1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị metro cash carry nha trang

117 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Với những phân tích về hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng và phỏng vấn khách hàng thông qua bảng câu hỏi giúp cho chúng ta thấy rõ hơn quy trình sản xuất rau sạch của siê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- -

DƯƠNG THỊ MINH THUẬN

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ METRO CASH & CARRY NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- -

DƯƠNG THỊ MINH THUẬN

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ METRO CASH & CARRY NHA TRANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Hoàn thiện chuỗi

cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan,

có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác

Nh Tr ng th ng 9 năm 2017

Tác giả

Dương Thị Minh Thuận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các Quý Thầy Cô công tác tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh,

Cô đã có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH 11

1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 11

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng 12

1.2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 12

1.2.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 16

1.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng 17

1.2.4 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng 19

1.2.5 Thành viên chuỗi cung ứng 20

1.2.6 Các xu hướng hiện tại trong chuỗi cung ứng 22

1.3 Hoạt động của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR 24

1.4 GAP của Việt Nam 25

1.5 Sự cần thiết phải thiết lập chuỗi cung ứng nông sản an toàn 29

1.6 Sơ đồ chuỗi cung ứng chung đối với sản phẩm rau sạch 31

1.7 Truy xuất và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm 34

Trang 6

1.7.1 Truy xuất nguồn gốc 34

1.7.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc 35

1.7.3 Những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm rau sạch 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ METRO NHA TRANG 38

2.1 Metro Nha Trang 38

2.1.1 Vài nét về siêu thị 38

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của siêu thị Metro Nha Trang 39

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.4 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của siêu thị 43

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của siêu thị 45

2.2 Chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 51

2.2.1 Giới thiệu về sản phẩm 51

2.2.2 Chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang 56

2.3 Quản trị khách hàng 64

2.3.1 Công tác hoạch định chương trình bán hàng 64

2.3.2 Tổ chức quản trị nguồn hàng 65

2.3.3 Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ bán hàng 65

2.3.4 Mối quan hệ với khách hàng 66

2.4 Mối quan hệ với nhà cung cấp 67

2.5 Các chính sách Marketing đối với sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 69

2.5.1 Chính sách về chất lượng sản phẩm 69

2.5.2 Chính sách giá 69

2.5.3 Chính sách phân phối 71

Trang 7

2.5.4 Chính sách xúc tiến 72

2.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 73

2.6.1 Điểm mạnh (S) 74

2.6.2 Điểm yếu (W) 75

2.6.3 Cơ hội (O) 76

2.6.4 Thách thức (T) 76

2.7 Những nhận định của khách hàng về sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 77

2.7.1 Kết quả điều tra khái niệm rau sạch trong tâm trí khách hàng 77

2.7.2 Kết quả điều tra về thông tin nhà sản xuất rau sạch 78

2.7.3 Kết quả điều tra về thông tin rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 79

2.7.4 Kết quả điều tra về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang 79

2.7.5 Kết quả điều tra về mức độ quan tâm của khách hàng khi lựa chọn rau sạch 80

2.7.6 Kết quả điều tra sự sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng rau sạch có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng tại siêu thị Metro Nha Trang 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ METRO NHA TRANG 82

3.1 Giải pháp 1: Tăng cường nghiên cứu thị trường về giá cả, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh 82

3.1.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 82

3.1.2 Nội dung giải pháp 83

3.2 Giải pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trong chuỗi cung ứng 83

Trang 8

3.2.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 83

3.2.2 Nội dung giải pháp 84

3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện chính sách xúc tiến bán hàng tại Metro Nha Trang 85

3.3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 85

3.3.2 Nội dung giải pháp 86

3.4 Các giải pháp khác 87

3.4.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 87

3.4.2 Nội dung giải pháp 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

EU (European Union): Liên minh Châu Âu

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Metro Nha Trang: Metro Cash & Carry Nha Trang

MCCVN: Metro Cash & Carry Việt Nam

RAT: Rau an toàn

RFID (Radio Frequency Identification): Kỹ thuật nhận dạng đối tƣợng bằng sóng vô tuyến

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại siêu thị Metro Nha Trang 45

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Metro Nha Trang từ năm 2013 - 2016 49

Bảng 2.3: Một số mặt hàng rau bán chạy tại Metro Nha Trang 53

Bảng 2.4: Bảng giá một số mặt hàng rau tại siêu thị Vincom Nha Trang, Co.opmart Nha Trang, Big C Nha Trang so với Metro Nha Trang 55

Bảng 2.5: Điều kiện nhiệt độ khi vận chuyển một số loại rau quả 62

Bảng 2.6: Tiêu chí thể hiện rau sạch người được phỏng vấn đánh giá 77

Bảng 2.7: Tần số thể hiện mức độ nhận biết của khách hàng khi sử dụng rau “không sạch” 78

Bảng 2.8: Tần số về thông tin nhà sản xuất rau sạch của khách hàng 78

Bảng 2.9: Tần số về thông tin rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang 79

Bảng 2.10: Tần số về mức độ hài lòng của khách hàng 79

Bảng 2.11: Tần số về lý do không hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm rau sạch tại siêu thị 80

Bảng 2.12: Tần số về mức độ quan tâm của khách hàng khi lựa chọn rau sạch 80

Bảng 2.13: Tần số sự sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn khi sử dụng rau sạch 81

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat (NO3) 43

Bảng 1.2: Hàm lượng kim loại nặng và độc tố 43

Bảng 1.3: Dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật 43

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình 13

Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung ứng chung đối với sản phẩm rau sạch 31

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Metro Nha Trang 40

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức ngành hàng của siêu thị Metro Nha Trang 44

Sơ đồ 2.3 Chuỗi cung ứng mặt hàng rau của siêu thị Metro Nha Trang 57

Sơ đồ 2.4: Quy trình bán hàng của Metro Nha Trang 63

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Rau có vai trò đặc biệt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mức sống của người dân được cải thiện, vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe được người tiêu dùng quan tâm Việc sử dụng các sản phẩm rau chế biến được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị Với lợi thế là một trong những tập đoàn bán sỉ hàng đầu hiện nay, Metro Cash & Carry Việt Nam đã thực hiện chuỗi cung ứng rau sạch, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam sản phẩm rau sạch với giá cả phù hợp Tại Khánh Hòa, Metro Cash & Carry Nha Trang đã được khai trương vào cuối năm 2011

và là trung tâm thứ 16 của Metro Cash & Carry tại Việt Nam Nhằm tìm hiểu thực trạng và giúp cho siêu thị Metro Nha Trang hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch, đảm bảo cung cấp đủ rau sạch cho người tiêu dùng trên địa bàn

tỉnh, tác giả đã hình thành nên ý tưởng nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chuỗi

cung ứng sản phẩm r u sạch tại siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang”

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang

- Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chi phí, hợp tác, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, rủi ro, hiệu quả

và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng

- Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng rau sạch cho siêu thị Metro Nha Trang

Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài này sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp điều tra qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi Ngoài ra, còn sử

Trang 13

dụng các phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế, phương pháp thống kê số liệu qua

các năm, phương pháp đối chiếu so sánh kết quả của các năm (từ năm 2013 - 2016)

- Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, báo cáo tại các hội thảo, sách, báo chí, internet…

Trên cơ sở thông tin thu thập qua quá trình nghiên cứu, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang, để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu đạt được

Thông qua những số liệu thu thập được và phỏng vấn các nhân viên hiện đang làm việc tại siêu thị, tác giả đã phân tích về hoạt động cũng như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang Với những phân tích về hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng và phỏng vấn khách hàng thông qua bảng câu hỏi giúp cho chúng ta thấy rõ hơn quy trình sản xuất rau sạch của siêu thị, cũng như những nhận định của khách hàng xung quanh việc sử dụng sản phẩm rau sạch;

từ đó, tác giả đưa ra 3 giải pháp gồm: giải pháp tăng cường nghiên cứu thị trường về giá cả, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh; giải pháp sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trong chuỗi cung ứng; giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến bán hàng của siêu thị Metro Nha Trang Bên cạnh 3 giải pháp trên thì còn một số giải pháp khác được đề xuất nhằm giúp cho Metro Nha Trang có thể hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch đó là: đa dạng hóa, tăng thêm số lượng các sản phẩm rau sạch tại siêu thị; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ kiểm soát chất lượng, đội ngũ bán hàng và đội ngũ kiểm giá; có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với nhân viên siêu thị; đội ngũ bán hàng cần nắm rõ các loại rau được trồng theo mùa để có thể tư vấn cho khách hàng có thể thay đổi nhu cầu sử dụng cho phù hợp

Từ khó : chuỗi cung ứng r u sạch, siêu thị Metro Cash & Carry

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong ăn uống hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng Ở nước ta, rau được trồng nhiều vụ trong năm với nhiều giống và chủng loại phong phú Diện tích rau thường được mở rộng hơn vào vụ đông với các giống rau có nguồn gốc ôn đới ưa lạnh Kỹ thuật, quy trình sản xuất và công nghệ mới ngày càng được tiếp cận, chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn Trong những năm qua, sản xuất rau bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; bản chất rau quả chứa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng nhưng chưa có phương tiện bảo quản, chế biến hữu hiệu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, từ đó các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu Việc sử dụng các sản phẩm rau chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị Vì hiện nay, hầu hết các loại rau bày bán tại các chợ đều không được đóng gói trong bao bì có nhãn mác với các thông tin về nhà sản xuất, chứng nhận chất lượng Một số loại rau còn có thuốc bảo vệ thực vật với lượng tồn dư quá cao, là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới

tử vong cao Trong khi đó, tâm lý chung của người tiêu dùng luôn tin tưởng mua rau của hệ thống siêu thị vì tại siêu thị, hàng hóa được đóng gói với thông tin về nhà sản xuất, thời hạn sử dụng rõ ràng, các đối tác cung cấp sản phẩm rau sạch cho siêu thị phải có đầy đủ các loại giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm

Chỉ vài năm trở lại đây, tỉnh Khánh Hoà đã có rất nhiều siêu thị đi vào hoạt động như Coop.mart, Maximark, Big C, Metro… Các siêu thị này đều là những đơn vị cung cấp rau sạch cho các khách hàng tổ chức và cá nhân trên địa

Trang 15

bàn Đây chính là thách thức không nhỏ cho các siêu thị và các cửa hàng kinh doanh sản phẩm rau sạch Với nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, thì việc tìm kiếm và duy trì lợi thế cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Nắm bắt được tình hình đó, siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang đã thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch khép kín từ nông trại đến khách hàng, nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap với giá cả phù hợp Để giúp cho nhà quản lý của siêu thị Metro có những hoạt động để nâng cao chất lượng sản phẩm rau sạch, đảm bảo cung cấp đủ rau sạch cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý, qua đó, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, đề

tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Cash &

Carry Nha Trang” được hình thành

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng, như chuỗi cung ứng hạt điều, chuỗi cung ứng hàng dệt may, chuỗi cung ứng sản phẩm cá, chuỗi cung ứng rau sạch Tuy nhiên, đề tài chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang là một đề tài hoàn toàn mới Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã tham khảo một số đề tài có liên quan đến ngành rau như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi cung thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm – triển vọng của các công ty thủy sản ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam” Nghiên cứu

đã phát triển khung quản lý chất lượng chuỗi cung, thông qua phương pháp tiếp cận kỹ thuật quản lý Khung nghiên cứu này bao gồm các biện pháp về chất lượng tôm và bảo đảm an toàn (i) Trong sản xuất, chẳng hạn như quản lý và quan hệ đối tác về chất lượng giữa các nhà cung cấp, (ii) Ở cấp công ty như quản lý chất lượng, đặc biệt là thực hiện HACCP, và (iii) Ở khâu phân phối sản phẩm với việc tập trung về lưu trữ và vận chuyển Ngoài ra, khung này thể hiện

Trang 16

vai trò của các chính phủ, các cơ quan nông nghiệp địa phương, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục Quản lý chất lượng thủy sản và Thú y là rất quan trọng để đạt được chất lượng và mục tiêu an toàn cho thủy sản của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là trong sản xuất Các sản phẩm của nghiên cứu cũng cung cấp một quá trình nâng cao chất lượng cho các công ty thủy sản và các biện pháp tiềm năng để tiếp tục cải thiện an toàn sản phẩm và chất lượng trong chuỗi Nghiên cứu cho rằng: Trong chuỗi cung, mỗi công ty tiến hành một số hoạt động cụ thể chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng Khái niệm này đã được thực hiện rõ ràng hơn bởi khái niệm của Porter về “chuỗi giá trị ” và “hệ thống giá trị" Mỗi công ty là một phần của một hệ thống giá trị, và hợp tác toàn bộ hoạt động của hệ thống giá trị có thể được cải thiện Đối với những công ty hoạt động trong kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, điều quan trọng là thiết lập quan hệ đối tác giá trị gia tăng Đề tài chưa đi sâu phân tích mô hình phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm, cũng như hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm

Thanh Loan, Hải Phương, Hùng (2006) nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung hạt điều Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Đắk Nông và Bình Phước ở Việt Nam” Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá hạt điều tại vườn ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông trong năm 2006 Các mô hình hồi quy cho thấy sự gia tăng chất lượng hoặc đạt được thông tin về giá sẽ giúp nâng cao giá tại vườn Cơ sở hạ tầng tạo ra một tác động tích cực về giá tại vườn Các phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi cung sản phẩm hạt điều đã chứng minh rằng những người nông dân có thu nhập hàng tháng và có lợi nhuận tương đối thấp so với các đối tác khác trong chuỗi cung hạt điều Tuy nhiên, bằng cách thực hiện sau thu hoạch hoạt động chế biến tại nhà của mình, nông dân có thể thu được lợi nhuận tăng thêm là 10% giá bán nhân hạt điều, thêm vào 5% chi phí lao động Nghiên cứu chưa làm rõ khung phân tích chuỗi, chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân

Trang 17

Trần Thị Ba (2008), Chuỗi cung ứng r u đồng bằng sông Cửu Long theo

hướng GAP Hội thảo GAP - Bình Thuận Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đồng

bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL Qua đó, tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL; phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL Từ đó, đưa ra giải pháp như: tăng cường công tác quản lý nguồn giống, hóa chất nông nghiệp; nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông chuyên trách về rau; trồng theo hợp đồng; cải thiện quy mô sản xuất, kỹ thuật canh tác; nâng cao giá trị sản phẩm… nhằm để quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng rau của ĐBSCL theo hướng GAP

Chuỗi giá trị RAT thành phố Hồ Chí Minh, Axis năm 2005 Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tình hình RAT ở thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành phân tích chuỗi giá trị của RAT tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra được những kiến nghị cho việc tổ chức, đào tạo cũng như hỗ trợ các thành phần tham gia chuỗi giá trị này được hiệu quả

Phan Thị Như Hòa, Nguyễn Hằng Phương, Bùi Thị Thanh Hằng (2012),

Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho vùng RAT trọng điểm Túy Lo n - Đà Nẵng, Báo

cáo trình bày tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học Đại học Đà Nẵng Nghiên cứu này phân tích những nguyên nhân khiến chuỗi cung ứng RAT vùng rau trọng điểm Túy Loan thất bại Từ đó đưa ra hướng để giải quyết những khó khăn cho người nông dân vùng rau trọng điểm Túy Loan và thỏa mãn nhu cầu RAT của người tiêu dùng Đà Nẵng một cách liên tục và đều đặn Đề tài nghiên cứu toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan hiện tại, nghiên cứu toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan mới và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mới Đề tài được thực hiện với đối tượng khách hàng của vùng RAT Túy Loan là các khách hàng tổ chức (nhà hàng, khách sạn, trường học) và các công chức Tuy nhiên, tầm nhìn của đề tài cũng hướng đến khách hàng rộng rãi hơn là đông đảo dân cư Đà Nẵng Đề tài không đi sâu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan mà chỉ xây dựng mô hình và cách thức quản trị của chuỗi

Trang 18

Cao Thị Thu Trang, (2010), Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng th nh

long Bình Thuận Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Đại học Nha Trang,

Khánh Hòa, Việt Nam Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, rủi ro, hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng; đồng thời tìm hiểu tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy thực hiện chuỗi cung ứng; thông qua đó, tác giả phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này; đồng thời nghiên cứu này đã tìm hiểu một số xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thanh long, qua đó có thể giúp các đối tượng hoạt động trong chuỗi hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng kịp thời Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa sử dụng một phương pháp phân tích số liệu tổng hợp bằng phần mềm nào, mà chỉ mới dừng lại ở việc thống kê mô tả, mẫu thu thập còn nhỏ nên tính đại diện không cao

GS, TS Nguyễn Đình Tài, (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành

ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 4 Bài viết đánh giá vai trò quan trọng của cụm liên kết ngành và coi đó như là một công cụ chính sách quan trọng, bởi sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành thường kéo theo sự gia tăng và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNHT Các DNNVV trong hoạt động CNHT

sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, thị trường đầu tư và dây chuyền công nghệ hiện đại Bài viết khẳng định sự phát triển cụm liên kết ngành sẽ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngành CNHT Mặt khác, CNHT cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển công nghiệp bởi quá trình phát triển cụm liên kết ngành thực sự sẽ phải dựa vào sự phát triển của nhóm ngành CNHT Cụm liên kết ngành sẽ dễ dàng chinh phục được những thị trường mà các DNNVV không thể thâm nhập nếu hoạt động riêng lẻ Việc gắn kết phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với phát triển CNHT được nhìn nhận

Trang 19

như một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình hội nhập và nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Normansyah (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền vững, trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ” Về mặt lý luận, luận án đã đi sâu nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và chỉ ra mối quan

hệ giữa phát triển nông nghiệp bền vững với quản lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững Chuỗi cung là công cụ đáp ứng các yêu cầu bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội thông qua các hoạt động quản lý VSATTP, xử lý ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn của từng tác nhân tham gia chuỗi cung nông nghiệp Luận án đã xem xét vai trò của quản lý chuỗi cung bền vững trong ngành hàng

ca cao của Inđônêsia Ở Inđônêsia, chuỗi cung này đã phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với việc triển khai các hoạt động bền vững, chẳng hạn như thu nhập thấp của nông dân, việc sử dụng lao động trẻ em, và việc sử dụng các phương tiện vận tải thông thường cho các mục đích thương mại Các kết quả của nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện hoạt động bền vững trong từng giai đoạn khác nhau của chuỗi cung, tác động đến hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung Mặc dù, nghiên cứu chỉ tập trung vào chuỗi cung ca cao ở Inđônêsia., nhưng quan điểm về quản

lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững của nghiên cứu này sẽ được kế thừa, vận dụng trong phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của đề tài luận án nhằm đáp ứng mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, nâng cao hiệu quả kinh

tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm Michael Porter (1985) đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phân tích chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu triển khai v.v.) Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị

Trang 20

Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong

lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm” Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đóng

góp vào sự phát triển của hệ thống phương pháp đo lường hiệu xuất cho chuỗi cung nông nghiệpthực phẩm liên quan đến toàn bộ chuỗi (tức là tất cả các giai đoạn bắt đầu từ người cung cấp nguyên liệu đến các nhà bán lẻ) và bao gồm một tập hợp tất cả các chỉ số hiệu suất Dựa trên tài liệu về chỉ số hiệu suất hiện có

và các mô hình trong các tài liệu chuỗi cung, một khung khái niệm để đo lường hiệu suất của chuỗi cung nông nghiệp - thực phẩm được phát triển bao gồm các chỉ số tài chính, phi tài chính, cũng như kết hợp với đặc điểm cụ thể của chuỗi cung nông nghiệp - thực phẩm Khuôn khổ khái niệm này được sử dụng đánh giá trong một chuỗi cung cà chua Hà Lan - Đức và tiếp tục phát triển thành một

mô hình khái quát với những chỉ số hoạt động quan trọng Kết quả cho thấy: hiệu quả, linh hoạt, đáp ứng nhanh và chất lượng thực phẩm là bốn thành phần hoạt động quan trọng và là cơ sở cho một hệ thống phương pháp đo lường hiệu xuất của chuỗi cung nông nghiệp- thực phẩm Nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa chuỗi cung với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của chuỗi

Nghiên cứu của Jose Blandon (2006) Supermarket supply chain for fresh

fruits and vegetables: opportunities and challenges for small farmers nhằm để

đánh giá tính chất và mức độ chi phí giao dịch liên quan đến sự tham gia của những người nông dân trong chuỗi cung ứng ở siêu thị cho trái cây tươi và rau quả, đồng thời xác định các cơ hội thị trường và các mối đe dọa xảy ra đối với những người sản xuất nhỏ trái cây tươi và rau quả bởi sự phát triển của siêu thị Nghiên cứu này cho thấy rằng chi phí giao dịch và các thông tin quan trọng ngăn chặn sự tham gia trực tiếp của những người nông dân ít được cấp vốn trong chuỗi cung ứng trái cây tươi và rau quả

Manoshi Perera, Sarath S Kodithuwakku and Jeevika Weerahewa, 2004

Analysis of Vegetable Supply Chains of Supermarkets in Sri Lanka SriLankan

Journal of Agricultural Economics Vol 6, No 1 Nghiên cứu này được tiến

hành nhằm mục đích kiểm tra cấu trúc và hoạt động của chuỗi cung ứng rau quả

Trang 21

của các siêu thị ở Sri Lanka để xác định liệu rằng sự xuất hiện của những siêu thị có tạo ra các chuỗi cung ứng thay thế có khác với chuỗi cung ứng rau quả truyền thống không, và kiểm tra xem liệu sự thay thế chuỗi cung ứng ở siêu thị

có hiệu quả hơn hay không so với sự tồn tại của chuỗi cung ứng truyền thống trong việc vận chuyển rau quả từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Rodrigo R Frei và đồng sự (2009) nghiên cứu „„Phân tích chuỗi sản xuất nuôi tôm biển ở miền Nam Brazil” Đây là nghiên cứu được chuẩn bị kỹ lưỡng với mục đích là xác định và mô tả các liên kết chính của chuỗi sản xuất tôm biển

ở vùng Laguna thuộc bang Santa Catarina, Brazil Nghiên cứu này đã tiến hành

90 cuộc phỏng vấn, lập sơ đồ hoạt động theo chức năng của chuỗi sản xuất từ các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất đến thời điểm mua tôm của người tiêu dùng cuối cùng Kết quả chỉ ra rằng toàn bộ chuỗi sản xuất đòi hỏi phải tác động

từ việc cải thiện điều kiện vệ sinh và di truyền của ấu trùng đến thương mại hóa sản phẩm Giảm quan liêu trong các cơ quan công cộng tạo điều kiện để người nuôi tiếp cận tín dụng nhằm đầu tư tốt hơn, cải tiến trong hoạt động sản xuất, đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao, giảm chi phí sản xuất thông qua tiêu chuẩn hóa các quy định trong sản xuất và thương mại trong nước bằng các chính sách của chính phủ

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở khảo sát, phân tích, tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang trong những năm tiếp theo

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang

- Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các

Trang 22

vấn đề: chi phí, hợp tác, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, rủi ro, hiệu quả

và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng

- Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng rau sạch cho siêu thị Metro Nha Trang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu tại siêu thị Metro Nha Trang

Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích các nhân tố trong hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang

- Phạm vi thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ các tài liệu của siêu thị Metro Nha Trang từ năm 2013 - 2016; số liệu sơ cấp qua phỏng vấn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài này sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp điều tra qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế, phương pháp thống kê số liệu qua các năm,

phương pháp đối chiếu so sánh kết quả của các năm (từ năm 2013 - 2016)

- Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, báo cáo tại các hội thảo, sách, báo chí, internet…

Trên cơ sở thông tin thu thập qua quá trình nghiên cứu, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang, để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang trong thời gian tới

Trang 23

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm rau sạch trong siêu thị nói riêng và những hoạt động cung ứng sản phẩm nói chung

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý tại siêu thị hiểu rõ hơn về thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Metro Nha Trang, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại trong chuỗi cung ứng hiện nay tại siêu thị

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch

Chương II: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Metro Nha Trang

Trang 24

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH 1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, là động lực

để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triến, tăng năng suất lao động, từ đó giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được quan niệm là tạo ưu thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Thích ứng với cạnh tranh đòi hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cho phép doanh nghiệp cung cấp một hay nhiều lợi ích cho khách hàng trong thị trường mục tiêu ở mức độ vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh

Trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M.Porter

(1990), Ông cho rằng: “sự gi tăng mức sống và sự thịnh vượng củ quốc gi

phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng l n truyền công nghệ củ nền kinh tế” Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh

của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý và môi trường kinh doanh

Nguồn gốc của mức sống tăng lên phụ thuộc vào giá trị sản phẩm (liên quan đến chất lượng và sự khác biệt sản phẩm) và hiệu quả hoạt động sản xuất Năng suất của một quốc gia không phải chỉ thể hiện ở các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mà quan trọng hơn nó còn được thể hiện trong tất cả các doanh

nghiệp cung ứng sản phẩm thị trường trong nước Michael Porter chỉ rõ “lợi thế

cạnh tr nh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động mà còn ở cả mối liên kết

Trang 25

giữ c c hoạt động với nh u với c c hoạt động củ nhà cung cấp và cả c c hoạt động củ kh ch hàng nữ ”

Như vậy, có thể thấy trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, vấn đề tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên các mối liên kết dọc trong một doanh nghiệp, một ngành hay còn gọi là sự liên kết các đối tượng trong chuỗi cung ứng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Một khái niệm về chuỗi cung ứng (supply chain) xuất hiện từ những năm

60 của thế kỉ XX Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000) Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995) Hay chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001)

Khái niệm về chuỗi cung ứng hiện nay đối với các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ và hầu như chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó Ngược lại, trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược” Các công ty dẫn đầu như Wal-Mart và Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng có thể là một sự khác biệt mang tính sống còn Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị và mở rộng các ranh giới của hiệu quả hoạt động Và họ luôn phải sàng lọc chuỗi cung ứng của mình để có thể luôn đi trước một bước trong cạnh tranh Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ vào ngày mai Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một số nhà máy và được vận chuyển đến

Trang 26

nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng

Vậy, chuỗi cung ứng là gì? Tại sao các tập đoàn trên thế giới lại coi trọng

nó như vậy? Ta có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình

Nguồn: Nguyễn Công Bình (2008) Quản trị chuỗi cung ứng

Nhà xuất bản Thống kê Trang 1 Trong sơ đồ 1.1, ta thấy có rất nhiều tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuất trung gian, nhà sản xuất chính, nhà phân phối và khách hàng Như vậy, với một chuỗi cung ứng cụ thể cho một ngành hàng, ta có thể chia ra thành 3 đối tượng chính

đó là: nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Do đó, mục tiêu thỏa mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết

Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, trước hết là khái niệm “Chuỗi

cung ứng b o gồm tất cả c c do nh nghiệp th m gi một c ch trực tiếp h y

Trang 27

gi n tiếp trong việc đ p ứng hiệu quả nhu cầu kh ch hàng thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt qu trình từ nhà cung cấp b n đầu đến kh ch hàng cuối cùng”

Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn được định nghĩa như sau:

Theo Ganeshan & Harrison (1995) thì “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới

c c lự chọn về phân phối và c c phương tiện để thực hiện thu mu nguyên liệu biến đổi c c nguyên liệu này qu khâu trung gi n để sản xuất r sản phẩm phân phối sản phẩm này tới t y người tiêu dùng” Ta thấy khái niệm này cũng

cho rằng chuỗi là gồm các hoạt động từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi đến tay người tiêu dùng nhưng ở đây chú trọng hơn đến các quyết định được lựa chọn trong tiến trình chuỗi

Một định nghĩa khác theo Lee & Billington (1992) thì cho rằng “Chuỗi

cung ứng là hệ thống c c công cụ để chuyển ho nguyên liệu thô từ b n thành phẩm tới thành phẩm chuyển tới người tiêu dùng thông qu hệ thống phân phối” Khái niệm này thì lại đề cao về công cụ được thực hiện trong toàn chuỗi

Công cụ đó có thể là máy móc hoặc cũng chính là con người

Tại hội thảo khoa học lần thứ 33 của FAEA “Hợp tác phát triển nông nghiệp, hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, trong bài luận “Malaysia - trung tâm cung cấp thực phẩm Halal: khả năng cạnh tranh và tiềm năng của ngành công nghiệp thịt” đã chỉ ra rằng khái niệm chuỗi cung ứng hiện đại không phải là về sự cạnh tranh giữa các công ty mà là về quản lý mối quan hệ hợp tác, thu mua và tính hiệu quả về mặt hậu cần đi cùng với toàn bộ chuỗi cung ứng (Christopher, 1996; Moore, 1997; Toma, 1999) Cũng qua bài viết cho biết khái niệm ban đầu về chuỗi cung ứng là dựa vào sự tin tưởng trong việc hợp tác với các nhà cung cấp trên cơ sở chia sẻ tầm nhìn chiến lược trong việc tăng sự thoả mãn của người tiêu dùng và biểu hiện chính là ở ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản (Womack, Jones & Ross, 1990)

Nhiều học giả biện luận (Porter, 1995; Christopher, 1996; Schary in Waters et al., 1999; Toma, 1999) thì xu thế hiện nay về khái niệm chuỗi cung ứng đang thay đổi, đó là:

Trang 28

- Điểm quan trọng nhất là các chuỗi cung ứng cạnh tranh, chứ không phải các công ty cạnh tranh Thực tế này đã mang đến những kết quả sâu sắc và rộng khắp đối với những lựa chọn mang tính chiến lược và việc lập kế hoạch hình thành của bất kỳ tổ chức nào Hầu hết các cơ hội để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chế biến và giá trị gia tăng đều nằm ở giao điểm giữa những người chơi tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng;

- Mạng lưới kinh doanh hay liên minh mạng lưới sẽ trở thành 1 hiện thực mới của ngành công nghiệp này Các công ty cá thể sẽ liên kết để cung ứng, dịch

vụ và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các dây chuyền kết nối với tổ chức khác Hiệu suất của 1 đơn vị sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của tất cả các đơn vị trong dây chuyền và vì vậy, nó quyết định hiệu suất cuối cùng của mạng lưới kinh doanh

đó, điều này sẽ là kết quả của các hoạt động gia tăng giá trị;

- Quá trình trao đổi thông tin hiệu quả là nền tảng của tính cạnh tranh trong chuỗi cung ứng;

- Toàn cầu hoá và liên kết trong nền kinh tế toàn cầu về quá trình thu mua nguyên liệu thô và thành phần sản phẩm cùng với sản xuất và thị trường xuyên biên giới quốc gia, viện dẫn các vấn đề về thời gian, khoảng cách, văn hóa và những ưu tiên thị trường;

- Mở cửa tự do hoá thương mại làm tăng đối thủ cạnh tranh về thị phần toàn cầu, điều này biểu lộ rõ ràng trong quá trình phát triển sản phẩm và cạnh tranh về giá Nó cũng làm tăng tính phức tạp của cung bằng cách tăng độ đa dạng của sản phẩm, tìm kiếm hiệu quả cao hơn khi đáp ứng các nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng đối với một sản phẩm mang lại sự tiện lợi hơn;

- Các tổ chức có thể tập trung vào một hay vài hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng mang đến giá trị cao nhất cho các tổ chức này

Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động chuỗi

Trang 29

cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây truyền cung ứng ngày càng lớn Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi

đó là khách hàng cuối cùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng

ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp

Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc

1.2.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM):

Theo Viện quản trị cung ứng (2000) mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc

thiết kế và quản lý c c tiến trình xuyên suốt tạo gi trị cho c c tổ chức để đ p ứng nhu cầu thực sự củ kh ch hàng cuối cùng Sự ph t triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công

Trang 30

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý

cung và cầu x c định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết sản xuất và lắp r p kiểm tr kho hàng và tồn kho tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng phân phối qu c c kênh và phân phối đến kh ch hàng cuối cùng

Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị

chuỗi cung ứng là “…sự phối hợp chiến lược và hệ thống c c chức năng kinh

do nh truyền thống và c c s ch lược xuyên suốt c c chức năng này trong một công ty cụ thể và giữ c c do nh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn củ c c công ty đơn lẻ và củ cả chuỗi cung ứng”

Theo TS Hau Lee và Corey Billington (1995) trong bài báo nghiên cứu

thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp c c hoạt động xảy r ở c c cơ

sở củ mạng lưới nhằm tạo r nguyên vật liệu dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gi n và s u đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng và phân phối sản phẩm đến kh ch hàng thông qu hệ thống phân phối

Theo Hanfiled và Nichols (1999) thì Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp

nhất củ c c dòng thông tin và c c hoạt động có liên qu n tới vòng đời củ c c sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng thông qu việc cải thiện mối qu n hệ trong chuỗi để tạo lợi thế cạnh tr nh

Nói một cách khái quát, có thể định nghĩa như sau:Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ

1.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng trước hết cần phải nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, từ nhà cung ứng đến các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng Trong các phân tích chuỗi cung ứng, cần thiết phải xét đến người cung

Trang 31

cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng, vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng

Mục tiêu tiếp theo của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hoá Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hoá giá trị tạo ra cho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận

hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng

Đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chỉ có một nguồn doanh thu: khách hàng Tất cả dòng thông tin, sản phẩm và tài chính tạo ra chi phí của chuỗi cung ứng Vì vậy, quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên

sự thành công của chuỗi Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hoá lợi nhuận của toàn chuỗi

Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp

Trang 32

1.2.4 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

1.2.4.1 Đối với nền kinh tế

Xét dưới góc độ nền kinh tế, SCM mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý “win – win” – hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối

đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên,…Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực này mà các luồng giao dịch trong nền kinh tế sẽ

hỗ trợ và giao dịch suôn sẻ hơn Nhờ đó, tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung Khi nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì nó sẽ là lợi thế khi hội nhập với nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới

Mặt khác, SCM chú trọng tới việc hợp lý hóa các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp với triết lý “hợp lý hóa và hợp tác cùng có lợi”, trong đó mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem xét và điều chỉnh sao cho hợp lý và hiệu quả nhất, bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh Thông qua các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, SCM còn có những đóng góp nhất định với nền kinh tế như: Góp phần hình thành một văn hóa hợp tác toàn diện trong kinh doanh, đồng thời góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng; đưa người tiêu dùng nói chung trở thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.4.2 Đối với doanh nghiệp

Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu

ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong hệ thống SCM, hệ thống thông tin liên kết trong toàn chuỗi là một yêu cầu bắt buộc, thông qua đó các thông tin về hàng hóa, thị trường,… thường xuyên được cập nhật đến từng điểm của chuỗi, nhờ đó giúp giảm được thời gian

và chi phí trong truyền tải thông tin Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp xác

Trang 33

định được xu hướng tiêu dùng, dự báo được nhu cầu trong tương lai, từ đó có thể giảm lượng hàng hóa, vật tư tồn kho, nâng cao khả năng cung ứng của doanh nghiệp Nhờ SCM, doanh nghiệp có thể tăng cường quản lý cung thông qua việc

sử dụng công xuất, tồn kho dự trữ từ các nhà cung ứng khác

Với việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn; hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong những tình huống phát sinh

về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì,… Ngoài ra, nhờ cơ chế kiểm soát hoạt động và quản lý cơ cấu chi phí, SCM có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng quản lý thay đổi và quản lý tăng trưởng

Tuy có rất nhiều ưu điểm như trên, nhưng SCM không phải là một phép mầu để có thể giúp ích cho tất cả các doanh nghiệp khi áp dụng nó, việc áp dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cân nhắc, chiến lược hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp

1.2.5 Thành viên chuỗi cung ứng

Trong một chuỗi cung ứng có sự kết hợp của các thành viên thực hiện những chức năng khác nhau, đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng (tổ chức hay cá nhân)

- Nhà cung cấp: là tổ chức cung cấp nguyên vật liệu từ đầu quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm, gồm có nhà cung cấp nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chính, nhà cung cấp nguyên liệu tạo nên sản phẩm bổ sung Nhà cung cấp cũng

có thể là một tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán

lẻ và khách hàng với những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng

- Nhà sản xuất: là tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm sản xuất nguyên vật liệu và sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản Các nhà sản xuất

Trang 34

thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các tổ chức khác

- Nhà phân phối: là những tổ chức tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng

- Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng

Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm

- Nhà bán lẻ: là tổ chức tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm

- Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau hoặc là mua sản phẩm về tiêu dùng Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng nhận được hàng hóa và thanh toán đơn đặt hàng của họ

Nhìn chung, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ

Trang 35

1.2.6 Các xu hướng hiện tại trong chuỗi cung ứng

1.2.6.1 Đổi mới công nghệ

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh Chẳng hạn như việc nhận diện điện tử các kiện hàng thông qua hệ thống mã vạch, hệ thống vệ tinh định vị và kiểm tra sự di chuyển của các

xe tải và hệ thống hướng dẫn tự động, nhưng tác động lớn nhất đó chính là truyền thông

Đến thập niên 1990, với sự phát triển của Internet, kỹ thuật chuyển đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange), hệ thống ERP (Enterprise Resouce Planning) được đưa vào áp dụng đã cải tạo vượt bật cho truyền thông Điều này cho phép các máy tính từ xa có thể trao đổi dữ liệu mà không cần phải qua một phương tiện trung gian nào

Tiếp nối cho sự ra đời của EDI là mã hóa chi tiết (item coding), mà ở đó mỗi bưu kiện nguyên vật liệu di chuyển đều đi kèm với một thẻ nhận diện Thẻ này thông thường là mã vạch hoặc sọc từ có thể đọc thông tin một cách tự động khi kiện hàng hoặc nguyên liệu dịch chuyển theo lịch trình Nhờ đó mà hệ thống hậu cần sẽ biết chính xác quá trình di chuyển của hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào, tạo thuận lợi cho việc quản lý, dịch chuyển, phân loại, củng cố, đóng gói và phân phối nguyên vật liệu

Xu hướng này mang tên gọi là chuỗi cung cấp nhỏ gọn, xuất phát từ ý tưởng của sản xuất nhỏ gọn và cố gắng loại bỏ tất cả những tác nhân gây lãng phí ra khỏi chuỗi cung cấp

1.2.6.2 Thỏa mãn khách hàng

Thông thường, hầu hết mọi người đều quan tâm đến việc cắt giảm chi phí chuỗi cung ứng đến mức thấp nhất có thể Nhà quản trị phụ trách chuỗi cung cấp muốn chi phí thấp để duy trì vị thế cạnh tranh, còn người sử dụng muốn mua hàng với mức giá thấp nhất có thể

Xu hướng này làm cho chuỗi linh họat và phản ứng nhanh hơn Với chuỗi này sẽ tạo ra những sản phẩm chuyên biệt theo nhu cầu khách hàng và phản ứng

Trang 36

nhanh nhạy với sự thay đổi của nhu cầu Cách tiếp cận này có tên gọi là chuỗi cung cấp nhanh nhạy với trọng tâm vào sự hài lòng của khách hàng

1.2.6.3 Các xu hướng khác

Bên cạnh áp lực từ xu hướng đổi mới công nghệ và nhấn mạnh đến sự thỏa mãn của khách hàng còn có những xu hướng quan trọng trong quản trị chuỗi cung cấp Xu hướng này bao gồm:

– Toàn cầu hó : Hiệu quả trong truyền thông từ áp dụng công nghệ và

vận tải tốt hơn Nghĩa là khoảng cách địa lý trở nên ít có ý nghĩa Các tổ chức có thể trở nên toàn cầu ở cách nhìn nhận, việc mua sắm, lưu trữ, sản xuất, dịch chuyển và phân phối nguyên vật liệu đến một thị trường duy nhất và mang tính toàn cầu

– Giảm số lượng c c nhà cung cấp: Trong quá khứ, đa số các doanh

nghiệp sử dụng một số lượng lớn nhà cung cấp cho hoạt động kinh doanh Điều này khuyến khích sự cạnh tranh và đảm bảo cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro Tuy nhiên, để đảm bảo gia tăng hiệu quả và chất lượng trong họat động cung ứng thì xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp cắt giảm số lượng nhà cung cấp

và xây dựng mối quan hệ dài hạn với những nhà cung cấp tốt nhất

– Gi tăng qu n tâm về môi trường: Công chúng, chính phủ và các giới

hữu quan ngày càng quan tâm hơn đến những vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, sử dụng năng lượng, đô thị hóa và xử lý rác thải

– Gi tăng sự hợp t c dọc theo chuỗi cung cấp: Các tổ chức trong chuỗi

cung cấp nhận thức rõ hơn rằng họ có cùng những mục tiêu – đó chính là thỏa mãn khách hàng cuối cùng Vì thế họ không nên cạnh tranh với nhau mà nên hợp tác để thỏa mãn khách hàng cuối cùng Christopher (1996) tóm tắt điều này thông qua phát biểu rằng “các chuỗi cung cấp cạnh tranh với nhau chứ không phải là các doanh nghiệp”

Xu hướng này tập trung vào việc tích hợp của chuỗi cung cấp Các tổ chức không thể họat động một mình, mà phải hợp tác với các doanh nghiệp khác trong chuỗi để đạt được mục tiêu lớn hơn

Trang 37

1.3 Hoạt động của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR

Mô hình SCOR là mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Operation Reference) Mô hình này do hội đồng chuỗi cung ứng (the Supply - Chain Council - SCC) sáng lập Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành Các công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả

Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng Bên cạnh SCOR, còn có các mô hình bổ sung khác được phát triển tương thích với từng tình hình cụ thể của các ngành công nghiệp và chi tiết đến mức ứng dụng – chẳng hạn như yêu cầu chuẩn về dữ liệu

Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết Ba cấp độ ban đầu – quy trình, quy trình con, các hoạt động – được mô tả trong mô hình Các quy trình hoạt động cụ thể, hay cấp độ thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dòng chảy công việc, thường được chuyên biệt hóa tùy theo chiến lược

và yêu cầu cụ thể của từng công ty Vì thế cấp độ 4 không được bao gồm trong tài liệu xuất bản chính thức của mô hình SCOR

Bắt đầu từ cấp độ 1 và kết thúc là cấp độ 3, nội dung của SCOR có thể dùng để chuyển chiến lược kinh doanh của công ty thành cấu trúc chuỗi cung ứng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cụ thể Trình tự sử dụng các cấp độ khác nhau của SCOR sẽ phụ thuộc vào xuất phát điểm và yêu cầu kinh doanh cụ thể

 Mô hình SCOR cấp độ 1

Ở cấp độ 1, công ty cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng …) và với các đối tác chuỗi cung ứng Từ đó tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung

Trang 38

ứng – những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực Cấp độ

1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính (hoạch định (plan), mua hàng (source), sản xuất (make), phân phối (delivery) và thu hồi (return)

 Mô hình SCOR cấp độ 3

Tuỳ vào các hoạt động của mô hình SCOR cấp độ 1 và cấp độ 2 mà công

ty có thể đưa ra những mô hình hoạt động thích hợp Mô hình này sẽ thay đổi nếu mô hình cấp độ 1, 2 thay đổi

1.4 GAP của Việt Nam

Thời gian gần đây độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ Trên thực tế đã có rất nhiều những vụ ngộ độc xảy ra và nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng Lối sống của người tiêu dùng thay đổi và các xu hướng xã hội đang diễn ra ở các nước trên thế giới khi dân số trở nên già hơn và giàu có hơn Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu về chất lượng và an toàn ngày càng tăng Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng Gia tăng các siêu thị Gia tăng sự chi phối của

Trang 39

các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất-mua bán-tiêu dùng

Vậy làm thế nào để người tiêu dùng có thể yên tâm và tin tưởng chất lượng các sản phẩm rau quả Làm thế nào để các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có được lợi thế trên sân nhà khi chúng ta đã và đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hàng nông sản nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam

Và làm thế nào để sản phẩm nông nghiệp của chúng ta có thể vươn ra thị trường thế giới, tận dụng lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế đất nước Đó là những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung cần phải giải quyết Theo sau diễn đàn khuyến nông và những hội nghị phát triển nông sản Việt Nam Một trong những kết luận rút ra từ những cuộc họp này là phải áp dụng qui trình nông nghiệp an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trong sản xuất nông nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có Quyết định BNN, ngày 28/12/2007 ban hành Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn Đến ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)

106/2007/QĐ-VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy, được thực hiện qua 4 nhóm tiêu chí: đảm bảo an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội và bảo đảm chất lượng sản phẩm

Trang 40

Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, người sản xuất cần nghiên cứu và

áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng dự kiến sản xuất, sau đó tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP xem có đạt hay không Tiếp đến là liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt chỉ định trong mục “Tổ chức chứng nhận VietGAP” để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của VietGAP

- Phạm vi điều chỉnh: quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến

sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam

Nội dung chủ yếu của VietGAP

1 Vùng sản xuất rau quả an toàn phải được đánh giá và xác nhận có đủ điều kiện tự nhiên theo quy định để sản xuất rau quả an toàn, trong đó không bị

ô nhiễm hoá học, sinh học, đất trồng và nước tưới cũng như một số điều kiện về

cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất rau, quả, chè an toàn và sơ chế rau, quả, chè an toàn

2 Đảm bảo nhân lực cho sản xuất rau, quả, chè an toàn phải được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau quả an toàn và cấp chứng chỉ kỹ thuật

3 Quản lý và sử dụng nước: nước tưới và xử lý sau thu hoạch, sơ chế phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam Không sử dụng nước bẩn, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi

4 Quản lý và sử dụng giống: giống phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng

5 Quản lý và sử dụng phân bón: lựa chọn các loại phân bón phù hợp cây giống, chất đất, hiệu quả, ít gây ô nhiễm Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong

Ngày đăng: 22/02/2018, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược - dùng cho học viên c o học Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược - dùng cho học viên c o học
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Năm: 2007
2. Trần Thị Ba (2008), “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP”, Hội thảo GAP - Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP”
Tác giả: Trần Thị Ba
Năm: 2008
3. Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống Kê, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
4. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tr nh theo lý thuyết Mich el Porter, NXB Tổng hợp, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tr nh theo lý thuyết Mich el Porter
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2008
5. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự (2009), Quản trị chuỗi cung ứng - tài liệu học tập Khoa Kinh tế - Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng - tài liệu học tập
Tác giả: Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự
Năm: 2009
6. Nguyễn Thị Liên (2010), Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh củ công ty cổ phần Nh Tr ng Se foods f17 Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh củ công ty cổ phần Nh Tr ng Se foods f17
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Năm: 2010
7. Michale E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tr nh, Dịch giả Nguyễn Hoàng Phúc, NXB trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tr nh
Tác giả: Michale E. Porter
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2008
8. Michale E. Porter (1990), Lợi thế cạnh tr nh củ c c quốc gi , Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tr nh củ c c quốc gi
Tác giả: Michale E. Porter
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 1990
11. VCCI Việt Nam (2009), “Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: VCCI Việt Nam
Năm: 2009
13. Manoshi Perera, Sarath S. Kodithuwakku and Jeevika Weerahewa, 2004. Analysis of Vegetable Supply Chains of Supermarkets in Sri Lanka. SriLankan Journal of Agricultural Economics. Vol. 6, No. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SriLankan Journal of Agricultural Economics
20. Doc.edu.vn. Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận. Trang web: http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-hoan-thien-chuoi-cung-ung-mat-hang-thanh-long-binh-thuan-32857/. Ngày đăng 22/8/2013 Link
21. Luanvan.net.vn. Chuỗi cung ứng rau của Metro. Trang web: http://luanvan.net.vn/luan-van/chuoi-cung-ung-rau-cua-metro-5961/. Ngày đăng 22/01/2013 Link
9. Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN, ngày 05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
10. Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg, ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 Khác
12. Ganeshan & Harrison (1995), Introduction to Supply Chain Management Khác
14. Martin Christopher (1996), Logistics & Supply Chain Management Khác
15. Lee & Billington (1992), Managing Supply Chain Inventory: Pitfalls and Opportunities Khác
16. The Institute for supply management (2000), Glossary of key purchasing and supply terms Khác
17. Jose Blandon (2006) Supermarket supply chain for fresh fruits and vegetables: opportunities and challenges for small farmers.- Trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w