Mặc dù công ty là đại lý cho hai hãng tàu Seaways Shipping Limited của Ấn Độ và Federated Shipping Limited của Singapore sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********
TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
MARINESKY LOGISTICS
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********
TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
MARINESKY LOGISTICS
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.s LÊ ÁNH TUYẾT
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS”, do TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Th.s LÊ ÁNH TUYẾT Người hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con được gởi đến Gia đình lời tri ân sâu sắc nhất Ngày hôm nay, con được ở đây để bảo vệ luận văn tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Gia đình là động lực lớn nhất để con cố gắng trong con đường học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống Tự đáy lòng, con biết ơn
Ba Mẹ, Ông Bà, anh chị và các em và con nguyện sống tốt, làm việc thật tốt để không phụ lòng kỳ vọng của gia đình dành cho con Con mong gia đình mình sức khỏe, hạnh phúc và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Các thầy, các cô không chỉ truyền đạt những kiến thức giáo khoa mà còn là những lời khuyên hữu ích, những lời bảo ban tâm huyết với ước nguyện khi ra trường, chúng em có khả năng làm việc tốt và thích nghi với môi trường làm việc Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Ánh Tuyết, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này Đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin kính gửi đến cô lòng tri ân nhiệt thành của em Chúc các thầy cô sức khỏe và tiếp tục gặt hái những thành quả trong sự nghiệp trồng người
Em cũng xin cảm ơn đến Công ty TNHH Marine Sky Logistics Em xin cám ơn các anh chị đã giúp đỡ và hỗ trợ các điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình em thực tập tại công ty Chúc các anh chị sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống Chúc công ty ngày càng phát triển
Xin gửi cám ơn đến bạn bè, những người bạn thân thiết đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống và luôn giữ tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta
Tp Hồ Chí Minh, tháng 06/2012
Sinh viên
Trần Nguyễn Ngọc Yến
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN, Tháng 06 năm 2012 “Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu của Công Ty TNHH Marinesky Logistics”
TRAN NGUYEN NGOC YEN, June 2012 “Analyse The Forwarding Imported – Exported Goods at Marine Sky Logistics Company Limitted”
Khóa luận tìm hiểu thực trạng và phân tích các hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty, đồng thời thăm dò ý kiến đánh giá của nhân viên và khách hàng về hoạt động này, nhận ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động giao nhận của công ty Từ đó đề xuất được một số giải pháp khắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận cho công ty Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp và
sơ cấp, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay công ty đang thực hiện khá tốt, nhanh chóng các hoạt động vận tải Lợi nhuận của công ty đã tăng dần qua các năm Tỉ trọng doanh thu của các hoạt động có sự thay đổi nhỏ, năm 2011 doanh thu vận tải đường biển vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất Qua phân tích các chỉ số tải chính cho thấy, tỉ suất lợi
nhuận trên doanh thu của công ty khá cao đạt 39,7% năm 2011 điều nàycho thấy công
ty đang hoạt động có lời, kết quả sử dụng đầu vào của công ty khá tốt, biết kiểm soát chi phí Tuy nhiên, công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đã bỏ ra như các công ty cùng ngành, năm 2011 hệ số ROA của công ty kém 2,7 lần so với công ty VNT Qua nghiên cứu khảo sát ý kiến của khách hàng và nhân viên có 70% khách hàng cho rằng mức giá của công ty là thích hợp, nhưng rất ít khách hàng biết đến do sự nổi tiếng của công ty, đa số khách hàng biết đến là do sự giới thiệu của công ty mẹ
Vì thế, để có thể độc lập hoàn toàn và nâng cao sự biết đến công ty của khách hàng, khóa luận đã đề xuất một số biện pháp thực hiện về quản lý và tổ chức nguồn nhân lực, tài chính, trong đó chú trọng thành lập bộ phận Marketing
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ix
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xi
Danh mục phụ lục xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về các hoạt động Logistics của các công ty giao nhận Việt Nam 5
2.2 Tổng quan về công ty TNHH Marine Sky Logistics 6
2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 6
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển 7
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 7
2.3.1 Chức năng của công ty 7
2.3.2 Nhiệm vụ của công ty 8
2.3.3 Mục tiêu của công ty 8
2.4 Bộ máy tổ chức hoạt động và nhân sự của công ty 9
2.4.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty 9
2.4.2 Tình hình nhân sự của công ty 10
2.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty 10
2.5 Lĩnh vực hoạt động của công ty 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở lý luận 15
3.1.1 Giao nhận hàng hóa 15
Trang 73.1.2 Các hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận 16
3.1.3 Các cơ quan tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 17
3.1.4 Các chứng từ sử dụng trong quy trình giao nhận hàng hóa XK 18
3.1.5 Một số chỉ tiêu được sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận của công ty 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 25
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 27
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty 28
4.1.1 Quy trình chung trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty 28
4.1.2 Quy trình chung về giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty 30
4.2 Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty 31
4.1.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 31
4.1.2 Hoạt động vận tải đường biển của công ty 35
4.1.3 Hoạt động vận tải đường hàng không của công ty 37
4.1.4 Hoạt động vận tải đường bộ của công ty 38
4.1.5 Hoạt động khai thuê và tư vấn xuất nhập khẩu của công ty 39
4.2 Đánh giá về tình hình tổ chức và thực hiện hoạt động giao nhận của công ty 39
4.2.1 Đánh giá qua các chỉ số tài chính năm 2011 của các công ty cùng ngành 39
4.2.2 Đánh giá của nhân viên trong công ty 41
4.2.3 Đánh giá của khách hàng về hoạt động giao nhận của công ty 43
4.3 Những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động giao nhận của công ty 46
4.3.1 Ưu điểm về hoạt động giao nhận hàng hóa của Công ty 46
4.3.2 Những hạn chế về hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty 46
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty 48
4.4.1 Giải pháp về nội lực của Công ty 48
4.4.2 Giải pháp cho việc phát triển thị trường 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
Trang 85.1 Kết luận 54 5.2 Kiến nghị với công ty 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 9ROS Return On Sales – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROA Return On Asset – Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản ROE Return On Equity – Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
TTTH Tính toán tổng hợp
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Nhân Sự Của Công Ty Năm 2012 10
Bảng 2.2 Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển Của Công Ty 13
Bảng 2.3 Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty 13
Bảng 2.4 Bảng Giá Thủ Tục Hải Quan Của Công Ty 14
Bảng 3.1 Số Lượng Mẫu Điều Tra Khách Hàng Của Công Ty 26
Bảng 3.2 Số Lượng Mẫu Điều Tra Nhân Viên Của Công Ty 26
Bảng 4.1 Kết Quả Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh 32
Bảng 4.2 Doanh Thu Của Công Ty Ở Từng Thị Trường 34
Bảng 4.3 Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Biển Của Công Ty 36
Bảng 4.4 Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Không Của Công Ty38 Bảng 4.5 Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty 38
Bảng 4.6 Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Khai Thuê Ở Các Năm 2009-2011 39
Bảng 4.7 Tình Hình Chung Của MSL Và Các Công Ty Cùng Ngành 40
Bảng 4.8 Chi Phí Dự Kiến Triển Khai Trang Thiết Bị 51
Bảng 4.9 Chi Phí Dự Kiến Cho Nhân Sự Cho Từng Tháng 52
Bảng 4.10 Bảng Kết Quả Lợi Nhuận Dự Kiến 52
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty Marine Sky Logistics 10
Hình 3.1 Sơ Đồ Mối Quan Hệ Của Người Giao Nhận Với Các Bên Liên Quan 18
Hình 4.1 Quy Trình Chung Về Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Công Ty 29
Hình 4.2 Quy Trình Chung Về Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Công Ty 30
Hình 4.3 Tỷ Trọng Doanh Thu Theo Cơ Cấu Dịch Vụ Của Công Ty 31
Hình 4.4 So Sánh Chỉ Tiêu ROE Và ROA Của Công Ty 33
Hình 4.5 So Sánh Các Chỉ Số Tài Chính MSL Và Các Công Ty Cùng Ngành 41
Hình 4.6 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Kỹ Năng Nghiệp Vụ 41
Hình 4.7 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Khối Lượng Công Việc Trên Một Ngày Của Một Nhân Viên 42
Hình 4.8 Tỷ Lệ Đánh Giá Đánh Giá Của Nhân Viên Về Mức Lương Của Công Ty 43
Hình 4.9 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Cơ Sở Vật Chất Của Công Ty 43
Hình 4.10 Tỷ Lệ Đánh Giá Về Mức Độ Biết Đến Công Ty Của Khách Hàng 44
Hình 4.11 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Độ Giao Hàng Đúng Hẹn Của Công Ty 44
Hình 4.12 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Giá Của Công Ty 45
Hình 4.13 Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Độ Hài Lòng Về Chất Lượng Hoạt Động Giao Nhận Của Công Ty 45
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Mẫu câu hỏi (1) Ý kiến của khách hàng
Phụ Lục 2: Mẫu câu hỏi (2) Ý kiến của nhân viên
Phụ Lục 3: Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển
Phụ Lục 4: Bảng Giá Dịch Vụ Khai Hải Quan
Phụ Lục 5: Tờ Khai Hải Quan Điện Tử
Phụ Lục 6: Hợp Đồng
Trang 13Với tình hình Việt Nam nói chung và các công ty Logistics nói riêng, áp lực cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn Các công ty Logistics trong ngành chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số dịch vụ, trong khi đó trên thế giới có xu thế hướng vào chuỗi cung ứng supply chain để phục vụ khách hàng dịch vụ tối ưu nhất, ngay trong mảng thị trường nội địa, các công ty Logistics cũng chỉ chiếm một thị trường khá nhỏ, như vậy thì khó khăn phía trước cực kỳ gian nan Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), đến nay Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận Thế nhưng qua nghiên cứu thị trường cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ Logistics của Việt Nam phần lớn là các công ty TNHH nhỏ và vừa, khoảng 40% có vốn dưới 1 tỉ đồng, cơ sở hạ tầng
Trang 14không có Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) năm họ chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường Logistics trong nước, 75% còn lại là do các tập đoàn
đa quốc gia đảm nhận Vả lại, tập quán trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam
từ trước đến nay là “nhập CIF xuất FOB”, nghĩa là quyền định đoạt về vận tải đều do các doanh nghiệp nước ngoài chỉ định Rõ ràng “miếng bánh” ngành dịch vụ giao nhận tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài
Công ty TNHH Marine Sky Logistics cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động giao nhận Mặc dù công ty là đại lý cho hai hãng tàu Seaways Shipping Limited (của Ấn Độ) và Federated Shipping Limited (của Singapore) sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng rất khó thuyết phục khách hàng đi ngược lại tập quán lâu nay, vả lại trình độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, các phương tiện vận tảivà thiết bị chuyên dùng của công ty chưa đủ khả năng để “nhập FOB xuất CIF” Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty, công ty không nên thụ động ngồi chờ sự thay đổi thói quen trong tập quán kinh doanh của khách hàng mà cần hợp tác chặt chẽ với các công ty logistics trong nước để tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thay đổi phương thức giao, nhận hàng Và trước hết, để làm được điều
đó công ty cần có nội lực sẵn sàng, nhân viên phải có trình độ và trang thiết bị phải đầy đủ, phải có những phân tích cụ thể về hoạt động giao nhận hàng hóa của chính công ty, để nắm bắt rõ thực trạng hoạt động của công ty, nhận ra được những hạn chế, những điểm mạnh chưa được phát huy, từ đó đề ra biện pháp cải thiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty;
+ Phân tích được hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty; + Đánh giá về tình hình tổ chức và thực hiện hoạt động giao nhận của công ty;
Trang 15+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Số liệu sử dụng phân tích trong 3 năm từ năm 2009-2012
- Về không gian: Công ty TNHH Marinesky Logistics Địa chỉ: Số 812/1 Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TpHCM
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương I là chương mở đầu
Nêu ra những lý do, tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tổ chức và hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay Chương I còn trình bày được nội dung và mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương II là chương tổng quan
Chương II cũng nêu lên tình hình thực hiện các hoạt động giao nhận của các công ty Việt Nam hiện nay Đồng thời chương II cũng giới thiệu khái quát về công ty: quá trình hình thành, tình hình hoạt động, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2011 và những mục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2012 và thời gian tới Ngoài ra chương II còn trình bày các hoạt động trong dịch vụ giao nhận của công ty, cách thức
tổ chức bố trí nhân sự, cũng như những thuận lợi khó khăn về tình hình vốn, cơ cấu lao động để có một cái nhìn tổng quan về công ty nhằm có những đánh giá đầu tiên về cách thức tổ chức hoạt động giao nhận của công ty
Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với việc nêu ra các hoạt động của một công ty giao nhận, các chỉ tiêu và phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận, chương III cung cấp cách thức, phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài Chương III còn trình bày các khái niệm về hoạt động giao nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của công ty, bao gồm các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài
Chương IV đưa ra kết quả và thảo luận: tìm hiểu các hoạt động giao nhận của công ty sau đó phân tích, nhận xét, đánh giá về việc thực hiện hoạt động giao nhận để
từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp công ty thực hiện tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận
Trang 16Chương V là phần kết luận và trình bày kiến nghị: thông qua kết quả ở chương
4 đưa ra kết luận, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về các hoạt động Logistics của các công ty giao nhận Việt Nam
Xét trên tổng thể, các hoạt động Logistics có thể được chia thành 2 mảng lớn là:
- Inbound Logistics: Logistics cho quá trình cung ứng đầu vào;
- Outbound Logistics: Logistics cho quá trình phân phối sản phẩm
Trong các công ty giao nhận Việt Nam, việc cung cấp hoạt động Logistics cho quá trình cung ứng nguyên vật liệu còn khá mới, bao gồm: quản trị dây chuyền cung ứng, thiết lập những trung tâm cung ứng để kết hợp các nguồn nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung ứng khác nhau, tính toán lượng nguyên vật liệu cần cung ứng cho khách hàng, giữ mối liên hệ với các đối tác và các nhà cung ứng thường xuyên của khách hàng, theo dõi lượng tồn kho của người bán, lắp ráp sản phẩm, gom hàng và chất lên phương tiện vận tải, giám định hàng hóa… cho toàn bộ quá trình cung ứng vật
tư Trong đó, có một số hoạt động Logistics mà các công ty giao nhận Việt Nam giành được quyền cung cấp như: vận tải quốc tế và vận tải nội địa, khai quan hàng hóa, nâng
hạ, dỡ hàng… là các hoạt động giao nhận truyền thống Thực trạng hoạt động Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam được phân tích dựa trên các dịch vụ trong chuỗi Logistics mà họ có khả năng đáp ứng
Các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rất ít công ty có thể can thiệp sâu vào hoạt động quản lý kho của nhà xuất khẩu, trên thực tế các nhà xuất khẩu tự quản lý kho của mình, quyết định số lượng hàng tồn kho
và các vấn đề khác như đóng gói, đánh mã số mã vạch, dán nhãn… Điều này cho thấy rằng, hoạt động của các công ty giao nhận Việt Nam chưa thực sự gắn với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khách hàng ngay từ công ty của họ Đa số các công
ty giao nhận chỉ cho xe đến nhận hàng khi khách hàng báo hàng hóa đã sẵn sàng cho xuất khẩu Vì vậy, các công ty giao nhận Việt Nam chỉ có thể thực hiện một số dịch vụ
Trang 18như bốc xếp hàng từ kho, chất xếp vào container (trong trường hợp đóng hàng tại kho riêng của nhà xuất khẩu), thủ tục khai báo hải quan để kiểm hóa tại kho riêng, dịch vụ kiểm đếm… Đây là hoạt động mà các công ty giao nhận Việt Nam khá mạnh Từ số liệu điều tra cho thấy 83,7% các công ty giao nhận Việt Nam được khảo sát trả lời rằng công ty mình có cung cấp vận chuyển nội địa Tuy nhiên trong số đó chỉ có 35,48% các công ty là có đội xe riêng, còn lại là liên kết thuê lại các đội xe từ công ty khác Ngoài vận tải đường bộ chiếm phần lớn trong hoạt động của các công ty giao nhận Việt Nam, vận tải đường sắt và đặc biệt là vận tải thủy nội địa gần đây cũng phát triển Các công ty giao nhận Việt Nam có cung cấp lĩnh vực này chủ yếu đi thuê lại phương tiện vận tải của các hãng tàu hoặc chủ xà lan chứ họ hầu như không có phương tiện vận tải Hoạt động kho bãi của các công ty giao nhận Việt Nam còn khá yếu Trong số các công ty giao nhận Việt Nam thì Sotrans là công ty có hệ thống kho lớn nhất với tổng diện tích ước khoảng 160.000 m2, tuy nhiên phần lớn diện tích kho này được cho thuê để chứa hàng hóa Chỉ một số công ty có hoạt động gom hàng lẻ là có các hoạt động giá trị gia tăng tại kho như M&P International; Vinatrans; ANC; Everich… bao gồm các dịch vụ đóng gói, đóng kiện (Packing), đóng pallet (Palletizing)… Tuy nhiên các kho này chỉ hoạt động như kho CFS (Container Freight Station) chứ chưa có kho nào đóng vai trò như một trung tâm phân phối hàng hóa trong hoạt động Logistics toàn
cầu (Distribution center)
2.2 Tổng quan về công ty TNHH Marine Sky Logistics
2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên giao dich Tiếng Việt: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Marine Sky Logistics
Tên giao dịch quốc tế: Marine Sky Logistics Co.,Ltd
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0310964526 ngày 27/12/2007
Văn phòng chính: số 812/1 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, TpHCM Chủ doanh nghiệp: Lê Tuấn Phương
Lĩnh vực hoạt động chính: Vận tải và giao nhận hàng hóa
Email: info@marinesky.com.vn
Website: http://www.marinesky.com.vn
Điện thoại: (848) 38114857
Fax: (848) 38114836
Trang 19Logo công ty: Hình ảnh công ty:
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty tư nhân, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập Công ty luôn hoạt động theo slogan : Hãy
để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn Chính vì thế, tuy mới thành lập nhưng công ty
đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuê Hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác,…Với sự tận tâm và lòng nhiệt tình, mọi thành viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục tiêu trở thành cầu nối hiệu quả giữa công ty với các đại lí và với các đối tác nước ngoài Công ty luôn nổ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ dể tạo được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng Vì vậy, công ty đã đạt được những mục tiêu đề ra:
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn;
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên;
- Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
2.3.1 Chức năng của công ty
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty dịch vụ làm các chức
năng giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn cho các công ty trong và ngoài nước thực hiện các hợp đồng xuất khẩu
Trang 20Theo điều lệ công ty, công ty thực hiện các chức năng sau:
- Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước thực hiện chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội cợ triển lãm…
- Nhận ủy thác về dịch vụ giao nhận và các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa như thu gom hàng lẻ, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa, giao hàng hóa cho người chuyên chở vận chuyển đến nơi quy định;
- Nhận khai thuê hải quan và hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, theo dõi hàng
đi và đến;
- Hỗ trợ, tư vấn cho các công ty xuất nhập khẩu vừa/nhỏ/mới thành lập;
2.3.2 Nhiệm vụ của công ty
Với các chức năng trên công ty TNHH Marine Sky Logistics phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển lượng vốn, đảm bảo trang trải tài chính cho công ty, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng;
- Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với các công ty trong và ngoài nước;
- Trung thực và minh bạch trong các hoạt động hoạch toán kinh tế, báo cáo tài chính, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa phải thực hiện bằng những phương thức tiên tiến, thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty;
- Tạo mối quan hệ tốt với hãng tàu, Hải quan, cảng biển, sân bay… nhằm tranh thủ sự ưu đãi và tạo thêm nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty;
- Nghiên cứu thị trường, đưa ra những mức giá cạnh tranh
2.3.3 Mục tiêu của công ty
Nền kinh tế toàn cầu hóa với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty MSL luôn xác định chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai Do đó công ty luôn đặt ra cho mình mục tiêu
Trang 21ngắn hạn và dài hạn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh
về giá và tìm kiếm lợi nhuận
a) Mục tiêu ngắn hạn
- Tiếp tục phát triển quan hệ sẵn có, kí hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu, duy trì quan hệ khách hàng;
- Giảm thiểu chi phí thất thoát đến mức thấp nhất để có mức cạnh tranh;
- Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết, năng động, hiện đại;
- Cải tiến quy trình giao nhận, tiếp tục xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với chi cục Hải quan, cảng biển, sân bay, hãng tàu;
-Đa dạng hóa ngành hàng, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng khai thuê Hải quan (đặc biệt là các thủ tục chứng từ phức tạp liên quan đến hoạt động xuất/nhập hàng hóa) để thu hút thêm khách hàng đến với dịch vụ này Phát triển và hoàn thiện dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu mạnh;
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn cho các công ty xuất nhập khẩu vừa, nhỏ, mới thành lập
- Nâng cao trình độ và có kế hoạch đào tạo nhân viên để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân viên gắn bó lâu dài tại công ty
b) Mục tiêu dài hạn
- Mở rộng thị trường kinh doanh, đặc biệt là khu vực Miền Tây Nam Bộ;
- Trở thành một công ty Logistics đúng nghĩa
2.4 Bộ máy tổ chức hoạt động và nhân sự của công ty
Là một công ty chuyên về dịch vụ, công ty không cần có quá nhiều nhân sự, với
bộ máy tổ chức gọn nhẹ nên việc thông tin liên lạc giữa các phòng ban rất kịp thời, việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối nhịp nhàng và có hiệu quả vì mặc dù phân chia phòng ban rõ ràng, nhưng khi hoạt động, các nhân viên lại có thể
làm đan xen, một nhân viên sales có thể thực hiện tất cả
2.4.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty
Trang 22Hình 2.1 : Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty Marine Sky Logistics
2.4.2 Tình hình nhân sự của công ty
Bảng 2.1 Cơ Cấu Nhân Sự Của Công Ty Năm 2012
Phòng chứng từ kế toán 4 24-31 Cao đẳng trở lên
2.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty
Giám đốc: là người đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động kinh doanh của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất trong việc hoạch
Hải quan Chứng từ kế toán
Bộ phận hỗ trợ: IT, Marketing, Customer Services
Logistics
Trang 23định, điều hành, thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty, cùng với phó giám đốc bàn bạc, đề ra phương hướng, mục tiêu và cách thực hiện các hoạt động của công ty trong thời gian dài hạn và ngắn hạn
Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty,
phó giám đốc cũng là người kiêm luôn bộ phận nhân sự, có trách nhiệm tuyển dụng hay sa thải nhân viên, đề ra các chế độ lương thưởng cho nhân viên sau khi đã thông qua ý kiến của giám đốc
Trợ lý giám đốc: quản lý thời gian biểu công tác tại công ty, thừa hành
quyết định của ban giám đốc, quản lý kỷ luật, tâm sinh lý, yêu cầu công việc của nhân viên, là người soạn thảo hợp đồng và phát ngôn chính của công ty
Phòng kinh doanh: liên hệ đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng đến
các dịch vụ làm hàng xuất khẩu, hoặc làm hàng nhập khẩu của công ty Liên hệ đến các hãng tàu, hãng hàng không, khu vực kho bãi để tìm ra đối tác thực hiện lô hàng, đồng thời dựa vào giá cước của hãng tàu đưa ra để tiến hành làm hàng
Phòng chứng từ và kế toán: Chức năng chính của phòng là làm các
chứng từ theo yêu cầu của đơn hàng, tiến hành thu gom chứng từ sau khi đã hoàn thành 1 lô hàng, thanh toán và giải quyết công nợ, khai báo thuế, thống kê, báo cáo tài chính định kỳ Tham mưu cho phó giám đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt hiệu quả cao, kiểm tra và thực hiện các chế độ chính sách về tài chính, quản lý, tổ chức và sử dụng lao động hợp lý
Phòng trucking: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội điạ,
thuê kho bãi, kết hợp với phòng sale để tiến hàng làm hàng port to door hoặc door to door Khai thác thị trường nội địa gồm tuyến xe tải, xe lửa, xe đầu kéo, xà lan
Phòng hải quan: nhiệm vụ chính là thông quan lô hàng xuất nhập khẩu,
tư vấn thuế hàng hóa xuất nhập, lên tờ khai, lấy hàng, bố trí kiểm dịch, giám định hàng hóa, giám sát hàng hóa, bố trí làm hàng, xếp dỡ…
Trang 24 Bộ phận customer care: chăm sóc khách hàng…
2.5 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Với xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu,
mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới thì vận chuyển và giao nhận hàng hóa trở thành ngành nghề quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước Do đó, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định lĩnh vực hoạt động chính của mình là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các dịch vụ sau:
Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển
Thực hiện các công việc giao nhận hàng FCL, LCL bằng đường biển, làm đại lý hãng tàu nước ngoài, làm thủ tục cho các tàu cập cảng, rời cảng và đảm nhiệm thêm một số dịch vụ nhằm tạo quy trình công việc khép kín như: Dịch vụ khai thuế hải quan cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, dịch vụ vận chuyển hàng Container bằng đường bộ, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê giám định
Hiện tại công ty đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hãng tàu lớn như OOCL, APL, MOL MSTX PANOCEAN, EVERGREEN, MAERKS, CMA, VN AIRLINE, JETSTAR, DHL, FEDEXE Dịch vụ giao nhận Quốc Tế bằng đường biển của Marine Sky Logistics được đánh giá là đáng tin cậy nhất trên thị trường Đặc biệt công ty thường xuyên vận chuyển hàng hoá bằng container tuyến Châu Âu, Châu Á , Bắc Mỹ, Châu Úc
Các khách hàng thân thiết của công ty: công ty TNHH Trí Nguyễn, công ty cổ phần nhựa Meekong, công ty TNHH Thiên An, công ty TNHH Fujiseiko, công ty cổ phần gạch ngói Tân Kỷ Nguyên, công ty TNHH Harris
Trang 25Bảng 2.2 Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển Của Công Ty
Đơn vị tính: USD
Nguồn: Phòng kinh doanh Điều kiện giao hàng trong vận tải đường biển mà công ty thường khuyến khích
khách hàng sử dụng là: xuất hàng theo điều kiện CIF, nhập hàng theo điều kiện FOB
Dịch vụ vận tải hàng không
Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Công
ty cung cấp các dịch vụ sau: vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, đóng gói và
bao bì hàng hóa, giao nhận hàng từ nơi giao cuối cùng, thủ tục thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu Các hãng được sử dụng trong vận tải đường không: Eva Air, China
Airline, Asiana Cargo, Singapore Airline, Vietnam Airline
Dịch vụ vận tải đường bộ
Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau và xếp chung vào
container để vận chuyển đi nước ngoài, vận tải nội địa…
Bảng 2.3 Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty
Trang 26Hồ Chí Minh Tuy Hòa (Phú Yên) 21.296.000
Nguồn: Phòng kinh doanh
Khai thuê thủ tục hải quan
Sự rắc rối và phức tạp liên quan đến luật lệ và tập quán ở các nước khác nhau
khiến cho việc thông quan hàng hoá nhanh chóng trở nên khó khăn, từ đó giảm hiệu quả của cả quá trình vận chuyển và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu
Bảng 2.4 Bảng Giá Thủ Tục Hải Quan Của Công Ty
Đơn vị tính: đồng
Số lượng
container
Container 20' Container 40' Container 20' Container 40'
Từ 1 – 2 cont 1.000.000/cont 1.100.000/cont 1.200.000/cont 1.400.000/cont
3 cont 800.000/cont 850.000/cont 900.000/cont 950.000/cont
Từ 4 cont trở lến 500.000/cont 550.000/cont 600.000/cont 650.000/cont
Nguồn: Phòng kinh doanh Với mục tiêu giảm thiểu tối đa các rắc rối và chậm trễ có thể xảy ra, công ty cung cấp các dịch vụ: thông quan hoàn chỉnh, vận chuyển hàng ngoại quan, phân loại hàng hóa, hoàn thuế, vận chuyển hàng xuất và hàng nhập, vận chuyển liên tuyến (quá cảnh) qua nước ngoài, dịch vụ chuyển hàng đến tận kho Một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu theo điều kiện FOB, yêu cầu khai thuê thủ tục hải quan, và công ty cũng đã sẵn sàng thực hiện Do đó, dịch vụ này cũng được xem là một mảng hoạt động của công ty Tuy nhiên, lượng nhu cầu này rất ít, và doanh thu cũng không cao
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Giao nhận hàng hóa
Hoạt động giao nhận hàng hoá
Là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ
và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)
Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá, cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chổ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, v.v
Người giao nhận (Forwarder/ Freight Forwarder/ Forwarding Agent)
Là những người kinh doanh dịch vụ giao nhận Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất
cứ người nào khác có đăng ký dịch vụ giao nhận hàng hóa (Luật thương mại Việt Nam)
Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Trang 28- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
Tầm quan trọng của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Ngày nay, theo xu thế toàn cầu hóa thì sự phân công lao động diễn ra trong từng lĩnh vực, ngành nghề ngày càng rõ rệt và cụ thể Trong đó, ngành nghề giao nhận được chú ý đặc biệt vì đó là nhân tố cần thiết giúp cho ngoại thương của một quốc gia phát triển
Sự đầu tư ngày càng nhiều của nước ngoài cộng với đầu tư trong nước là tác nhân tạo ra sự giao lưu hàng hóa ngày càng rộng rãi giữa các nước và sự chuyên môn hóa sâu sắc ngành nghề giao nhận đã thúc đẩy nó phát triển không ngừng Qua đó hàng hóa được giải phóng nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa Mà chính điều này tạo nên cơ hội tăng thu nhập quốc dân, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất trong nước, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tăng tích lũy cho nền kinh tế Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, giảm chi phí, hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của đơn vị và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường thế giới
Do vậy, sự chuyên môn hóa ngành nghề giao nhận dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành nghề này Chính điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, hay nói cách khác là tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn dẫn đến nâng cao mức sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, không chỉ tăng tích lũy cho nền kinh tế mà nó còn tạo được uy tín vững chắc trên trường quốc tế
3.1.2 Các hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận
a) Dịch vụ đại lý vận tải
Trang 29Dịch vụ đại lý vận tải là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo ủy thác của chủ hàng:
- Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức
- Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dùng khác
- Làm đại lý công-te-nơ (container)
- Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền
b) Dịch vụ môi giới
Dịch vụ môi giới là dịch vụ thực hiện các công việc sau:
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách
và hành lý
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm vận tải
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên
- Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể
c) Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển
d) Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa
Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển, sân bay là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng
3.1.3 Các cơ quan tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơ quan chức năng, vì thế người giao nhận phải tiến hành công việc có liên quan đến rất nhiều bên
Trang 30Hình 3.1 Sơ Đồ Mối Quan Hệ Của Người Giao Nhận Với Các Bên Liên Quan
Nguồn: Giáo Trình Vận Tải Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Quan hệ với khách hàng: có thể người gửi hàng và người nhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khác nhau Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận
Quan hệ với chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như
Bộ thương mại, Hải quan, Giám định, cơ quan quản lí ngoại hối…
Quan hệ với người chuyên chở và đại lí của người chuyên chở: đó có thể là chủ tàu, người môi giới, hay bất kì người kinh doanh vận tải nào khác Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hoạt động cung cấp dịch vụ
Ngoài ra người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, người bảo hiểm
3.1.4 Các chứng từ sử dụng trong quy trình giao nhận hàng hóa XK
Tùy theo sự thỏa thuận của các bên, tùy theo yêu cầu của nhà xuất nhập khẩu và tùy theo tính chất của hàng hóa được mua bán mà bộ chứng từ thanh toán bao gồm nhiều loại chứng từ khác nhau, nhưng cơ bản là chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm
a) Chứng từ hàng hóa
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
HĐDV
Chính phủ & các cơ quan chức năng:
Bộ thương mại, Hải quan, Cơ quan giám định, kiểm dịch…
Người
gửi hàng
Người giao nhận
Người nhận hàng
HĐ bảo hiểm
Người chuyên chở
Người bảo hiểm Ngân hàng
Trang 31Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện trị giá đồng thời là chứng từ mô tả chi tiết hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp Hóa đơn thương mại là chứng từ căn bản trong bộ chứng từ thanh toán, các chứng từ khác phải lấy hóa đơn làm chuẩn và phải phù hợp với những gì ghi trên hóa đơn Những nội dung chủ yếu thể hiện trên hóa đơn
gồm:
+ Tên người sáng lập, người phát hành(issuer)
+ Tên người mua hàng
+ Ngày giao hàng, tên phương tiện chở hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến + Tên hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thương mại, điều kiện thanh toán và chi tiết giá cả, tổng trị giá lô hàng
+ Chữ kí của người lập(nếu có yêu cầu)
Hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản và được dùng để xuất trình cho ngân hàng đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.vv…
Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói là chứng từ mô tả chi tiết việc đóng gói, kí mã hiệu hàng hóa, là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container…), tạo điều kiện cho việc kiểm đếm
Người cấp: nhà sản xuất/nhà xuất khẩu
Nội dung của phiếu đóng gói gần giống nội dung của hóa đơn nhưng có thêm thông tin về bao bì, đóng gói Phiếu đóng gói có thể được phát hành riêng với tên gọi
là Packing list hay Packing Note hoặc có thể phát hành kèm với bảng kê trọng lượng gọi là Packing and Weight list
Giấy chứng nhận số lượng/ Trọng lượng (Certificate of quantity/
Certificate of weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng/trọng lượng của hàng hóa thực giao Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng hay trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi nó có tác dụng giải quyết tranh chấp sau này Phải quy định
rõ kiểm tra lần cuối thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
Trang 32 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với hợp đồng Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu), cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin- C/O)
Là chứng từ do nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng, ở Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua, tên và địa chỉ người bán, tên hàng, số lượng, kí mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
Tác dụng: chứng minh nguồn gốc hàng hóa để cơ quan hải quan áp dụng các chính sách thuế vì vậy chứng từ này còn gọi là chứng từ hải quan Giấy chứng nhận xuất sứ phần nào nói lên phẩm chất hàng hóa
Giấy chứng nhận kiểm dịch
Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc… Bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitary inspection) và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate/Health certificate)
Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hóa gửi đi đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Giấy chứng nhận này do cơ quan y tế cấp, hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất- nhập khẩu cấp và thường sử dụng đối với hàng hóa thực phẩm như bánh kẹo, rượu bia, rau quả, hải sản đông lạnh
Ngoài những chứng từ cơ bản trên, trong hoạt động ngoại thương còn có các chứng từ khác như giấy chứng nhận hun trùng (fumigation certificate) do cơ quan y tế hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp, giấy chứng nhận hầm hàng sạch (hold/hatch cleanliness certificate) do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp
Trang 33b) Chứng từ vận tải
Là chứng từ do người vận tải cấp để xác nhận hàng hóa đã được nhận để chuyên chở Các chứng từ thường sử dụng là:
Vận đơn đường biển: Bill of lading- B/L Marine (Ocean) B/L
Là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh toán, do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung có những điểm chung sau:
Ở mặt trước có ghi rõ tên người gửi, tên người nhận (hoặc “theo lệnh”… ), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên tàu, kí mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá
cả, tổng trị giá, cách trả cước( cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp hàng,
số bản gốc đã lập, ngày cấp vận đơn.v.v… Mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan hệ giữa người gửi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh
B/L có chức năng là biên lai của người chuyên chở, xác nhận là họ đã nhận hàng để chở, là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển, là chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định sẽ được giao cho ai đó ở cảng đích, do đó cho phép hàng hóa mua bán bằng cách chuyển nhượng B/L
Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc Trên các bản gốc, người ta
in hoặc đóng dấu các chữ “Original” Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao trên đó ghi chữ “Copy” Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng như trên, còn các bản sao không có giá trị pháp lí như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan
Có nhiều vận đơn đường biển nhưng sau đây là những vận đơn đường biển thường được áp dụng:
+ Vận đơn hoàn hảo: (Clean B/L) là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì Nếu không có ghi chú gì trên hóa đơn, hàng hóa ghi trên được thừa nhận là có tình trạng bên ngoài thích hợp (in apparent good order)
+ Vận đơn không hoàn hảo: (Unclean B/L) là vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì
Trang 34+ Vận đơn đã xếp hàng: (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu
+ Vận đơn nhận hàng để xếp: (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi vận đơn nhận hàng
Vận đơn hàng không: Air WayBill- AWB
AWB là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do người gửi hàng lập và được kí bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ xác nhận việc nhận hàng để chở bằng máy bay
Vận đơn hàng không có chức năng là một bằng chứng của một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được kí kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở, chứng nhận việc nhận hàng để chở của hãng hàng không, là chứng từ bảo hiểm, tờ khai hải quan, là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không
Khác với vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không không có khả năng lưu thông, tức là không thể mua bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình bản gốc( chỉ cần có giấy báo nhận hàng và căn cước nhận dạng)
AWB được phát hành theo bộ (Liên) Một vận đơn hàng không gồm 3 bản gốc (Original) và từ 6 đến 11 bản sao( đánh số từ copy 4 trở đi) Các bản gốc khác bản sao
ở chổ: các bản gốc in theo các màu khác nhau và in cả hai mặt, còn các bản sao in trên nền trắng, mặt sau để trống Có hai loại vận đơn hàng không thường dùng:
Vận đơn chủ (Master AWB): là vận đơn mà hãng hàng không cấp cho người gom hàng (Người giao nhận) khi người này gửi hàng cho hãng hàng không một lô hàng gồm nhiều chủ hàng
Vận đơn gom hàng (House AWB): là vận đơn mà người gom hàng (Người giao nhận) cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng cho người gom hàng
Trang 35c) Chứng từ bảo hiểm (Insurance Documents)
Là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm
và điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm và người được bảo hiểm Khi đó, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra và những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
Đơn bảo hiểm (Insurance policy)
Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này Đơn bảo hiểm gồm có:
+ Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
+ Các điều khoản riêng về đối tượng được bảo hiểm (tên hàng, số lượng, kí
mã hiệu, tên phương tiện chở hàng…) và tiện ích tính toán phí bảo hiểm
+ Bảo hiểm trong khoản thời gian vận chuyển hàng, do đó ngày phát hành bảo hiểm đơn phải sớm hơn hoặc bằng với ngày hàng được giao lên tàu
+ Trừ khi bảo hiểm do người mua hàng mua, đơn bảo hiểm thường được kí hậu trống
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance)
Là chứng từ do người được bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm được thỏa thuận
Tờ khai/ Phiếu bảo hiểm bao (Declaration under open cover)
+ Dùng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên
+ Bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng với các điều khoản và điều kiện giống nhau tới một tổng giá trị trần cụ thể
d) Chứng từ hải quan
Tờ khai hải quan (Entry, Customs Declaration)
Trang 36Do cơ quan hải quan cấp cho người chủ hàng để ghi lại những khai báo của chủ hàng cho hải quan nhằm thực hiện thủ tục thông quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa Tờ khai hải quan phải được nộp đính kèm với giấy phép xuất nhập khẩu, bảng kê chi tiết hàng hóa( bản sao)
Giấy ủy quyền
Chủ hàng sẽ cấp cho người giao nhận giấy ủy quyền thay mặt cho người xuất khẩu để xuất hàng Nội dung bao gồm tên và địa chỉ của người XK hoặc NK, số hiệu
và ngày tháng của hợp đồng, tên cửa khẩu giao(nhận hàng), tên phương tiện vận tải,
sơ lược về hàng hóa như tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, số lượng, trọng lượng, số seal, tổng giá trị hàng hóa và thời hạn hiệu lực của giấy phép Giấy ủy quyền được lập thành 3 bản: 01 bản lưu tại công ty, 01 bản để khai hải quan và 01 bản trình cho thương vụ ga và bộ phận giao hàng
3.1.5 Một số chỉ tiêu được sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận của công ty
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS- Return On Sale)
Tỷ suất lợi trên doanh thu cho biết tỷ lệ lãi ròng với doanh thu được sử dụng phản ánh chiến lược giá và việc kiểm soát các chi phí hoạt động
Lưu ý: Suất sinh lợi trên doanh thu và số vòng quay tài sản có xu hướng đối nghịch nhau rất lớn Các công ty có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cao thì số vòng quay tài sản có khuynh hướng thấp và ngược lại
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA- Return On Asset)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là để đo lường hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn hay chủ sỡ hữu
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Trang 37- Phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời Là cơ sở quan trọng để người cho vay cân nhắc liệu công ty có thể tạo ra mức sinh lợi cao hơn chi phí sử dụng nợ không Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ
Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Nếu tỷ số ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trang 38Số liệu thứ cấp được thu thập từ: hệ thống các báo cáo tài chính như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán từ các phòng ban liên quan Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh thông qua internet, sách báo, tạp chí
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn (xem phụ lục) để tìm hiểu ý kiến của nhân viên
và khách hàng về hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty
Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Đối với khách hàng của công ty được hỏi qua điện thoại, còn nhân viên của công ty được hỏi trực tiếp
Kích cỡ mẫu: mẫu duy nhất chính xác hoàn toàn đó là điều tra tổng thể tất cả khách hàng và nhân viên của công ty Tuy nhiên do hạn chế về phạm vi cho phép, giới hạn về thời gian và kinh phí nên đối với mẫu câu hỏi (1) tìm hiểu ý kiến khách hàng có
cỡ mẫu là 11, mẫu câu hỏi (2) tìm hiểu ý kiến nhân viên có cỡ mẫu là 15
Bảng 3.1 Số Lượng Mẫu Điều Tra Khách Hàng Của Công Ty
Số năm hợp tác với MSL Số lượng Số lượng điều tra Tỷ lệ (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
Bảng 3.2 Số Lượng Mẫu Điều Tra Nhân Viên Của Công Ty
Ban Giám đôc 3 1 33,3
Trang 393.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào kết quả nghiên cứu dùng phần mềm Excel để thống kê, mô tả bằng biểu đồ và phân tích đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ têu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô
+ Tiêu chuẩn so sánh: tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
+ Bao gồm: so sánh tuyệt đối: hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối: tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng