1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiểu học

11 205 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 153 KB

Nội dung

Việt Nam thường đứng ở vị trí cuối hoặc nửa cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan trọng như: Chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ, phổ biến công nghệ hiện đại, kỹ

Trang 1

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG

GIẢNG DẠY BẬC Tiểu HỌC



I ĐặT VấN Đề:

Khái niệm CNTT (IT - Information Technology) được hiểu là tập hợp những phương pháp và phương tiện kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là Tin học và Viễn thông – nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vô cùng phong phú trong xã hội

Mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa máy tính với truyền thông tạo nên một khái niệm mới là Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT- Information and Communication Technology) Việc phát triển ICT ngày nay đã trở thành thước đo cho sự phát triển kinh tế văn hóa của một đất nước Nó đã xâm nhập vào hầu hết mọi hoạt động kinh tế văn hóa xã hội của con người

Trong hệ thống giáo dục của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, UNESCO đă phân các nước thành 3 nhóm chính Nhóm thứ nhất gồm các nước phát triển như Úc, Hàn quốc và Singapo Các nước này đều có chính sách quốc gia về CNTT&TT trong giáo dục và

kế hoạch tổng thể để thực thi các chính sách đó Nội dung các môn học đều được thay đổi để có thể lồng ghép nội dung ứng dụng CNTT&TT Các khoá học trực tuyến ngày càng nhiều với sự trợ giúp của Internet Nhóm nước thứ hai bao gồm Trung quốc, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Philipin và ấn độ là các nước đã có chính sách quốc gia và kế hoạch tổng thể về CNTT&TT nhưng chưa lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống giáo dục

Việt nam được xếp vào nhóm thứ ba như Myanma, Lào, Campuchia … là những nước mới bắt đầu (có thể đă có chính sách quốc gia hoặc không) và hiện chưa đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách và chương trình nhưng đã có các dự án thí điểm về CNTT&TT trong giáo dục

Việt Nam thường đứng ở vị trí cuối hoặc nửa cuối bảng xếp hạng

về một số chỉ số công nghệ quan trọng như: Chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ, phổ biến công nghệ hiện đại, kỹ năng con người, xã hội thông tin, truy cập dữ liệu…

Việt nam sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngay từ năm

1993, Chính phủ ta đã khẳng định vị trí vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng và ưu

Trang 2

tiên hàng đầu, thậm chí đã nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT có trình độ quốc tế

Là một trong những nước đang phát triển của khu vực Đông Nam

á, nền CNTT của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều yếu kém, lạc hậu, phát triển chậm và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực

Để tồn tại, phát triển và hội nhập chúng ta không có con đường nào khác là phải tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học & công nghệ, đặc biệt là CNTT vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đồng thời tạo khả năng đi tắt và đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2001 –

2005 đã chỉ rõ: “Đối với GD & ĐT, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập Một trong các mục tiêu cụ thể mà chỉ thị có nêu là: “Đẩy mạnh CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới PPDH ở tất cả các môn học” vì:

1-Là một nhân tố quan trọng hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học ở mọi cấp đào tạo, tạo điều kiện đáp ứng xu thế “học mọi lúc, học mọi nơi, mọi người đều được học” và quan niệm mới về việc học và việc dạy

2- Cung cấp một phương tiện dạy học hiện đại Từ việc dạy học theo phương thức truyền thống có thầy giảng bài, với việc sử dụng ICT đã dẫn đến dạy học từ xa, dạy học thông qua các phần mềm dạy học và các phần mềm khác, có thể nói ICT làm thay đổi căn bản quan niệm dạy và học truyền thống

3- Phương tiện học tập: Sử dụng ICT, người học có được các kênh cung cấp thông tin phong phú và đa dạng Từ việc học có thầy dạy với kỹ thuật multimedia sống động đến việc tự học qua mạng với cả hệ thống kiểm tra và tự kiểm tra chi tiết giúp người học vừa có hứng thú vừa tự đánh giá được mình Nếu thiết kế phần mềm thích hợp, máy tính sẽ vừa là thầy dạy, vừa là bạn học, lại vừa là học trò của người học

4- Thông tin và giao tiếp: Người học được tiếp xúc với kho kiến thức vô tận của nhân loại, song ngoài việc chỉ cung cấp thông tin, ICT còn là cầu nối giao tiếp học – học, dạy – học do khả năng truyền thông phi biên giới của nó Tiếp xúc với ICT, giới trẻ trở nên mạnh dạn, linh hoạt và thân thiện với cộng đồng hơn

Như chúng ta đã biết, dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin Học là một quá trình tiếp thu thông tin,

Trang 3

có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin Vì vậy những người dạy (hay máy phát thông tin) đều nhằm mục đích là phát được nhiều và hiệu quả cao các thông tin liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học mà mục đích của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và Tiểu học nói riêng là: giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cấn thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá …

Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo nghĩa của CNTT

là “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn” để tiến kịp sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới, để trẻ em Việt Nam có thể hoà nhập và phát triển trong xã hội hiện đại - tương lai thì việc ứng dụng CNTT trong dạy - học ở Tiểu học là sáng suốt và thật sự cần thiết…

Đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà công nghệ truyền thông đa phương tiện Multimedia và công nghệ mạng Networking hướng tới…

II.

THựC TRạNG:

Từ thực tế cho thấy, để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới giáo dục Tiểu học nói riêng đạt kết quả thì người giáo viên cần phải :

-Có kiến thức cơ bản về trình độ tin học, sử dụng thành thạo máy tính và soạn thảo văn bản

-Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power point

-Biết cách truy cập Internet và thu thập các nguồn tư liệu trên mạng

-Có khả năng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file

âm thanh…

Như vậy, để có một đồ dùng dạy học hay soạn một giáo án điện tử

có hiệu quả thì mỗi giáo viên cần thiết phải có kĩ thuật tin học Vậy, có thể đổi mới phương pháp bằng việc ƯDCNTT vào giảng dạy thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo các phần mềm thì người giáo viên cần phải có ý tưởng và niềm say

mê thật sự với công việc thiết kế Một công việc luôn đòi hỏi rất cao sự sáng tạo nhạy bén và óc thẩm mĩ Đây là điều mà không phải bất cứ một ai cũng có thể thực hiện tốt

Trang 4

Bên cạnh đó thì tình hình thực tế địa phương cũng là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ nhà giáo nói chung và các thầy cô giáo ở Đam Rông nói riêng

Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách

05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương Có tổng diện tích 89.220 ha dân số 30.633 người với mật

độ dân số 34 người/km2 , toàn huyện có 14 dân tộc và là huyện

có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao , chiếm 71.3 % cơ cấu dân tộc trong toàn huyện Hầu hết đồng bào dân tộc theo đạo thiên chúa và tin lành, dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn…có thể coi Đam Rông là một huyện vùng sâu và khó khăn nhất của Tỉnh Lâm Đồng…đối tượng học sinh của Đam Rông lại chủ yếu là con em của các đồng bào dân tộc thiểu số Hàng ngày các em đến trường với những manh áo rách, bữa cơm chưa ấm bụng…các thầy, cô giáo thì luôn phải vật lộn với việc tăng cường dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc Có thể nói đây là một khó khăn và trở ngại rất lớn cho đội ngũ các thầy cô giáo trong việc tiếp cận và truyền thụ các phương pháp cũng như các hình thức học tập theo hướng đổi mới theo tinh thần chung của nền giáo dục nước nhà

III.

NGUYÊN NHÂN:

Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin, CNTT đã bùng nổ và được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống con người…hơn nữa năm học 2008-2009 được chọn là năm học “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục”

Để hưởng ứng cho khẩu hiệu này ngành giáo dục Đam Rông đã

mở các lớp tập huấn Intel cho đội ngũ giáo viên với quy mô toàn huyện…

Mặc dù đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của đội ngũ thầy cô giáo nhưng để triển khai thường xuyên và rộng rãi trong toàn ngành thì còn gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau:

1 Trình độ, năng lực của giáo viên trong toàn huyện không đồng đều Một số giáo viên tiếp cận các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT còn hạn chế

2 Việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện

tử thường mất thời gian và mất nhiều công sức để tìm tòi, khai thác nên nhiều giáo viên còn ngại đầu tư vào soạn bài

Trang 5

3 Khả năng thiết kế bài giảng của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác được tiện ích của CNTT vào soạn giáo án điện tử

4 Để thiết kế và đưa đồ dùng dạy học vào giáo án điện tử thực hiện được thành công phải cần nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ song CSVC của nhà trường chưa đủ để đáp ứng trang bị phương tiện máy móc tới từng lớp học để khai thác giảng dạy nên việc sử dụng ĐDDH và GAĐT đại trà ở các lớp chưa thực hiện được thường xuyên

IV.GIảI PHÁP:

Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập có một vai trò vô cùng quan trọng và tích cực, nó mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các ph ương pháp và hình thức học tâp Nó có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ quá trình dạy và học các môn như: Toán, Tiếng việt, Tự nhiên & xã hội, Mĩ thuật , trong việc tra cứu các thông tin, hình thành kiến thức mới, ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tổ chức đánh giá thông qua các phần mềm dạy học với hình thức trò chơi

Qua đó, giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kĩ năng sử dụng máy tính Đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động hiện đại như:

-Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải

-Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lí thông tin

-Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động trong xã hội hiện đại

-Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học -Có ý thức tìm hiểu ứng dụng CNTT trong các hoạt động xã hội -Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trường

Bởi trẻ em là những thực thể tự nhiên, chúng tiềm tàng một khả năng phát triển rất lớn Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trẻ em chuyển sang loại hình hoạt động mới là hoạt động học tập Trí khôn được hình thành và phát triển nhờ hoạt động của chính bản thân các em với sự tổ chức và dạy dỗ của người lớn Chính vì vậy mà việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho các em trong độ tuổi này là thích hợp và hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt

Từ những thực tế trên, tôi xin nêu một vài biện pháp để khắc phục các thực trạng đó như sau:

Trang 6

A.Giỏo viờn phải cú kiến thức về vi tớnh, biết sử dụng cỏc phần mềm phục vụ làm đồ dựng dạy học và soạn giỏo ỏn điện tử:

- Để làm tốt được điều này, bắt buộc người giỏo viờn phải nghiờn cứu, học hỏi từ đồng nghiệp, sỏch vở để cú những hiểu biết căn bản về cỏc kĩ năng sử dụng vi tớnh

-Trong quỏ trỡnh xử lớ dữ liệu để tạo ra những sản phẩm phự hợp với yờu cầu và mục tiờu cần thiết phải biết và sử dụng thành thạo một số phần mềm hỗ trợ như sau:

 Microsoft Powerpoint :

Phần mềm cho phộp soạn cỏc bài trỡnh chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử Powerpoit cú thể sử dụng được cỏc tư liệu phim ảnh, cho phộp tạo được cỏc hiệu ứng chuyển động khỏ hấp dẫn

và cỏc mẫu giao diện đẹp

VD: Khi soạn GAĐT môn Mĩ thuật lớp 4 - Bài 23: Vẽ cái ca và quả.

Chúng ta dùng phần mềm Powerpoint để giúp học sinh xác định đợc

điểm cao nhất, thấp nhất, giới hạn hai bên của hai mẫu vật Nhờ đó học sinh xác định đợc khung hình chung của hai mẫu vật

Phần mềm Violet (trong m ạng):

Dựng cho giỏo viờn cú thể tự thiết kế và xõy dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, trợ giỳp cho cỏc giờ dạy trờn lớp( sử dụng mỏy chiếu Powerpoit hoặcti vi

Tương tự như Powerpoit nhưng Violet cú nhiều điểm mạnh hơn như: Giao diện tiếng việt, dễ dựng, cú những tớnh năng chuyờn dụng cho bài giảng như tạo cỏc loại bài tập, chức năng thiết kế riờng cho mỗi mụn học và đặc biệt là khả năng gắn kết được với cỏc phần m ềm cụng cụ khỏc

 Macromedia Flash :

Đõy là phần mềm cho phộp vẽ hỡnh, tạo ra hỡnh ảnh động, cỏc hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trỡnh tạo ra cỏc hoạt động

mụ phỏng và tương tỏc sinh động, hấp dẫn

Thụng thường tụi khụng dựng Flash để tạo cả một bài giảng vỡ nú tốn khỏ nhiều cụng sức, mà chỉ dựng để tạo ra cỏc tư liệu rồi kết

Trang 7

hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh

VD: Bài Sự sinh sản của ếch môn Khoa lớp 5 tôi đó sử dụng phần mềm này kết hợp các hiệu ứng để giới thiệu các giai đoạn phát triển của ếch.

Scaner: (Máy quét tranh ảnh) :

Sử dụng mỏy này để quột ảnh từ trong sỏch giỏo khoa ra để sứ lớ rồi sử dụng

VD : Khi dạy Môn Địa lý lớp 5 bài :"Châu Phi "chúng ta ph ải sử dụng quét ảnh SGK các lợc đồ Châu Phi cùng với kĩ thuật CNTT tạo hiệu ứng cho lợc đồ làm cho học sinh thấy rõ vị trí của Châu Phi trên bản đồ thế giới.

Adobe Photoshop:

Là phần mềm sử lớ ảnh và tạo được cỏc ảnh động, cắt ghộp ảnh

thụng dụng nhất

VD: ĐDDH phân môn Kể chuyện lớp 1- Bài 31: Khỉ và Rùa sau khi quét tranh ảnh trong SGK chúng ta sử dụng phần mềm Photoshop để

chỉnh sửa ảnh và tạo ảnh động (hoạt động của chú Rùa và Khỉ)

B

Giỏo viờn phải biết thu thập tài liệu, thiết kế và tổ chức cỏc hoạt động học tập phự hợp với cỏc đối tượng học sinh:

Để làm tốt việc này đũi hỏi người giỏo viờn phải nghiờn cứu kĩ nội dung của bài, xỏc định kiến thức cho học sinh Từ những yờu cầu kiến thức như vậy mới xõy dựng được cỏc hoạt động cụ thể của tiết dạy

Muốn học sinh nắm vững kiến thức trọng tõm trong từng hoạt động thỡ người giỏo viờn phải tỡm những hỡnh ảnh minh hoạ cụ thể cho từng nội dung kiến thức đú Cỏc hỡnh ảnh minh hoạ đú cú thể lấy từ Internet vỡ đõy là một thư viện khổng lồ, là nơi lưu và chứa tri thức của toàn nhõn loại Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giỏo viờn trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là phải biết khai thỏc nguồn tài nguyờn phong phỳ trờn Internet

VD 1: Khi dạy Lịch sử lớp 5 bài "Chiến thắng Điện Biên Phủ" để có những đoạn phim t liệu nhằm tái hiện diễn biến trận đánh chúng ta khai thác từ Internet Cắt ghép từng đoạn phim hay, phù hợp với nội dung kiến thức cần cung cấp để làm GAĐT.

Trang 8

VD 2: Khi soạn giáo án điện tử môn TNXH lớp 3 bài Côn trùng: Nhờ khai thác mạng Internet mà chúng ta có thể cung cấp cho học sinh đợc hình ảnh rất của nhiều loại côn trùng với hình ảnh sống động màu sắc

đẹp và đặc biệt hơn cả chúng ta còn có thể sử dụng các đoạn phim hoặc video clip về ích lợi của côn trùng cũng nh tác hại của chúng.

Bờn cạnh cỏc nguồn thụng tin tỡm kiếm đựơc trờn Internet, chỳng

ta cú thể sử dụng tranh ảnh cú sẵn trong mỏy tớnh, trong bài cũng

vụ cựng hữu hiệu trong việc thiết kế một bài giảng

VD1: Khi xây dựng giáo án điện tử Tập làm văn lớp 4: Tuần 29 " Miêu tả con vật" giáo viên có lấy dữ liệu từ đồ dùng dạy học phần Tự nhiên, mảng con vật - giáo viên lựa chọn các con vật nuôi nh: Ngựa, trâu, chó, mèo, gà ,vịt , ngỗng … để xây dựng nội dung tiến trình bài dạy.

VD2 : Khi xây dựng giáo án điện tử Môn Tự nhiên và xã hội lớp 2: Bài 25 : "Một số loài cây sống trên cạn", giáo viên lựa chọn hình ảnh các loài cây ( lấy dữ liệu từ đồ dùng dạy học phần Tự nhiên )… để xây dựng nội dung kiến thức bài dạy.

Sau khi cú được cỏc tư liệu trờn, chỳng ta tiến hành cỏc thao tỏc

kĩ thuật như sau:

B ớc 1 : Chọn hình thức cho slide mà mình định sử dụng.

B ớc 2 : Tạo tiêu đề cho slide (Đó là những thông tin cần thiết của đồ dùng hay giáo án điện tử (tên môn, bài dạy )

B ớc 3: Tạo các slide Đầu tiên tạo bản text trớc, hình ảnh hay hiệu ứng âm thanh sẽ tạo sau.

B ớc 4: Thêm hình ảnh chèn vào những nội dung cần thiết, không quá lạm dụng hình ảnh vào các slide bởi nó có thể tạo nên hiệu ứng ngợc

B ớc 5: Thêm âm thanh: Chỉ tạo hiệu ứng âm thanh khi thực sự cần thiết Hiệu ứng âm thanh chỉ là công cụ giúp chúng ta làm rõ thông tin chứ không thay chúng ta thể hiện thông tin

B ớc 6: Sử dụng font chữ và khuôn slide một cách đồng nhất trong giáo

án điện tử Nghĩa là không nên để font chữ VnTime cho trang đầu mà trang sau lại là Time NewRoman Cần phải chú ý đến khoảng cách ngồi của học sinh với màn chiếu để chọn cỡ chữ sử dụng cho phù hợp, cỡ chữ

sử dụng thờng là 28 Về màu chữ, cần có kết hợp màu sắc giữa màu phông nền và màu chữ Khi cần nhấn mạnh hoặc chốt kiến thức, chúng ta

Trang 9

tạo hiệu ứng chữ đổi màu, nhấp nháy Sau đó tạo nền slide trình diễn, cần phải kết hợp giữa màu nền và nội dung.

B ớc 7: Chạy thử giáo án để kiểm tra lại lần cuối bài soạn giáo án

điện tử trớc khi thực hiện Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, font chữ có đạt

đợc hiệu quả cao nhất không? nội dung bài dạy, đồ dùng cần sử dụng cung cấp kiến thức cho học sinh và thời gian cho từng hoạt động của bài dạy đã phù hợp cha ?

C.Chuẩn bị tốt cỏc điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để thực hiện ƯDCNTT:

Trước đõy, đồ dựng dạy học truyền thống là những tranh ảnh, mụ

hỡnh, vật thật để mụ phỏng, minh hoạ cho kiến thức bài dạy (Học sinh cú thể cầm, nắm, sờ mú, ngửi, nếm đựơc) thỡ ngày nay dạy

học điện tử là những hỡnh ảnh sống động, cú màu sắc, õm thanh được xử lớ bằng CNTT và cỏc phương tiện hiện đại để minh hoạ cho nội dung kiến thức của bài dạy

Đồ dựng điện tử được xõy dựng bằng tri thức, bằng tư duy tổng hợp…giỳp bài giảng được nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn Học sinh được kớch thớch trớ tuệ, tiếp thu bài nhanh hơn và cũng nhớ bài lõu hơn Vỡ vậy muốn ứng dụng CNTT vào làm ĐDDH và soạn

GAĐT thỡ cần phải cú cỏc phương tiện hỗ trợ để thực hiện như:

 Mỏy tớnh nối mạng Internet

 Mỏy chiếu Projecter

 Mỏy Scaner

 Cỏc phần mềm hỗ trợ như: Microsoft, Powerpoint, Violet, Macromedia Flash

 Mỏy ảnh

 Loa, micro

Cỏc trang thiết bị trờn cú thể coi là những cụng cụ dạy học đa năng vỡ nú cú thể thay thế cho hầu hết cỏc cụng cụ dạy học khỏc

Trang 10

từ truyền thống như : Tranh ảnh, bản đồ, mô hình đến hiện đại như: cassette, ti vi, đ ầu video

Hơn thế nữa, nếu các GA ĐT được đầu tư xây dụng và thiết kế cẩn thận sẽ đem lại những hiệu quả rất cao cho người dạy cũng như người học

Tuy nhiên, người giáo viên phải luôn hiểu rằng không có một PPDH nào tồn tại lại không có ý nghĩa nào đó Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới Thực tế cho thấy, không phải tiết Toán nào có ƯDCNTT cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là khi máy tính điện tử được dùng không hơn gì bảng đen, phấn trắng Hơn nữa, nếu giáo viên quá lạm dụng các hiệu ứng thì dễ sa vào phô diễn, lạc mục tiêu tiết học hoặc phụ thuộc vào phương tiện quá nhiều thì dễ ảnh hưởng đế tiến độ của lớp

V TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Từ năm học 2008 đến nay, do nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy tôi đã luôn học hỏi, tìm tòi và sáng tạo để ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy ở lớp tôi chủ nhiệm và đã đạt được những hiệu quả nhất định

VI.KẾT LUẬN:

Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, phát triển ở mức độ cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh Kiểm soát được quá trình làm việc của các em để có đánh giá và khen thưởng kịp thời, chính xác và chi tiết Đảm bảo góp phần tạo

sự phân hoá cao trong quá trình dạy học: trợ giúp, phát triển tư duy học sinh từ khá giỏi tới học sinh còn yếu kém

Đặc biệt do tính chất mở của nhiều phần mềm dạy học mà chúng

ta có thể tự thiết kế và sử dụng nội dung thích hợp với trình độ, đặc điểm của từng đối tượng học sinh Giúp các em có điều kiện

để phát huy hết các khả năng của tư duy một cách hiệu quả nhất, đồng thời cung cấp một môi trường cho phép đa dạng hoá mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và

Ngày đăng: 22/02/2018, 13:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w