1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIEU LUAN CAO học BAO CHI DOI NGOAI VAI TRÒ báo CHÍ đối NGOẠI TRONG QUẢNG bá HÌNH ẢNH đất nước – CON NGƯỜI VIỆT NAM

19 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 44,22 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Quảng bá hình ảnh đất nước con người luôn là một niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, việc đưa hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế luôn được ưu tiên hàng đầu và là một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Việt Nam đã chú trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại, nhờ đó chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của đông đảo nhân dân trên toàn thế giới, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước, việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra trường quốc tế luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước. Công tác tuyên truyền đối ngoại có những bước phát triển mới và đạt được một số thành tựu nhất định, hình ảnh Việt Nam được xây dựng là một đất nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao, tình hình chính trị xã hội ổn định, thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều di tích lịch sử và di sản văn hóa thế giới, truyền thống văn hóa độc đáo, con người thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá, báo chí luôn đóng góp một vai trò quan trong bởi tính đại chúng, nhanh chóng và phổ biến của nó. Trong thời đại truyền thông đa phương tiện đặc biệt là sự ra đời của mạng toàn cầu – internet càng chứng minh lợi thế của báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoại. Tuy nhiên điều này cũng đưa đến vấn đề thông tin báo chí đối ngoại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các thông tin trên internet và báo chí quốc tế, trong những năm vừa qua, thông tin về Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ của truyền thông quốc tế. Đất nướcc con người Việt Nam chưa đến được với nhiều bạn bè, dân tộc và quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam chưa tương xứng với tầm vóc của đất nước, truyền thống của dân tộc và giá trị của con người. Nhiều người dân trên thế giới vẫn nghĩ Việt Nam là một quốc gia chiến tranh, thậm chí không biết đến vị trí và còn nhầm về tên nước, quốc kỳ và quốc ca. Trước thực trạng này, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên hoạt động của báo chí đối ngoại cũng là một trong những nguyên nhân. Chính vì lý do này, tiểu luận chọn đề tài “Vai trò báo chí đối ngoại trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam” để nghiên cứu, phân tích, qua đó có thể góp phần đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại trong việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới.  

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về báo chí đối ngoại 6

II THỰC TIỄN VAI TRÒ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM 9

2.1 Những kết quả đã đạt được 9

2.2 Vấn đề bất cập còn tồn tại 12

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM 14

3.1 Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý báo chí 14

3.2 Giải pháp đối với các cơ quan báo chí 15

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 2

MỞ ĐẦU

Quảng bá hình ảnh đất nước con người luôn là một niềm tự hào và cũng

là trách nhiệm của quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân Ở Việt Nam, việc đưa hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế luôn được ưu tiên hàng đầu và là một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Việt Nam đã chú trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại, nhờ đó chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của đông đảo nhân dân trên toàn thế giới, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc Trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước, việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra trường quốc tế luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước Công tác tuyên truyền đối ngoại có những bước phát triển mới và đạt được một

số thành tựu nhất định, hình ảnh Việt Nam được xây dựng là một đất nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao, tình hình chính trị xã hội ổn định, thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều di tích lịch sử và di sản văn hóa thế giới, truyền thống văn hóa độc đáo, con người thân thiện, yêu chuộng hòa bình

Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá, báo chí luôn đóng góp một vai trò quan trong bởi tính đại chúng, nhanh chóng và phổ biến của nó Trong thời đại truyền thông đa phương tiện đặc biệt là sự ra đời của mạng toàn cầu – internet càng chứng minh lợi thế của báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoại Tuy nhiên điều này cũng đưa đến vấn đề thông tin báo chí đối ngoại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các thông tin trên internet và báo chí quốc tế, trong những năm vừa qua, thông tin về Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ của truyền thông quốc tế Đất nướcc con người Việt Nam chưa đến được với nhiều bạn bè, dân tộc và quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam chưa tương xứng với tầm vóc của đất nước, truyền thống của dân tộc và giá trị của con người Nhiều người dân trên

Trang 3

thế giới vẫn nghĩ Việt Nam là một quốc gia chiến tranh, thậm chí không biết đến vị trí và còn nhầm về tên nước, quốc kỳ và quốc ca

Trước thực trạng này, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên hoạt động của báo chí đối ngoại cũng là một trong những nguyên nhân Chính vì lý do này, tiểu luận chọn đề tài “Vai trò báo chí đối ngoại trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”

để nghiên cứu, phân tích, qua đó có thể góp phần đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại trong việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới

Trang 4

NỘI DUNG

I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Báo chí

Báo chí là loại hình truyền thông ra đời từ rất sớm và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, không chỉ bởi sự phong phú

về hình thức thể hiện mà còn bởi nó có thể tác động tới nhiều tầng lớp, lứa tuổi khác nhau Người ta coi báo chí là cơ quan ngôn luận có thể cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề, chính vì vậy nó trở thành công cụ đấu tranh của nhiều nhóm, nhiều tầng lớp

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí PGS TS Nguyễn Văn Dững cho

rằng, bản chất của báo chí là “Hoạt động thông tin – giao tiếp xã hội trên quy

mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối, can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, vơi nhân dân

và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế” [12,tr.61]

Báo chí được ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền tin và nhận tin nhằm

mở rộng không gian sống bằng cách tạo lập các mối quan hệ và khám phá thế

giới Thời kỳ đầu, báo chí được xuất hiện dưới nhiều hình thức như báo đá,

những người đi kể chuyện rong, những câu chuyện chép tay, những cuốn sách nhỏ Khoảng năm 59 trước Công nguyên xuất hiện tờ truyền tin Acta Diurna của người La Mã Đến thế kỷ thứ 8 ở Trung Quốc, những tờ truyền tin viết tay đưa tin về các sự kiện quan trọng của triều đình và những vấn đề nổi bật xảy ra trong xã hội được coi là bước khởi đầu của báo chí Sự ra đời của công nghệ in đã đặt nền tảng cho kỷ nguyên phát triển của báo chí hiện đại Người Anh là những người đầu tiên cho ra đời loại báo in với mục đích đầu tiên là lên án quân đội Tây Ban Nha xâm chiếm lãnh thổ Dần dần báo chí được mở rộng và phát triển ở các nước châu Âu Năm 1844, máy điện báo được phát minh, đã làm thay đổi ngành báo in khi thông tin được truyền đi nhanh hơn, cho phép các phóng viên đưa ra những tin tức mang tính thời sự hơn

Trang 5

Ở Việt Nam Giữa thế kỷ XIX xuất hiện những tờ báo đầu tiên Thực dân Pháp đã công khai bộc lộ ý định đưa vũ khí lợi hại của văn minh phương Tây này vào nước ta nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền cho các chính sách mới Tờ tạp chí xuất bản đầu tiên của báo chí Việt ngữ là tờ Đông Dương Tạp chí đây là tờ báo có bổn phận làm vũ khí tinh thần cho Chính phủ Bảo hộ, chống nước Đức và tuyên truyền về sức mạnh

Những năm 20 của thế kỷ XX, với sự tích cực truyền bá của Nguyễn Ái Quốc, những tư tưởng lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có sự thâm nhập vào Việt Nam Tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, với cơ quan ngôn luận

là báo Thanh niên Sự xuất hiện của tờ báo Thanh niên của Tổng bộ Hội Việt nam cách mạng Thanh niên đã mở đầu cho sự ra đời một dòng báo chí mới trong lịch sử báo chí nước ta: dòng báo chí cách mạng

Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, nội dung và hình thức, quy mô và tính chất hoạt động Dưới ánh sáng các đường lối, quan điểm của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước, các loại hình báo chí nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh về

số lượng, cơ cấu, loại hình; nội dung và hình thức thể hiện của báo chí có nhiều đổi mới

Báo chí Việt Nam đã có bước tiến nhanh trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin hiện đại, do đó

đã đáp ứng kịp thời và đa dạng nhu cầu thông tin của công chúng, của xã hội, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng và của dân tộc

1.1.2 Thông tin đối ngoại và Báo chí đối ngoại

1.1.2.1 Thông tin đối ngoại

Theo cuốn Báo chí và thông tin đối ngoại do Lê Thanh Bình chủ biên

có đề cập đến khái niệm thông tin đối ngoại như sau: “Thông tin đối ngoại là

Trang 6

hoạt động thông tin ra nước ngoài của một nhà nước, là hoạt động thông tin trong lĩnh vực đối ngoại”.

“Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng – Văn hóa, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng và nhiều phương thức truyền thông khác Trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng là phương tiện cơ bản nhất, hướng tới nhóm công chúng quốc tế nhằm làm cho các quốc gia, người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu thêm về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người, chủ trương, chính sách và thành tựu, tiềm lực, lợi thế của Việt Nam”

Mục tiêu của hoạt động thông tin đối ngoại là đem lại sự hiểu biết, tin cậy, sẵn sàng hợp tác, trao đổi có hiệu quả về nhiều mặt đời sống xã hội với các quốc gia, vùng lãnh thổ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài… Việc hợp tác này phải dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, pháp luật các nước tham gia vào mối quan hệ và vì mục đích hòa bình, các bên đều có lợi và sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới

1.1.2.2 Báo chí đối ngoại

Báo chí làm công tác thông tin đối ngoại hay báo chí đối ngoại được hiểu là báo chí thực hiện công tác đối ngoại bằng thông tin, thực hiện trên mặt trận truyền thông

Ở Việt Nam cụm từ báo chí đối ngoại được xuất hiện trong Danh mục các nhóm nhiệm vụ và đề án thông tin đối ngoại (Ban hành theo quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 – 2020 Danh mục này đã nêu ra nhiệm vụ “xây dựng kênh phát thanh – truyền hình đối ngoại” [3, tr.219]và “Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại” [3, tr.220] Tuy ở những văn bản này không để cập cụ thể đến khái niệm “báo chí đối ngoại” nhưng từ việc xây dựng các kênh báo chí, hệ thống báo chí đối ngoại

ta có thể hiểu báo chí đối ngoại là một công cụ nhằm thực hiện công tác thông tin đối ngoại

Trang 7

Thông tin đối ngoại có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trong bối cảnh thông tin bùng nổ, toàn cầu hóa đa dạng như hiện nay, khi những luồng

tư tưởng văn hóa đang đan xen, tác động nhiều mặt đến hình ảnh của nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế thì nhiệm vụ đối ngoại càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của báo chí

Nếu như trước đây, báo chí đối ngoại được hiểu là những cơ quan báo chí chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, thì hiện nay trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet, các cơ quan báo chí nhất là báo điện tử đều đang thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại Báo chí chuyên trách về thông tin đối ngoại có vị trí nòng cốt, các cơ quan báo chí khác thì tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích và định hướng thông tin trong các trường hợp cụ thể để tuyên truyền

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về báo chí đối ngoại

Hệ thống chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước ta không đề cập riêng biệt vấn đề báo chí đối ngoại nhưng trong những văn bản liên quan

có nhắc đến vai trò của bộ phận báo chí này:

Tại nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nêu ra 9 nhiệm

vụ chủ yếu, trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của đài phát thanh, truyền hình và Internet; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của các chương trình này Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở ngoài nước Xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục

vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ quốc Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gửi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục

vụ cộng đồng.”

Trang 8

Chỉ thị số 26/CT- TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong hoạt động thông tin đối

ngoại “Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng, nâng cao thời lượng, chất lượng phát sóng, cải tiến mạnh mẽ nội dung các chuyên mục và cách thức thể hiện phù hợp với các đối tượng, địa bàn nước ngoài Thông tấn xã Việt Nam, Báo nhân dân, báo Quân đội nhân dân, các đài, báo ở Trung ương, và địa phương… tăng cường chất lượng thông tin”

Trong danh mục các nhóm nhiệm vụ và đề án thông tin đối ngoại (Ban hành kèm theo quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013- 2020), tại mục III – Hoạt động quảng bá

giới thiệu hình ảnh Việt Nam có nêu rõ:

“1 Đẩy mạnh công tác xuất bản phục vụ thông tin đối ngoại và quảng

bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài

5 Sản xuất các ấn phẩm, các chương trình truyền hình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh các mặt, nét văn hóa đặc sắc của các địa phương

7 Làm phim, xuất bản sách và các ấn phẩm về các chủ đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ở Việt Nam

14 Tăng cường hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí có uy tín trong khu vực và thế giới; tạo điều kiện thuận lợi để phóng viên nước ngoài đến thăm và làm phim, viết bài, đưa tin về Việt Nam; hỗ trợ kiều bào trong các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước”

Ngày 19/2/2016, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã ban hành Hướng dẫn số 01-HD/BTGTW về

Trang 9

việc hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại năm

2016, trong đó có đề cập đến hoạt động báo chí đối ngoại như sau:

“Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016

8 Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan thông tấn, báo chí trong triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại Lựa chọn, xác định một số cơ quan thông tin đối ngoại chủ lực để tập trung ưu tiên nguồn lực tài chính, con người Tận dụng tốt các kênh song phương và đa phương để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong các vấn đề quan trọng của đất nước

Tổ chức thực hiện

3 Các cơ quan thông tấn, báo chí

- Đổi mới phương thức hoạt động thông tin đối ngoại, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các báo lớn, có uy tín của nước ngoài Ưu tiên

mở rộng, nâng cấp, phát triển các kênh tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, Trung Quốc, Lào, Khmer,

- Khai thác thông tin từ thế giới vào Việt Nam phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Tránh đưa các thông tin quốc tế thiếu kiểm chứng, giật gân, câu khách có thể làm ảnh hướng tới hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, quan hệ của Việt Nam với các nước khác

- Nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của tuyến tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam; chú trọng thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong các lĩnh vực biên giới, biển, đảo; tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền

- Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí chủ lực trong việc lan tỏa thông tin tích cực về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới; từng bước đầu tư xây dựng các kênh đối ngoại mang tầm khu vực theo mô hình hiện đại; phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương,

Trang 10

Ban Chỉ đạo Trung ương về Công tác thông tin đối ngoại và các cơ quan, đơn

vị liên quan trong việc sản xuất các sản phẩm thông tin đối ngoại và tổ chức Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại thường niên.”

II THỰC TIỄN VAI TRÒ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

2.1 Những kết quả đã đạt được

Quảng bá hình ảnh đất nước con người là một nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế toàn diện trên mọi lĩnh vực Những năm qua, báo chí đã có vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế Có thể kể đến những cơ quan báo chí đối ngoại như Truyền hình đối ngoại VTV4, VTC10;

Hệ phát thanh đối ngoại VOV5; Các báo đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam như Báo Vietnam News, Báo Le Courrier du Vietnam, Báo điện tử Vietnam Plus, Báo Ảnh Việt Nam Hiện có 52 văn phòng thường trú ở nước ngoài của 4 cơ quan, bao gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân và Đài Truyền hình Việt Nam

Ngoài ra còn có gần 100 cơ quan đại diện Việt Nam đang hoạt động trên các châu lục, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra quốc tế Đặc biệt tại các sự kiện quốc tế, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã thực hiện tốt nhiệm vụ TTĐN trên cả hai phương diện: chuyển tải hình ảnh, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài; đưa thông tin nước ngoài về Việt Nam

Trong hoạt động báo chí đối ngoại, nổi bật với hoạt động của thông tấn

xã Việt Nam (TTXVN), với nhiều ấn phẩm, hoạt động góp phần quan trọng trong công tác đối ngoại của nước ta Trong 11 tháng đầu năm 2014,Toàn Ban biên tập thông tin đối ngoại Thông tấn xã Việt Nam đã biên dịch, biên tập

Ngày đăng: 15/05/2020, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w