Khóa luận tốt nghiệp ngành kế toán loại giỏi bài viết đã được đánh giá cao trong kỳ tốt nghiệp. Với nội dung phong phú và bộ chứng từ thực tế đã được sưu tầm và đưa vào dẫn chứng trong bài luận. Rất hữu ích cho các bạn sinh viên ngành kế toán tham khảo nhằm bổ sung thêm tài liệu cho bài luận văn tốt nghiệp của chính mình
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ 4
1.1 Các vấn đề cơ bản về nguyên nguyên vật liệu và sự cần thiết tổ chức kế toán nguyên nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 4
1.1.2 Sự cần thiết tổ chức kế toán nguyên nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 5
1.1.3 Yêu cầu tổ chức quản lý nguyên nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 5
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán nguyên nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 6
1.2 Phân loại và đánh giá nguyên nguyên vật liệu 7
1.2.1 Phân loại nguyên nguyên vật liệu 7
1.2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu theo nội dung và tính chất 7
1.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn gốc hình thành 8
1.2.1.3 Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích sử dụng 9
1.2.1.4 Phân loại nguyên vật liệu theo quyền sở hữu 9
1.2.2 Đánh giá nguyên nguyên vật liệu 9
1.2.2.1 Đánh giá nguyên nguyên vật liệu nhập kho 10
1.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho 11
1.2.2.2.1.Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân: 12
1.2.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) 13
1.2.2.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) 14
1.2.2.2.4 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh 14
1.2.2.2.5 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán 15
1.3 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu 16
1.3.1 Tổ chức chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng và quy trình luân chuyển phiếu nhập kho, phiếu xuất kho 16
1.3.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng 16
1.3.1.2 Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho 17
1.3.1.3 Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho 18
1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu 20
1.3.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song 20
Trang 21.3.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển 22
1.3.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư 23
1.4 Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 25
1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 25
1.4.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng 25
1.4.1.2.Tài khoản kế toán nguyên vật liệu sử dụng 26
1.4.1.3 Phương pháp hạch toán: 27
1.4.1.3.1 Hạch toán các trường hợp tăng nguyên vật liệu 27
1.4.1.3.2 Hạch toán các trường hợp giảm nguyên vật liệu 30
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 31
1.4.2.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng 32
1.4.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 32
1.4.2.3 Phương pháp hạch toán 33
1.4.3 Kế toán tổng hợp nghiệp vụ kiểm kê nguyên vật liệu 34
1.4.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng 34
1.4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng 34
1.4.3.3 Phương pháp hạch toán: 34
1.4.4 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 35
1.4.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng 35
1.4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng 35
1.4.3.3 Phương pháp hạch toán 35
1.4.4 Các hình thức sổ kế toán 36
1.4.4.1 Hình thức sổ nhật ký- sổ cái: 36
1.4.4.2 Hình thức sổ nhật ký chung: 38
1.4.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ 39
1.4.4.4 Hình thức sổ Nhật ký- Chứng từ 41
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế thị trường đã và đang mang lại những cơ hội và thách thức lớn cho cácdoanh nghiệp, đồng nghĩa là các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh được thìphải có hướng đi riêng cho mình Chính điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh Vì vậy đòi hỏidoanh nghiệp phải luôn theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tàisản ,nguồn vốn để đưa ra những kế hoạch, dự án cho từng thời kỳ như: nên sản xuấtcái gì? Số lượng bao nhiêu? Nên chọn vùng nguyên liệu ở khu vực nào? Hiệu quả sảnxuất là bao nhiêu ?
Để trả lời được những câu hỏi này cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: kếtquả sản xuất kinh doanh kỳ trước, cầu thị trường về sản phẩm, máy móc thiết bị hiệncó…… Nhưng một trong các yếu tố quan trọng nhất đó là hạch toán nguyên vật liệu
Và đối với các doanh nghiệp sản xuất, thì hạch toán nguyên vật liệu là rất quantrọng bởi các lý do sau:
Thứ nhất, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quyếtđịnh chất lượng sản phẩm đầu ra
Thứ hai, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sảnxuất, vì thế nó mang tính trọng yếu Mỗi sự biến động về chi phí nguyên vật liệu làmảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm Vì thế sử dụng tiết kiệm nguyênvật liệu là rất quan trọng
Thứ ba, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp hết sức đa dạng, nhiều chủng loại
do đó yêu cầu phải có điều kiện bảo quản thật tốt và thận trọng Việc bảo quản tốt sẽ làmột trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác quản lý sảnxuất kinh doanh
Do vật yêu cầu đặt ra là quản lý tốt nguyên vật liệu Quản lý ở đây bao gồm cócác khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ, và sử dụng Phần hành kế toán nguyên vật liệu đãgắn kết tất cả các khâu này với nhau.Điều đó cũng có nghĩa tổ chức tốt phần hành kếtoán nguyên vật liệu chính là đã gián tiếp thực hiện quản lý tốt nguyên vật liệu
Trang 4Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên qua thời gian thực tập tại
công ty cổ phần Rượu- Bia- Nước giải khát VIệt Nam em đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Rượu- Bia- Nước giải khát Việt Nam”.
2.Mục đích của đề tài
Vận dụng lý luận về kế toán nguyên vật liệu và tổ chức công tác kế toán vào thực tiễn
tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát ViệtNam để từ đó đưa ra ý kiến đề xuất hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công
ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ hệ thống sổ sách chứng từ kế toán có liên quan tới tổ chức kế toán nguyên vậtliệu tại công ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam trong tháng 12 năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, vàcác phương pháp kế toán nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, phụ lục đề tài gồm có 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuấtChương 2:Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công
ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam
Hiện tại chủng loại nguyên vật liệu tại công ty là rất lớn và mặt hàng chủ lực của công
ty là Rượu, và trong thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện nghiên cứu các loại vật tư
có liên quan tới quá trình sản xuất Rượu
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bộ phận kếtoán tại công ty Cổ phần Rượu- Bia- Nước giải khát Việt Nam và giảng viên hướng
dẫn Th.s Phạm Thị Thanh Thủy Tuy nhiên do trình độ nhận thức của bản thân còn có
Trang 5hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót vì vậy em mong nhận được sự đóng gópcủa thầy (cô) để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Trang 6BTHKQKK Bảng tổng hợp kết quả kiểm kê.
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU.
Biểu số 2.1: Kế hoạch sản xuất rượu trong tháng 12 năm 2012 tại công ty cổ phần
Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam 54
Biểu số 2.2: Bảng định mức sử dụng nguyên vật liệu trong quý IV năm 2012 tại công ty cổ phần Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam 56
Biểu số 2.3: Danh mục nguyên vật liệu sử dụng trong đề tài 60
Biểu số 2.4: Giấy đề nghị nhập kho nguyên vật liệu 89/12 63
Biểu số 2.5: Hóa đơn GTGT số 0000921 do công ty TNHH Nam Giang phát hành .64
Biểu số 2.6: Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu số 89 65
Biểu số 2.7: Phiếu nhập kho số 130 66
Biểu số 2.8: Giấy đề nghị nhập kho nguyên vật liệu số 92/12 67
Biểu số 2.9: Hóa đơn GTGT số 000924 do công ty TNHH Thành Lợi phát hành
68
Biểu số 2.10: Hóa đơn GTGT số 000923 do công ty TNHH vận tải Hà Sơn phát hành .69
Biểu số 2.11:Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu số 92 70
Trang 8Biểu số 2.12:Phiếu nhập kho số 137 71
Biểu số 2.13 : Giấy đề nghị nhập kho nguyên vật liệu số 97/12 72
Biểu số 2.14: Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu số 97 73
Biểu số 2.15: Phiếu nhập kho số 139 74
Biểu số 2.16: Giấy đề nghị nhập kho nguyên vật liệu số 102/12 75
Biểu số 2.17:Hóa đơn GTGT số 000950 do công ty TNHH Thành Lợi phát hành .76
Biểu số 2.18: Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu số 102 77
Biểu số 2.19: Phiếu nhập kho số 141 78
Biểu số 2.20: Giấy đề nghị nhập kho nguyên vật liệu số 80/12 ……81
Biểu số 2.21: Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu số 80 82
Biểu số 2.22: Phiếu nhập kho số 118 83
Biểu số 2.23: Phiếu yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu số 530 87
Biểu số 2.24: Phiếu xuất kho số 112 88
Biểu số 2.25: Thẻ kho số 145 91
Biểu số 2.26: Thẻ kho số 146 92
Biểu số: 2.27: Thẻ kho số 147 93
Biểu số 2.28: Thẻ kho số 148 94
Biểu số 2.29: Thẻ kho số 149 95
Biểu số 2.30: Bảng tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho tại công ty cổ phần Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam 97
Trang 9Biểu số 2.31: Bảng phân nhóm nguyên vật liệu 100
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT 1.1 Các vấn đề cơ bản về nguyên nguyên vật liệu và sự cần thiết tổ chức kế toán nguyên nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Một quá trình sản xuất luôn phải đủ ba yếu tố: tư liệu sản xuất, đối tượng laođộng và lao động sống Ba yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên giá trị và giá trị sửdụng cho sản phẩm mới Trong đó đối tượng lao động được hiểu là tất cả mọi vật cótrong thiên nhiên mà con người có thể tác động vào để biến đổi chúng thành những vậttrở lên có ích phục vụ cho đời sống của con người Bất cứ loại NVL nào cũng là đốitượng lao động, nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là NVL, chỉ cótrong điều kiện nhất định con người tác động có thể tác động vào biến đổi chúng thànhnhững vật phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc tái sản xuất mới được gọi là NVL
Như vậy NVL là đối tượng lao động được sử dụng kết hợp với tư liệu lao động
dưới sự tác động của sức lao động tạo nên sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL có những đặc điểm như sau:
Về mặt hình thái vật chất: NVL tham gia vào một chu kỳ sản xuất và bị biến đổi
hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên hình thái vật chất của sản phẩmlàm ra, và đó chính là giá trị sử dụng của sản phẩm mới
Về mặt giá trị: Giá trị của NVL được dịch chuyển một lần, toàn bộ vào giá trị sản
phẩm mới mà nó tạo ra Sự dịch chuyển đó hình thành nên chính giá trị của sản phẩmhay chính là giá thành phân xưởng của sản phẩm
NVL tạo nên giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới, do đó NVL là yếu tốquan trọng chủ chốt trong mọi quá trình sản xuất Như vậy, để thực hiện tốt quá trìnhsản xuất thì NVL cần được cung cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng và đúngchủng loại
Trang 111.1.4 Nhiệm vụ kế toán nguyên nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Chi phí NVL là một trong khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thànhsản phẩm Do vậy quản lý và sử dụng hiệu quả NVL là một trong những nhân tố quyếtđịnh tới sự thành công của công tác quản lý
Để công tác quản lý NVL tốt thì kế toán cần thực hiện nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tổ chức sắp xếp theo yêu cầu quản lý, tạo thành danh mục NVL
thống nhất toàn doanh nghiệp Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tìnhhình thu mua vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập-xuất-tồn kho NVL về mặt sốlượng, chủng loại, giá cả, thời hạn sử dụng nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời chủng loạiNVL cho quá trình sản xuất
Thứ hai: Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán chi tiết về NVL, mở
các sổ, thẻ kế toán chi tiết NVL để ghi chép, phân loại Tổng hợp số liệu về tình hìnhbiến động tăng giảm trong quá trình sản xuất Tính toán đúng trị giá vốn NVL xuấtdùng, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Thứ ba: Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng NVL, kiểm
tra tiến độ thực hiện kế hoạch mua NVL, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua NVL,kiểm tra việc tuân thủ các định mức tiêu hao NVL dùng vào sản xuất
Thứ tư: Tham gia kiểm kê đánh giá lại NVL tồn kho theo đúng chế độ nhà nước
quy định Lập báo cáo về NVL phục vụ cho công tác quản lý Tiến hành phân tích tìnhhình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL nhằm cung cấp đầy đủ các thông tincần thiết cho nhà quản lý
Như vậy, tổ chức công tác kế toán NVL sẽ góp phần thúc đẩy cung ứng kịpthời, đồng bộ NVL cần thiết cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng
1.2 Phân loại và đánh giá nguyên nguyên vật liệu
1.2.1 Phân loại nguyên nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp sản xuất, NVL được sử dụng với khối lượng lớn, bao gồmnhiều loại khác nhau Mỗi loại NVL lại có vai trò, công dụng, tính năng lý hóa khácnhau và thường xuyên biến động liên tục hàng ngày Để quản lý được NVL một cáchkhoa học, chặt chẽ, hợp lý doanh nghiệp cần phân loại NVL theo những tiêu thức nhấtđịnh
Trang 121.2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu theo nội dung và tính chất.
Phân loại theo tiêu thức nội dung và tính chất NVL, NVL được chia thành cácloại như sau:
Nguyên vật liệu chính: NVL chính là đối tượng lao động chủ yếu mà sau quá
trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm Như vải trongnhà máy may, sắt thép trong ngành xây dựng cơ bản……
Nguyên vật liệu phụ : Là những NVL chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, để
làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản
lý sản xuất, bao gói sản phẩm Các loại NVL này không cấu thành nên thực thể sảnphẩm như thuốc nhuộm trong nhà máy dệt, bao bì trong nhà máy sản xuất đường…
Nhiên liệu: Bao gồm các loại NVL tồn tại ở các thể rắn, lỏng, hoặc khí như:
xăng dầu, than củi, khí CO2, cung cấp năng lượng cho các phương tiện vận chuyểnmáy móc phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm
Phụ tùng thay thế: Là những NVL dùng thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải
Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những NVL được sử dụng cho công việc xây
dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp đặt và thiết
bị không cần lắp đặt, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xâydựng cơ bản
Nguyên vật liệu khác: Là loại NVL không được xếp vào các loại NVL nêu trên.
Các loại NVL này do quá trình sản xuất tạo ra như: phế liệu, NVL thu hồi…
Cách phân chia NVL theo cách này giúp kế toán sử dụng tốt tài khoản tổng hợp
và tài khoản chi tiết để có thể theo dõi và quản lý chặt chẽ
1.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn gốc hình thành
Theo nguồn gốc hình thành NVL được chia thành:
Nguyên vật liệu mua ngoài: Là những NVL mà doanh nghiệp mua từ thị trường
trong nước hoặc nhập khẩu
NVL tự sản xuất: Là những NVL do doanh nghiệp tự sản xuất ra để phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của mình
NVL từ các nguồn khác: nhận góp vốn liên doanh, nhận viện trợ…
Trang 13Theo cách phân loại này kế toán có thể quản lý về số lượng và nguồn gốc hìnhthành cho từng loại NVL trong doanh nghiệp
1.2.1.3 Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích sử dụng
Cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí NVL trên các tài khoản kế toán,
NVL của doanh nghiệp được chia thành:
Nguyên vật liệu trực tiếp: Dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Các nhu cầu như :phục vụ, quản lý
ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp
1.2.1.4 Phân loại nguyên vật liệu theo quyền sở hữu
Phân loại NVL theo quyền sở hữu bao gồm:
Nguyên vật liệu tự có: Là NVL thuôc quyền sở hữu của doanh nghiệp do mua
sắm, biếu tặng, hoặc góp vốn
Nguyên vật liệu nhận gia công chế biến: Là những NVL mà doanh nghiệp nhận
gia công giữ hộ của các doanh nghiệp khác Doanh nghiệp không có quyền sở hữucũng như tự ý sử dụng những NVL này
Tóm lại, những tiêu thức phân loại NVL tại các doanh nghiệp là không giốngnhau Nhưng hầu hết các doanh nghiệp phân loại NVL theo một trong những tiêu thứcphân loại nêu trên
1.2.2 Đánh giá nguyên nguyên vật liệu.
Đánh giá NVL là tính trị giá NVL tại một thời điểm nhất định, những nguyêntắc tính trị giá NVL được quy định tại điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/11/2001
Theo đó giá trị NVL được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thểthực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Trong đó:
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sảnxuất, kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để sản xuất hoàn thành sản phẩm
và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ những sản phẩm đó
Giá gốc NVL bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các khoản chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở thời điểm và trạng thái hiện tại
Trang 141.2.2.1 Đánh giá nguyên nguyên vật liệu nhập kho
NVL của doanh nghiệp thường được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ theotừng nguồn nhập mà trị giá gốc của NVL nhập kho được xác định khác nhau
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài.
+
Chi phí thu mua
+
Các khoản thuế không
-Các khoản chiết khấu, (nếu có)
Chi phí thu mua là chi phí vận chuyển bốc dỡ, bao bì, thuê kho bãi, hao hụttrong định mức…
Các khoản thuế không hoàn lại: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,…… Các khoản chiết khấu:chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,……
Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến:
biến
Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:
Trị giá thực tế Trị giá thực tế của Chi phí vận Chi phí gia
Trang 15Đối với NVL nhập kho do thu hồi phế liệu.
Giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồitối thiểu của phế liệu
1.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Đơn giá NVL nhập kho ở các lần nhập NVL thường khác nhau nên khi xuấtdùng NVL kế toán phải tính chính xác trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho sử dụngcho các mục đích khác nhau Việc tính toán trị giá thực tế của NVL xuất kho có thểđược tính theo nhiều phương pháp, tuỳ theo điều kiện vận dụng của từng doanh nghiệp
để có thể lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp Theo điều 13 tại chuẩn mực kế toánViệt Nam số 02 “Hàng tồn kho” có trình bày bốn phương pháp tính giá xuất kho nhưsau:
Phương pháp giá thực tế bình quân
Phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp nhập sau xuất trước
Phương pháp giá thực tế đích danh
Ngoài ra, thực tế còn có phương pháp tính trị giá NVL xuất kho như: phươngpháp giá hạch toán Tuy nhiên kế toán phải xác định giá thực tế xuất kho theo đúngphương pháp đã đăng ký và phải bảo đảm áp dụng nhất quán trong niên độ kế toán
Trang 161.2.2.2.1.Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân:
Theo phương pháp này giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ được tính theo côngthức chung sau:
Giá thực tế NVL
xuất kho
Giá đơn vị binhg quân được tính theo một trong ba dạng thức sau:
Phương pháp tính giá bình quân của cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị
bình quân =
cả kỳ dự trữ
Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Số lượng NVL tồn Số lượng NVL kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, tính toán giá trị của NVL xuất sử dụng trong kỳ tương đối chính xác Tuy nhiên lại có nhược điểm là công việc tính toán dồn vào cuối kỳ, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán
Phương pháp tính giá bình quân cuối kỳ trước:
Nội dung chính của phương pháp này là lấy giá thực tế bình quân của mỗi loại NVL tồn kho ở cuối kỳ trước làm đơn giá tính giá trị xuất kho của NVL đó trong kỳ này
Giá đơn vị
bình quân =
cuối kỳ trước
Trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước
Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước
Phương pháp này, mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của NVL trong kỳ Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả NVL kỳ này
Phương pháp tính giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kho NVL, tính lại giá thực tế NVL bình quân sau mỗi lần nhập kho và từ đó xác định giá trị NVL xuất sử dụng sau lần
Trang 17Giá đơn vị
bình quân sau
mỗi lần nhập
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thưc tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của hai phươngpháp trên, tính toán vừa chính xác, vừa kịp thời giá trị của NVL xuất trong kỳ Tuynhiên kế toán tính toán nhiều lần, tốn công sức, không phù hợp với kế toán thủ công
Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp sử dụng chương trình kế toán máy
và số lần nhập NVL trong kỳ không nhiều
1.2.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết lô NVL nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết
số nhập trước mới đến số nhập sau theo đơn giá thực tế của từng số hàng xuất Nhưvậy giá trị NVL tồn kho sẽ được tính gần với giá trị hiện tại vì được tính theo giá củacác lần nhập kho mới nhất
Ưu điểm: Áp dụng phương pháp này kế toán có thể tính được ngay trị giá vốn
NVL xuất kho từng lần xuất NVL Do vậy, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kếtoán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho
sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trênbáo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không
phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thu hiện tạiđược tạo ra bởi giá trị sản phẩm, NVL, hàng hoá đã có được từ trước khi ghi nhậndoanh thu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liêntục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc kế toán
sẽ tăng lên rất nhiều.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, sốlần nhập mỗi loại NVL không nhiều
1.2.2.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất
trước (LIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết lô NVL nào nhập sau thì sẽ được xuất trước.NVL thuộc lô nào thì lấy đơn giá mua thực tế hoặc giá thành sản phẩm xuất thực tếcủa lô hàng đó để tính trị giá cho lô NVL xuất kho
Trang 18Ưu điểm: Phương pháp này là đơn giản, dễ làm, luôn cập nhật về giá trị nhập
xuất kho NVL Theo phương pháp này, những khoản doanh thu hiện tại phù hợp vớinhững khoản chi phí hiện tại Vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của NVLđược mua ngay gần đó Đặc biệt khi giá cả thị trường có xu hướng tăng lên, phươngpháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp cho Nhà nước Vì lúc đó giá trị giá vốn hàng bán tăng lên do đó giảm lợi nhuậndẫn tới thuế thu nhập giảm
Nhược điểm: Theo phương pháp này là giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp
hơn giá trị thực tế Do đó tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng được phản ánh thấphơn thực tế Điều này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị nhìn nhận làkém hơn so với khả năng thực tế
Phương pháp này có thể áp dụng ở những doanh nghiệp ít danh điểm NVL, giá
cả NVL ổn định, tần số nhập, xuất mỗi loại không nhiều
1.2.2.2.4 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại NVL có trị giá cao, cácloại NVL đặc chủng và bảo quản theo từng lô NVL nhập kho Giá NVL xuất kho đượccăn cứ vào đơn giá của NVL nhập kho theo từng lô, không quan tâm đến thời giannhập kho
Ưu điểm: Đây là phương pháp lý tưởng nhất bởi giá trị hàng tồn kho phản ánh đúng
1.2.2.2.5 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán.
Do NVL có nhiều loại và thường xuyên biến động tăng giảm trong quá trìnhsản xuất, mà yêu cầu công tác kế toán NVL phải phản ánh kịp thời thông tin liên quantới tình hình nhập-xuất-tồn NVL Nên khi tính trị giá NVL xuất kho kế toán có thể sửdụng phương pháp giá hạch toán
Trang 19Khi áp dụng phương pháp này, số lượng tồn kho đầu kỳ và nhập kho NVLtrong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trongkỳ) như sau:
Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theocông thức:
Trị giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ+ Trị giá thực NVL nhập trong kỳ
Sau đó tính ra trị giá thực tế xuất kho:
Trị giá thực
tế NVL =
xuất kho
Trị giá hạch toán NVL xuất kho
Hệ số giá của NVL
Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà
hệ số giá NVL có thể tính riêng cho từng loại, hoặc từng nhóm NVL của doanhnghiệp Việc sử dụng giá hạch toán trong công tác kế toán sẽ giảm nhẹ công việc tínhtoán giá trị nhập, xuất NVL Áp dụng phương pháp này tạo ra những thuận lợi choviệc ghi chép kế toán chi tiết NVL tồn kho, nhưng việc tính trị giá vốn NVL xuất khokhông đảm bảo chính xác
Tóm lại, mỗi phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho nêu trên đều có nộidung, ưu nhược điểm và những điều kiện áp dụng phù hợp nhất định Vì vậy doanhnghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, khả năng trình độ của nhân viên
kế toán cũng như yêu cầu quản lý, để đảm bảo nguyên tắc tính giá nhất quán trongcông tác kế toán
1.3 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu
Công tác quản lý NVL do nhiều bộ phận cùng tham gia quản lý như: phòng kếtoán, phân xưởng sản xuất, phòng cung ứng NVL… Công tác quản lý về khía cạnh kếtoán chi tiết NVL đảm bảo cung cấp thông tin nhập-xuất-tồn từng loại NVL về hiệnvật và giá trị Kế toán chi tiết được tiến hành song song ở cả hai bộ phận là kế toán vàthủ kho Tùy theo phương pháp kế toán chi tiết khác nhau mà nhiệm vụ của kế toán và
Trang 20thủ kho khác nhau Thông thường kế toán chịu trách nhiệm ghi chép vào hệ thống sổ
kế toán chi tiết NVL, thủ kho quản lý các loại NVL theo chỉ tiêu hiện vật và có tráchnhiệm bảo quản NVL
1.3.1 Tổ chức chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng và quy trình luân chuyển phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
1.3.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng
Kế toán chi tiết NVL sử dụng hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán được banhành kèm theo QĐ 15 ngày 20/03/2006 của BTC
Các chứng từ bao gồm:
Biên bản kiểm nghiệm NVL, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu 03-VT)
Biên bản kiểm kê NVL, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu 05-VT)
Bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ ( Mẫu 07-VT)
Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn ( Mẫu 04/GTGT)
Hóa đơn GTGT (Mẫu 01GTKT-3LL)
Hóa đơn bán hàng ( Mẫu 02 GTGT-3LL)
Phiếu nhập kho ( Mẫu 01-VT)
Phiếu xuất kho ( Mẫu 02-VT)
Phiếu báo NVL còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04-VT)
Sổ chi tiết nguyên vật liệu (Mẫu S10-VT)
Sổ đối chiếu luân chuyển
Trang 21Sổ đối chiếu luân chuyển.
Bảng tổng hợp chi tiết NVL, dụng cụ, hàng hóa (Mẫu S10-DN)
1.3.1.2 Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho.
PNK là chứng từ phản ánh số lượng và trị giá NVL được nhập vào kho Tất cảcác loại NVL khi nhập kho đều phải lập phiếu nhập kho, PNK được lập cho từng kho.Sau đây thể hiện quy luân chuyển PNK tại một kho NVL
Sơ đồ 1.1 Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho.
Trách nhiệm
luân chuyển
Công việc
Người giao NVL
Ban kiểm nghiệm
Bộ phận mua hàng
Trang 226 Bảo quản và
lưu trữ
Phiếu nhập kho được luân chuyển như sau:
Bước 1: Người giao NVL (trong hoặc ngoài doanh nghiệp) lập giấy đề nghịnhập kho NVL (1 Liên) và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp chuyển tới ban kiểmnghiệm
Bước 2: Nhận được giấy đề nghị nhập kho NVL ban kiểm nghiệm tiến hànhkiểm nghiệm chất lượng, quy cách của NVL Kết thúc kiểm nghiệm, ban kiểm nghiệmlập biên bản kiểm nghiệm NVL (1 Liên) Cùng với giấy đề nghị nhập kho, hóa đơnGTGT và biên bản kiểm nghiệm chuyển tới cho bộ phận mua NVL
Bước 3: Căn cứ trên giấy đề nghị nhập kho (1 Liên), hóa đơn GTGT của nhàcung cấp và biên bản kiểm nghiệm NVL (1 Liên) được chuyển tới, bộ phận mua hànglập và ký PNK (3 Liên trong đó: Liên 1 lưu, liên 2 dùng luân chuyển, liên 3 giao chongười giao NVL) Bộ phận mua hàng chuyển PNK (2 liên cho thủ kho), giấy đề nghịnhập kho, hóa đơn GTGT của nhà cung cấp và biên bản kiểm nghiệm NVL chuyểncho kế toán HTK
Bước 4: Thủ kho nhận được PNK (2 Liên) do phòng mua hàng chuyển tới, thủkho tiến hành nhập kho, ghi số thực nhập và cùng với người giao hàng ký vào PNK.Sau đó, thủ kho giao liên 3 của PNK cho người giao hàng, liên 2 dùng ghi thẻ kho vàchuyển cho kế toán HTK
Bước 5: Kế toán HTK khi nhận được PNK do thủ kho chuyển lên và căn cứtrên các chứng từ của bộ phận mua hàng chuyển tới, kế toán tính trị giá nhập kho choNVL
Bước 6: Sau khi định khoản, phân loại chứng từ , thực hiện ghi sổ tổng hợp và
sổ chi tiết có liên quan, kế toán chuyển toàn bộ chứng từ vào lưu trữ theo đúng quyđịnh của pháp luật
1.3.1.3 Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho
PXK là chứng từ theo dõi chặt chẽ số lượng và trị giá NVL xuất kho cho sảnxuất, tiêu thụ PXK dùng làm căn cứ để toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm
Trang 23tra sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao NVL trong quá trình sản xuất Quy trình luânchuyển PXK được thể hiện trên sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.2: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho
Trách nhiệm
luân chuyển
Công việc
Người có nhu cầu sử dụng NVL
Giám đốc
và kế toán trưởng
Cán bộ phòng cung ứng hoặc
bộ phận kho
Trang 24Quy trình luân chuyển PXK như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu sử dụng NVL lập giấy đề nghị xuất kho NVL (1Liên) chuyển cho Giám đốc và kế toán trưởng
Bước 2: Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt giấy đề nghị xuất kho NVL Sau
đó chuyển giấy đề nghị xuất kho NVL cho phòng cung ứng (hoặc bộ phận kho)
Bước 3: Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho NVL chuyển tới, bộ phận cung ứng(hoặc bộ phận kho) lập và ký PXK (3 Liên trong đó: liên 1 lưu, liên 2 dùng luânchuyển, liên 3 giao cho người có nhu cầu sử dụng NVL) Giấy đề nghị xuất kho vàPXK 2 liên được chuyển cho phòng giám đốc và kế toán trưởng ký xác nhận
Bước 4: Giám đốc và kế toán trưởng ký xác nhận vào 2 liên của PXK sau đóchuyển 2 liên PXK giấy đề nghị xuất kho cho người có nhu cầu sử dụng NVL Người
có nhu cầu sử dụng NVL mang PXK, giấy đề nghị xuất kho đã có chữ ký xác nhận củagiám đốc và kế toán trưởng tới kho nhận NVL
Bước 5: Thủ kho căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho và PXK, thủ kho tiến hànhxuất kho NVL và ghi số thực xuất trên PXK Kết thúc xuất kho, thủ kho và người cónhu cầu sử dụng NVL ký vào PXK Sau đó thủ kho giao liên 3 của PXK cho người cónhu cầu sử dụng NVL, liên 2 của PXK dùng ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán HTK
Bước 6: Nhận được PXK, giấy đề nghị xuất kho của thủ kho chuyển lên, kếtoán HTK căn cứ vào phương pháp tính trị giá NVL xuất kho để ghi đơn giá xuất khocho NVL Sau khi đã định khoản, phân loại theo mục đích sử dụng, kế toán ghi sổ tổnghợp và sổ chi tiết các TK có liên quan Cuối cùng kế toán chuyển toàn bộ chứng từvào lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật
1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết NVL là theo dõi, ghi chép sự biến động nhập-xuất-tồn của từngloại NVL sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trịtừng danh điểm NVL Hiện nay, có ba phương pháp kế toán chi tiết như sau:
Phương pháp ghi thẻ song song
Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp ghi sổ số dư
Trang 251.3.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song
Trình tự kế toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song:
Tại kho: Hàng ngày nhận được PNK, PXK từ bộ phận khác chuyển tới, thủ kho
thực hiện việc nhập, xuất NVL Sau đó, thủ kho căn cứ vào PNK, PXK ghi vào thẻkho cho từng loại NVL, mỗi chứng từ nhập hoặc xuất được ghi một dòng trên thẻ kho.Sau mỗi nghiệp vụ nhập kho hoặc xuất kho thủ kho tính ra số lượng tồn trên thẻ khocủa mỗi loại NVL Sau khi ghi thẻ kho, hàng ngày hoặc định kỳ, thủ kho chuyển PNK,PXK cho phòng kế toán
Ngoài ra, thủ kho còn có nhiệm vụ thường xuyên đối chiếu giữa số lượng NVLtồn trên thẻ kho và số lượng NVL tồn kho thực tế để đảm bảo số lượng NVL tồn khotrên thẻ kho luôn trùng khớp với thực tế
Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán nhận được PNK, PXK do
thủ kho chuyển lên Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu PNK với hóa đơn GTGT của nhàcung cấp, hóa đơn vận chuyển… sau đó tính đơn giá và thành tiền cho từng PNK CònPXK kế toán đối chiếu với giấy đề nghị xuất kho, kế hoạch sản xuất, hóa đơn GTGT
do công ty phát hành… Tùy theo phương pháp tính giá NVL xuất kho, kế toán ghiđơn giá và tính trị giá xuất kho cho từng PXK Căn cứ trên các PNK, PXK đã hoàn
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợpnhập-xuất- tồn
Sổ chi tiết nguyên vật liệuThẻ kho
Kế toán tổng hợpPhiếu nhập kho
Ghi hàng ngàyGhi chú
Ghi cuối thángĐối chiếu
Trang 26thiện, kế toán ghi chép các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho vào sổ chi tiết NVL theo cảchi tiêu hiện vật và giá trị cho từng danh điểm NVL.
Cuối kỳ, kế toán tính tổng số nhập kho, tổng số xuất kho và số tồn kho cho từngloại NVL theo cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết NVL Sau đó, kế toán đốichiếu các số liệu nhập-xuất-tồn trên sổ chi tiết NVL với thẻ kho về mặt số lượng Trên
cơ sở đó kế toán tiến hành lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho NVL, sau đó tiến hành đốichiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo sự
chính xác của thông tin, có thể cung cấp thông tin thường xuyên cả về giá trị và hiệnvật của từng loại NVL nhập, xuất, tồn
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu
số lượng
Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít chủng loại
NVL, khối lượng nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên Phù hợp với trình độ
kế toán chưa cao nhưng đã được sự hỗ trợ phần mềm kế toán
1.3.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu theo phương pháp
ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
Trình tự kế toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Trình tự ghi chép của thủ kho giống như phương pháp ghi thẻ song
song
Bảng kê nhậpPhiếu nhập kho
Trang 27Tại phòng kế toán: Hàng ngày nhận được PNK, PXK do thủ kho chuyển đến
kế toán căn cứ vào chứng từ: hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, hóa đơn vậnchuyển… để tính đơn giá cho từng PNK Tùy thuộc phương pháp tính trị giá NVLxuất kho kế toán ghi đơn giá và tính trị giá xuất kho cho từng PXK, sau đó kế toánphân chứng từ làm hai loại PNK và PXK Căn cứ mỗi PNK, PXK kế toán ghi mộtdòng vào bảng kê nhập, bảng kê xuất cho từng danh điểm NVL (mỗi danh điểm NVL
có hai bảng kê là bảng kê nhập và bảng kê xuất)
Cuối kỳ, kế toán cộng cột số lượng và giá trị trên các bảng kê nhập, bảng kêxuất của các loại NVL Căn cứ vào số tổng cộng đó, kế toán ghi một dòng trên sổ đốichiếu luân chuyển cho từng loại NVL cả về hiện vật và giá trị Kế toán lập kế hoạchđối chiếu với thủ kho về hiện vật, với kế toán tổng hợp về giá trị Nếu có chênh lệch
do nhầm lẫn, phải tiến hành tìm nguyên nhân và điều chỉnh
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, khối lượng ghi chép có giảm bớt
so với phương pháp ghi thẻ song song
Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và kế toán về chỉ tiêu số lượng.
Công tác kiểm tra đối chiếu số lượng giữa thủ kho và kế toán chỉ được tiến hành vàocuối kỳ, vì vậy hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho nhà quản lý Do đó nếu có saisót khó có thể phát hiện được
Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, tình hình nhập, xuất
không nhiều, nhân viên kế toán không đủ để thực hiện ghi chép, theo dõi tình hìnhnhập xuất hàng ngày
1.3.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư.
Phương pháp ghi sổ số dư là phương pháp tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho khidoanh nghiệp tính trị giá NVL theo giá hạch toán Đặc điểm nổi bật của phương phápnày là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của kế toán với việc ghi chép của thủkho Sau đây là quy trình kế toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ số dư
Trang 28Sơ đồ 1.5 Quy trình kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu theo phương pháp ghi
:Quan hệ đối chiếu
Trình tự kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ số dư được thực hiệnnhư sau:
Tại kho: Ngoài những công việc của thủ kho giống hai phương pháp trên Định
kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ những PNK, PXK phát sinh trongngày (hoặc trong kỳ) theo từng nhóm NVL nhất định Căn cứ vào kết quả phân loạicủa PNK, PXK thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập và phiếu giao nhận chứng
từ xuất Trên phiếu giao nhận chứng từ nhập (hoặc xuất) thủ kho ghi rõ số lượng PNK(hoặc PXK), số hiệu của PNK (hoặc PXK) Các phiếu giao nhận này sau khi thủ kholập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để chuyển cho
kế toán
Cuối kỳ, thủ kho tính ra số NVL tồn trên những thẻ kho cho từng nhóm NVL.Căn cứ vào số tồn cuối kỳ trên những thẻ kho, thủ kho ghi sổ số dư về mặt hiện vật, rồichuyển sổ số dư cho kế toán NVL Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, mở theonăm
Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán xuống kho thu nhận những
phiếu giao nhận chứng từ nhập, phiếu giao nhận chứng từ xuất kèm theo PNK, PXK.Sau khi kiểm tra, đối chiếu và nhận đầy đủ chứng từ kế toán ký xác nhận vào cácphiếu giao nhận chứng từ và thẻ kho Kế toán căn cứ vào chứng từ như hóa đơn
Sổ số dư
Bảng luỹ kế nhập xuất, tồn
Kế toán tổng hợpThẻ kho
Phiếu giao nhận chứng từ xuấtPhiếu xuất kho
Trang 29GTGT, biên bản đánh giá,… để tính trị giá nhập cho từng PNK và căn cứ vàophương pháp tính trị giá xuất kho NVL để ghi đơn giá cho từng PXK Sau đó kế toántính tổng cộng số tiền của các PNK, PXK theo từng nhóm NVL và ghi vào cột số tiềntrên phiếu giao nhận chứng từ
Cuối kỳ, căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ đã được tính trị giá, kế toánghi vào cột nhập, cột xuất trên Bảng luỹ kế nhập-xuất- tồn cho từng khoảng thời giantương ứng Sau đó, kế toán tính ra số tồn cuối kỳ của từng loại NVL trên bảng kê luỹ
kế nhập, xuất, tồn
Cuối kỳ, khi nhận được sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán tính thành tiềncho từng loại NVL tồn kho Số tồn kho cuối kỳ trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn đượcđối chiếu với cột "thành tiền" trên sổ số dư
Ưu điểm: Phương pháp này tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế
toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán Ngoài ra, kế toán thường xuyên kiểm traviệc ghi chép của thủ kho nên công việc kiểm tra không bị dồn vào cuối tháng
Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị, nên muốn biết số hiện có và
tình hình tăng, giảm từng loại NVL về mặt hiện vật phải xem số liệu trên thẻ kho Điều
đó gây khó khăn cho việc đối chiếu, nếu có nhầm lẫn, sai sót thường khó phát hiện
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô
sản xuất lớn, nhiều chủng loại NVL, số lần nhập xuất nhiều, trình độ nhân viên kế toáncao
Tóm lại, mỗi phương pháp kế toán chi tiết nêu trên đều có những ưu điểm,nhược điểm riêng trong việc ghi chép, phản ánh, kiểm tra, đối chiếu số liệu Do đó,doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể như: trình độ kế toán, quy mô doanhnghiệp, chủng loại NVL, ………để lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết NVL thíchhợp
1.4 Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho của NVL trên sổ kếtoán tổng hợp và sổ chi tiết NVL Mọi biến động nhập, xuất và số lượng tồn của NVL
Trang 30đều được phản ánh trên TK 152 Vì vậy tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán, sốlượng nhập, xuất, tồn NVL có thể xác định được Ngược lại, kế toán mất nhiều thờigian tính toán.
1.4.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng.
Mọi trường hợp tăng, giảm NVL đều phải có đầy đủ chứng từ kế toán làm cơ sơpháp lý cho việc ghi chép của kế toán Các chứng từ ghi tăng, giảm NVL bao gồm cácchứng từ như sau:
Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02-BH)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)
…………
Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập đúng theo mẫu và kịp thời nhằm đảmbảo tính pháp lý để ghi sổ kế toán
1.4.1.2.Tài khoản kế toán nguyên vật liệu sử dụng
Doanh nghiệp áp dụng kế toán tổng hợp theo phương pháp KKTX để phản ánhđược số hiện có và tình hình biến động của NVL kế toán sử dụng các TK sau:
Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, tài khoản này phản ánh trị giá củaNVL mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhậpkho Kết cấu của TK 151 “Hàng mua đang đi đường như sau”:
TK 151
-Trị giá NVL đang đi đường đã vềnhập kho hoặc sử dụng ngay
-Kết chuyển trị giá thực tế NVL đãmua đang đi đường đầu kỳ (áp dụngphương pháp KKĐK)
-Trị giá NVL đã mua đang đi
đường
-Kết chuyển trị giá thực tế NVL đã
mua đang đi đường cuối kỳ (áp
dụng phương pháp KKĐK)
SDCK: Trị giá NVL mua đang đi
đường cuối kỳ chưa về nhập kho
Trang 31Tài khoản 152 " Nguyên liệu, vật liệu ": Tài khoản này dùng để phản ánh trị giáhiện có và tình hình biến động các loại NVL trong doanh nghiệp theo giá thành thực tếcủa NVL nhập kho TK 152 có kết cấu như sau:
TK 152 có thể mở thành tài khoản cấp 2, cấp 3 để kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm NVL tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, bao gồm:
TK 1521: Nguyên liệu chínhTK1522: NVL phụ
1.4.1.3.1 Hạch toán các trường hợp tăng nguyên vật liệu.
NVL tăng do mua ngoài (mua trong nước) nhập kho, dùng sản xuất sản phẩm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp 1: NVL và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp cùng về
-Trị giá vốn NVL xuất kho trong kỳ-Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểmkê
-Kết chuyển giá gốc của NVL tồn khođầu kỳ (phương pháp KKĐKK)
-Trị giá gốc NVL nhập kho trong kỳ
-Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm
Trang 32Khi NVL về công ty, nhập kho đủ Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhàcung cấp, PNK và chứng từ liên quan, định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: Tổng trị giá thanh toán
Khi NVL về tới công ty, nhập kho NVL thấy thiếu so với hóa đơn GTGT củanhà cung cấp Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, PNK và quyết định xử lýNVL thiếu, kế toán định khoản:
Nợ TK 138 (1381): Tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 152: Giá trị NVL thực nhập kho
Có TK 111, 112, 331….:Tổng giá thanh toán
Khi NVL về tới công ty, nhập kho NVL thấy thừa so với hóa đơn GTGT củanhà cung cấp, kế toán phản ánh trị giá NVL nhập kho cho số NVL ghi trên hóa đơnGTGT Nếu công ty thông báo với nhà cung cấp mua hết số NVL thừa so với hóa đơnGTGT Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp lập cho số NVL thừađịnh khoản:
Nợ TK 152: Giá trị NVL nhập kho (số NVL thừa so với hóa đơn)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán
Nếu công ty không mua số NVL thừa so với hóa đơn GTGT, kế toán căn cứ vào giáhóa đơn của số NVL thừa kế toán định khoản:
Nợ TK 002: Trị giá NVL thừa so với hóa đơn
Trường hợp DN mua NVL được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán địnhkhoản:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Trường hợp 2: NVL về trước, hóa đơn GTGT của nhà cung cấp về sau:
Khi NVL về, kế toán làm thủ tục nhập kho như thông thường và lưu PNK vàotập hồ sơ hàng chưa có hóa đơn Nếu trong kỳ hóa đơn GTGT về, kế toán hạch toán
Trang 33như trường hợp NVL và hóa đơn cùng về Nhưng nếu cuối kỳ, hóa đơn GTGT chưa
về, căn cứ vào PNK kế toán định khoản:
Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho theo giá tạm tính
Có TK 111, 112, 331….: Trị giá thanh toán (theo giá tạm tính)Sang kỳ sau, hóa đơn GTGT về kế toán điều chỉnh bút toán tạm tính theo giáthực tế bằng các cách: ghi bổ sung, ghi âm, ghi ngược bút toán nhập kho theo giá tạmtính Căn cứ hóa đơn GTGT kế toán định khoản bút toán ghi bổ sung:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (theo giá thực tế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán (theo giá thực tế)Các trường hợp thừa, thiếu, đủ NVL so với hóa đơn GTGT của nhà cung cấp,chiết khấu thanh toán được hưởng kế toán xử lý như trường hợp 1
Trường hợp 3: NVL về sau, hóa đơn GTGT của nhà cung cấp về trước.
Khi hóa đơn GTGT của nhà cung cấp về trước, kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ
sơ hàng đang đi đường Nếu trong kỳ NVL về nhập kho, kế toán căn cứ vào hóa đơnGTGT và PNK đề định khoản giống như trường hợp NVL và hóa đơn GTGT cùng về
Nếu cuối kỳ, NVL chưa về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cungcấp, kế toán định khoản:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán
Sang kỳ sau, khi số NVL về tới kho, căn cứ vào PNK kế toán định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
Các trường hợp NVL thừa, thiếu so với hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, chiếtkhấu thanh toán được hưởng, kế toán xử lý như trường hợp 1
Tăng NVL do mua ngoài (nhập khẩu) nhập kho, dùng sản xuất sản phẩm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi NVL về tới kho, căn cứ vào tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, PNK kếtoán định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Trang 34Có TK 3332, 3333: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Đồng thời, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
NVL tăng do mua ngoài (mua trong nước hoặc nhập khẩu) nhập kho, dùng sản xuất sản phẩm tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp.
Các trường hợp nhập kho cũng được hạch toán giống như NVL nhập kho dùngsản xuất sản phẩm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nhưng giá gốc củaNVL nhập kho trong các trường hợp dùng sản xuất sản phẩm không chịu thuế GTGT,tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp… bao gồm cả thuế GTGT
NVL tăng từ các nguồn khác:
Nợ TK 152: Giá trị thực tế NVL nhập kho
Có 154: Nhập kho NVL tự gia công, chế biến
Có TK 411: Nhập kho NVL do nhận góp vốn liên doanh
Có TK 128, 221, 222, 223, 228: Nhập kho do nhận lại vốn góp
1.4.1.3.2 Hạch toán các trường hợp giảm nguyên vật liệu
Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, gia công chế biến căn cứ vào PXK
và phương pháp tính trị giá NVL xuất kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 154: Giá trị thực tế NVL xuất kho gia công chế biến
Nợ TK 621: Giá trị thực tế NVL xuất kho phục vụ để chế biến sản phẩm
Nợ TK 627: Giá trị thực tế NVL xuất kho phục vụ cho sản xuất chung
Nợ TK 641: Giá trị thực tế NVL xuất kho phục vụ cho bán hàng
Nợ TK 642: Giá trị thực tế NVL xuất kho phục vụ cho quản lý DN
Có TK 152: Giá trị thực tế NVL xuất kho
Trường hợp DN xuất kho NVL đem đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dàihạn khác Căn cứ vào PXK, phương pháp tính trị giá NVL xuất kho, biên bản đánh giálại NVL, nếu giá đánh giá lại lớn hơn giá thực tế xuất kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 221, 222, 223, 228: Giá trị NVL theo giá đánh giá lại
Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho
Trang 35Có TK 711: Chênh lệch giá đánh giá lại lớn trị giá xuất kho NVL.Nếu giá đánh giá lại nhỏ hơn giá thực tế xuất kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 221, 222, 223, 228: Giá trị NVL theo đánh giá lại
Nợ TK 811: Chênh lệch giá đánh giá lại nhỏ hơn giá thực tế xuất kho
Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho
Xuất kho NVL để bán, căn cứ vào PXK và phương pháp tính trị giá NVL xuấtkho, kế toán định khoản:
Bút toán ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho
Bút toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Trường hợp mua NVL về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quycách sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết đơn vị trả lại người bán hoặc được hưởnggiảm giá Căn cứ vào hóa đơn GTGT do đơn vị phát hành (trả lại người bán) hoặc hóađơn ghi mức giá mới của nhà cung cấp (giảm giá hàng bán được hưởng), kế toán địnhkhoản:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ có ưu điểm là đơngiản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán Ngược lại, độ chính xác trị giá NVLxuất kho thường phụ thuộc vào công tác quản lý tại kho
Trang 36Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK kỳ căn cứ vào kết quả kiểm
kê thực tế cuối kỳ, để phản ánh giá trị NVL tồn kho trên sổ kế toán và từ đó tính trị giáNVL xuất dùng theo công thức sau:
Giá thực tế
NVL xuất
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế NVL nhập trong kỳ
-Giá thực tế NVL tồn cuối kỳ
Phương pháp này thường áp dụng ở đơn vị có nhiều loại NVL hàng hóa với quycách mẫu mã sản phẩm khác nhau Số lượng nghiệp vụ nhập xuất NVL nhiều, trị giáNVL nhỏ
1.4.2.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng.
Mọi trường hợp tăng, giảm NVL đều phải có đầy đủ chứng từ kế toán làm cơ sơpháp lý cho việc ghi chép của kế toán Các chứng từ ghi tăng, giảm NVL bao gồm cácchứng từ như sau:
Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02-BH)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)
…………
Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập đúng theo mẫu và kịp thời nhằm đảmbảo tính pháp lý để ghi sổ kế toán
1.4.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ mọi biến động NVL không phản ánh trênTK151, TK 152 Giá trị NVL nhập, xuất NVL hàng ngày được theo dõi, phản ánh trên
TK 611 “ Mua hàng” Kết cấu các TK như sau:
Trang 37Bên Nợ:
Ngoài TK trên, kế toán NVL còn sử dụng một số tài khoản có liên quan như:
TK 111, 112, 141, 154, 159, 222, 241, 331, 411, 621, 627, 641, 642
1.4.2.3 Phương pháp hạch toán
Đầu kỳ, kế toán kết chuyển trị giá NVL tồn kho đầu kỳ, trị giá hàng mua đang
đi đường đầu kỳ, kế toán định khoản:
Nợ TK 611: Mua hàng
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệuTrong kỳ, căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, PNK và chứng từ liênquan kế toán định khoản:
Nợ TK 611: Mua hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán
Trong kỳ, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởnghoặc trả lại NVL cho người bán, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 611: Mua hàng
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê NVL tồn kho, hàng mua đang đi đường, kếtoán tính trị giá tồn cuối kỳ và định khoản:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường
-Kết chuyển giá gốc NVL tồn kho cuối kỳ -Kết chuyển giá gốc NVL mua đang đi đường cuối kỳ
-Giá gốc NVL xuất dùng trong kỳ, NVL đã bán.
-Kết chuyển giá gốc NVL tồn kho đầu kỳ.
-Kết chuyển giá gốc NVL mua đang đi
đường đầu kỳ
-Giá gốc NVL mua vào trong kỳ, NVL đã
bán bị trả lại….
TK 611
Trang 38Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 611: Mua hàng
Cuối kỳ, tùy theo phương pháp tính trị giá NVL xuất kho, kế toán tính trị giáNVL xuất kho và định khoản:
Nợ TK 621: Trị giá NVL xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627: Trị giá NVL xuất kho dùng cho sản xuất chung
Nợ TK 641: Trị giá NVL xuất phục vụ cho bán hàng
Nợ TK 642: Trị giá NVL xuất phục vụ cho quản lý DN
Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 08-VT)
………
1.4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
Khi kiểm kê NVL, tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu là TK 152 Kết cấu TK
152 như đã trình bày phần kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thườngxuyên Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác như: TK 138, 338, 632…
Trang 39Căn cứ vào biên bản kiểm kê, nếu NVL thiếu so với kiểm kê, kế toán địnhkhoản:
Nợ TK 138 (1381): Phải thu khác
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Khi có quyết định xử lý số NVL thiếu khi kiểm kê, kế toán định khoản:
Nợ TK 1388: Phải thu khác
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 1381: Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê
1.4.4 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
Bằng chứng tin cậy về giá bán ước tính hàng tồn kho được trích lập dự phòng
1.4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Trên phương diện kinh tế việc trích lập dự phòng giúp doanh nghiệp phản ánhchính xác hơn giá trị thực của tài sản Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phílàm giảm lợi nhuận trước thuế, và từ đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp Tài khoản kế toán sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, TK này
có kết cấu như sau:
1.4.3.3 Phương pháp hạch toán.
Dự phòng giảm giá NVL là việc ước tính một khoản chi phí ghi nhận vào giávốn hàng bán khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc Trong QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/11/2001, quy định thời điểm thực hiện trích lập hoặc hoàn
TK 159 -Giá trị dự phòng giảm giá NVL
được hoàn nhập ghi giảm giá
vốn hàng bán trong kỳ
-Giá trị dự phòng giảm giá NVL đã lập
và tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
SDCK:Giá trị dự phòng giảm giá NVL
hiện có cuối kỳ.
Trang 40nhập dự phòng NVL vào cuối niên độ kế toán Trích lập dự phòng phải được trích chotừng loại NVL tồn kho
Cuối niên độ, kế toán xác định giá trị thực tế, giá trị thuần có thể thực hiện được
và số lượng của từng loại NVL tồn kho để xác định mức dự phòng phải lập cho niên
độ kế toán sau theo công thức:
Mức dự
phòng
=
SL NVL tại thời điểm
Giá gốc NVL ghi trên sổ
-Giá trị thuần
có thể thực hiện được.
Cuối niên độ kế toán, khi NVL có giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiệnđược, kế toán tiến hành trích lập dự phòng giảm giá NVL theo số chênh lệch đó
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL phải lập cuối niên độ kế toán nàylớn hơn khoản dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối niên độ kế toán trước chưa sửdụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL phải lập cuối niên độ kế toán nàynhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá NVL đang ghi trên sổ, kế toán hoàn nhập khoản dựphòng:
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632: Giá vốn hàng bánKhi xảy ra tổn thất về NVL và đã có sự trích lập dự phòng từ trước thì ghi giảmmức dự phòng đã trích Nếu chưa trích lập mức dự phòng thì ghi giảm trực tiếp vào giávốn hàng bán, kế toán định khoản:
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho