáo kết hoạt động cuối kỳ Bên cạnh đó, khóa luận đưa nhận xét kiến nghị số biện pháp nhằm hồn thiện nâng cao chất lượng cơng tác kế toán thực tế doanh nghiệp MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC HÌNH ix DANH MỤC PHỤ LỤC x CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Phạm vi nghiên cứu khóa luận 1.4 Cấu trúc khóa luận CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1.Giới thiệu sơ lược công ty 2.2 Lịch sử hình thành trình phát triển doanh nghiệp 2.3 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu doanh nghiệp 2.3.1 Chức 2.3.2 Nhiệm vụ 2.3.3 Mục tiêu 2.4 Những thuận lợi khó khăn 2.4.1 Thuận lợi 2.4.2 Khó khăn 2.5 Phương hướng hoạt động tương lai 2.6.Cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác quản lý văn phòng kinh doanh 2.7.Tổ chức máy quản lý doanh nghiệp .6 2.7.1 Cơ cấu tổ chức máy quản lý 2.7.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn phận .6 2.8 Tổ chức máy kế toán doanh nghiệp .7 2.8.1.Tổ chức máy 2.8.2 Chức nhiệm vụ phần hành kế toán 2.8.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp v CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1 Những vấn đề tổ chức kế tốn hàng hóa 11 3.1.1 Các khái niệm .11 3.1.2 Đặc điểm hoạt động thương mại 12 3.1.3 Yêu cầu kiểm soát hàng hóa 12 3.1.4 Nhiệm vụ kế tốn hàng hóa 12 3.1.5 Nguyên tắc hạch toán .13 3.1.6 Nguyên tắc đánh giá hàng hóa .13 3.2 Kế toán q trình mua hàng hóa 13 3.2.1 Đặc điểm trình mua hàng .13 3.2.2 Các phương thức mua hàng 14 3.2.3 Nguyên tắc ghi nhận .14 3.2.4 Thủ tục chứng từ nghiệp vụ mua hàng 15 3.2.5 Nội dung nguyên tắc hạch toán 16 3.3 Kế tốn q trình bán hàng 24 3.3.1 Đặc điểm trình bán hàng 24 3.3.2 Các phương thức bán hàng .24 3.3.3 Chứng từ thủ tục xuất hàng 25 3.4 Kế toán doanh thu bán hàng 25 3.4.1 Khái niệm .25 3.4.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu .25 3.4.3 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 25 3.4.4 Tài khoản sử dụng 26 3.5 Kế toán giá vốn hàng bán 27 3.5.1 Nội dung phản ảnh 27 3.5.2 Tài khoản sử dụng: Nội dung phản ánh vào tài khoản 632 28 3.6 Kế tốn chi phí bán hàng .29 3.6.1 Nội dung phản ánh 29 3.6.2 Tài khoản sử dụng 29 3.7 Kế toán khoản giảm trừ vào doanh thu 30 3.8 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp 30 3.9 Kế toán hoạt động tài 31 3.9.1 Kế tốn doanh thu tài 31 vi 3.9.2 Kế tốn chi phí tài .32 3.10 Kế toán hoạt động khác .32 3.10.1 Kế toán thu nhập khác 32 3.10.2 Kế toán chi phí khác .33 3.11 Kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .34 3.12 Kế toán xác định kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 35 3.13 Phương pháp nghiên cứu .37 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 38 4.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng 38 4.2.1 Phương thức mua hàng 38 4.2.2 Quá trình mua hàng 38 4.2.3 Kiểm nhận hàng mua nhập kho 39 4.3 Kế toán nghiệp vụ bán hàng 46 4.4 Kế toán xác định kết kinh doanh 51 4.4.1 Kế toán doanh thu nội .51 4.4.2 Kế toán doanh thu khác 51 4.4.3 Kế toán khoản giảm trừ doanh thu 52 4.4.4 Kế toán giá vốn hàng bán .52 4.4.5 Kế tốn hoạt động tài 54 4.4.6 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp 56 4.4.7 Kế toán hoạt động khác 59 4.4.8 Kế tốn chi phí thuế thu nhập hành 60 4.4.9 Kế toán xác định kết kinh doanh .61 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1 Về doanh nghiệp 63 5.2 Về công tác kế toán 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .67 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SX – TD Sản xuất – Tiêu dùng TNDN Thu nhập doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân VND Việt Nam đồng TMCP Thương mại cổ phần GTGT Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định QĐ Quyết định QĐ-BTC Quyết định – Bộ Tài Chính HĐ GTGT Hóa đơn gía trị gia tăng TK Tài khoản BĐS Bất động sản DTT Doanh thu DN Doanh nghiệp GVHB Gía vốn hàng bán SP Sản phẩm DV Dịch vụ HH Hàng hóa CKTT Chiết khấu toán KH Khách hàng QLDN Quản lý doanh nghiệp KQKD Kết kinh doanh PP Phương pháp CT Chứng từ HT Hạch toán TNHH Trách nhiệm hữu hạn THPT Trung học phổ thông viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ cấu tổ chức máy Hình 2.2 Sơ đồ máy kế toán doanh nghiệp Hình 2.3 Hình thức ghi sổ chứng từ với hỗ trợ phần mềm kế toán doanh nghiệp .10 Hình 3.1 Kế tốn mua hàng hóa 17 Hình 3.2 Kế tốn hàng mua nhập kho chưa có hóa đơn .18 Hình 3.3 Kế tốn hàng mua DN nhận hóa đơn cuối tháng hàng chưa nhập kho 19 Hình 3.4 Kế tốn hàng hóa đem gia cơng 20 Hình 3.5 Kế tốn hàng thiếu so với hóa đơn 21 Hình 3.6 Kế tốn hàng thừa so với hóa đơn 23 Hình 3.7 Kế tốn doanh thu bán hàng 27 Hình 3.8 Kế tốn giá vốn hàng bán 29 Hình 3.9 Kế tốn chi phí bán hàng .29 Hình 3.10 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp 31 Hình 3.11 Kế tốn xác định kết kinh doanh 37 Hình 4.1 Sơ đồ trình mua hàng 39 Hình 4.2 Kế tốn q trình mua hàng 42 Hình 4.3 Kế toán doanh thu bán hàng Quý 1/2012 49 Hình 4.4 Kế tốn doanh thu khác 52 Hình 4.5 Kế tốn giá vốn hàng bán Quý 1/2012 54 Hình 4.6 Kế tốn hoạt động tài Q 1/2012 .55 Hình 4.7 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp Q 1/2012 .58 Hình 4.8 Kế tốn hoạt động khác Quý 1/2012 .59 Hình 4.9 Kế tốn chi phí thuế TNDN Quý 1/2012 60 Hình 4.10 Kế toán xác định kết kinh doanh Quý 1/2012 62 ix v ... “Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Doanh Nghiệp Tư Nhân Huỳnh Thị Tri” NGUYEN KIEU DIEM June 2012 “Accounting For Turnover Of Goods And The Defination Of Businees Result At