LỜI NÓI ĐẦU Phật giáo xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Tính từ đó đến nay đã trải qua gần 2000 năm có lúc thịnh suy, mạnh yếu nhưng Phật giáo đã tự khẳng định mình như một thành tố không thể tách rời của nền văn hoá Việt. Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay cả nước có 26.268 tăng ni với 18.227 tăng ni Bắc Tông, 7.309 chư tăng Nam Tông và hàng triệu tín đồ Phật tử. Mặt dù với số lượng đông đảo như vậy nhưng có nhiều lý do khiến chokhả năng nhận thức và tầm hiểu biết của quần chúng về đạo Phật còn nhiều sai lầm và thiếu sót. Thứ nhất, nhiều người đã nhận thức đạo Phật qua các đạo giáo khác, nhất là các đạo giáo thần quyền. Mà đạo Phật lại bác bỏ các thần quyền lẫn giáo quyền, bác bỏ các khái niệm Thượng đế tạo thế và linh hồn bất tử, chống mọi hình thức cuồng tín và mê tín. Thứ hai, một số nhà nghiên cứu về đạo Phật nhận thức đạo Phật một cách sai lầm, nghiên cứu kinh sách Phật theo kiểu tầm chương trích cú, rất công phu, tỉ mỉ nhưng chính lại bỏ rơi mất tinh thần căn bản của đạo Phật là đòi hỏi một sự thể hội qua cuộc sống, là đạo rất khó tiếp cận trên bình diện học thuật đơn thuần. Thứ ba, bản thân đạo Phật là đạo thâm sâu, khó hiểu, khó tu mà tâm lý con người ta thường thiên về cái dễ, cái vui thú dễ dàng, cái hợp với tâm tình sâu kín của mình. Người đời coi trọng nhất là bản thân mình, là cái ta, nhưng đạo Phật lại giảng thuyết Vô ngã, tức là không có cái ta. Nhiều tôn giáo tồn tại được là nhờ dựa vào khái niệm linh hồn bất tử. Nhưng đạo Phật lại bác bỏ thuyết đấng tạo hóa và thuyết linh hồn. Đạo Phật nói đấng tạo hoá hay linh hồn cũng đều là những biến tướng của cái “ta” mà thôi. Con người vì bản năng tự vệ đã tạo ra khái niệm Thượng đế để che chở phù hộ mình, lại vì bản năng tự tồn nên tạo ra khái niệm linh hồn bất tử để an ủi mình. Người đời ít ai không đam mê “ngũ dục và tứ khoái” nhưng đạo Phật lại giảng thuyết ly dục, xem đó như là một biện pháp cứu cánh để đảm bảo một đời sống thật sự an lạc. Đạo Phật nói người đam mê nhục dục cũng như người khát nước mà còn ăn mặn, lại càng thêm khát. Hơn nữa, kinh sách của Phật giáo lại quá nhiều, phần lớn bằng tiếng nước ngoài, các bản dịch đã ít lại khó hiểu. Đạo Phật có lắm Tông, nhiều phái, dễ gây ấn tượng ban đầu một cái gì lộn xộn, thiếu quy củ, do đó mà khó nghiên cứu đào sâu.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Phật giáo xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên.Tính từ đó đến nay đã trải qua gần 2000 năm có lúc thịnh suy, mạnh yếu nhưngPhật giáo đã tự khẳng định mình như một thành tố không thể tách rời của nềnvăn hoá Việt
Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay cả nước có26.268 tăng ni với 18.227 tăng ni Bắc Tông, 7.309 chư tăng Nam Tông và hàngtriệu tín đồ Phật tử Mặt dù với số lượng đông đảo như vậy nhưng có nhiều lý dokhiến chokhả năng nhận thức và tầm hiểu biết của quần chúng về đạo Phật cònnhiều sai lầm và thiếu sót
Thứ nhất, nhiều người đã nhận thức đạo Phật qua các đạo giáo khác, nhất
là các đạo giáo thần quyền Mà đạo Phật lại bác bỏ các thần quyền lẫn giáoquyền, bác bỏ các khái niệm Thượng đế tạo thế và linh hồn bất tử, chống mọihình thức cuồng tín và mê tín
Thứ hai, một số nhà nghiên cứu về đạo Phật nhận thức đạo Phật một cáchsai lầm, nghiên cứu kinh sách Phật theo kiểu tầm chương trích cú, rất công phu,
tỉ mỉ nhưng chính lại bỏ rơi mất tinh thần căn bản của đạo Phật là đòi hỏi một sựthể hội qua cuộc sống, là đạo rất khó tiếp cận trên bình diện học thuật đơn thuần
Thứ ba, bản thân đạo Phật là đạo thâm sâu, khó hiểu, khó tu mà tâm lýcon người ta thường thiên về cái dễ, cái vui thú dễ dàng, cái hợp với tâm tìnhsâu kín của mình Người đời coi trọng nhất là bản thân mình, là cái ta, nhưngđạo Phật lại giảng thuyết Vô ngã, tức là không có cái ta Nhiều tôn giáo tồn tạiđược là nhờ dựa vào khái niệm linh hồn bất tử Nhưng đạo Phật lại bác bỏ thuyếtđấng tạo hóa và thuyết linh hồn Đạo Phật nói đấng tạo hoá hay linh hồn cũngđều là những biến tướng của cái “ta” mà thôi Con người vì bản năng tự vệ đãtạo ra khái niệm Thượng đế để che chở phù hộ mình, lại vì bản năng tự tồn nêntạo ra khái niệm linh hồn bất tử để an ủi mình
Người đời ít ai không đam mê “ngũ dục và tứ khoái” nhưng đạo Phật lạigiảng thuyết ly dục, xem đó như là một biện pháp cứu cánh để đảm bảo một đờisống thật sự an lạc Đạo Phật nói người đam mê nhục dục cũng như người khátnước mà còn ăn mặn, lại càng thêm khát
Trang 2Hơn nữa, kinh sách của Phật giáo lại quá nhiều, phần lớn bằng tiếng nướcngoài, các bản dịch đã ít lại khó hiểu Đạo Phật có lắm Tông, nhiều phái, dễ gây
ấn tượng ban đầu một cái gì lộn xộn, thiếu quy củ, do đó mà khó nghiên cứu đàosâu
Mặc dù những khó khăn trùng điệp kể trên nhưng chúng ta nên tổ chức,nghiên cứu đạo Phật theo quan điểm khoa học Nghiên cứu không chỉ vì mụcđích hiểu biết Đạo Phật xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau côngnguyên Từ đó đến nay, đạo Phật đã cống hiến cho đất nước ta, dân tộc ta,những giá trị văn hoá, đạo đức gì cần được bảo tồn và phát huy và những ảnhhưởng tiêu cực của đạo Phật cũng cần được xác định rõ ràng và phê phánnghiêm túc Ngược trở lại dòng thời gian, đất nước ta, dân tộc ta qua bao nhiêuthế hệ Thiền sư và Tăng Ni đạo cao, đức trọng, học hành uyên bác, qua các bậcminh quân và sĩ phu sùng đạo đời Lý, đời Trần.v.v đã cống hiến gì cho đạoPhật, đem lại cho đạo Phật những bản sắc văn hoá Việt, làm nên một Phật giáoViệt Nam với nhiều nét độc đáo Nghĩa là chúng ta sẽ nghiên cứu sự cống hiếnhai chiều Đạo Phật cống hiến gì cho dân tộc Việt Nam? Và dân tộc Việt Nam
đã cống hiến gì cho đạo Phật?
Không ai có thể nghiên cứu, tìm hiểu Phật giáo Việt Nam bằng người ViệtNam chúng ta, thay chúng ta, hơn chúng ta Trong việc nghiên cứu tìm hiểu này,quan điểm khoa học Mác - Lênin sẽ cho chúng ta một phương pháp luận sắcbén Cuộc vận động đi lên chủ nghĩa Mác là cuộc vận động biện chứng, nókhông phủ định mà thâu nạp có phê phán Sự tiếp xúc của chủ nghĩa Mác vớicác hệ tư tưởng khác khiến cho chủ nghĩa Mác càng thêm phong phú và sốngđộng Như Lênin nói: “Qua tranh luận, bùng ra tia sáng chân lý”
Có người nói: “Cuộc đàm thoại giữa đạo Phật và chủ nghĩa Mác là cuộcđàm thoại giữa hai người điếc” Đó là một lời nói chia rẽ, nó chứng tỏ người nóikhông hiểu gì về đạo Phật, cũng không hiểu gì về chủ nghĩa Mác Đạo Phậttrước nay vốn tiêu biểu cho một hệ tư tưởng bao dung, rộng rãi, chống mọi chấp
nê và giáo điều, nên có thể khẳng định đạo Phật sẵn sàng đàm thoại, sẵn sàng
Trang 3học hỏi, nghiên cứu mọi tự trào mới, đặc biệt là chủ nghĩa Mác phong phú vàđầy sức sống.
Hiện nay ở Việt Nam, Phật giáo có một lực lượng quần chúng đông đảo.Chúng ta hy vọng họ sẽ là một lực lượng tích cực tham gia xây dựng quốc giaphú cường trên nền tảngmột nước Việt Nam thống nhất Muốn vậy chúng taphải tìm hiểu cốt tuỷ của giáo lý đã chinh phục trái tim và khối óc của họ Thực
tế đã cho thấy tuyệt đại đa số Phật tử, Tăng Ni cũng như các cư sĩ đều tích cực,ủng hộ cách mạng và hết lòng hết sức đóng góp vào sự nghiệp chung Trong lĩnhvực sản xuất, một cuộc vận động kinh tế tự túc đang diễn ra sôi nổi trên khắpcác Tùng lâm, chùa chiền, thiền viện
Về mặt quốc tế đối ngoại, Phật giáo Việt Nam có khả năng giúp nhiều vào
sự nghiệp làm cho các dân tộc thông cảm hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là các dântộc châu Á vốn tín ngưỡng phật giáo
Vì vậy, tiếng nói Phật giáo rất có thể là tiếng nói cộng đồng của nhiều dântộc, nhất là ở Á châu Một thứ tiếng nói ngoại giao mang nhiều hình thức phongphú của nghệ thuật, kiến trúc, văn học
Chỉ với bấy nhiêu lý do đấy thôi, chúng ta nên chú ý tới đạo Phật và đặtvấn đề nghiên cứu đạo Phật một cách nghiêm túc và khoa học
Trang 4Chương I:
CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO HAY KHÔNG?
I - CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ TÔN GIÁO:
Đối với người trí thức Việt Nam am hiểu tiếng Pháp, tiếng Anh khi nóiđến tôn giáo thì lập tức họ nghĩ đến từ Religion Mà từ Religion này lại không
có một từ có nghĩa tương đương trong bất cứ một thứ ngôn ngữ Á châu nào.Giáo sư Rhys Bavid trong cuốn David Rhys - Buddhism cho rằng Religion bắtnguồn từ chữ “re” và “lego” có nghĩa là đọc đi đọc lại các lời tán tụng và cầunguyện Một kiểu giải thích khách cho rằng từ Religion nghĩa là gắn bó thườngxuyên với các thiên thần Theo một kiểu giải thích thứ ba thì Religion là tinhthần tôn trọng luật với một ý thức tỷ mỉ, đầy đủ Nói chung các học giả phươngTây hiểu Religion như một hệ thống tín ngưỡng và lễ nghi; tín ngưỡng có nhữnglực lượng siêu nhiên và nếu thực hành một số nghi lễ nhất định thì sẽ đượcnhững lực lượng siêu nhiên đó che chở, phù hộ Truyền thống tế đàn của đạo Bà
la môn chính dựa trên khái niệm tôn giáo này Tổ chức tế đàn và những lễ nghiphức tạp nhằm mục đích kêu gọi sự gia hộ của các thần linh
Các nhà nhân chủng học phương Tây khi nghiên cứu các hình thức tôngiáo nguyên thuỷ đều có quan điểm tương tự Ví dụ: Tylor, trong cuốn “Văn hoáNguyên Thuỷ” cho rằng một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo như sau: “Tôn giáo
là tín ngưỡng ở thần linh” Một số tác giả khác nhận xét rằng, điều quan trọngđối với tôn giáo nguyên thuỷ không phải là tín ngưỡng và giáo điều mà là hành,tức là lễ nghi
Tóm lại, theo quan điểm tương đối nhất trí của các học giả tây phương thìtôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng và lễ nghi, vì lễ nghi ngày càng nhiều vàphức tạp cho nên sinh ra một lớp người trong xã hội chuyên lo việc tổ chức lễnghi và cúng bái, như đẳng cấp Bà-La-môn ở Ấn Độ cổ đại Bertrand Russelltrong cuốn “Khoa học và Tôn giáo” đưa ra định nghĩa sau: “Một tôn giáo lớnbao giờ cũng gồm có một hệ thống tín điều, một hệ thống đạo đức và một Giáo
Trang 5hội” Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được mà phải sống theonhững khuôn phép đạo đức, hợp với tín điều của tôn giáo mình Hành đạo khôngphải chỉ là thực hành nghi lễ mà còn sống theo những quy tắc đạo đức nhất định.Đạo đức trở thành một bộ phận cấu thành của tôn giáo.
Vì tôn giáo nào cũng có một số huyền thoại nhiều hay ít, có sức hấp dẫnlớn đối với quần chúng đông đảo nên có tác giả cho rằng một tôn giáo lớnthường có ba dấu hiệu:
Một hệ triết lý đạo đứcMột hệ huyền thoạiCác hình thức lễ nghi
Từ Trung Quốc “tôn giáo” có nghĩa là giáo lý theo một tông chỉ nhất định.Trong nội dung từ này người ta thấy không có hàm nghĩa rõ rệt tín ngưỡng và lễnghi Tuy nhiên, người ta có thể suy luận rằng, muốn đi theo một con đường,muốn theo một giáo lý thì trước hết phải có lòng tin, phải có tín ngưỡng
Tóm lại nếu định nghĩa tôn giáo như một cơ cấu gồm 3 bộ phận cấu thành
là một hệ thống triết học đạo đức, một hệ huyền thoại và các hình thức lễ nghi,thì đạo Phật là một tôn giáo, tuy rằng huyền thoại và nghi lễ ở đạo Phật có sắcthái và ý nghĩa đặc biệt, khác với các tôn giáo khác
Riêng về định nghĩa của Betrand Russell thì đạo Phật tuy thừa nhận mình
có một hệ đạo đức, một Giáo hội nhưng tuyệt đối không chấp nhận mình có một
hệ tín điều, nghĩa là một số nguyên lý mà Phật tử bắt buộc phải tin, không quasuy xét, phân tích, vì vậy mà Phật giáo trước sau vẫn tuyên bố mình là một tôngiáo có tín điều
II- ĐẠO PHẬT KHÔNG CÓ TÍN ĐIỀU:
Phật giáo có một hệ nguyên lý triết học cơ bản, nhưng Phật giáo không cótín điều Tín điều hiểu theo nghĩa là giáo lý phải được tuyệt đối chấp nhận,không cần và không qua suy xét, lập luận Phật giáo chống mê tín và cuồng tíndưới mọi hình thức Chúng ta biết đức tín là một sức mạnh Còn cuồng tín là sứcmạnh của kẻ điên, một sức mạnh phá hoại ghê gớm Mê tín cuồng tín dẫn tới
Trang 6hẹp hòi, cứng nhắc và tàn nhẫn, chúng có thể dẫn tới xung đột và chiến tranh tôngiáo, dẫn tới các phiên toà tôn giáo và kết thúc bằng cực hình thiêu sống, lăngtrì, tùng xẻo, chặt đầu Trong lịch sử nhân loại có hàng triệu người tử vì đạo,nhưng lại có một số người lớn hơn thế phải chết vì tội không tin đạo Thế nhưngtrong hơn 2500 năm Phật giáo tồn tại không ghi nhận một chiến tranh truyền đạonào cả Điều này chứng tỏ sức mạnh thuyết phục trái tim và khối óc của đạophật, không phải ở gươm giáo, súng đạn mà đạo Phật cũng không thể bị khuấtphục bằng gươm giáo, súng đạn.
Có sử gia nói cuộc xâm lăng của đạo quân Hồi giáo vào thế kỷ 12 đã tiêudiệt đạo Phật ở Ấn Độ Không đúng như vậy Nguyên nhân cơ bản khiến choPhật giáo suy vong ở Ấn Độ bắt đầu từ thế kỷ 12 là sự thoái hoá của bản thânTăng đoàn Phật giáo ở Ấn Độ, thời bấy giờ và có những nguyên nhân phụ là sựphản kích của Bà-la-môn giáo và sự xâm lăng của các đạo quân hồi giáo
Đạo Phật xuất hiện như một tự trào cách mạng vào thế kỷ thứ V trước Tâylịch ở Ấn Độ- Bác bỏ Thánh điển Veda và khái niệm Brahma là đấng tạo thế tốithượng
Đạo Phật đã xuất hiện ở ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ v trước Công Nguyên như một tự trào cách mạng chống lại quyền uy đối tượng lúc bấy giờ của đạo Bà-la-môn và đẳng cấp Bà-la-môn.
Đức phật Thích ca không thừa nhận cái gọi là “Thánh điển Veda” như làsưu tập những lời nói của Thánh, và bởi vì là lời nói của Thánh, cho nên là chân
lý, là khó hiểu, tối nghĩa, chỉ có giới Tăng sỹ Bà-La-Môn là có thể “hiểu” và giảinghĩa được và tất nhiên, họ đã giải nghĩa “Thánh điển Veda” theo chiều có lợicho rằng cấp Bà-La-Môn Rằng, bà Bà-La-Môn là do từ miệng của đấng Phạmthiên “Brahma” sinh ra, còn Sát-đế-lị (đẳng cấp vua chúa, quý tộc, địa chủ) sinh
ra từ rốn, Vệ xá (đẳng cấp thương nhân) sinh ra từ bên hông; còn Thủ-đà-la,đẳng cấp thấp nhất sinh ra từ ở dưới bàn chân của Phạm thiên Những tu sỹ Bà-La-Môn còn đặt ra bộ luật Manu rất khắt khe nhằm vĩnh viễn duy trì chế độ,đẳng cấp và địa vị xã hội độc tôn của họ
Trang 7Theo quan điểm của họ, Phạm thiên là đấng chúa tể tạo ra vạn vật, muônloài, và đích cao nhất của người tu đạo Bà-La-Môn là hoà hợp với Phạm thiên.
Đức Phật Thích ca không những bác bỏ Thánh điển Veda, mà còn bác bỏluôn khái niệm Phạm thiên là đấng sáng tạo ra muôn vật, muôn loài Phật chorằng: Phạm thiên chỉ là một giống sinh vật cao cấp hơn người, tuy sống hạnhphúc và thọ mạng lâu hơn người nhưng vẫn ở trong vòng sống chết luân hồi.Bản thân Phạm thiên, chính vì thiếu trí tuệ, cho nên tự cho mình là Thượng đế,
là đấng tạo thế, còn những người tu đạo Bà-La-Môn, tuy tự đặt cho mình cáiđích cao nhất là hoà mình vào Phạm thiên nhưng từ trước tới nay chưa từng cómột tu sĩ Bà-La-Môn nào dám mạo nhận mình đã hoà hợp được với Phạm Thiên
cả Đức Phật Thích ca ví đoàn giáo sĩ Bà-La-Môn như một đoàn người mù, ômlưng nhau mà đi trong bóng tối, người trước dẫn người sau, nhưng không đi tớiđâu cả
Đạo Phật cho rằng khái niệm Đấng tạo thế tối thượng là một biến tướngcủa khả năng tự vệ của con người Chính bản năng tự vệ đó tha hoá mà thànhĐấng tạo thế Con người cần tự vệ chống lại các lực lượng thù địch trong tựnhiên và xã hội cho nên con người sáng tạo Đấng tạo thế cũng như các vị thầnlinh khác để cầu mong sự phù hộ, che chở (chúng ta nghĩ đến quan điểm củaFơbach:" Thượng đế là sản phẩm tha hoá của con người")
Đồng thời, đạo Phật cũng bác bỏ khái niệm linh hồn như là một biếntướng của bản năng tự tồn của con người Con người vốn sợ chết Con ngườivốn cầu mong trường sinh bất tử Các tôn giáo đều biết “đầu cơ” bản năng tự tồn
đó của con người, cho nên đều khẳng định trong con người ngoài phần xác cósinh diệt, còn có phần hồn bất tử Sau khi người chết đi, linh hồn của người cóthể bay lên Thiên đàng sống mãi mãi với Chúa, hoặc sa xuống địa ngục sốngmãi mãi với quỷ
Đạo Phật chủ trương thuyết Vô ngã đối với mọi sự, mọi vật, kể cả conngười Vô ngã nghĩa là không có chủ thể, vạn vật đều do nhân duyên hợp thành.Nhân duyên hoà hợp thì gọi là sinh, nhân duyên ly tán thì gọi là diệt, là chết.Chính vì lẽ đó mà mọi sự, mọi vật trong vũ trụ, từ cái lớn và có vẻ vững chắc
Trang 8như núi cao, biển rộng, sông dài đến những cái nhỏ nhiệm nhất, tất cả đều biếnđộng không ngừng, đều kinh qua các chu kỳ nối tiếp: Thành, trụ, hoại, không.
Mà sở dĩ như vậy là vì thuyết nhân duyên, một thuyết cơ bản của đạo Phật ĐạoPhật bác bỏ thuyết tự nhiên sinh, ngẫu nhiên sinh cũng như thuyết nhất nguyênsinh, dù cho cái nhất nguyên đó là một Đấng tạo thế nhân cách hoá hay là mộtđại ngã theo kiểu Atman của Ấn Độ giáo Thuyết nhân duyên sinh cũng gọi làthuyết nhân quả là một bước tiến lớn so với bối cảnh tư tưởng đương thời Theothuyết nhân duyên sinh, mọi sự việc xảy ra trong xã hội và tự nhiên đều do quyluật nhân quả chi phối chứ không phải do một Thượng đế nào an bài, cũngkhông phải do một trò chơi nào của ngẫu nhiên Đấy là quy luật hoàn thiện vàcông bằng nhất Quy luật này tác động đối với tự nhiên, xã hội cũng như đối với
cá nhân mỗi người Tuy nhiên vì cơ chế tác động của quy luật này vô cùng phứctạp, đặt biệt trong lĩnh vực xã hội, trong khi đó thì sự hiểu biết của con người là
có hạn, cho nên có những sự việc xảy ra tựa hồ như là phản quy luật, ngẫunhiên Vì vậy cầu Trời, khấn Phật để thay đổi quy luật nhân quả là vô lý và tráingược với tinh thần của đạo Phật (1) Một quy luật sao gọi là hoàn thiện được,nếu cứ luôn phải có Trời và Phật điều chỉnh nó?
Đạo Phật không phải là một hệ giáo điều mà là phương pháp tìm tòi chân lý- Ehi Passikoo: mời đến và nhận thức lấy
Đạo Phật trước hết và chủ yếu là một phương pháp tầm cầu chân lý, mộtphương pháp khoa học bởi vì chính đức Phật nói là chúng ta chỉ được tin nhữngđiều mà chính chúng ta nhận định là đúng đắn và hợp với lẽ phải và qua kinhnghiệm của bản thân chúng ta (2) Trước đó Phật khuyên chúng ta không nên vộitin Vì vậy mà Phật pháp được mệnh danh là “Ehi passikoo” một từ Pải có nghĩa
là “mời mọi người đến và tự mình nhận thức lấy” Nói là phương pháp tầm cầuchân lý hay con đường dẫn tới chân lý cũng được Con đường mà đức Phật vạch
ra và chỉ có thể vạch ra mà thôi Còn chúng sinh phải tự mình đi lấy đức Phậtkhông đi thay chúng sinh được Đức Phật nói trong kinh Dhammapada (Phápcú): “Sai lầm hay tội ác đều do tự bản thân mình, rời bỏ tội ác, trở nên trong
Trang 9sạch cũng là do tự bản thân mình Trong sạch và không trong sạch cũng đều dobản thân mình Không ai có thể làm trong sạch được ai cả”.
Đạo Phật thường được biểu trưng như ngón tay chỉ mặt trăng(3) chân lý làmặt trăng Ngón tay là đạo Phật, là kinh sách Nếu chấp:
1- Kinh pháp cú nói: “Ở trên trời cũng như ở giữa biển cả, cũng như
trong núi thẳm hâng sâu, không có nơi nào trên thế giới này có thể thoát khỏihậu quả của hành động tội lỗi do mình gây ra”
2- Trong Kinh lalama Sutta, khi bộ tộc Kalama hỏi Phật hỏi Phật về thái
độ nên có đối với các nhà truyền giáo đến giảng đạo, người nào cũng tự chomình là phải, là chân lý thì Phật trả lời
lý trong kinh sách như ngón tay chỉ mặt trăng)
“Tất cả những gì mà theo sự thể nghiệm trực tiếp của bản thên và sau một
sự suy nghĩ sâu sắc mà thấy hợp với lý trí của bản thân, đem lại hạnh phúc chocác người và cho hết thảy mọi người khác thì hãy thừa nhận những điểm ấy làchân lý và hãy sống theo chân lý đó Chính vì vậy mà ta nói với các ngươi rằng,các ngươi chớ vội tin một điều gì vì đó là truyền thống, vì được ghi trong sáchhoặc được suy luận ra theo logic đơn giản hoặc là do hiẻu biết hời hợt, hoặc là
do các ngươi hứng thú về học thuyết nào đó hoặc là dì điều ấy dường như có vẻthích hợp, hoặc là vì các ngươi kính trọng một vị Đạo sư nào đó nhưng nếucác ngươi thấy rằng những điều ấy là không có lợi, đáng chê trách, không hợpvới lẽ phải nếu thực hiện sẽ đem lại đau khổ cho các ngươi cũng như cho mọingười khác, thì các ngươi hãy vứt bỏ điều ấy đi”, đạo Phật là chân lý thì sẽkhông bao giờ thấu đạt chân lý
Đạo Phật cũng được biểu trưng bằng hình tượng chiếc bè được kết bằng
cỏ cây dùng để vượt qua những khúc sông rộng rồi sẽ được bỏ đi Như thế Phậtpháp mà chúng ta nương tựa để vượt qua dòng sông sinh diệt đến bên bở bênkia, đến cõi nút bàn chẳng phải là mục đích mà là một phương tiện để đạt đếnmục đích Nói theo cách nói ngày nay, chức năng của nó chỉ là chức năng của
Trang 10một công cụ thuần tuý, cho nên chỉ có giá trị tương đối mà thôi Dĩ nhiên, điềunày không có nghĩa là pháp luật không cần thiết Khi đã an toàn vượt qua đến bờbên kia thì chiếc bè quả thực có thể bỏ đi, nhưng chừng nào chúng ta còn đang ởbên bờ này hoặc đang lặn ngụp giữa dòng sinh diệt thì không thể thiếu 1 chiếc
bè như thế
Trong kinh sách Phật cũng nhắc đến tám vạn bốn nghìn pháp môn Phápmôn là cửa pháp Ý nói có thể thấu đạt chân lý bằng 84.000 con đường khácnhau Tất nhiên con số này chỉ dùng để biểu trưng cho số nhiều mà thôi
Từ những điều nói trên, có thể rút ra 2 kết luận rất quan trọng để chúng ta
có thể nắm được tinh thần, cốt tuỷ của đạo phật
1- Đức phật không phải là Thượng đế cứu rỗi, xuống trần gian để tuyêncáo chân lý bất di, bất dịch Đức phật chỉ là một ông “Thầy” vạch ra cho chúng
ta biện pháp thoát khổ và giác ngộ
2- Phật pháp không phải là 1 hệ tín điều, mà chỉ là phương pháp, biệnpháp thoát khổ và giác ngộ chân lý rốt ráo
Có hiểu tinh thần đạo phật như vậy mới hiểu được:
1- Vì sao trong đạo phật lại chia ra lắm tông, nhiều phái, vì sao đạo phậtkhông bài xích các đạo khác, tín ngưỡng khác?
2- Vì sao đạo phật không đề cập đến những vấn đề lý thuyết “Hình nhithượng” mà hay đưa người học trở về với thực tại (4) Bởi lẽ chân lý không phải
là nói suông mà lĩnh hội được mà phải học, phải hành
Tất nhiên phải học rồi mới hành được Phải hoài nghi và phải học, tu đểđoạn nghi Nghi mà chỉ nghi suông, không chịu học hành để đoạn nghi, thì đó làlối hoài nghi vô bổ Đạo phật cho rằng hoài nghi suông là một trong những nămtrở ngại cho sự hiểu biết chân lý Nhưng nếu có hoài nghi mà tiến lên học, hành
để đoạn nghi thì đó là hoài nghi tích cực
Kinh phật có câu: Nghi lớn thì giác ngộ lớn, nghi nhỏ thì giác ngộ nhỏ,không nghi thì không giác ngộ
Trang 114- Một học trò của đực phật là Malunkyaputta, một hôm chất vấn đức phậtbằng một loạt vấn đề như vũ trụ do đâu mà có, mãi mãi tồn tại hay cũng hoạidiệt, sau khi nhập diệt đức Phật còn tồn tại hay không.v.v Malunkyaputta cònnói nếu đức Phật không giải thích thì anh ta sẽ rời bỏ Tăng đoàn mà đi Anh nói
“Nếu đức Phật thật sự không biết thì hãy nên nói thẳng ra, ta không biết, takhông thấy rõ! Đức phật trả lời: Giả sử một người bị trúng tên độc, họ hàng mời
y sĩ đến nhổ mũi tên và bằng thuốc Người bị thương nói Ta sẽ không rút mũitên ra nếu ta không biết người bắn là ai, thuộc đẳng cấp nào, gia đình nào, dađen, da nâu hay vàng, từ làng, tỉnh, thành phố nào đến v.v mà người đó sẽ chếttrước khi được trả lời xong những câu hỏi đó Cũng như vậy, nếu một người nói
Ta sẽ không chịu sống đời trong sạch gần đức phật, nếu phật không trả lờinhững câu hỏi như vũ trụ từ đâu mà có, trường tồn hay là cũng tiêu diệtv.v thìngười đó sẽ chết trước khi được giải đáp v.v
Nói chung lại, đạo phật không phải là chân lý mà là con đường dẫn tớichân lý, bởi vì chân lý không thể nói bàn được, không được khái niệm hoá Chonên đạo phật dùng hình ảnh ngón tay chỉ mặt trăng, cái bè qua sông Đạo phậtdùng các từ như, “Thể nhập”, “tri kiến, như thực,” “tu chứng”, chứ không dùngcác từ ngữ như diễn đạt, suy nghĩ về chân lý, về thực tại và “thể nhập”, “thểhội”, “tri kiến như thực”, “tu chứng” là gì đó chính là thực nghiệm trực tiếp,chứ không có gì khác hơn Như chúng ta biết, thực nghiệm trực tiếp là một công
cụ khoa học của nhận thức Nó là công cụ chủ yếu bởi vì nếu chỉ có thực nghiệmtrực tiếp mà thôi không có sự hệ thống hoá kèm theo, thì sẽ chỉ có cảm giác màkhông có khoa học
Công cụ mà đạo phật dùng để thể hội chân lý tuyệt đối là trí tuệ Bát-nhã,nghĩa là cái trí tuệ cứu cánh, không phải chỉ học nhiều mà có được, không phảisuy nghĩ nhiều mà có được, không phải chị học nhiều mà có được, không chỉsuy nghĩ nhiều mà có được, mà còn phải học hành, phải tu mới có được Vì vậy,
mà khi nói Tuệ, đạo phật phân biệt có văn tuệ (tức là nghe giảng mà có tuệ) Tưtuệ (suy nghĩ, phân biệt mà có tuệ) và Tu tuệ (nhờ thực hành mà có tuệ)