LỜI MỞ ĐẦU. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng là hiện tượng đặc biệt phổ biến, đang hàng ngày hàng giờ tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mỗi con người trên khắp hành tinh. Không còn nghi ngờ gì nữa khi người ta khẳng định rằng, Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang là yếu tố động lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, trong cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; trong sự giao lưu phát triển kinh tếvăn hóa quốc tế; trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, vì hạnh phúc chân chính của mỗi con người và sự phát triển toàn vẹn của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự ổn định chính trị xã hội và tính tích cực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã có một định hướng phát triển cơ bản đúng đắn, sự ổn định chính trịxã hội là tiền đề, điều kiện thiết yếu bảo đảm cho khả năng phát huy mọi tiềm lực của đất nước, mọi thời cơ thuận lợi của thời đại nhằm tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng cũng như cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, lực lượng thực hiện ciệm vụ lịch sử đặt ra không ai khác ngoài nhân dân. “ Khó trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng song” Quan niệm “Lấy dân làm gốc” là quan niệm cơ bản nhất quán của Đảng ta trong tổ chức nội bộ cũng như lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh, giải phóng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với quan điểm cơ bản ấy chính sách bồi dưỡng sức dân, giáo dục động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt của nhân dân lao động. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phức tạp ấy. Chúng đảm bảo thông tin cho nhân dân tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và thế giới xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại. Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của báo chí.Đảng ta đã khẳng định: “ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ VIII của Đảng yêu cầu: “Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin; coi trọng việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực, tăng cường công tác thông tin đối ngoại.” Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, khi mà quy mô phát triển của báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của báo chí ngày càng rộng, sức thuyết phục, lôi cuốn của báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò ý nghĩa xã hội ngày càng to lớn hơn. Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng được nâng lên và có ý nghĩa quan trọng hơn. Vai trò của báo chí bị quy định không chỉ bởi quy mô, phạm vi tính chất hoạt động mà còn bởi khuynh hướng nội dung của nó. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng hơn, khi mà quá trình toàn cầu thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông tin đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng không gian địa lý trên quy mô trái đất. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí nặng nề, phức tạp hơn. Các phương tiện thông tin đại chúng, một mặt cần tận dụng, xử lý tốt lượng thông tin quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu thông phong phú của xã hội, mặt khác cần bảo đảm cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin để hình thành dư luận xã hội tích cực, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, vạch mặt, chống lại có hiệu quả những tư tưởng phản động, những âm mưu thù địch, phá hoại nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Báo chí đã và đang thể hiện nhiều vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua thực tế học tập và nghiên cứu em nhận thấy: “Vai trò của báo chí đối với lãnh đạo quản lý ở Việt Nam” đã là cầu nối quan trọng để các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần rất lớn vào sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện đề tài: “Vai trò của báo chí đối với lãnh đạo quản lý ở Việt Nam” em muốn góp thêm tiếng nói của mình về vai trò của báo chí trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện đề tài cần có thời gian nghiên cứu nhiều hơn nữa, mặc dù đã cố gắng, song không thể tranh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn sinh viên để bài viết sau được tốt hơn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU.
Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng là hiện tượng đặc biệt phổ biến, đang hàng ngày hàng giờ tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mỗi con người trên khắp hành tinh Không còn nghi ngờ gì nữa khi người ta khẳng định rằng, Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng
đã và đang là yếu tố động lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, trong cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; trong
sự giao lưu- phát triển kinh tế-văn hóa quốc tế; trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, vì hạnh phúc chân chính của mỗi con người và sự phát triển toàn vẹn của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự ổn định chính trị- xã hội và tính tích cực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động có tầm quan trọng đặc biệt Sau khi đã có một định hướng phát triển cơ bản đúng đắn, sự ổn định chính trị-xã hội là tiền đề, điều kiện thiết yếu bảo đảm cho khả năng phát huy mọi tiềm lực của đất nước, mọi thời cơ thuận lợi của thời đại nhằm tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng cũng như cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân Mặt khác, lực lượng thực hiện ciệm vụ lịch sử đặt ra không ai khác ngoài nhân dân “ Khó trăm lần không dân cũng chịu.
Khó vạn lần dân liệu cũng song”
Quan niệm “Lấy dân làm gốc”- là quan niệm cơ bản nhất quán của Đảng
ta trong tổ chức nội bộ cũng như lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh, giải phóng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, xây dựng đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa
Phù hợp với quan điểm cơ bản ấy chính sách bồi dưỡng sức dân, giáo dục động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt của nhân dân lao động Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phức tạp ấy.
Trang 2Chúng đảm bảo thông tin cho nhân dân tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và thế giới xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại.
Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của báo chí.Đảng ta đã khẳng định: “ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân” Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ VIII của Đảng yêu cầu: “Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin; coi trọng việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực, tăng cường công tác thông tin đối ngoại.”
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, khi mà quy mô phát triển của báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của báo chí ngày càng rộng, sức thuyết phục, lôi cuốn của báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò ý nghĩa xã hội ngày càng to lớn hơn Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng được nâng lên và có ý nghĩa quan trọng hơn Vai trò của báo chí bị quy định không chỉ bởi quy mô, phạm vi tính chất hoạt động mà còn bởi khuynh hướng nội dung của nó.
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng hơn, khi mà quá trình toàn cầu thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông tin đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng không gian địa lý trên quy mô trái đất Trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí nặng nề, phức tạp hơn Các phương tiện thông tin đại chúng, một mặt cần tận dụng, xử lý tốt lượng thông tin quốc tế
Trang 3nhằm thỏa mãn nhu cầu thông phong phú của xã hội, mặt khác cần bảo đảm cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin để hình thành dư luận xã hội tích cực, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, vạch mặt, chống lại có hiệu quả những tư tưởng phản động, những âm mưu thù địch, phá hoại nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.
Báo chí đã và đang thể hiện nhiều vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Qua thực tế học tập và nghiên cứu em nhận
thấy: “Vai trò của báo chí đối với lãnh đạo quản lý ở Việt Nam” đã là cầu nối
quan trọng để các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần rất lớn vào sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước Thực hiện đề tài: “Vai trò của báo chí đối với lãnh đạo quản lý ở Việt
Nam” em muốn góp thêm tiếng nói của mình về vai trò của báo chí trong giai
đoạn hiện nay Tuy nhiên, để thực hiện đề tài cần có thời gian nghiên cứu nhiều hơn nữa, mặc dù đã cố gắng, song không thể tranh khỏi những thiếu sót Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn sinh viên để bài viết sau được tốt hơn.
Trang 4Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ.
Trong sự vận động lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí ra đời khá muộn Phảiđến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở một
số nước Châu Âu Báo chí xuất hiện ở nước ta muộn hơn so với báo chí thế giớikhoảng ba thế kỷ Cùng với sự xuất hiện của quân đội viễn chinh Pháp, bản tinchính thức của Phái bộ viễn chinh Nam Kỳ đã được phát hành mỗi tuần một kỳ, số
1 được phát hành tại Sài Gòn ngày 29-9-1861 Đây là một tờ công báo bằng tiếngPháp, được lưu hành tới đối tượng là các nhân viên quân sự, chính trị và tất cảnhững người dân sống dưới sự cai trị của người Pháp Nội dung của nó gồm cácChỉ Thị, Nghị Định, Thông báo của thống đốc Nam Kỳ…
Khi người Pháp đặt chân tới Nam kỳ, chữ quốc ngữ đã ra đời đượchai trăm năm Đó là loại chữ do các nhà truyền giáo châu Âu sáng tạo ra nhằmmục đích truyền đạo, sau đó đã được Alexanderot-một giáo sỹ thuộc dòng tên bổsung hoàn chỉnh với Từ đển Việt Nam-Bồ Đào Nha-La tinh(xuất bản tại Romanăm 1965) Loại chữ này tiếp tục được hoàn thiện hơn với các cuốn giáo lý cơ đốc
và Tự vị An Nam-La tinh hơn 100 năm sau(1772-1773) Những người Việt Namnhìn xa trông rộng đã nhanh chóng nhận thấy lợi ích của chữ quốc ngữ và ủng hộmạnh mẽ việc học tập, truyền bá loại chữ mới rất tiện dụng này
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là tờ Gia Định Báo ra số đầungày 15-4-1865 Số ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm, từ năm 1869trở đi, quyền giám đốc và chủ bút báo này là người Việt tên là Trương Vĩnh Ký.Ông là một học giả uyên thâm, là người phiên dịch chính trong các cuộc thươngthuyết Việt -Pháp thời bấy giờ…
Nền Báo chí cách mạng Việt Nam được khai sinh bằng sự xuất hiện
của tờ báo Thanh Niên do nhà báo Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra, ra số đầu tiên
ngày 21-6-1925 Đến nay, trải qua gần 90 năm trong những điều kiện lịch sử đặc
Trang 5biệt, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ Gắn liềnvới từng bước đi của cách mạng Việt Nam, nền báo chí của chúng ta là một nềnbáo chí tiến bộ, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, phấn đấu vì đất nước phồnvinh, luôn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng.
Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làmột bước ngoặt quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên xã hội chủ nghĩa Điều đó đã tác động mạnh mẽ sâu sắc đến mọilĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí Nó tạo điều kiện để báo chí pháttriển, tự đổi mới để thích ứng với yêu cầu của cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao quyền được thông tin của nhân dân và đã thực sự thu hút được nhiềungười đọc, người xem hơn
Thực tiễn cho thấy rằng: xã hội càng hiện đại thì tốc độ vận động củacác tiến trình kinh tế xã hội càng nhanh Mặt khác, với tốc độ phát triển của cáchmạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, với việc quốc tế hóa các quá trình sản xuấtkinh doanh, các chính sách kinh tế xã hội phải được thích ứng kịp thời Đó là điềukiện đảm bảo cho sự thành công và cũng là một yêu cầu đặt ra cho báo chí trongthời kỳ mới Báo chí phải đi sâu vào thực tiễn đất nước, góp phần tổng kết và phổbiến kịp thời những vào quá trình hoạch định, hoàn thiện các chính sách kinh tế,
xã hội của Đảng và Nhà nước
Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường có rất nhiều tác động đốivới nền báo chí nước ta Nó tạo ra một môi trường báo chí gồm nhiều lĩnh vựcphong phú, đa dạng làm cho báo chí nước ta phát triển một cách vượt bậc Nó trởthành món ăn tinh thần bổ ích, thiết thực của quần chúng đang thực hiện côngcuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời kỳđổi mới, nội dung báo chí trở nên phong phú, có tính thời sự hơn nhiều so vớitrước, khẳng định được chức năng làm diễn đàn cho nhân dân tham gia vào côngcuộc đổi mới đất nước Báo chí đã ngày càng bám sát, phản ánh kịp thời và nhận
Trang 6thức các vấn đề đang nẩy sinh tồn tại trong xã hội, đề xuất các chính sách, chủtrương mới, cổ vũ động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh
tế xã hội mở rộng quan hệ đố ngoại bên cạnh đó, tiếp thu các thành tựu khoa học
và công nghệ của thế giới
Khác hẳn với báo chí thời bao cấp, báo chí trong cơ chế thị trườngphải thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức thông tin, cách in ấn và trình bày
cố gắng nắm bắt nhu cầu bạn đọc, chủ động phát hành nhanh và rộng, quan tâmhơn đến hiệu quả trực tiếp của hoạt động báo chí
Trong cơ chế thị trường, nghề nào cũng phải tìm thị trường tiêu thụ
và báo chí cũng không thể thoát ly khỏi quy luật này Nhưng nếu để tìm thị trường
mà sa vào những mặt trái của thương mại hóa , đặt mục đích thương mại cao hơn
mục đích chính trị, giáo dục, mục đích tổ chức và vận động quần chúng thì báo chí
đã tự đánh mất vai trò to lớn của nó Vượt khỏi phạm vi này, báo chí sẽ thoát lykhỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và chắc chắn sẽ không thểthực hiện được mục đích và chức năng cao cả của báo chỉ xã hội chủ nghĩa Như
vậy trong cơ chế thị trường, báo chí cũng trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.
Là công cụ tuyên truyền sắc bén với năng lực dự báo cao, các nhàbáo và cơ quan báo chí đã tích cực ủng hộ các nhân tố mới, đã tuyên truyền cổ vũtoàn dân thực hiện đường lối đổi mới góp phần rất quan trọng giữ vững ổn địnhchính trị mở rộng dân chủ, từng bước đưa đất nước đi lên Bản lĩnh chính trị vàtrình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt Nam ngày càng được khẳng định:luôn năng động trong nền kinh tế thị trường nhưng không chệch định hướng xãhội chủ nghĩa; phấn đấu tăng nguồn thu để cân đối một phần ngân sách nhưngkhông hạ thấp tính chiến đấu báo chí; tích cực và chủ động hội nhập với thế giớinhưng vẫn giữ vững bản sắc báo chí cách mạng và truyền thống văn hóa ViệtNam; qua thử thách khó khăn của đất nước và thời cuộc càng tăng cường đoàn kếtđội ngũ gắn bó với mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh
Trang 7Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố củakiến trúc thượng tầng và là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, với tínhchất chính trị- xã hội rõ ràng Hoạt động báo chí bao hàm trong đó sự vận hànhphức tạp của một loại nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận động nộitại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích
II KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ NƯỚC TA HIỆN NAY
Có thể nói rằng, chưa bao giờ nền báo chí nước ta phát triển cả về số lượng
và chất lượng như bây giờ; cũng chưa bao giờ vai trò xã hội của báo chí được thểhiện và phát huy như hiện nay Tính đến tháng 3/2011, cả nước có trên 850 cơquan báo chí, trong đó có 745 cơ quan báo chí in, 1 hãng thông tấn quốc gia, 67đài phát thanh-truyền hình (3 đài ở trung ương, 64 đài địa phương) trên 500 đàitruyền hình cấp huyện, 46 báo điện tử và tạp chí điện tử và tạp chí điện tử, 287trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử có nộidung thông tin của các cơ quan Đảng, nhà nước và chính phủ, các đoàn thể, hội,hiệp hội và các doanh nghiệp Chưa kể hàng ngàn wesbite không có chức năngbáo chí nhưng vẫn đưa tin Đài truyền hình Việt Nam phủ sóng 97,5% diện tíchlãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh đến nhiều nước trên thế giới Đài truyền hìnhViệt Nam phủ sóng đến gần 90% số hộ gia đình trong nước và phủ sóng qua vệtinh đến nhiều khu vực ở ngoài nước
Trang 8Nhà báo tác nghiệp (nguồn Internet)
Đã có 63 tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử,20/22 cơ quan bộ đã có trang thông tin điện tử 16 nhà đăng ký tên miền ViệtNam, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và vài chục doanh nghiệp đang cung cấpdịch vụ hosting tại Việt Nam Có gần 17.000 người được cấp thẻ nhà báo trên tổng
số hơn 18.800 hội viên – nhà báo, hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, nghệ sỹ, nhân viênlàm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tácviên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, pháthành, sống chủ yếu bằng dịch vụ nghề báo So với năm 1986 - thời điểm đất nước
ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới thì số lượng các cơ quan báo chí, số lượngbáo, đài, tạp chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần; nếu
so với năm 2001, các chỉ số này tăng 1,3 đến 1,5 lần Cả nước có trên 23 triệungười sử dụng dịch vụ Internet, đạt tỉ lệ 27.18%, đứng thứ tư trong khu vực ĐôngNam Á, sau Singapore (trên 70%), Malaysia (trên 62%), Brunei (trên 55%)
Báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt:tăng loại hình (báo chí điện tử); tăng số lượng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo,tạp chí, đài phát thanh - truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nộidung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi pháthành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việctrong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí, đặc biệt là ở nướcngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật
Không kể các Hội chính trị và Hội chính trị - xã hội, chính trị - xã hội, nghềnghiệp (như MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân VN, Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Tổng LĐLĐ VN, Hội LH Thanh niên VN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nhàbáo VN….), hiện nay các TCXH ở nước ta có 12 báo và gần 200 tạp chí (chỉ tínhriêng các tổ chức xã hội ở Trung ương) Trong đó:
-Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam 2 báo, 14 tạp chí-Liên hiệp các Hội văn học và nghệ thuật Việt Nam 1 báo, 17 tạp chí
Trang 9-Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam 1 báo 5 tạp chí và bản tin
Các tổ chức có 01 tạp chí: Hội khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam, HộiNgười mẫu Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, Học viện Phật giáo ViệtNam Tại Hà Nội, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáoViệt Nam, Ban Trị sự T.Ư Giáo hội phật giáo Hòa hảo, Hội thánh Cao đài - Banchỉnh đạo, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Trung tâm NC, bảo tồn,phát huy VH dân tộc, Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Viện mẫuthời trang Việt Nam, Câu lạc bộ Golf HàNội
Tổ chức chỉ có 01 báo: Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
Ở nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, hệ thốngbáo chí do nhà nước quản lý Đây là nền báo chí được xây dựng và phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Mục đích của nền báo chí này là nhằm thông tin tíchcực đời sống tinh thần của nhân dân, làm cầu nối giữa Đảng cộng sản và nhân dânđấu tranh xây dựng chế độ xã hội tự do, dân chủ mang lại và sự phát triển của từngngười trong sự hài hòa với lợi ích và sự phát triển của toàn xã hội
Trang 10Chương II:
THỰC TRẠNG BÁO CHÍ NƯỚC TA HIỆN NAY.
I BÁO CHÍ – HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG.
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đăc biệt phổ biến, tácđộng từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức,từng thành viên của xã hội Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn
và nhanh chóng Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi, hình thức hoạt động củabáo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm chú ý của đại bộ phận xã hội, trởthành một phương tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích rất khácnhau như: nhân đạo, kinh doanh, kinh tế, chính trị và quân sự Không một đảngchính trị, một tổ chức, lực lượng kinh tế- xã hội nào không sử dụng báo chí nhưmột phương tiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình
“Thông tin đại chúng” là thuật ngữ cơ bản nhất của lý luận báo chí, việc tìmhiểu nó có ý nghĩa như là điều kiện cơ sở để tìm hiểu các vấn đề khác trong hoạtđộng báo chí nói chung Bởi vì, “thông tin đại chúng” là bản chất của hoạt động
Trang 11báo chí, bản chất này quy định tính chất của sản phẩm báo chí và phương thứchoạt động của người làm báo.
Việc đáp ứng nhu cầu về thông tin của công chúng không chỉ có ý nghĩa làđáp ứng những nhu cầu sẵn có mà còn bao gồm cả việc dần dần hình thành nhữngnhu cầu mới Khía cạnh này biểu hiện tính chất định hướng trong thông tin rất rõràng Ở đây vai trò của tác phẩm báo chí trước hết là thông tin và đồng thời làhướng dẫn thông tin xã hội Vai trò thông tin đòi hỏi sự chính xác, thời sự và giátrị thực dụng của tác phẩm báo chí Vai trò hướng dẫn thông tin phản ánh mụcđích tư tưởng, ý thức chủ quan của người làm báo
Trong mỗi tác phẩm báo chí đều hàm chứa các cấp độ thông tin ấy, chúnghòa trộn, liên quan chặt chẽ với nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau và đượcbiểu hiện phong phú về hình thức Tuy nhiên, không có tác phẩm báo chí nào màtrong đó có vai trò, vị trí của các cấp độ thông tin tương đương nhau Thườngthường, có những cấp độ thông tin này chiếm phần trội và những cấp độ thông tinkhác giữ vị trí hạn hẹp hơn Điều đó bị quy định bở mục đích hình thành tác phẩm
và trình độ chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống của nhà báo
Việc nắm vững đối tượng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hìnhthành tác phẩm Nó giúp cho sự bố trí kết cấu tác phẩm một cách hợp lý, tạo rakhả năng cho công chúng không chỉ tiếp nhận thông tin trước mà còn liên hệ vớivốn thông tin đã có và tư duy trên toàn bộ khối lượng thông tin đó Trong trườnghợp này, ngay cả những tác phẩm chỉ mang thông tin mô tả cũng có thể tạo nên ởcông chúng rộng rãi những cấp độ thông tin khác do sự xử lý thông tin một cáchtích cực Đó chính là khả năng phát sinh “thông tin thặng dư” cho nghệ thuật cúpháp
Việc chỉ ra bản chất của hoạt động báo chí như là một hoạt động thông tin,xác định các điều kiện, nhân tố bảo đảm chất lượng thông tin của tác phẩm chophép người làm báo tiếp cận vấn đề lý luận chung của báo chí, đặt nền móng cho
việc hình thành phương pháp hoạt động sáng tạo Trong mối quan hệ nhà báo- tác
Trang 12phẩm- công chúng, hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào khả năng thuyết phục của
nội dung thông tin Khả năng thuyết phục bị quy định bởi một loạt yếu tố như khảnăng phát hiện nội dung thông tin, tính khách quan, toàn diện trong phản ánhthông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội Đó cũng lã những yếu tố cơbản quy định sự hình thành phương pháp hoạt động của nhà báo, của các cơ quanbáo chí
II CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ
Báo chí là một hình thái ý thức- xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đốitượng để phản ánh Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt
trong mối quan hệ trực tiếp giữa nhà báo- tác phẩm báo chí-công chúng báo chí.
Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có những cách thứcriêng với mục đích nhằm hướng tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan
tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau Hiện nay, báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất.
Công chúng báo chí là một công chúng đa dạng và phức tạp Không phảithông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng Hiện thực được tái hiện trong
tác phẩm báo chí phải là một hiện thực xác thực, thời sự và được thông tin dưới sự định hướng trực tiếp.
Trong thuật ngữ chung là báo chí còn có những thuật ngữ riêng để chỉnhững loại hình báo chí khác nhau như báo in, báo nói(phát thanh), báohình(truyền hình), thông tấn, báo ảnh và báo mạng điện tử(Báo trên mạngInternet)
Có một công thức chung cho báo chí:
Báo mạng điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bìnhluận
Trang 13Từ một góc độ khác, thuật ngữ báo chí còn bao hàm hai khái niệmkhác nhau là “báo” và “tạp chí” Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ thưa hơn hẳn
so với báo(thông thường là mỗi tháng một kỳ, có khi hai hoặc ba, bốn tháng mới
có một kỳ) Báo có định kỳ ngắn hơn Ở nước ta hiện nay có các loại báo xuất bảnvới nhiều định kỳ khác nhau: báo tuần, báo buổỉ…
Trang 15Các chương trình phát thanh, truyền hình phát nhiều lần trong một ngày cóthể coi như những tờ báo được phát đi theo giờ Do có những khác biệt như vậynên giữa báo và tạp chí có sự phân biệt về chức năng Báo có nhiệm vụ thông tinthời sự và bình luận kịp thời về những sự thật tiêu biểu, điển hình mới xuất hiệntrong đời sống hàng ngày hàng giờ, còn tạp chí lại có nhiệm vụ cơ bản là nghiêncứu khoa học và thông tin những vấn dề chuyên ngành
Trong thực tế, các loại hình phát thanh và truyền hình trước hết là nhữngphương tiện chuyển tải thông tin, có nhiệm vụ đem đến cho thính giả nhiều loạithông tin khác nhau-trong đó có thông tin báo chí
Thông tin bằng lời nói(cùng với tiếng động, âm nhạc) được coi là đặc trưngcủa báo phát thanh.Chính đặc trưng đó đã tạo ra sự khác biệt trong cách viết choloại hình báo chí này so với cách viết cho báo in hay thông tấn
Đặc trưng của báo truyền hình được thể hiện trước hết trong thông tin
về hiện thực thông qua hình ảnh sống động, xác thực Sau hình ảnh là vai trò củalời nói cùng với tiếng động, âm nhạc Sự phối hợp bổ sung cho nhau giữa hình ảnh
và lời nói là một nguyên tắc quan trọng khi thực hiện những tác phẩm báo chítruyền hình…
Sự xuất hiện của Internet đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng tronglĩnh vực thông tin, làm thay đổi nhiều mặt trong cuộc sống con người Internet lớnhơn và lan rộng hơn so với truyền hình
So với các loại hình báo chí truyền thống, những ưu điểm nổi bật củaloại hình báo mạng được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
Cập nhật thông tin liên tục, không giới hạn ở bất cứ thời điểm nàotrong ngày; tốc độ lan truyền thông tin ngay tức khắc, phạm vi không biên giới.Báo điện tử còn có một tính năng đặc biệt mà phát thanh và truyền hình khó màthực hiện được Đó là tính năng tìm kiếm thông tin Ngay cả với báo in, người tacũng gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn tìm lại thông tin từ những số báo trước
Trang 16Tuy nhiên báo mạng cũng bộc lộ không ít nhược điểm:
Độ tin cậy không cao Do thông tin có thể cập nhật nhiều lần nên nhiềuthông tin viết vội, viết ẩu vẫn được đưa lên mạng Thông tin trên mạng có thể lấyxuống để sửa chữa, bổ sung thêm nhiều thông tin đã bị cắt xén tùy tiện, cẩu thả…Trên mạng còn có những thông tin rác và những trang Web bất hợp pháp có thểxâm nhập vào một trang web bất cứ lúc nào
Tuy báo mạng điện từ đã, đang phát huy nhiều tính năng ưu việt,
song những nhu cầu đích thực của cuộc sống mới là nguyên nhân quyết định sự tồn tại của mỗi loại hình báo chí Trong đời sống báo chí hiện đại, các loại hình
báo chí khác nhau vẫn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.Báo mạng điện tử dù hiện đại và tiện dụng đến mức nào chăng nữa vẫn kông thểthay thế hoàn toàn cho những loại hình báo chí khác
Chương III
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM
Đảng ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của báo chí và chỉ rõ: báo chíphải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và xác định rõ trách
Trang 17nhiệm của các cơ quan báo chí, của các nhà báo trong việc thực hiện nhiệm vụ củamình Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước, nền báo chí ViệtNam hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, nội dung vàhình thức, cán bộ và công nghệ, sản xuất và phát hành…Báo chí đã bám sát vớiđời sống chính trị-xã hội của đất nước, thông tin phong phú, có hiệu quả vớiphương thức thực hiện hấp dẫn, nhiều mặt hiện đại Không một lĩnh hoạt động nàocủa đất nước lại không có vai trò và tác động của báo chí Báo chí nước ta đã thực
sự trở thành diễn đàn của nhân dân, đã nói lên tâm tư nguyện vọng và kiến nghịcủa nhân dân đối với những công việc trọng đại của đất nước
I.NGUYÊN TẮC ĐẢNG LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng công tác tuyên
truyền báo chí, coi báo chí là “công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng”, là “ lực lượng xung kích trên mặt trận công tác tư tưởng văn hóa”.
Trong thời kỳ đất nước đang có chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu do cơ chế
quan liêu bao cấp nên việc quản lý xã hội nói chung chủ yếu dựa trên các Nghị Quyết, Chỉ Thị của Đảng chứ chưa xây dựng một nhà nước pháp quyền quản lý xã
hội bằng pháp luật Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã trải qua một chặngđường dài với nhiều thăng trầm
Chúng ta đã biết Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức độngviên thực hiện, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêucầu nhất định Theo đó lãnh đạo báo chí là sự định hướng về thông tin, vạch rađường lối, chiến lược thông tin; quản lý báo chí là việc sắp xếp, quy hoạch hệthống báo chí và tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động báo chí bằng pháp luật
Vai trò chỉ đạo và tập trung của Đảng đối với báo chí không phải là bắt taychỉ việc mà là định hướng Sự định hướng đó thể hiện trong các đường lối , quanđiểm, nội dung thông tin tuyên truyền Đó là việc đi trước nắm bắt tình hình để dựbáo các động thái trong nước và thế giới, giúp cơ quan báo chí có điều kiện giữđúng định hướng thông tin như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: