1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần than tây nam đá mài vinacomin

94 839 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước như hiện nay, ngành Than đang khẳng định là ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Từ chỗ sản lượng khai thác than từ 12 triệu tấn năm 2000, đến nay ngành Than đã đạt trên 42 triệu tấn. Để có thể đạt được mức sản lượng mục tiêu 80 triệu tấn vào năm 2025 và trong tương lai xa hơn nữa thì các doanh nghiệp ngành Than cần có chiến lược tận dụng cơ hội về vốn, về khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý kinh tế khi nước ta mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế.Khi nói về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khai thác than nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường, xét cho cùng cũng chính là hiệu quả của việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực mà doanh nghiệp có và có thể huy động vào sản xuất kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh doanh để đem lại lợi ích kinh cao nhất cho doanh nghiệp.Cùng với nhiều nguồn lực khác, vốn (vốn kinh doanh) là một nguồn lực hết sức quan trọng và là tiền đề để doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh. Quy mô vốn kinh doanh sẽ quyết định quy mô sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc khai thác khoáng sản, Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài Vinacomin đang từng bước khẳng định mình trên con đường phát triển. Tuy nhiên khi nguồn tài nguyên cũng như các nguồn lực khác ngày càng khan hiếm thì Công ty không chỉ quan tâm đến việc tìm nguồn huy động bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà quan trọng hơn là phải tìm mọi biện pháp quản lý vốn chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài Vinacomin, tác giả đã lựa chọn đề tài” Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài Vinacomin” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước như hiện nay, ngành Thanđang khẳng định là ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốcdân Từ chỗ sản lượng khai thác than từ 12 triệu tấn năm 2000, đến nay ngành Than

đã đạt trên 42 triệu tấn Để có thể đạt được mức sản lượng mục tiêu 80 triệu tấn vàonăm 2025 và trong tương lai xa hơn nữa thì các doanh nghiệp ngành Than cần cóchiến lược tận dụng cơ hội về vốn, về khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý kinh

tế khi nước ta mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế

Khi nói về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khaithác than nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường, xétcho cùng cũng chính là hiệu quả của việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực mà doanhnghiệp có và có thể huy động vào sản xuất kinh doanh trong điều kiện môi trườngkinh doanh để đem lại lợi ích kinh cao nhất cho doanh nghiệp

Cùng với nhiều nguồn lực khác, vốn (vốn kinh doanh) là một nguồn lực hếtsức quan trọng và là tiền đề để doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện hoạt độngkinh doanh Quy mô vốn kinh doanh sẽ quyết định quy mô sản xuất kinh doanh vàảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Chính vì vậy, việcquản lý và sử dụng vốn luôn giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc khai thác khoáng sản, Công ty

cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin đang từng bước khẳng định mình trêncon đường phát triển Tuy nhiên khi nguồn tài nguyên cũng như các nguồn lực khácngày càng khan hiếm thì Công ty không chỉ quan tâm đến việc tìm nguồn huy động

bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà quan trọng hơn là phải tìm mọibiện pháp quản lý vốn chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp mình

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh và tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin,

tác giả đã lựa chọn đề tài” Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 2

tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin” để nghiên cứu cho luận

văn thạc sỹ của mình

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở khái quát và hệ thống hoá lý luận, phân tích đánh giá thực trạngcủa doanh nghiệp đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin nhằm mụcđích đem lại hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung về vốn kinh doanh, các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Than Tây Nam ĐáMài - Vinacomin và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Côngty

Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, phạm vi nghiên cứu được giới hạn

trong Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin qua các năm 2012,

2013, 2014

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề:

- Những lý luận liên quan đến vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin qua các năm

2012, 2013, 2014

- Trên cơ sở đánh giá những hạn chế bất cập ở trên, luận văn đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Than TâyNam Đá Mài - Vinacomin nói riêng và tại các doanh nghiệp khai thác than nóichung

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn dựa trên cớ sởphương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống Các phương pháp cụthể như sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phântích các các tài liệu liên quan như sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các tài liệuthu thập tại đơn vị, các quy định của Nhà nước

- Phương pháp quan sát đối tượng: Phương pháp này sử dụng để quan sátviệc sử dụng vốn kinh doanh trong khai thác than…

- Phương pháp chuyên gia (phương pháp kinh nghiệm): Tham khảo ý kiếncủa các chuyên gia bao gồm những nhà khoa học nghiên cứu về mặt lý luận và cácchuyên gia quản lý vốn tại doanh nghiệp

- Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê và xử lý các số liệu liên quanđến kết quả kinh doanh, lao động…

- Phương pháp hệ thống: Sử dụng để tổng hợp lại số liệu sau khi tiến hànhphân tích, đưa ra kết quả đánh giá

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

- Ý nghĩa khoa học: đề tài nghiên cứu, hệ thống hoá và tổng kết những lý

luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp

- Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin, luậnvăn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của Công ty trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công

ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xãhội khác nhau và cùng với quá trình đó sản xuất kinh doanh đã trở thành hoạt động

cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacon người Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chủ thể tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh là các doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nàocũng cần phải có vốn Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dự trữ vật tư, mua sắmmáy móc thiết bị, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện ởnhiều hình thái khác nhau trong quá trình luân chuyển Vậy thế nào là vốn kinhdoanh?

Trong lý luận và thực tiễn có nhiều quan niệm khác nhau về vốn, mỗi quanđiểm nhìn nhận vốn dưới một góc độ nhất định Theo lý thuyết kinh tế cổ điển vàtân cổ điển: vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, tàinguyên, lao động, vốn)

Theo Paul Samuelson và William D Nordhaus thì: “Vốn là khái niệmthường dùng để chỉ các hàng hoá là vốn nói chung, một nhân tố sản xuất Một hànghoá làm vốn, khác với nhân tố sơ yếu (đất đai, lao động) ở chỗ: Nó là một đầu vào

mà bản thân là một đầu ra của một nền kinh tế gồm: vốn vật chất (nhà máy, thiết bị,kho hàng), vốn tài chính (tiền, chứng khoán, tín phiếu)” [14] Quan điểm này đã chochúng ta thấy rõ nguồn gốc hình thành vốn, trạng thái biểu hiện của vốn và đặcđiểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn là chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tốđầu vào của sản xuất nhưng hạn chế cơ bản của quan điểm này là chưa cho thấymục đích sử dụng của vốn

Theo Karl Marx “ Vốn (tư bản) là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là đầu vàocủa quá trình sản xuất” [7], tức là một yếu tố khi sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ

Trang 5

tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó Tuy nhiên quan niệm nàycũng mới chỉ đề cập đến phạm trù tư bản là tiền khi được dùng để mua sắm các yếu

tố đầu vào của quá trình sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư Nói cách khác, vốn luôngắn liền với hoạt động của khu vực sản xuất vật chất trực tiếp vì theo Marx chỉ cókhu vực sản xuất vật chất mới tạo ra của cải vật chất và giá trị thặng dư mà thôi

Còn David Begg thì cho rằng “vốn là các yếu tố của sản xuất và bao gồm hailoại vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn kinh doanh tồn tại ở các hình thái hiện vậtnhư giá trị của các tài sản cố định, hàng hoá, mặt bằng sản xuất kinh doanh,… vàvốn tài chính tồn tại ở các hình thái giá trị như tiền và các giấy tờ có giá trị thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp” [13]

Theo ý nghĩa kinh tế, một số quan điểm lại cho rằng: vốn kinh doanh baogồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sảnhữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đượctích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùngchất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, các lợi thế cạnh tranh như

vị trí, uy tín

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là mộtyếu tố của sản xuất, bao gồm tất cả tài sản hữu hình và vô hình, tồn tại dưới hìnhthái tiền tệ và hiện vật mà doanh nghiệp đang sử dụng để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh

Tuy nhiên, hình thái tiền tệ tạo thuận lợi cho việc tổng hợp, phân tích đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn nên xét dưới hình thái giá trị có thể cho rằng:

“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnhữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêusinh lời”

Cũng qua phân tích các quan niệm trên có thể rút ra những đặc trưng cơ bảncủa vốn kinh doanh như sau:

Thứ nhất, vốn là một hàng hoá đặc biệt và cũng được lưu thông trên thịtrường Giá cả của vốn hay chi phí sử dụng vốn là lãi suất hay mức doanh lợi kỳvọng trên thị trường

Thứ hai, vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải mọi nguồn tiền đều

là vốn Tiền tiêu dùng hàng ngày, tiền cất trữ không phải là vốn Tiền chỉ trở thành

Trang 6

vốn khi nó đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định và được đưa vào quá trìnhsản xuất kinh doanh để sinh lời Bản thân tiền cũng chỉ biến thành vốn khi nó đượctích tụ và tập trung đến một mức độ đủ lớn để có thể bỏ vào kinh doanh

Thứ ba, vốn không chỉ là tiền mà luôn luôn biểu hiện dưới các hình thái khácnhau như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính Từ đặc trưng này, khihuy động vốn vào sản xuất kinh doanh không chỉ tập trung vào huy động vốn bằngtiền mà còn phải rất chú trọng đến các tài sản có sẵn trong từng doanh nghiệp và cácgiá trị vô hình như vị trí địa lý, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế, giá trịthương hiệu

Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian, một đồng vốn ngày hôm nay khácmột đồng vốn ngày mai do sự biến động của giá cả và lạm phát nên sức mua củađồng tiền ở các thời điểm khác nhau là khác nhau

Từ các đặc trưng trên có thể coi vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề của mọiquá trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau

1.1.2.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại: vốn dài hạn vàvốn ngắn hạn

* Vốn dài hạn:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp phảimua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định, số vốn đầu tư ứng trước để muasắm, xây dựng hay lắp đặt tài sản cố định hữu hình và vô hình được gọi là vốn dàihạn của doanh nghiệp

Số vốn đầu tư ứng trước nếu sử dụng có hiệu quả nó sẽ không bị mất đi,doanh nghiệp sẽ thu hồi lại sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ củamình Mặt khác, là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố địnhnên quy mô vốn dài hạn nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô tài sản cố định từ đó ảnhhưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định

Trang 7

trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn

và chu chuyển của vốn dài hạn

+ Đặc điểm của vốn dài hạn:

Thứ nhất, vốn dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm điều này

do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuấtquyết định

Thứ hai, vốn dài hạn được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳsản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn được chialàm hai phần, một bộ phận vốn dài hạn tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cốđịnh sẽ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thứcchi phí khấu hao) Bộ phận còn lại được lưu giữ trong giá trị còn lại của tài sản cốđịnh để được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ kinh doanh tiếptheo

Thứ ba, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn mới hoàn thànhmột vòng luân chuyển

Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩmdần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảmxuống cho đến khi hết thời gian sử dụng tài sản cố định, giá trị của nó được chuyểndịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn dài hạn mới hoàn thành một vòngluân chuyển Như vậy quá trình sản xuất kinh doanh cũng chính là quá trình vậnđộng không ngừng của vốn dài hạn

Từ khái niệm và đặc điểm của vốn dài hạn ta có thể khái quát về vốn dài hạnnhư sau:

Vốn dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềtài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiềuchu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành xong một vòng tuần hoàn khi tài sản cốđịnh hết thời gian sử dụng

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong tổng vốn kinh doanh và có tính chất quyết định tới năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp, hơn nữa việc sử dụng vốn dài hạn thường gắn với các quyết địnhđầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nên trong quá trình vận động vốn dài hạn

dễ gặp rủi ro như lạm phát, hao mòn vô hình do sự tiến bộ không ngừng của khoa

Trang 8

học kỹ thuật Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả vốn dài hạn doanh nghiệp cần thựchiện các biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

* Vốn ngắn hạn:

Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, muasắm tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục

+ Đặc điểm của vốn ngắn hạn:

Phù hợp với các đặc điểm của tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn của doanhnghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sảnxuất, sản xuất và lưu thông Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn ngắn hạnluôn thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật

tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn tiền

tệ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn ngắn hạn hoàn thành một vòng luân chuyển.Quá trình vận động của vốn ngắn hạn được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp đilặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn ngắnhạn

Như vậy có thể thấy đặc điểm vận động của vốn ngắn hạn khác hẳn với vớivốn dài hạn đó là: tham gia toàn bộ và chu chuyển một lần vào giá trị sản phẩm, saumỗi chu kỳ sản xuất lại phải mua sắm lượng tài sản ngắn hạn mới và hình thành mộtvòng tuân hoàn mới

Từ khái niệm và đặc điểm của vốn ngắn hạn có thể khái quát về vốn ngắnhạn của doanh nghiệp như sau: Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là số vốn tiền tệứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, nó chuyểntoàn bộ một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra và được thu hồisau khi bán hàng đi và thu tiền về

1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm sở hữu của vốn

Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hailoại là: vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt Vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn bổ sung từ lợi nhuận và

Trang 9

các quỹ của doanh nghiệp, vốn tài trợ của Nhà nước (nếu có) Vốn chủ sở hữu thểhiện quyền tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp nên tỷ trọng của nó trong tổngnguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngượclại Nó là phần còn lại trong tổng nguồn vốn sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả.

Các khoản nợ phải trả: Là số vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từcác chủ thể khác qua vay nợ ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền vay từ phát hànhtrái phiếu và các khoản chiếm dụng tạm thời như phải trả người bán, phải trả côngnhân viên,…Doanh nghiệp được quyền sử dụng số vốn này trong một khoảng thờigian nhất định sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ

Việc huy động số vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp có thể cung ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho sản xuất kinh doanh Với sức ép vềchi phí sử dụng vốn vay và thời hạn hoàn trả vốn vay sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sửdụng vốn tiết kiệm, hiệu quả Ngoài ra, việc tranh thủ sử dụng các khoản chiếmdụng tạm thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn và nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình

Tuy nhiên, khi sử dụng số vốn này doanh nghiệp cần xem xét sự phụ thuộcvào nguồn vốn vay và chi phí sử dụng vốn Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phảicân nhắc hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay

Như vậy, sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trảgiúp doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, songtuỳ thuộc vào tình hình chung của nền kinh tế, đặc điểm ngành nghề và tình hìnhthực tế của doanh nghiệp để lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hợp lý, điều này quyết địnhtới sự thành bại của doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Khi đề cập tới vai trò của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp có thể thấy rằng vốn có tầm quan trọng đặc biệt Dù doanh nghiệpthuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào, với quy mô lớn hay nhỏ thì vốn vẫn là điềukiện đầu tiên và không thể thiếu được khi doanh nghiệp được thành lập và tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể khái quát vai trò của vốn trên các khíacạnh sau:

- Thứ nhất, vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Trang 10

Trong lý thuyết kinh tế, hàm sản xuất thông dụng được biểu diễn bằng côngthức P= f(k, l, t) trong đó k là vốn; l là lao động và t là công nghệ

Như vậy có thể thấy vốn là một trong ba yếu tố tiền đề đối với sự ra đời vàtồn tại của bất kỳ loại hình sản xuất kinh doanh nào Dù doanh nghiệp thuộc thànhphần kinh tế nào với quy mô ra sao thì vốn vẫn là điều kiện không thể thiếu đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngay từ giai đoạn đầu của quátrình sản xuất doanh nghiệp đã cần một lượng vốn nhất định để mua sắm các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất cần thiết là sức lao động (cụ thể là thuê lao động), tưliệu sản xuất (cụ thể là máy móc thiết bị; nguyên, nhiên vật liệu; công nghệ, ) Nhưvậy có thể thấy vốn không chỉ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

mà nó còn là yếu tố có tính chất quyết định đối với hai yếu tố còn lại Không có vốnthì doanh nghiệp cũng không thể đảm bảo được hai yếu tố còn lại là lao động vàcông nghệ Đồng thời quy mô của vốn càng lớn nó sẽ quyết định đến quy mô sảnxuất của doanh nghiệp

- Thứ hai, quy mô của vốn là điều kiện quyết định đến quy mô kinh doanh vànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Muốn được thành lập mọi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất địnhtheo quy định Vì thế quy mô của vốn đủ lớn là điều kiện không thể thiếu cho mỗidoanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh Trong quá trình kinh doanh, để tồn tạiphát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu

tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộngquy mô kinh doanh Điều đó đòi hỏi quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngàycàng phải được bổ sung, mở rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

- Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giáhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của mọitài sản mà doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh Trong quá trình đó, vốn kinhdoanh được luân chuyển, tham gia vào nhiều giai đoạn, nhiều khâu của quá trìnhsản xuất và được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau Kết quả cuối cùng trongsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở lợi nhuận doanh nghiệp Do

đó mức sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu

Trang 11

chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng xây dựng các giải pháp để không ngừng nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp trongsản xuất kinh doanh chính là tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu mà trực tiếp là giatăng lợi nhuận Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sửdụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồnvốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần tìm hiểu các kháiniệm có liên quan đến hiệu quả

Có thể thấy rằng “hiệu quả” là một phạm trù kinh tế có phạm vi rộng và nộihàm phức tạp Quan điểm về “hiệu quả” có thể được xem xét từ nhiều góc độ khácnhau Về góc độ lợi ích có thể phân chia thành hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị -

xã hội, hiệu quả an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sống, Về cấp độ hay phạm

vi xem xét hiệu quả như hiệu quả kinh tế quốc dân (ở tầm vĩ mô), hiệu quả ngành vàvùng lãnh thổ, hiệu quả của doanh nghiệp (ở tầm vi mô) Như vậy khi xét ở các góc

độ khác nhau thì hình thức biểu hiện và cách đánh giá hiệu quả cũng khác nhau

Khi nghiên cứu sự phát triển của các hệ thống kinh tế nói chung, người tathường quan sát mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của chúng Đây làmối quan hệ bịên chứng, nhân quả được lượng hoá theo quan hệ hàm tố mà đầu vào

là nguyên nhân được coi là biến số, còn đầu ra là kết quả được coi là hàm số Y.Theo mối quan hệ này thì thấy sự phát triển của các hệ thống kinh tế là sự kết hợpcủa hai hình thức phát triển chiều rộng và chiều sâu phù hợp với từng giai đoạn lịch

sử cụ thể Nhìn chung, khi trình độ phát triển sản xuất xã hội ở mức độ thấp, các hệthống kinh tế thường hướng vào phát triển theo chiều rộng Đặc điểm của loại hìnhphát triển này là sự gia tăng sản phẩm đầu ra chủ yếu dựa vào sự gia tăng số lượngcủa các yếu tố đầu vào như tăng diện tích đất đai, tăng lao động, tăng số lượng máymóc thiết bị, Nhưng khi các loại nguồn lực của xã hội trở nên khan hiếm, đồngthời trình độ sản xuất xã hội tiến lên ở mức cao hơn thì các hệ thống kinh tế lại thiên

về phát triển kinh tế theo chiều sâu Theo loại hình này sự gia tăng sản phẩm đầu ralại chủ yếu dựa vào sự gia tăng chất lượng đầu vào như nâng cao hiệu suất sử dụng

Trang 12

đất đai, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, hiệu suất sử dụng vốn và năngsuất lao động, Như vậy, dù với cùng một lượng đầu vào như cũ hoặc ít hơn vẫn cóthể tạo ra được một lượng đầu ra lớn hơn Sự phát triển của khoa học công nghệ làchìa khoá quyết định và đảm bảo cho loại hình phát triển theo chiều sâu

Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất:

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng và tính hữu ích củaviệc sử dụng các yếu tố chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, được xác địnhbằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào của một hệ thốngkinh tế trong một thời gian nhất định

Ở đây đầu vào và đầu ra của các hệ thống kinh tế ở các cấp độ khác nhau cónhững điểm giống và khác nhau

Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân (ở tầm vĩ mô), kết quả đầu ra đángquan tâm nhất là sản lượng của nền kinh tế, hiện nay đang được sử dụng các thước

đo chủ yếu là GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GNP (tổng sản phẩm quốc dân);đầu vào của nó là các nguồn lực hiện có như đất đai, tài nguyên, lao động, vốn,công nghệ và các nguồn lực khác,

Đối với các doanh nghiệp (ở tầm vi mô), đầu ra chủ yếu là kết quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp như tổng giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trịgia tăng, còn chi phí đầu vào bao gồm hai loại:

Loại thứ nhất là chi phí để tạo ra nguồn lực (gọi tắt là nguồn lực) như diện

tích đất đai, số lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng, số lượng vốn, lao động thuộcquyền quản lý của doanh nghiệp

Loại thứ hai là chi phí sử dụng nguồn lực (gọi là chi phí thường xuyên) là sựtiêu hao hoặc chi phí các yếu tố sản xuất như tổng giá thành, chi phí trung gian,tổng thời gian làm việc của máy, tổng số thời gian làm việc của người lao động,

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn, vì thế ở đây tác giảchỉ xem xét các yếu tố đầu ra thuộc kết quả kinh doanh và đầu vào là vốn kinhdoanh của doanh nghiệp, một loại nguồn lực có vai trò rất quan trọng đối với doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh được sử dụng nhằmthu kết quả kinh doanh cuối cùng đó là lợi nhuận, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 13

thường được đánh giá dựa trên sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn kinhdoanh bỏ ra Như vậy có thể nói :

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng vốn kinh doanh, được xácđịnh bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh và vốn kinh doanh củadoanh nghiệp

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.5.1 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đo lường hiệu quả là việc lượng hoá mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một không gian và thời gian cụ thể Công cụ để đo lường hiệu quả

là các chỉ tiêu hiệu quả Tuy nhiên, do tính phức tạp và nhiều mặt của hiệu quả nênkhông thể chỉ sử dụng một chỉ tiêu nào đó mà thường phải dùng nhiều chỉ tiêu, hợpthành hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp

Các chỉ tiêu hiệu quả thường được xác định dưới dạng thương số giữa chỉtiêu kết quả và chỉ tiêu chi phí hoặc ngược lại Bản thân kết quả và chi phí kinhdoanh cũng có thể được xác định theo nội hàm khác nhau, đó là toàn bộ kết quả vàchi phí hay chỉ là phần kết quả hoặc chi phí gia tăng (kết quả, chi phí cận biên).Việc tính toán hai loại chỉ tiêu hiệu quả dưới dạng thuận và nghịch là cần thiết vìtrong phản ánh hiệu quả chúng có giá trị như nhau nhưng về mặt phân tích lại có tácdụng khác nhau Dưới đây chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn các phương pháp đolường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các góc độ đó

+ Chỉ tiêu dạng thuận và chỉ tiêu dạng nghịch

Chỉ tiêu dạng thuận (H) được xác định bởi thương số của kết quả (Y) so vớichi phí (X), theo công thức:

H XY (1.1)

Chỉ tiêu dạng nghịch (E) được tính bằng thương số của chi phí (X) so với kếtquả (Y), theo công thức:

E YX (1.2)

Trang 14

Với tính chất là những số tương đối cường độ, hai loại chỉ tiêu này có ýnghĩa tương đương nhau về mặt phản ánh mức độ hiệu quả nhưng lại có tác dụngkhác nhau Chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận H cho biết một đơn vị chi phí đầu vào X cóthể tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra Y trong kỳ nghiên cứu Từ đó xác địnhđược tác động của tổng chi phí bỏ ra đến tổng kết quả thu được Ngược lại, chỉ tiêuhiệu quả dạng nghịch E cho biết để thu được một đơn vị kết quả Y cần phải bỏ rabao nhiêu chi phí X Theo đó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của hiệu quảđến tổng chi phí đã tiết kiệm được (hay bị lãng phí) để thu được tổng kết quả trongkỳ.

+ Chỉ tiêu hiệu quả toàn phần (bình quân) và chỉ tiêu hiệu quả biên (cậnbiên)

Chỉ tiêu hiệu quả toàn phần biểu hiện sự so sánh toàn bộ trị số kết quả và chiphí kinh doanh bao gồm phần có trước, thuộc tái sản xuất giản đơn và phần mớiđược tăng thêm thuộc tái sản xuất mở rộng Các chỉ tiêu được xác định theo côngthức (1.1), (1.2) ở trên là các chỉ tiêu hiệu quả toàn phần

Khác chỉ tiêu hiệu quả toàn phần, chỉ tiêu hiệu quả biên biểu hiện sự so sánhtrị số của phần kết quả mới với phần chi phí mới được bổ sung tăng thêm, thuộc táisản xuất mở rộng Như vậy:

- Chỉ tiêu hiệu quả biên dạng thuận (Hb) được xác định:

vị chi phí đầu vào

Các chỉ tiêu hiệu quả biên có ý nghĩa rất lớn trong việc đo lường và đánh giáhiệu quả do vai trò quan trọng của lý thuyết biên trong kinh tế học hiện đại Nó là

Trang 15

căn cứ cho việc định giá các yếu tố đầu vào cũng như cho việc phân phối sản phẩm

và thu nhập

Do vừa cần phải sử dụng chỉ tiêu dạng thuận và chỉ tiêu dạng nghịch lại vừacần phải sử dụng chỉ tiêu toàn phần và chỉ tiêu biên nên số lượng các chỉ tiêu hiệuquả sẽ rất nhiều Nên trong thực tế để đo lường và đánh giá hiệu quả đơn giản,chính xác và tập trung nêu lên được những vấn đề bản chất nhất người ta đã lược bỏ

đi các chỉ tiêu ít có ý nghĩa và chỉ chọn ra những chỉ tiêu cơ bản nhất

1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Thông thường để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp người ta chọn chỉ tiêu kết quả kinh doanh là doanh thu và lợi nhuận và chỉtiêu nguồn lực đầu vào là vốn kinh doanh, đồng thời tập trung vào hiệu quả chung

sử dụng tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

a Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt vàquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả

sử dụng tổng vốn phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sảncủa một doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời nó phản ánhchất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm cácchỉ tiêu sau:

+ Hiệu suất toàn phần của vốn kinh doanh:

Hiệu suất toàn phần

của vốn kinh doanh =

Doanh thu thuần trong kỳ

(1.5)Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ

Từ hệ số trên ta thấy, hiệu suất toàn phần vốn kinh doanh không chỉ phụthuộc vào doanh thu sản phẩm tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào sự tăng, giảm củatổng vốn kinh doanh bình quân Do đó, muốn tăng hiệu suất toàn phần vốn kinhdoanh không những phải tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải tiết kiệm vốn Hiệusuất toàn phần vốn kinh doanh càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp càng cao Có thể đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh kỳ này so với

kỳ trước hoặc với kế hoạch để thấy được xu hướng vận động của nó

Trang 16

Công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên đây được tính cho:

- Tổng số vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp (tính bình quân)

- Số vốn bình quân có thể sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Số vốn bình quân đã được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ baogồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn

+ Mức doanh lợi toàn phần của vốn kinh doanh:

Mức doanh lợi toàn phần

của vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

(1.6)Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh có thể đem lại bao nhiêu đồnglợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Đây là một trong những chỉ tiêu phân tíchquan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Mức doanh lợi toànphần của vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại Tuỳ theo tình hình doanh nghiệp, phạm vi vàmục đích phân tích mà tử số có thể chọn là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sauthuế và có thể so sánh mức doanh lợi toàn phần vốn kinh doanh kỳ này so với kỳtrước để thấy được hiệu quả sử dụng vốn

+ Suất vốn kinh doanh (toàn phần) của doanh thu:

Suất vốn kinh doanh

(toàn phần) của doanh thu =

Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

(1.7)Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệpphải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suấttoàn phần vốn kinh doanh, chỉ tiêu này càng giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Suất vốn kinh doanh (toàn phần) của lợi nhuận:

Suất vốn kinh doanh

(toàn phần) của lợi nhuận =

Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

(1.8)Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng lợi nhuận trong kỳ thì cần phải bỏ rabao nhiêu đồng vốn kinh doanh Suất vốn kinh doanh của lợi nhuận càng nhỏ thìhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Hiệu suất biên của vốn kinh doanh:

Trang 17

Hiệu suất biên của vốn

Mức tăng của tổng doanh thu thuần

trong kỳ

(1.9)Mức tăng của tổng vốn kinh doanh bình

quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết khi tăng thêm một đồng vốn kinh doanh thì được thu tăngthêm mấy đồng doanh thu trong kỳ Hiệu suất biên càng cao thì hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tăng thêm của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Mức doanh lợi biên của vốn kinh doanh:

Mức doanh lợi biên

của vốn kinh doanh =

Mức tăng của tổng lợi nhuận sau thuế

trong kỳ

(1.10)Mức tăng của tổng vốn kinh doanh bình

quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đồng vốn kinh doanh thì được tăngthêm mấy đồng lợi nhuận trong kỳ Mức doanh lợi biên càng cao thì hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh tăng thêm của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Suất vốn kinh doanh biên của doanh thu:

Suất vốn kinh doanh

biên của doanh thu =

Mức tăng của tổng vốn kinh doanh bình

quân trong kỳ

(1.11)Mức tăng của tổng doanh thu thuần trong

kỳChỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm một đồng doanh thu cần phải tăng thêmmấy đồng vốn kinh doanh Suất vốn kinh doanh biên doanh thu của doanh nghiệpcàng giảm thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

+ Suất vốn kinh doanh biên của lợi nhuận:

Suất vốn kinh doanh biên

của lợi nhuận =

Mức tăng của tổng vốn kinh doanh bình

quân trong kỳ

(1.12)Mức tăng của tổng lợi nhuận sau thuế

trong kỳChỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm một đồng lợi nhuận cần phải tăng thêmmấy đồng vốn kinh doanh Suất vốn kinh doanh biên lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 18

càng giảm thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng thêm của doanh nghiệp càngcao và ngược lại.

Trong cơ chế thị trường khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, ngoài việc dùngcác nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn kinh doanh còn dùng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

sử dụng vốn theo bộ phận của vốn kinh doanh như vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn nhưng có thể áp dụngcác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với vốn dài hạn bình quân như sau:

+Hiệu suất toàn phần vốn dài hạn:

Hiệu suất toàn phần vốn

Doanh thu thuần trong kỳ

(1.13)Vốn dài hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn dài hạn tham gia tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Hiệu suất toàn phần vốn dài hạn càng cao thì hiệu quả sử dụngvốn dài hạn càng cao và ngược lại

+ Mức doanh lợi toàn phần vốn dài hạn:

Mức doanh lợi toàn phần

vốn dài hạn =

Lơi nhuận sau thuế trong kỳ

(1.14)Vốn dài hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn dài hạn càng cao vàngược lại

+ Suất vốn dài hạn của doanh thu:

Suất vốn dài hạn của

Vốn dài hạn bình quân trong kỳ

(1.15)Doanh thu thuần trong kỳ

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất toàn phần vốn dài hạn Nó phảnánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn dài hạn Chỉ tiêu nàycàng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn dài hạn càng cao

Các chỉ tiêu còn lại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cũng giống nhưđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

c Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn ngắn hạn

Cũng như các chỉ tiêu tính toán đối với vốn kinh doanh, vốn dài hạn các chỉtiêu tính toán đối với vốn ngắn hạn bao gồm:

Trang 19

+Hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn:

Hiệu suất toàn phần vốn

Doanh thu thuần trong kỳ

(1.16)Vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn ngắn hạn tham gia tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả

sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Mức doanh lợi toàn phần vốn ngắn hạn:

Mức doanh lợi toàn phần

vốn ngắn hạn =

Lơi nhuận sau thuế trong kỳ

(1.17)Vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Mức doanh lợi toàn phần vốn ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Suất vốn ngắn hạn của doanh thu:

Suất vốn ngắn hạn của

Vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ

(1.18)Doanh thu thuần trong kỳ

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn Nóphản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng ngắn hạn Chỉ tiêunày càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn càng cao

Các chỉ tiêu còn lại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn cũng giống nhưđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả vốn ngắn hạn người ta cũng có thể xem xétthêm chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu trong kỳ củadoanh nghiệp

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ (1.19)

Hàng tồn kho bình quân trong kỳVòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyểntrong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời

kỳ nhất định Số vòng quay hàng tồn kho càng cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản

lý là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn

bỏ ra vào hàng tồn kho

Trang 20

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần trong kỳ (1.20)

Khoản phải thu bình quân trong kỳVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏtốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng

1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngoài việc sử dụng cácchỉ tiêu để phân tích, chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả

sử dụng vốn Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, sát thựcvới điều kiện hoàn cảnh cụ thể môi trường hoạt động của doanh nghiệp Nhìn chungcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể chiathành các nhóm sau:

a Nhóm nhân tố khách quan

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanhnhất định Môi trường kinh doanh là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tớihoạt động của doanh nghiệp Bao gồm các nhân tố sau:

+ Môi trường tự nhiên

Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nguồn tàinguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường sinh thái Các điều kiện làm việctrong môi trường tự nhiên thích hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệuquả công việc Tính chất thời vụ, thiên tai, có thể làm giảm năng suất thu hoạchcủa các doanh nghiệp nông nghiệp Kể cả doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng

có thể bị ảnh hưởng không nhỏ Đối với các doanh nghiệp khai thác mỏ do tính chấthoạt động gắn chặt với môi trường tự nhiên, các điều kiện về mỏ địa chất và phụthuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nên nhân tố này tác động mạnh mẽ tới côngnghệ khai thác, tới sản lượng khai thác và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

+ Môi trường kinh tế

Trang 21

Bao gồm các yếu tố tác động như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân,lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng tiêu thụ sản phẩm, tới mức doanh thu của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng tớinhu cầu về vốn kinh doanh Những biến động của nền kinh tế có thể gây ra nhữngrủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp không thể lường trước được Đặc biệt đốivới các nước có nền kinh tế mở thì những biến động của thị trường thương mại vàthị trường tài chính quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đối với tất cả các doanh nghiệphoạt động ở các lĩnh vực khác nhau Một ví dụ rất cụ thể về cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu trong thời gian vừa qua đã tạo ra sự ảnh hưởng mang tính chất dâychuyền với hàng loạt các tập đoàn tập đoàn kinh tế của các quốc gia như Mỹ, Anh,Pháp, Nhật Bản, dẫn tới sự phá sản và suy giảm lợi nhuận nghiêm trọng.

+ Môi trường chính trị, pháp lý

Môi trường chính trị, pháp lý đối với doanh nghiệp là hệ thống các chủtrương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Nhà nước tạo môi trường điều hành các doanh nghiệp phát triển sản xuấtkinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô của nhà nước dựa trên

cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chấp hành pháp luật, các chính sách, chế

độ của Nhà nước Chính vì vậy mà khi có bất kỳ một sự thay đổi nào trong chínhsách, chế độ hiện hành đều có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanhnghiệp Có thể rõ ràng nhận thấy, nếu như các chính sách của Nhà nước hợp lý,mang tính tích cực sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạch định chiếnlược sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại Do đó, khixây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹcác chính sách tài chính, tiền tệ, kinh tế của Nhà nước và khả năng ảnh hưởng nhưthế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng vốnsao cho đạt hiệu quả

+ Môi trường khoa học công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ là sự tác động của hệ thống các yếu tố nhưtrình độ tiến bộ của khoa học, kỹ thuật Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và

Trang 22

công nghệ mới có khả năng biến đổi quá trình sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp và tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường đó là chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm.

Trong điều kiện hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì

sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các quốc gia ngày càng lớn Doanh nghiệpmuốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được những tiến bộ của khoahọc, công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Từ đó doanh nghiệp có thể đạt kết quả tốthơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

+ Môi trường cạnh tranh

Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt Cạnh tranh có tác dụngthúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực tìm mọi cách để phát triển sản xuất kinh doanh Tuynhiên nó cũng có mặt trái là nếu cạnh tranh quá gay gắt sẽ có ảnh hưởng không tốtđến hoạt động của doanh nghiệp do mức lợi nhuận bị giảm Bất kỳ một doanhnghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh cũng phải khôngngừng đầu tư nhằm tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạgiá thành để có thể đứng vững trên thị trường Doanh nghiệp sản xuất phải dựa trênnhững nghiên cứu đầy đủ về nhu cầu thị trường để có thể đưa ra được những sảnphẩm đáp ứng được nhu cầu tối đa cho người tiêu dùng

+ Quan hệ cung cầu trên thị trường

Yếu tố cung cầu trên thị trường có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, tới hiệu quả sử dụng vốn Cung, cầu trên thị trườngảnh hưởng trực tiếp tới tối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ Theoquy luật cung, cầu nếu trên thị trường nhu cầu của khách hàng giảm xuống, sảnphẩm của doanh nghiệp tiêu thụ cũng giảm theo từ đó làm doanh thu và lợi nhuậncủa doanh nghiệp giảm, hiệu quả sử dụng vốn giảm Đồng thời yếu tố cung cầu trênthị trường cũng ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá Khi nhu cầu của một loại hànghoá nào đó trên thị trường tăng nhanh hơn sự gia tăng khối lượng sản phẩm có thểcung ứng sẽ làm giá cả tăng lên Khi giá cả đầu ra tăng có thể làm lợi cho doanhnghiệp nhưng cũng do sự biến động về giá có thể cũng làm cho doanh nghiệp gặpkhó khăn trong việc kinh doanh với nguyên nhân là có thể giá đầu vào cũng tăng

Trang 23

hoặc do giá tăng nên tác động ngược lại làm cho cầu giảm xuống ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Như vậy, việc dự đoán được một cáchtương đối chính xác cung, cầu của thị trường trong tương lai là một điều vô cùngcần thiết đối với các doanh nghiệp.

b Nhóm nhân tố chủ quan

Ngoài các nhân tố mang tính chất khách quan nói trên, còn rất nhiều cácnhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp cũng tác động tới hiệu quả vốnkinh doanh của doanh nghiệp

+ Ngành nghề, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố này tạo điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho

sự phát triển của doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại Ảnh hưởng của tính chấtngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô, cơ cấuvốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luânchuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả do đó ảnh hưởngtới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Với ngành nghề kinh doanh mà doanhnghiệp lựa chọn cùng với chiến lược kinh doanh đã vạch ra bao giờ chủ doanhnghiệp cũng cần phải giải quyết những vấn đề về tài chính như:

- Xác định nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Cơ cấu vốn và phương thức huy động vốn hợp lý, doanh nghiệp cần xemxét chi phí sử dụng vốn để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sởhữu doanh nghiệp

- Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào cho hợp lý, mức độ hiện đại so vớiđối thủ cạnh tranh đến đâu

Ngoài ra qua ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp còn có thể tự xác địnhđược mức độ lợi nhuận sẽ đạt được, khả năng chiếm lĩnh phát triển thị trường trongtương lai, sự đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, để có kế hoạch bố trínguồn lực cho phù hợp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tổng thể các mục tiêunhiệm vụ, sách lược trên các mặt thị trường, sản phẩm, phương châm kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp xác định được chiến

Trang 24

lược kinh doanh sẽ đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả, gia tăng lợi nhuận vàđứng vững trên thị trường.

+ Trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

- Trình độ quản lý vốn

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiêp Ngoài việc huy động vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành bìnhthường, đồng thời đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô hay đầu tư chiều sâu thì vớilượng vốn nhất định, doanh nghiệp phải phân bổ số vốn này đầu tư vào tài sản ngắnhạn, tài sản dài hạn một cách hợp lý, hiệu quả Để có thể làm được điều này cácdoanh nghiệp cần phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, chất lượng thẩm định

dự án đầu tư có tác động lớn tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việc lựa chọn

dự án đầu tư không phù hợp và đầu tư vốn vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫnđến tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp

- Nhân tố con người

Đây cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Con người được đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng laođộng trong doanh nghiệp

Trước hết là trình độ quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp Vai trò củangười lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh rất quan trọng Một nhà lãnh đạo không

có trình độ quản lý sẽ không có phương án sản xuất hiệu quả, không bố trí hợp lýcác khâu các giai đoạn sản xuất, gây lãng phí về nhân lực, vốn và vật tư, Điều này

sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốnnói riêng Trình độ quản lý của nhà lãnh đạo giỏi thể hiện ở sự kết hợp một cách tối

ưu và hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu nhữngchi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại sự tăngtrưởng và phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Trình độ tay nghề của lực lượng lao động thể hiện ở khả năng tìm tòi sángtạo trong công việc, cải tiến sáng kiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao độnggóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Khả năng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Trang 25

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như ngày nay, nó đangtrở thành một nguồn lực quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.Khả năng đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại nóichung là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợpthị hiếu, chất lượng cao đồng thời có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảmtiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế cho phép doanhnghiệp tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

+Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt mà yếu tố quantrọng nhất là chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trong lòng khách hàng Do vậy,thương hiệu, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến khẳngđịnh sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp Vấn đề xây dựng và khẳng địnhthương hiệu sản phẩm cũng chính là khẳng định sự sống còn của doanh nghiêp, nó

có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và phát triển nhưhiện nay

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Nhưng những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp vẫnđược coi là những nhân tố quan trọng nhất, bởi vì do cùng một môi trường kinhdoanh chung, tức là có cùng các thuận lợi và khó khăn như nhau thì việc một doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả hay không, sức cạnh tranh có cao hơn so với các doanhnghiệp khác hay không là tuỳ thuộc vào chính sự nỗ lực của bản thân doanh nghiêp

đó Đối với các nhân tố mang tính chủ quan doanh nghiệp hoàn toàn có thể rút kinhnghiệp, sửa chữa và khắc phục những khuyết điểm để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn; trong khi đối với các nhân tố mang tính chất khách quan thì doanh nghiệp chỉ

có thể dự đoán và tiến hành phòng ngừa cũng như khắc phục ở một mức độ nhấtđịnh nào đó Chính vì vậy, những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cố gắng vàchủ động xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng vốn sẽ góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn chứ không phải chỉ trông chờ và giải thích sự yếu kém củamình là do các nguyên nhân khách quan

1.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một số doanh nghiệp nước người và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 26

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế đang trở thành một xu thếtất yếu để tồn tại và phát triển Các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức đượcrằng bước vào cuộc chơi toàn cầu nghĩa là họ phải chiếm lĩnh được thị trường nộiđịa, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng thịtrường, Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế là hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu,năng lực quản lý kinh doanh hạn chế, tình trạng doanh nghiệp làm ăn “chụp giật”còn phổ biến Hệ quả là, tuy có sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, nhưng thờigian qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và bị loại ra khỏi thị trường.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi kinhnghiệm sử dụng nguồn lực của các quốc gia đi trước để từ đó rút ra những bài họccần thiết cho mình Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả giới thiệu kinhnghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới để chúng ta có thể họctập

1.2.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản:

Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, mặc dù điều kiện tự nhiên không thuậnlợi song với ý chí vươn lên mạnh mẽ - Nhật Bản giờ đây đã trở thành cường quốckinh tế lớn trên thế giới Có thể khái quát một số yếu tố chính làm nên sự thànhcông của các doanh nghiệp Nhật Bản như sau:

- Phát huy tính tích cực của người lao động

Các doanh nghiệp Nhật Bản quan niệm nguồn lực quan trọng trong kinhdoanh là con người, đây là nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng

và phát triển bền vững của doanh nghiệp Do đó, họ cố gắng tạo điều kiện, môitrường làm việc thuận lợi cho người lao động, thúc đẩy họ bằng đào tạo, sẵn sàngcho mọi người tham gia vào quyết định công việc theo nhóm hoặc từ dưới lên.Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sángkiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó bởi vì đó là điều cốt yếu khiếnmọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác Một doanhnghiệp sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ

có thể đóng góp Bài học thành công của các công ty Nhật Bản như Toyota, Honda,Panasonic, cho thấy họ rất coi trọng từng chủ thể trong công ty, kể cả đối vớinhững vị trí thấp nhất Chủ tịch Tập đoàn có thể xuống thăm trực tiếp nhà xưởng,

Trang 27

lắng nghe ý kiến đóng góp của các công nhân và biểu dương họ trước các đồngnghiệp Chính vì vậy, trong khi tỷ lệ tham gia các chương trình đóng góp ý kiến ở

Mỹ chỉ chiếm 10% lực lượng lao động thì ở Honda tỷ lệ này là 42%, với 16.000 ýkiến mỗi năm

- Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo

Các doanh nghiệp Nhật Bản đều nhận thức được rằng phải coi thị trường làtrung tâm, mọi hoạt động đều phải hướng tới khách hàng Điều này đã thể hiện rấtsớm trong phong cách và đường lối kinh doanh của doanh nhân Nhật Bản Cácdoanh nghiệp lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanhnghiệp mà đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng sự liên kết giữachúng thì rất đa dạng và hiệu quả Đó là sự liên kết ngang giữa các công ty trongmột công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăngkhả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ tầm cỡ quốc tế Nhưngdưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (loại vừa và nhỏ) liên kết theo chiềudọc nhằm phát huy lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác tiềmnăng của thị trường nội địa, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ và uyển chuyểnthích nghi khi có biến động kinh tế Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phầnchéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cungứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự, Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượngthỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kếthợp hài hòa các lợi ích Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong doanhnghiệp để tăng tính cạnh tranh

- Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp

Các doanh nghiệp Nhật Bản xác định nhu cầu của thị trường luôn thay đổi,

do đó họ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường

và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng Mỗi doanh nghiệp xây dựng một chiếnlược kinh doanh cho riêng mình Các biện pháp chủ yếu mà các doanh nghiệp NhậtBản thực hiện là duy trì tăng trưởng bằng các nguồn nhân tài vật lực chắc chắn nhưbảo đảm giá bán sản phẩm ở mức thấp nhất, giảm chi phí ở mức tối thiểu; khôngngừng nâng cao chất lượng, không sợ hàng ế và thường tạo ra nhu cầu sản phẩm,thậm chí khi mức cầu giảm xuống, các công ty vẫn không những không cắt giảmhoạt động mà còn đầu tư thêm bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới

Trang 28

tiêu thụ Các doanh nghiệp Nhật cũng sử dụng triệt để lợi thế của mình Trong thờigian đầu, họ dựa vào tiền công thấp Khi chi phí tiền công phải tăng cao, họ tạo ralợi thế cạnh tranh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giáthành nhờ cải tiến kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng quy trình quản lý chất lượng.

Họ cũng không bỏ sót một biến đổi nào trong chiến thuật của đối thủ cạnh tranh:một số công ty chờ đối thủ thử nghiệm sản phẩm mới và khi khả năng thành côngsản phẩm này đã rõ ràng, họ mới đầu tư vào nghiên cứu phát triển để thâm nhập thịtrường với cùng loại sản phẩm nhưng vượt trội hơn về tính năng và chất lượng;đồng thời, triển khai sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ

- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Về ứng dụng khoa học công nghệ, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư rấtmạnh vào việc đổi mới máy móc thiết bị theo hướng hiện đại nhất ngang vớiphương Tây Cùng với đội ngũ lao động có tay nghề tương đối khá đã cho phép họtiếp thu và ứng dụng công nghệ hiện đại có hiệu quả Bên cạnh mua công nghệ trựctiếp, họ rất coi trọng lộ trình chuyển giao công nghệ bằng cách mời chuyên gia, kỹ

sư và các nhà tư vấn nước ngoài (nhất là Mỹ) làm việc ở Nhật hoặc cử chuyên gia đihọc ở nước ngoài để tìm hiểu công nghệ có triển vọng hoặc học hỏi kinh nghiệmkinh doanh ở nước ngoài để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước

Do vậy, trong thời gian ngắn, Nhật Bản đã dẫn đầu thị trường thế giới bằng

sự hiện diện của những công ty khổng lồ về các lĩnh vực xe hơi, xe gắn máy, đồng

hồ, máy chụp ảnh, dụng cụ quang học, thép, đóng tàu và đứng thứ hai về máy tính

và thiết bị xây dựng

Từ những thay đổi mang tính “đột phá” như vậy, ngày nay một lần nữa cáccông ty, tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã và đang chứng minh sức mạnh củamình với những Hitachi có doanh thu 708 tỷ USD, Sony lợi nhuận trên 110 tỷ USD,NEC có doanh thu 397 tỷ USD, Fujisu (382 tỷ USD), Toshiba (463 tỷ USD), Vànhững thành công này đã góp phần đáng kể nâng cao sức cạnh tranh và uy tín củahàng hoá, dịch vụ của Nhật Bản trên thị trường quốc tế

1.2.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Hàn Quốc:

Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế đầy ấn tượng của HànQuốc đã làm cho cả thế giới phải chú ý đến đất nước nhỏ bé bên bờ sông Hàn Cùngvới sự phát triển đó là sự ra đời của nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có những

Trang 29

doanh nghiệp đã được cả thế giới biết đến với những tên tuổi như: Hyundai,Samsung, LG, Hầu hết các doanh nghiệp lớn đó đều có xuất phát điểm là các xínghiệp, các tổ hợp nhỏ Chỉ sau vài thập niên, các xí nghiệp, tổ hợp đó đã phát triểntrở thành những tập đoàn khổng lồ và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự pháttriển kinh tế “thần kỳ” của Hàn Quốc, góp phần đưa nền kinh tế Hàn Quốc pháttriển lên đến đỉnh cao trở thành một “con rồng Châu Á” Thành quả rất đáng tự hàonày của các doanh nghiệp Hàn Quốc là kết quả của nhiều yếu tố tác động như:

- Cơ cấu tổ chức hiệu quả

Việc quản lý và điều hành ở các doanh nghiệp Hàn Quốc ví dụ như tập đoànSamsung, chủ yếu dựa trên hệ thống thứ bậc, đẳng cấp, và có lẽ đây chính là mộttrong những nguyên nhân đưa Samsung lên vị trí dẫn đầu Không ít những ý tưởngthay đổi và cải tổ bắt nguồn chính từ nhà quản lý của các công ty, điều khá hiếmthấy ở các tập đoàn thành công phương Tây

- Con người – yếu tố làm nên thành công

Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất chú trọng yếu tố con người trong kinhdoanh Tại các công ty, chế độ dân chủ, tính sáng tạo của người lao động được pháthuy rộng rãi, mọi người đều có thể nêu sáng kiến hay kiến nghị của mình Có thểnói, tác phong công nghiệp, tinh thần dân chủ, phát huy tính sáng tạo là những yếu

tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp của HànQuốc

- Chất lượng và công nghệ tiên tiến luôn được chú trọng

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt coi trọng việc áp dụng công nghệ tiêntiến, hiện đại vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.Trong giai đoạn đầu họ chủ yếu nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc thông quacác hoạt động chuyển nhượng licence từ các công ty xuyên quốc gia, phần lớn là từ

Mỹ và Nhật Bản Còn trong giai đoạn sau, các doanh Hàn Quốc lại chú trọng pháttriển năng lực công nghệ nội sinh Chính việc chú trọng áp dụng khoa học côngnghệ đã làm cho sản phẩm Hàn Quốc có sức cạnh tranh cao Các sản phẩm củanhững tập đoàn lớn như Hyundai, Samsung, LG, SK, đã xâm nhập vào cả nhữngthị trường khó tính như Mỹ, Tây Âu Nhiều sản phẩm do các doanh nghiệp HànQuốc sản xuất đã chứng tỏ không hề thua kém sản phẩm của các đối thủ cạnh tranhnhư Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới Phạm vi hoạt động

Trang 30

của các doanh nghiệp đó cũng rất rộng lớn từ sản xuất trong các lĩnh vực côngnghiệp nhẹ đến sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử ; kinh doanh dịch vụ thương mại ởkhắp các châu lục trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ La Tinh

- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gắn với thương hiệu quốc gia

Hàn Quốc là quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng bậc nhất Châu Á Cácdoanh nghiệp Hàn Quốc chú trọng nâng cao thương hiệu như một cách tạo dựng lạitài sản cho công ty mình theo hướng nhanh chóng và đơn giản nhất Ví dụ tập đoànSamsung thống nhất tên Samsung phải được nhắc đến trong mọi sản phẩm củahãng, từ tivi sang trọng như Plano, Tantus, Yepp cho tới những chiếc điện thoạibình dân nhất Vì vậy, họ đã đầu tư nghiên cứu và cải tiến để làm sao các sản phẩmcủa Samsung phải khác biệt, tạo được dấu ấn mạnh mẽ với người sử dụng Chínhviệc xây dựng thương hiệu thành công của những tập đoàn kinh tế như Samsunghay LG đã tạo ra thương hiệu chung gọi là “Hàng Hàn Quốc” Và thương hiệuchung này, đến lượt trở thành tài sản quý nhất cho các nhà sản xuất Hàn Quốc.Ngày nay, nói đến “hàng Hàn Quốc”, người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm nhỏxinh, thời trang, kiểu mẫu và màu sắc đa dạng, giá phải chăng

1.2.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Singapore

Singapore là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á có mật độ dân sốcao, nguồn tài nguyên khoáng sản không có, nông nghiệp không phát triển Tuynhiên, những năm gần đây Singapore có những bước tiến thần kỳ với tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao Ngành thương mại và dịch vụ có nhiều ưu thế ở đảo quốc sư tử,chiếm đến 40% thu nhập quốc dân

Là một trong hai mươi quốc gia nhỏ nhất thế giới nên nếu các doanh nghiệpchỉ hoạt động trong nước thì khó có điều kiện phát triển vì thị trường nhỏ hẹp,nguồn tài nguyên khoáng sản khan hiếm, Do đó, 60% doanh nghiệp củaSingapore có khuynh hướng đầu tư ra nước ngoài hoặc hướng tới hoạt động xuấtkhẩu

Một trong những kinh nghiệm mà các doanh nhân Singapore học được vàvận dụng thành công từ những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới là việc phát triển

thị trường dựa trên những điều kiện và năng lực thực tế của mình Bên cạnh đó, họ

coi trọng yếu tố môi trường kinh doanh để kiểm soát rủi ro trong quá trình bước rathị trường toàn cầu cũng như việc kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh vì theo họ

Trang 31

việc kiểm soát tài chính tồi đồng nghĩa với việc kinh doanh kém hiệu quả Cácdoanh nghiệp Singapore lấy xuất khẩu làm thước đo hiệu qủa kinh tế, thu hút vốnđầu tư nước ngoài làm nền tảng cơ sở cho tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao côngnghệ Để góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp, Chính phủ Singapore

đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợdoanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển nhưchính sách ưu đãi xuất khẩu, chính sách hỗ trợ tài chính, Thực tế đã chứng minh

sự thành công của doanh nghiệp ở đảo quốc sư tử, họ đã chủ động vươn ra thịtrường, vốn và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới Hiện nay, rất nhiều công tycủa nước này đã vươn khỏi thị trường nội địa, thậm chí khu vực và đang tiến xa hơnnữa

1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Có thể thấy rằng sự thành công trong kinh doanh của các tập đoàn kinh tế ởNhật Bản, Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore,Thái Lan, là từ chính những nỗ lực bản thân các doanh nghiệp nhưng cũng có sựgóp phần không nhỏ từ sự hỗ trợ của Nhà nước với những chính sách kinh tế tạothuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Và từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trướcchúng ta thấy rằng những nhân tố nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải học tập trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế Những bài học kinh nghiệm phổ biến, quan trọngnhất là: coi trọng chất lượng nguồn nhân lực; áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất; không ngừng đổi mới, hoàn thiện và nângcao năng lực, trình độ quản trị doanh nghiệp

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Đối với đề tài về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì có các côngtrình nghiên cứu như sau:

- Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai” (2010), Luận văn thạc

sĩ của Phạm Minh Hải; luận văn này trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng nói chung và Công ty Cổphần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai nói riêng

Trang 32

- Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongcác doanh nghiệp mỏ thuộc TKV – áp dụng cho Công ty Cổ phần than Vàng Danh”(2010), luận văn thạc sĩ của Nhâm Kiến Quỳnh; luận văn này đưa ra các giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp mỏ nói chung và của Công tythan Vàng Danh nói riêng, một công ty khai thác và chế biến than theo công nghệkhai thác than hầm lò.

- Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thanNúi Béo – TKV” (2009), luận văn thạc sĩ của Lưu Thị Thu Hà; luận văn này đề xuấtmột số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần than Núi Béo– TKV trong giai đoạn Công ty này đang chuyển công nghệ khai thác từ khai thácthan lộ thiên sang khai thác than hầm lò

Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về nâng cao hiệu quả quản lý và

sử dụng vốn kinh doanh trong các Công ty Tuy nhiên, đến nay chưa có công trìnhnào nghiên cứu độc lập về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với mộtCông ty khai thác than theo công nghệ khai thác than lộ thiên Vì vậy tác giả thấy đềtài này mang tính thời sự và cấp thiết đối với sự phát triển của đất nước hiện nay

Kết luận chương 1

Với tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giả đã đề cập trong nội dung củachương có thể thấy rằng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế đã được rất nhiềucác nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà khoa học quan tâm Có thể khái quát rằng:Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền tệ và hiện vật của toàn bộ tài sản, bao gồmtài sản hữu hình và tài sản vô hình được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời Vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọngđối với doanh nghiệp: là yếu tố tiền đề của mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp; quy mô của vốn là điều kiện quyết định đến quy mô kinh doanh vànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánhgiá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong nội dung chương 1, tác

Trang 33

giả đã đưa ra các chỉ tiêu dạng thuận và chỉ tiêu dạng nghịch để qua đó có thể đánhgiá được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn của doanhnghiệp Cũng trong nội dung của chương, tác giả còn đưa ra những nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: môi trường tựnhiên, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp lý, môi trường khoa học côngnghệ, môi trường cạnh tranh, quan hệ cung cầu trên thị trường, ngành nghề chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý và sử dụng các nguồnlực của doanh nghiệp Từ đó, tác giả đưa ra kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của một số doanh nghiệp nước ngoài và bài học cho các doanhnghiệp Việt Nam.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN TÂY NAM ĐÁ MÀI

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - VINACOMIN

Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài mà tiền thân là Công trường tận thuthan trôi được thành lập từ 12/4/1962 theo QĐ số 55 QĐ/UB ngày 10/3/1962 củaUBND tỉnh Quảng Ninh, có tên gọi là Công trường Than nhặt, trụ sở đặt tại PhườngCẩm Sơn - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Khi mới được thành lập Côngtrường có nhiệm vụ chủ yếu là tận thu các nguồn than rơi vãi tại các khu vực bãithải và các khe suối thuộc các mỏ lớn thải ra như: Mỏ Than Cọc 6, Mỏ Than ĐèoNai, Mỏ Than Cao Sơn bằng nguồn lao động thủ công

Đến năm 1986 UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định chuyển Công trường Thantrôi thành Xí nghiệp Than Cẩm Phả trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh Xínghiệp có nhiệm vụ khai thác, sản xuất chế biến và tiêu thụ than với quy mô sảnxuất kinh doanh vừa và nhỏ Mức sản lượng tăng trưởng đều trong các năm 1986đến 1998 từ 3 đến 13 vạn tấn/năm Xí nghiệp từ một đơn vị trực thuộc Sở Côngnghiệp Quảng Ninh đã trở thành một Doanh nghiệp trực thuộc Công ty Than QuảngNinh - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam

Ngày 1/10/1999, Xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành Than được chọn thíđiểm theo chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp được cổ phầnhoá thành Công ty Cổ phần (Theo QĐ số 42 /1999 QĐ BCN ngày 16/7/1999)

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài

Tên giao dịch quốc tế: TAYNAMDAIMAI STOCK COAL COMPANYTên giao dịch quốc tế viết tắt: TANADACOAL

Trụ sở chính : Phường Cẩm Sơn, Thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

Telephone : 0333.862.229

Fax : 0333.860.641

Tài khoản : 102010000224099 – Ngân hàng Công thương Cẩm Phả

- Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài là Doanh nghiệp cổ phần, đơn vịthành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam có tư cáchpháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập

Trang 35

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty

a Chức năng:

Hiện nay Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài là bộ phận cấu thành trong

hệ thống tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản ViệtNam (VINACOMIN) Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và là công tycon của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Công ty có con dấuriêng, được mở tài khoản VND và ngoại tệ tại Ngân hàng và tại Kho bạc Nhà nướctheo quy định của pháp luật

Chức năng chủ yếu của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài là sản xuất vàcung ứng than cho các ngành công nghiệp khác như điện, xi măng, phân bón, giấy

và nhu cầu tiêu dùng than của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu

b Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài là sản xuất kinhdoanh than theo công nghệ khai thác than lộ thiên Là một thành viên của Tập đoànCông nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ

do Tập đoàn giao như:

- Quản lý tài nguyên, khai thác và tiêu thụ than theo hợp đồng phối hợp kinhdoanh Ngoài ra, Công ty phải tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật theo quyđịnh của Nhà nước

- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu nhâp ổnđịnh cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách nhànước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh

- Bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, khai trường của Công ty, đảm bảomôi trường sinh thái và quản lý khu vực khai thác tránh thất thoát tài nguyên quốcgia

c Ngành nghề kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản;

- Xây dựng các công trình mỏ, công trình công nghiệp và dân dụng;

- Vận tải đường bộ, đường thuỷ và đường sắt;

Trang 36

- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sảnphẩm cơ khí, sản phẩm đúc;

- Quản lý khai thác cảng, bến thuỷ nội địa;

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá phục vụ sản xuất và đờisống;

- Sửa chữa thiết bị, điện máy chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sắt,đường mỏ, đường bộ;

- Gia công cấu kiện kim loại, chế tạo các sản phẩm cơ khí;

- Thiết kế chế tạo thiết bị, phụ tùng máy mỏ, thiết bị băng tải, thiết bị chịu áplực

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin

Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài có cơ cấu tổ chức quản lý tương đối

ổn định, phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn và của Công ty Để đảmbảo Công ty luôn vững mạnh và phát triển, Công ty đã liên tục rà soát, sắp xếp lạilao động, sát nhập một số phòng ban chức năng Bộ máy quản lý được tổ chức xâydựng theo kiểu trực tuyến, chức năng này nhằm phát huy vai trò tham mưu, tư vấncủa bộ phận chức năng cho bộ phận trực tuyến nhằm đưa ra các quy định đúng đắn.Trong thực tế sản xuất mỗi hình thức tổ chức trên đều khá phức tạp đòi hỏi trình độquản lý vừa sâu vừa rộng của giám đốc Giám đốc Công ty thực hiện chỉ đạo vàđiều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các hoạt độngsản xuất Các phòng ban theo chức năng được phân công nhiệm vụ điều hành, giámsát các quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đến từng phân xưởng, côngtrường, đồng thời làm tham mưu cho Giám đốc để Giám đốc có những quyết địnhđúng đắn kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông

có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền ĐHĐCĐ có quyền sau:

- Thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàngnăm, các báo cáo của ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và của các kiểm toán viên

- Các quyền khác được quy định tại điều lệ

Trang 37

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phó giám đốc tiêu thụ

Phòng Bảo

vệ quânsự

Phòng Tiêu thụ

Phòng Vật tư- Kếhoạch

- Giáthành

Phòng

Tổ chức lao động

Phòng

Kỹ thuật

cơ điện

Phòng Hành chính quảntrị

Phòng Điểu khiển sản xuất

Phânxưởng vận tải 1

Phânxưởng vận tải 2

Phân xưởng

cơ điện

Phânxưởng vận tải 3

Trang 38

- Hội đồng quản trị:

HĐQT công ty bao gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm HĐQT là cơ quan

có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty

- Giám đốc điều hành: Đại diện pháp lý của Công ty, được chủ tịch hội

đồng quản trị ủy quyền, là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty hàng ngày Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ được giao thông qua hợp đồng đã ký kết giữa giám đốc và côngty

- Ban kiểm soát: Gồm 3 người, là tổ chức thay mặt cho cổ đông để kiểm

soát mọi hoạt động của công ty với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: Kiểm tra tính trungthực, hợp pháp trong hội đồng quản lý, điều hành công ty trong các sổ sách báo cáotài chính hàng năm của công ty

- Phó giám đốc kỹ thuật, sản xuất: Giúp giám đốc điều hành mảng kỹ thuật

sản xuất thuộc công ty Kỹ thuật khai thác, sủa chữa cơ điện, an toàn, nghiên cứucải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất

- Phó giám đốc kinh tế tiêu thụ: Giúp giám đốc chỉ đạo mảng chế biến, tiêu

thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Ngoài ra Công ty có các công trường, phân xưởng và các phòng ban chuyênmôn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Công ty trongquản lý điều hành và thực hiện các công việc

+ Công trường khai thác: Căn cứ vào năng lực thiết bị và nhiệm vụ được giao

có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp hàng ngày, tuần,tháng đảm bảo đúng tiến độ khoan nổ mìn bốc xúc đất đá và than nguyên khai theo

kế hoạch được giao Đồng thời thực hiện đúng yêu cầu: Năng suất, chất lượng, hiệuquả và an toàn trong sản xuất Phát huy tối đa năng lực sản xuất nhằm tối thiểu hóacác chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất

+ Các Phân xưởng vận tải: Tổ chức vận chuyển đất đá tại khai trường sản

xuất, vận chuyển than nguyên khai từ vỉa và nhập kho công trường chế biến, vậnchuyển than sạch đến nơi tiêu thụ Phối kết hợp với các bộ phận bốc xúc của côngtrường khai thác, bộ phận tiêu thụ đảm bảo đáp ứng tiến độ thi công và yêu cầu vềtiêu thụ của công ty Đảm bảo an toàn và hiệu quả, thực hiện tốt hệ số tiêu thụ thiết

bị Tổ chức đưa đón nhân viên theo các ca sản xuất

Trang 39

+ Phân xưởng Cơ điện: Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sửa chữa thường

xuyên, sửa chữa lớn cho các máy móc thiết bị, đảm bảo quy trình, quy phạm quản

lý máy móc thiết bị tối thiểu hóa thời gian ngừng việc chờ sửa chữa của máy mócthiết bị, nâng cao năng lực sản xuất

+ Phòng Kỹ thuật sản xuất- môi trường - An toàn: Tham mưu cho Giám đốc

điều hành, HĐQT Công ty xây quản lý, chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện côngtác, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn và môi trường của công ty Chịu trách nhiệm xâydựng kế hoạch khai thác trong từng kỳ kế hoạch, quy trình công nghệ khai thác, quytrình đổ thải để xác định cung độ, độ dốc vận tải hàng kỳ Giám sát thực hiện tốtcông tác an toàn bảo hộ lao động Kết hợp với phòng trắc địa nghiệm thu khốilượng mỏ thực hiện hàng tháng, quý, năm theo đúng tiến độ.Chủ trì xác nhận khốilượng các công việc phát sinh trong quá trình khai thác Đề xuất các biện phát quản

lý về công nghệ khai thác để giảm chi phí Quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ,đảm bảo kỹ thuật an toàn và hiệu quả

+ Phòng Trắc địa - Địa chất: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về toàn bộ công tác trắc địa, địa chất, ranh giới mỏ Làm công tác

đo đạc, cập nhật bản đồ địa hình, chỉ đạo, hướng dẫn cho công tác khai thác phục

vụ yêu cầu sản xuất

+ Phòng Cơ điện: Tham mưu cho Giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị,

xây dựng quản lý chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện về công tác kỹ thuật cơđiện và vận tải trong Công ty

+ Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Tham mưu cho Giám đốc điều

hành, HĐQT xây dựng quản lý chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tácchất lượng sản phẩm của Công ty Tham gia lập kế hoạch chất lượng sản phẩm cùngphòng kỹ thuật công ty Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, chất lượng sản phẩm củaCông ty từ khâu đầu khai thác đến khâu tiêu thụ sản phẩm nhẳm nâng cao giá trị vềdoanh thu, tận thu được tài nguyên tăng tỷ lệ thu hồi than sạch Thường xuyên kiểmtra giám sát người lao động trong quá trình chế biến, sàng tuyển các chủng loại thanbuộc người lao động thực hiện đúng quy trình, quy phạm trong khâu chế biến đảmbảo quy trình chất lượng than theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng chủng loại,…

+ Phòng Kế hoạch và quản trị chi phí: Tham mưu cho giám đốc điều hành,

HĐQT xây dựng, quản lý chỉ đạo hướng dẫn và thực hiện công tác kế hoạch sảnxuất kinh doanh, vật tư, nhiên liệu, kế hoạch giá thành, khoán quản trị về chi phí

Trang 40

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ tháng, quý, năm và 5năm (kế hoạch ngắn hạn, dài hạn) Soạn thảo các hợp đồng kinh tế liên quan đếnsản xuất kinh doanh Thường trực công tác khoán chi phí của Công ty…

+ Phòng Vật tư: Cung ứng, quản lý, quyết toán vật tư, nhiên liệu Trực tiếp

triển khai thực hiện: Mua vật tư nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bao gồm vật tư phụtùng thay thế sửa chữa thường xuyên, vật tư sửa chữa lớn, Mua nhiên liệu dầu mỡ,Mua thiết bị theo dự án đầu tư được duyệt, Mở sổ sách theo dõi kế hoạch kiểm trathanh quyết toán nhiên liệu, nguyên liệu vật tư cho xe máy thiết bị của Công ty.Quản lý kho vật tư phụ tùng, kho nhiên vật liệu nổ, mở sổ sách theo dõi chặt chẽđầy đủ có thẻ kho theo dõi về số lượng, chất lượng vật tư phụ tùng hàng hóa Cùngphòng kế toán tài chính thống kê làm phiếu xuất, vật tư phụ tùng hàng hóa đầy đủ,chính xác Theo dõi, báo cáo lượng tồn kho vật tư, phụ tùng để cân đối trình giámđốc để có kế hoạch nhập vật tư phụ tùng thay thế theo nhu cầu cần thiết phục vụ sảnxuất kinh doanh

+ Phòng Tiêu thụ: Tham mưu cho Giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị

công ty, xây dựng quản lý chỉ đạo thực hiện công tác tiêu thụ than của Công ty.Điều hành công tác tiêu thụ của Công ty, tìm kiếm khai thác thị trường phục vụ tiêuthụ toàn bộ khối lượng than của công ty Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từngtháng, quý, năm, chỉ đạo việc tổ chức chế biến và phân loại sản phẩm, nghiệm thusản phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm

+ Phòng Tổ chức đào tạo, thi đua: Tham mưu cho Giám đốc điều hành,

HĐQT công ty xây dựng, quản lý chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tổchức cán bộ, tổ chức sản xuất, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thi đuakhen thưởng của Công ty Chịu trách nhiệm về mặt vật chất đời sống, văn hóa, tinhthần, chế độ, chính sách, tiền lương, thưởng, các vấn đề liên quan khác đến luật laođộng

+ Phòng Lao động tiền lương: Tham mưu cho Giám đốc điều hành, HĐQT

công ty xây dựng, quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác lao động tiền lương, côngtác BHXH, BHYT, BHTN, các chế độ chính sách của người lao động và Công tác

y tế Công ty Quản lý lao động tiền lương - đào tạo, giúp việc cho giám đốc, quản

lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty Căn cứ vào trình độ năng lực, nghềnghiệp của từng người để bố trí cho phù hợp Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, nhucầu các phòng ban, phân xưởng để bố trí lao động Xây dựng các định mức lao

Ngày đăng: 26/02/2018, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ (1995), Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, UBND Tp.Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tàichính trong nền kinh tế thị trường
Tác giả: Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ
Năm: 1995
3. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc,kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
4. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính
Tác giả: Dương Đăng Chinh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
7. Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ (2009), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2009
8. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanhnghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
9. Nguyễn Duy Lạc (2009), Tổ chức nguồn lực tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức nguồn lực tài chính
Tác giả: Nguyễn Duy Lạc
Năm: 2009
10. Nguyễn Duy Lạc (2010), “Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Số 29, Tr.34-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốncủa Công ty cổ phần”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất
Tác giả: Nguyễn Duy Lạc
Năm: 2010
11. Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tàichính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
12. Đỗ Hữu Tùng (2005), Quản trị tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Tác giả: Đỗ Hữu Tùng
Năm: 2005
5. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Hữu Phước (2002), Toán Tài chính, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh Khác
6. Giáo trình kinh tế học chính trị Mac Lênin, trang 104 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w