1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty tnhh MTV trần hân

192 136 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động trong chuỗi cung ứng hiện tại của công ty,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH TRÚC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH TRÚC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (Hướng ứng dụng)

Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ HỒNG THU

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN” là công trình nghiên cứu của bản thân, các thông tin thu thập được và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực

Luận văn chưa được công bố trước đây

Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 Người thực hiện nghiên cứu

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC PHỤ LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT

ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 8

1.1 Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng 8

1.1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng 8

1.1.2 Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng 11

1.1.2.1 Nhà cung cấp 11

1.1.2.2 Nhà sản xuất 12

1.1.2.3 Nhà phân phối 12

Trang 5

1.1.2.4 Nhà bán lẻ 13

1.1.2.5 Khách hàng 13

1.1.2.6 Nhà cung cấp dịch vụ 13

1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng 14

1.1.3.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 14

1.1.3.2 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp 15

1.1.3.3 Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt 15

1.1.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn 15

1.1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động 17

1.1.4.1 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế 17

1.1.4.2 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp 19

1.1.5 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng 20

1.1.5.1 Sản xuất 21

1.1.5.2 Hàng tồn kho 22

1.1.5.3 Vận chuyển 22

1.1.5.4 Thông tin 23

1.1.6 Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh 24

1.1.6.1 Tiêu chuẩn giao hàng 24

1.1.6.2 Tiêu chuẩn chất lượng 24

1.1.6.3 Tiêu chuẩn thời gian 25

1.1.6.4 Tiêu chuẩn chi phí 26

1.2 Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam 26

Trang 6

1.2.1 Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam 26

1.2.1.1 Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước 27

1.2.1.2 Nhu cầu thị trường 29

1.2.1.3 Rào cản thương mại giảm 31

1.2.2 Thực trạng ngành thủy sản và cá tra xuất khẩu tại Việt Nam 33

1.2.2.1 Tình hình chung 33

1.2.2.2 Tình hình ngành cá tra Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2014-2018 36

1.2.3 Những khó khăn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 49

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN 50

2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Trần Hân 50

2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Trần Hân 50

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng 52

2.1.3 Ngành nghề và các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân 52

2.1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân 53

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Trần Hân

54

2.1.5.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân theo thị trường 54

2.1.5.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm 57

Trang 7

2.1.5.3 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần

Hân theo đối thủ cạnh tranh 61

2.2 Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân 67

2.2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân 67

2.2.2 Con giống 67

2.2.3 Nuôi 68

2.2.4 Thu hoạch 69

2.2.5 Chế biến 70

2.2.6 Vận chuyển, giao hàng 73

2.2.7 Khách hàng và chăm sóc khách hàng 75

2.3 Đánh giá về chuỗi cung ứng cá tra và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Trần Hân 77

2.3.1 Ưu điểm 78

2.3.1.1 Về phía công ty 78

2.3.1.2 Về chuỗi cung ứng 78

2.3.1.3 Lợi thế về quy mô và uy tín của công ty 79

2.3.2 Nhược điểm 79

2.3.2.1 Mắc xích khách hàng và chăm sóc khách hàng 79

2.3.2.2 Mắc xích hoạt động chế biến tại nhà máy 81

2.3.2.3 Hoạt động quản lý thông tin trong toàn chuỗi kém 82

2.3.2.4 Yêu cầu về sản phẩm tại các thị trường, các chứng nhận 83

2.3.2.5 Giá trị sản phẩm còn thấp, ít sản phẩm giá trị gia tăng 84

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 85

Trang 8

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG

ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN 86

3.1 Mục đích và quan điểm của giải pháp 86

3.2 Các giải pháp đề xuất 87

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro 87

3.2.1.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân 87

3.2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro 100

3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những lỗ hỏng trong mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi 107

3.2.2.1 Lựa chọn và áp dụng một phần mềm quản lý chung 107

3.2.2.2 Tăng cường mối liên kết với nhà cung cấp dịch vụ 110

3.2.3 Cải thiện, nâng cao năng suất nhà máy để tối ưu hoạt động 113

3.2.4 Giải pháp về truy xuất nguồn gốc 115

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 118

KẾT LUẬN 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn

2014-2018 45

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân giai đoạn 6/2016-2018 55

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 58

Bảng 2.3: So sánh kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 59

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018 62

Bảng 2.5:Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018 63

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 64

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 65

Bảng 2.8: Định mức các mặt hàng chính tại Công ty TNHH MTV Trần Hân 73

Bảng 2.9: Các form C/O phổ biến và nơi cấp 75

Bảng 2.10: Quy cách sản phẩm phổ biến cho các thị trường chính của công ty 76

Bảng 2.11: Tình trạng trễ lịch xuất hàng tại công ty TNHH MTV Trần Hân năm 2018 80

Bảng 3.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế giới tại công ty TNHH MTV Trần Hân 95

Bảng 3.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân 99

Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo toàn thị trường ngành cá tra giai đoạn 2019-2021 101

Trang 10

Bảng 3.4: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo thị trường ASEAN giai đoạn

2019-2021 104Bảng 3.5: Kế hoạch triển khai phần mềm ERP theo thời gian và chi phí 109Bảng 0.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế giới

Bảng 0.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo tại thị trường

ASEAN

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn

2014-2018 37Biểu đồ 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường

Trung Đông giai đoạn 2014-2018 39Biểu đồ 1.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường

ASEAN giai đoạn 2014-2018 40Biểu đồ 1.4: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường

EU giai đoạn 2014-2018 41Biểu đồ 1.5: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc giai đoạn 2014-2018 42Biểu đồ 1.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường

Mỹ giai đoạn 2014-2018 43Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân

giai đoạn 07/2016-2018 57Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân theo

sản phẩm giai đoạn 07/2016-2018 60Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà giai đoạn tháng 07/2016-2018 66Biểu đồ 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng

theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân 92Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo

mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân 93Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt

theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân 94Biểu đồ 3.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng

theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân 96Biểu đồ 3.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo

Trang 12

Biểu đồ 3.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt

theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân 98Biểu đồ 0.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng

theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa

Biểu đồ 0.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình

theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa

Biểu đồ 0.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình

trượt theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa

Biểu đồ 0.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng

theo mùa vụ tại thị trường ASEAN

Biểu đồ 0.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình

theo mùa vụ tại thị trường ASEAN

Biểu đồ 0.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình

trượt theo mùa vụ tại thị trường ASEAN

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM TỪ KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN

PHỤ LỤC 3: CÁC CHỨNG CHỈ CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN

PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN GIAI ĐOẠN THÁNG 7-2016 ĐẾN THÁNG 12-2018 (Đơn vị tính: USD)PHỤ LỤC 5: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM

PHỤ LỤC 6: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ

BASA VIỆT NAM (2014-2018)

PHỤ LỤC 7: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (2014-2018)

PHỤ LỤC 8: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN (T07/2016-2018)

PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (T07/2016-2018)

PHỤ LỤC 10: THUYẾT MINH MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN CHỦ YẾU CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT

PHỤ LỤC 11: BẢN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG BÊN THỨ BA

(VINACONTROL)

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân 54

Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần

Hân 67

Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến cá tra fillet lại công ty TNHH MTV Trần Hân: 71

Sơ đồ 3.1: Quy trình giám sát việc tăng cường mối liên hệ giữa các mắc xích 112

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT

ASEAN Association of South East Asian Nations

BTP Bán thành phẩm

C/O Certificate of Origin

CFA Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ

CFR Cost and freight

CIF Cost, Insurance, Freight

CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership D/P Documents against payment

DOC United States Department of Commerce

EVFTA Vietnam-EU Free trade agreement

HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point System

IQF Individual Quick Frozen

Trang 16

TỪ VIẾT

IWP Individually Wrapped Pack

TNNL Tiếp nhận nguyên liệu

USDA United States Department of Agriculture

VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Trang 17

TÓM TẮT

Đề tài đã xác định và phân tích các mắc xích trong chuỗi cung ứng tại công ty, phân tích mối quan hệ giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cũng như mối quan hệ trước, sau và hỗ trợ trong hoạt động của chuỗi cung ứng Từ việc phân tích thực trạng chuỗi cung ứng, tình hình hoạt động của công ty cũng như việc dự báo, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường cá tra, cá basa nói chung và của công ty nói riêng, các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, đẩy mạnh hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, đẩy mạnh quá trình mở rộng, phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trên thị trường nội địa và quốc tế Đề tài hướng đến kết quả là tăng cường mối quan hệ giữa các mắc xích, khắc phục những

lỗ hỏng trong mối quan hệ giữa các mắc xích; dự báo được xu hướng phát triển của thị trường cá tra, cá basa của công ty nói riêng, hoàn thiện công tác dự báo Tuy nhiên, đề tài cũng có những hạn chế về thời gian và tính bảo mật trong kinh doanh,

đề tài chưa thể đề cập sâu về khách hàng của công ty do quy định về bảo mật cũng như các số liệu về chi phí kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối chung cho tất cả các mặt hàng

Trang 19

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong thực tế suốt những năm qua, sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, gọi tắt là VASEP, đưa ra thống kê nói rằng sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm lĩnh gần như toàn phần thị trường thế giới

Ngoài việc nuôi cá bằng các nhà bè trên sông, gần đây nhiều người dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đào ao hay hầm để nuôi cá Những ao hầm đó nằm ở vị trí ven kênh rạch hay gần sông lớn để tiện đưa nước sông vào nuôi cá

Cục Nuôi trồng Thủy sản thuộc Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa

ra ý kiến để có thể phát triển bền vững ngành này thì trong năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay Cá tra và tôm nước lợ được cho là hai đối tượng nuôi chủ lực, ngành thủy sản Việt Nam đề nghị cần theo tuân theo đúng lịch thời vụ và cải tạo ao đầm, phát triển sản xuất giống ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để giải quyết vấn đề giống Đặc biệt phải tạo mối liên kết chặt chẽ, công bằng giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ với những thỏa thuận về vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, cũng như tuân thủ các qui định kiều kiện sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo báo cáo tổng hợp từ một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục với việc hình thành nên các vùng nuôi tập trung lớn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long với tổng diện tích lên đến hơn 5 nghìn ha Nếu năm 2001 sản lượng cả vùng mới đạt khoảng hơn 100 nghìn tấn thì năm 2009 đã lên tới trên 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 1.4 tỷ USD VASEP cho hay, như vậy, từ những "bước đi" tự phát của một số hộ nuôi nhỏ lẻ

Trang 20

và những cơ sở sản xuất thô sơ, cá tra Việt Nam bắt đầu "lớn" lên thành ngành sản xuất quy mô công nghiệp

Chính vì thế, công tác tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi cung ứng sản xuất sẽ là cách

để liên kết chặt chẽ với các khâu từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu và các công đoạn khác liên quan đến chuỗi Đây là một giải pháp mang tính cấp thiết cho ngành sản xuất cá tra, cá basa tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Tại công ty TNHH MTV Trần Hân, cá tra là mặt hàng sản xuất chủ lực cho toàn bộ hoạt động của công ty, con cá tra, cá basa là nguồn gốc, là cốt lõi cho sự phát triển của công ty Không nằm ngoài những khó khăn mà ngành và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra gặp phải, những vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hay cách vận hành chưa đồng bộ trong các khâu liên quan nhiều lúc làm cho hoạt động của công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất có thể Thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp công ty bị khách hàng phàn nàn về chậm tiến độ, chất lượng chưa thật sự ổn định khi khâu kết nối tại các mắc xích chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến việc thiếu thông tin, truyền thông tin chưa chính xác hay không kiểm soát tốt các hoạt động trong từng mắc xích Đây là một vấn

đề mà công ty đang cân nhắc trong việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp

Chính vì thế, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, chặt chẽ hóa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân là một vấn đề cấp thiết Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đề tài này tại công ty TNHH MTV Trần Hân Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng

cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động trong chuỗi cung ứng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng tại công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng khắc nghiệt của thị trường và tối ưu hóa hoạt động của công ty

Trang 21

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung

Đề tài nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, các thành phần cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng Dựa trên những nền tảng chung, tác giả vận dụng nghiên cứu vào chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân Qua những nghiên cứu này, tác giả có thể thấy rõ mặt mạnh cũng như những hạn chế trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân

Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường để hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững của chuỗi

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Nhận định được các vấn đề đã và đang xảy ra trong từng mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Phân tích thực trạng, sự kết nối trong nội bộ từng mắc xích và giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng

- Phân tích ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra hiện tại tại công ty và của ngành cá tra nói chung

- Đánh giá và xây dựng các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cá tra

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu thành phẩm cũng như công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trân Hân Cụ thể:

- Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng

Trang 22

- Mối liên kết giữa các khâu

Trong thực tế, chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân khá rộng, trải dài từ khâu nuôi trồng, sản xuất thức ăn đến khâu xuất khẩu thành phẩm cuối cùng Tuy nhiên, đề tài sẽ giới hạn phân tích từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng để có thể làm rõ hơn các mắc xích nền tảng, đang được tập trung trong chuỗi

Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Trần Hân

Địa chỉ: 41 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện: DV2, Hà Đô Villas, 766 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP

Hồ Chí Minh

Nhà máy chế biến: ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Thời gian thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019

 Tính mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu những hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Trần Hân và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những lỗ hỏng trong chuỗi cung ứng và hoàn thiện hóa chuỗi cung ứng tại công ty Mục tiêu của các giải pháp đưa ra được áp dụng cho kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2019-2021 tại công

ty

Về cơ sở lý thuyết, đề tài sử dụng nguồn cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ những nghiên cứu về chuỗi cung ứng, các thành phần của chuỗi cung ứng cũng như vai trò của các yếu tố tác động đến sự vận hành của chuỗi cung ứng

Đề tài sử dụng số liệu về kim ngạch xuất khẩu, dựa trên phương pháp dự báo để đánh giá xu hướng phát triển của ngành và của thị trường mục tiêu phục vụ cho việc đánh

Trang 23

giá thị trường và đưa ra các kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo, tận dụng tối

đa những yếu tố có sẵn tại công ty để khai thác tối đa thị trường

Về thực tiễn, ngành cá tra, cá basa là một trong những ngành trọng điểm luôn được quan tâm và đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam Thời gian gần đây, ngành này lại có những bước tiến khá mạnh mẽ khi nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng, giá xuất khẩu cũng tốt hơn Hòa chung với sự phát triển của ngành hàng, công ty đã đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình để tối ưu hóa các hoạt động cũng như có thể

tự chủ trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu Bên cạnh đó, sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh cũng là một động lực để công ty mở rộng phát triển, đầu tư toàn diện và đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng khép kín cho riêng mình Tuy nhiên, hoạt động trong chuỗi cung ứng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục và tối ưu hóa các hoạt động chưa thực sự tối ưu Chính vì điều này, đề tài phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược trong giai đoạn tiếp theo (2019-2021)

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là:

- Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo chuyên ngành về cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo tháng, quý, năm, các bản tin về thông tin xuất khẩu cá tra của VASEP, website Tổng cục Hải quan, bảng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm đánh giá tình hình chung

- Phương pháp phân tích xu hướng phát triển của ngành cá tra theo thị trường Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nhiều phương pháp dự báo, phân tích số liệu để xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty giai đoạn tiếp theo 2019-2021, góp phần tối ưu

Trang 24

hóa chuỗi cung ứng, khắc phục những điểm yếu đang hiện diện trên chuỗi cung ứng, khai thác tối đa nguồn lực trong chuỗi để phát triển bền vững

Thiết kế nghiên cứu

(a) Đề tài điều tra về sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân và sử dụng các

dữ liệu thứ cấp từ VASEP, nội bộ tại công ty

(b) Thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát: theo phụ lục 2

(c) Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với 20 khách hàng hiện tại tại công ty TNHH MTV Trần Hân

Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:

(i) Thế nào là chuỗi cung ứng?

(ii) Cấu trúc của chuỗi cung ứng?

(iii) Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng hiện nay?

(iv) Mô hình chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân như thế nào? (v) Mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng như thế nào?

(vi) Ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân? (vii) Những giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân?

Trang 25

Chương 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng

Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, lịch sử hình thành và phát triển, các thành phần trong chuỗi cung ứng, các mô hình chuỗi cung ứng cơ bản, vài trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế và các yếu tố tác động đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng và trình bày thực trạng ngành cá tra của Việt Nam

Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân

Chương này phân tích cụ thể chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân, đánh giá chuỗi cung ứng tại công ty để xác định điểm mạnh và mặt hạn chế của chuỗi cung ứng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra của công ty TNHH MTV Trần Hân

Chương này dự báo xu hướng phát triển của ngành cá tra, cá basa Việt Nam, tại công

ty TNHH MTV Trần Hân và dự báo xu hướng tại thị trường mục tiêu ASEAN, đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ những đánh giá thực tế về chuỗi cung ứng hiện tại

Trang 26

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng

1.1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng từ rất lâu trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến các hoạt động khác trong đời sống Và ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế số, chuỗi cung ứng càng ngày càng đóng một vai trò ngày càng quan trọng Chuỗi cung ứng là công cụ quan trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả Với nền kinh tế thế giới nói chung là vậy, nhưng đối với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là một trong những vũ khí sắc bén giúp hoàn thiện hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới

Chuỗi cung ứng có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm của từng người và từng ngành hoạt động khác nhau Theo Thomas Fredman, trong “Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21”, “chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế giới Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra giá trị” Bên cạnh đó, theo Thomas Friedman, là người tiêu dùng thì “chúng ta sẽ rất thích các chuỗi cung ứng bởi chúng đem lại cho ta đầy đủ loại hàng hóa từ giày chơi quần vợt đến máy tính xách tay với giá ngày càng hạ và được sản xuất ngày càng phù hợp với yêu cầu của ta” Cũng theo ông, nếu là người sản xuất và bán lẻ thì chuỗi cung ứng là sân chơi mới thách thức trí tưởng tượng và tinh thần sáng tạo

Với bản chất là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, người phân phối và giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp, nhằm làm ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, chuỗi cung ứng đã sinh ra và tồn tại, phát triển trong các doanh nghiệp từ rất lâu, nhưng thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) mới chỉ xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây Khái niệm “chuỗi

Trang 27

cung ứng” xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và ngày càng được phổ biến rộng rãi

Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối chúng đến khách hàng” Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), chuỗi cung ứng lại được hiểu là

“sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” Bước sang thế kỉ 21, chuỗi cung ứng được định nghĩa một cách rõ ràng hơn, cụ thể hóa trong từng hoạt động Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “chuỗi ung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung cấp,

mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng….” Theo Chou và Keng-Li (2001), “chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập”

Ngày nay, chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và

đã được đưa vào như một khái niệm trong từ điển Supply chain & Logistics Tại đây, chuỗi cung ứng được hiểu là “chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp các nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau (nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng).”

Christopher (2005) lại cho rằng “chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi của những quá trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”

Trang 28

Theo GS Souviron (2007), “chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.”

Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu

từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng Cùng chung quan điểm này, David Blanchard cũng xem “chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên quan đến vòng đời một sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc”

Nói tóm lại, chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Nói một cách cụ thể hơn, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào

và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó

Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắc xích (mỗi đơn vị) là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắc xích này đến đầu vào của mắc xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng các chuẩn mực, yêu cầu của mắc xích kế tiếp và của toàn chuỗi Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động logistics - hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi Chuỗi cung ứng toàn cầu là những chuỗi trải rộng trên thế giới, không phân biệt quốc gia, châu lục

Ngày nay, cuộc cạnh tranh về kinh tế của các quốc gia dần được thay thế bằng cuộc cạnh tranh của các chuỗi cung ứng Chính vì điều này, quốc gia, doanh nghiệp cần phải

Trang 29

thay đổi tư duy từ tự sản xuất thành một sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng sang tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bố trí các mắc xích, công đoạn một cách hợp lý nhất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh

1.1.2 Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp

và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo

ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:

• Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng

ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng

• Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng

• Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán

lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết

1.1.2.1 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp như một thành viên bên ngoài, có năng lực sản xuất không giới hạn Nhà cung cấp có thể tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi cung ứng chung của doanh nghiệp, nhóm sản phẩm hay chuỗi cung ứng toàn cầu Nhà cung cấp đóng vai trò là người cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhà sản xuất, hoạt động này sẽ diễn ra

Trang 30

1.1.2.2 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất có thể sản xuất từ nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản hoặc là những người khai thác các nguyên vật liệu cung cấp cho các mắc xích phía sau của chuỗi cung ứng Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác

1.1.2.3 Nhà phân phối

Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng

Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng Nhà phân phối cũng

là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ

sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất

Trang 31

1.1.2.4 Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm

1.1.2.5 Khách hàng

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng

1.1.2.6 Nhà cung cấp dịch vụ

Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này

Thứ nhất có thể kể tới là hoạt động vận tải Đây là mắc xích cung cấp các dịch vụ vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, … trong nội bộ các mắc xích trong chuỗi cung ứng Hoạt động vận tải là mắc xích giúp chuỗi cung ứng có thể tối ưu hóa được hoạt động thông qua cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm đúng lúc Vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển hay đường hàng không là các phương thức được áp dụng tùy thuộc vào đặc tính của từng chuỗi cung ứng sản phẩm và từng thời điểm sao cho tối ưu nhất

Trang 32

Thứ hai là dịch vụ trong hoạt động tồn kho Tồn kho là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng Trong từng mắc xích, việc bố trí tồn kho tại từng địa điểm, thời điểm với khối lượng, số lượng phù hợp giúp tối ưu hóa hoạt động của chuỗi

Thứ tư có thể kể đến là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công

ty định giá tín dụng và công ty thu nợ Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý

và tư vấn quản lý…cũng có những đóng góp không nhỏ trong chuỗi cung ứng hoàn chỉnh hơn

Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia

ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ

1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng

1.1.3.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm 4 mắc xích cơ bản có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ qua lại cho nhau trong chuỗi cung ứng, đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng Trong mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, một hoặc nhiều nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất, các bộ phận trong nhà sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất riêng, chế biến thành bán thành phẩm, thành phẩm và chuyển đến cho mắc xích tiếp theo, nhà phân phối Nhà phân phối sẽ tận dụng các kênh phân phối phù hợp với tính chất và nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm phân phối đến người tiêu dùng và đến với người tiêu dùng cuối cùng Một số doanh nghiệp có khả năng đủ mạnh sẽ xây dựng và phát triển ở hai hay nhiều mắc xích hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối đến người tiêu dùng

Trang 33

1.1.3.2 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Ở mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, đứng trên góc độ nhà sản xuất là trung tâm của các mắc xích trong chuỗi thì có thể có nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1 cung cấp nguyên liệu A, nhà cung cấp 2 cung cấp nguyên liệu B, nhà cung cấp 3 cung cấp nguyên liệu C, Trong đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên/nhân tạo, nguyên liệu đã qua chế biến, bao bì thành phẩm từ chuỗi cung ứng phía trước, Sau khi các nguyên vật liệu được nhận từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất tiến hành sản xuất thành bán thành phẩm và thành phẩm, sau đó chuyển đến cho nhà cung cấp 1, nhà cung cấp 2, nhà cung cấp 3, đến các nhà bán sỉ và các trung tâm phân phối Sau đó, sản phẩm sẽ đến với người bán lẻ và cuối cùng là đến người tiêu dùng cuối cùng

1.1.3.3 Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt

Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể nắm bắt và đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

Đây là mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu không để dự báo chính xác, để giảm tình trạng thiếu hàng, áp lực giảm giá và tồn kho hàng lỗi thời Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi cung ứng linh hoạt, đáp ứng nhanh là chọn nhà phân phối tin cậy, có quan hệ chiến lược đồng thời có tính linh hoạt cao nhất Bên cạnh đó, mô hình này cũng phải chọn nhà cung cấp có tốc độ giao hàng nhanh nhất, linh hoạt nhất và chất lượng cao đồng thời đáng tin cậy Nhà cung cấp dịch vụ logistics phải có tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất với chất lượng tốt và tin cậy cao nhất

1.1.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn

Cách thức quản trị vận hành và chuỗi cung ứng có ý nghĩa nhất từ khi khái niệm này được áp dụng rộng rãi đến nay là sản xuất tinh gọn Trong bối cảnh chuỗi cung ứng,

Trang 34

sản xuất tinh gọn đề cập đến sự tập trung vào việc loại bỏ càng nhiều lãng phí càng tốt Những di chuyển không cần thiết, các bước xử lý dư thừa, và tồn kho quá mức trong chuỗi cung ứng là mục tiêu cho sự cải biến trong quá trình nghiên cứu Sản xuất tinh gọn có thể là một trong những công cụ tốt nhất có thể thực hiện các chiến lược xanh trong quy trình sản xuất và dịch vụ

Xây dựng một chuỗi ung ứng tinh gọn sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống để tích hợp các đối tác Việc cung ứng phải phối hợp với nhu cầu của các phân xưởng sản xuất, và sản xuất phải gắn trực tiếp với nhu cầu về sản phẩm của khách hàng Tầm quan trọng của tốc độ và sự ổn định nhất quán để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng không thể được nhấn mạnh quá mức

Nói đến mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, ta không thể nào không nhắc tới những thành phần cơ bản không thể thiếu trong chuỗi Đó là:

Thứ nhất là các nhà máy chuyên môn hóa, các nhà máy chuyên môn hóa nhỏ thay vì các xưởng sản xuất lớn kết hợp theo chiều dọc là quan trọng Triết lí tinh gọn không thể gắn với việc vận hành cồng kềnh và sự quan liêu vốn có của mô hình quá lớn bởi

nó rất khó trong việc quản lý tối ưu Các nhà máy cần được thiết kế cho một mục đích

có thể được xây dựng và vận hành kinh tế hơn Các nhà máy cần được liên kết với nhau để có thể đồng bộ hóa với một hay nhiều nhà máy khác và phải phù hợp với nhu cầu của thị trường Tốc độ và yếu tố đáp ứng nhanh với sự thay đổi là chìa khóa cho sự thành công của chuỗi cung ứng tinh gọn

Thứ hai, hợp tác với các nhà cung ứng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quản lý và phát triển chuỗi cung ứng Nếu nhà sản xuất chia sẻ kế hoạch về nhu cầu sử dụng dự kiến với các nhà cung cấp, họ sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu dài hạn trong cả hệ thống, từ đó có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất và phân phối nguyên vật liệu đến nhà sản xuất Bên cạnh đó, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể chia sẻ thông tin cho nhau dễ dàng

Trang 35

hơn Có thể nói, sự tín nhiệm trong cam kết giao hàng của nhà cung cấp cho phép giảm tối đa tồn kho, duy trì tồn kho ở mức độ tinh gọn

Thứ ba là xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn Một chuỗi cung ứng là tổng thể sự kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó, bao gồm từ nhà cung cấp các nguyên vật liệu thô cho đến hoạt động sản xuất và cuối cùng là hướng tới việc phân phối hoàn hảo, giao sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng Trong chuỗi hội thảo

“Suy nghĩ tinh gọn”, Womack và Jones (Lean Thinking (New York: Simon & Schuster, 1996), p.277) đã đưa ra những hướng dẫn để có thể sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng tinh gọn:

- Giá trị phải được đinh nghĩa chung cho mỗi họ sản phẩm cùng với chỉ tiêu chi phí dựa trên quan điểm của khách hàng về giá trị

- Tất cả các công ty trên dòng giá trị phải có tần suất sinh lợi trên vốn đầu tư tương xứng có liên quan với dòng giá trị

- Các công ty phải làm việc cùng nhau để xác định và loại bỏ lãng phí

- Khi các chỉ tiêu chi phí đã đạt được, các công ty theo dòng giá trị sẽ ngay lập tức thực hiện các phân tích mới để xác định các lãng phí còn lại và đưa ra chỉ tiêu mới

- Mỗi công ty tham gia có quyền kiểm tra mọi hoạt động ở mọi công ty liên quan trong dòng giá trị như là một phần của nghiên cứu chung về lãng phí

1.1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động

1.1.4.1 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế

Theo Hamed Shakeriana, Hasan Dehghan Dehnavia và Fatemeh Shateri (2016), chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng trong nền công nghiệp và cạnh tranh trên toàn cầu và có khả năng sẽ là một yếu tố chính trong cạnh tranh toàn thế giới Khủng hoảng kinh tế thế giới với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay

Trang 36

phí tăng, các yếu tố mới diễn ra, các mô hình trong chuỗi cung ứng được yêu cầu phát triển tạo điều kiện cho việc ra quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh

Theo Ignas Masteika và Jonas Cepinskis (2015), hiện nay, các doanh nghiệp không còn cạnh tranh trên các thực thể, mắc xích riêng biệt mà là cạnh tranh trên chuỗi cung ứng

và áp dụng phân tích các quyết định kiểm soát chuỗi cung ứng Một công ty không còn kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm hợp

lý hóa các hoạt động kinh doanh phải đồng bộ hóa với các nhà cung cấp và khách hàng, và làm việc hướng tới mức độ linh hoạt cao hơn so với một công ty và đạt được lợi thế cạnh tranh

Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới Có thể nói, chuỗi cung ứng

là linh hồn cho mọi hoạt động, là điều kiện để tối ưu hóa, tận dụng lợi thế của từng quốc gia, từng khu vực, giúp cho nền kinh tế hoạt động liên tục và tạo ra giá trị thặng

dư nhiều nhất có thể Trong đó, có thể kể đến:

Thứ nhất, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế khi cho ra những khái niệm, lý thuyết cụ thể về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, xu hướng phát triển hiện tại, tính phổ biến hơn của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh tế thế giới thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp, quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới, làm cho thế giới trở nên phẳng hơn và phát triển mạnh mẽ hơn Có thể nói, chuỗi cung ứng thế giới phát triển là công cụ, là chất xúc tác tuyệt vời để liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau phát triển, tối ưu hóa hoạt động và tối thiểu hóa các rủi ro trong kinh doanh

Thứ hai, chuỗi cung ứng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung

Trang 37

Thứ ba, chuỗi cung ứng là công cụ giúp các doanh nghiệp, quốc gia tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế

Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn

có của mình Đây là hoạt động giúp tận dụng lợi thế của từng vùng, từng khu vực Chuỗi cung ứng có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của quốc gia này, nguồn nhân công dồi dào, có trình độ phù hợp của quốc gia khác hay lợi thế về phân phối của một khu vực để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng

Thứ năm, chuỗi cung ứng góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh Chuỗi cung ứng là nhân tố giúp dần xóa bỏ biên giới của các quốc gia, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng được các lợi thế của nhau, tạo nên một chuỗi tối ưu và phát triển văn hóa hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển Thứ sáu, chuỗi cung ứng góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng, đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Chính sự tối ưu hóa trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ dần

ổn định Các hoạt động thu thập thông tin khách hàng về nhu cầu của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thay đổi theo hướng tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường

Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên

1.1.4.2 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào? từ ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu? phân phối ra sao? … Tối ưu hoá

Trang 38

từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

Mặt khác, trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn, hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì … để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời

Phát triển bền vững phụ thuộc vào sự cải thiện đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên chuỗi cung ứng và hiệu quả Nó đòi hỏi một cách toàn diện quan điểm vòng đời toàn cầu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối, đặc biệt là theo kiểu vòng kín (Ghadimi

et al 2019) Một xu hướng lớn mới xuất hiện trong các ngành dịch vụ và sản xuất là việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông trong chuỗi cung ứng Các chức năng chuỗi cung ứng bao gồm mua sắm, sản xuất và phân phối đã ngày càng trở nên tự động, dẫn đến một sự thay đổi mô hình khác được gọi là Công nghiệp 4.0 Môi trường Công nghiệp 4.0 bao gồm số hóa và các máy được điều khiển bằng máy tính được kết nối qua Internet Thông tin thời gian thực hỗ trợ quản lý chính xác và chính xác các hoạt động và quy trình sản xuất cũng là cốt lõi Những tiến bộ này mang đến cơ hội to lớn cho trí tuệ chuỗi cung ứng và tự chủ thiết lập bước đệm cho chuỗi cung ứng Công nghiệp 4.0 (Kamble et al., 2018)

1.1.5 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm nhiều mắc xích nhỏ kết hợp lại với nhau, cùng phối hợp để tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên điểm mạnh của từng mắc xích để mang lại hiệu quả cao nhất có thể

Trang 39

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin, tài chính một cách hiệu quả Đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, tính thích nghi cao và sáng tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang thực hiện theo các cam kết của WTO và hội nhập ngày một sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những vấn đề và thách thức làm giảm hiệu quả vận hành chuỗi Chính vì vậy, để giúp doanh nghiệp phát huy hết tiềm năng, biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh, dễ dàng vượt qua đối thủ, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp

1.1.5.1 Sản xuất

Nói đến vấn đề sản xuất là nói tới năng lực sản xuất của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy, kho và các máy móc hỗ trợ cho hoạt động này Việc đầu tư xây dựng nhà máy và kho phải phù hợp với nhu cầu thực tế tại chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu thị trường trong tương lai để tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng dư thừa quá nhiều, làm cho hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả

Sản xuất là một mắc xích quan trọng trong mọi chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp, bởi lẽ đây là hoạt động quyết định, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các mắc xích còn lại Trong chuỗi cung ứng lớn, hoạt động sản xuất gần như được xem là hoạt động trung tâm nên mắc xích này là sự kết hợp của quá trình liên kết giữa việc nhập nguyên vật liệu, sản xuất chế biến, bao bì và đóng gói thành thành phẩm hoàn chỉnh cuối cùng

Trang 40

1.1.5.2 Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm từ nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm và lưu kho của nhà sản xuất, nhà phân phối trong chuỗi cung ứng Tồn kho một lượng hàng trong giới hạn cho phép của doanh nghiệp và của toàn chuỗi cung ứng sẽ giúp đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của thị trường Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, chi phí cho việc tồn kho hàng hóa phải càng thấp càng tốt

Với mặt hàng cá tra, cá basa đông lạnh thì việc tồn kho hàng hóa là điều không thể nào tránh khỏi, thậm chí lượng hàng tồn kho còn khá lớn do đặc thù về thu hoạch cá nguyên liệu và mùa xuất hàng trọng điểm Chính vì lý do này, việc tồn kho như một yếu tố tất yếu trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa Các bộ phận phối hợp trong công tác điều tiết lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được sự tối ưu về giá xuất khi yếu tố giá thất thường tại mặt hàng này khá cao, phụ thuộc vào “mùa nhu cầu” trên từng thị trường Bởi thế, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần có kế hoạch sắp xếp tồn kho tối ưu với chi phí thấp nhất có thể

1.1.5.3 Vận chuyển

Vận chuyển là trung gian giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng, giúp di chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất hay bán thành phẩm đến khâu chế biến thành thành phẩm, từ thành phẩm đến nhà phân phối rồi cuối cùng là đến tay người tiêu dùng Trong vận chuyển, cần phải cân nhắc giữa yếu tố đáp ứng nhanh nhu cầu với tính hiệu quả trong việc chọn phương thức vận chuyển trong từng mắc xích cho phù hợp nhất Trong vận chuyển thường xảy ra trường hợp phương thức vận chuyển nhanh như chi phí lại rất cao, khi chi phí phù hợp thì lại không đáp ứng được yếu tố kịp lúc trong chuỗi Chính vì thế, chọn phương thức vận chuyển cần phải cân bằng được yếu tố chi phí và yếu tố hiệu quả, cân đối và sắp xếp phương thức sao cho phù hợp nhất với từng chuỗi cung ứng cụ thể

Ngày đăng: 11/07/2019, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w