1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại khu kinh tế ven biển việt nam đến năm 2030

27 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

dựng TTDVHCKTB bên trong các, iv KKTVB, xác định hệ thống mạng lưới của TTDVHCKTB với nhau và với hệ thống kinh tế khác, v Phân loại TTDVHCKTB, vi QHXD và tổ chức không gian TTDVHCKTB ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nam

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Tố Lăng

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Hữu Dũng

Phản biện 3: GS.TS Lê Hồng Kế

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vào hồi 9h00 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một quốc gia biển, nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được các thế mạnh của biển Nhận thức rõ điều đó, những năm gần đây

đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (KTB) nước ta Các hoạt động sản xuất ngoài biển gắn với các hoạt động dịch vụ hậu cần (DVHC) phục vụ sản xuất có các căn cứ được bố trí ở đất liền, ở ven bờ và trên các đảo đã là một thực tế từ lâu Để tiến xa hơn ra biển - phát triển sản xuất đòi hỏi phải phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất Việc tìm kiếm mô hình kinh tế - xã hội, mô hình không gian hiệu quả cho các hoạt động DVHC kinh tế biển hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều

Bộ, Ngành và của toàn xã hội Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu Quy hoạch xây dựng (QHXD) Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển (TTDVHCKTB) Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết Cho đến nay chưa có một nghiên cứu và hệ thống lý luận nào phục vụ cho việc QHXD TTDVHCKTB Việt Nam Vì vậy, đề tài nghiên cứu

“Quy hoạch xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các Khu kinh tế ven biển (KKTVB) Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về

phương diện lý luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống DVHC kinh tế biển, KKTVB Việt Nam thông qua việc tổ chức, tái tổ chức không gian chức năng và tăng cường tính kết nối, hỗ trợ lẫn nhau bởi TTDVHCKTB

3 Mục tiêu nghiên cứu

i) Xác định các quan điểm và nguyên tắc làm định hướng cho việc QHXD TTDVHCKTB, ii) Dự báo kịch bản phát triển TTDVHCKTB đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, iii) Lựa chọn địa điểm xây

Trang 4

dựng TTDVHCKTB bên trong các, iv) KKTVB, xác định hệ thống mạng lưới của TTDVHCKTB với nhau và với hệ thống kinh tế khác, v) Phân loại TTDVHCKTB, vi) QHXD và tổ chức không gian TTDVHCKTB phù hợp với đặc thù của sản xuất gắn với biển và có liên quan đến biển

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là QHXD TTDVHCKTB Việt Nam

2) Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại các KKTVB Việt Nam, đến nay bao gồm 18

KKTVB

+ Về thời gian: Phương hướng và giải pháp QHXD đối với

TTDVHCKTB tại các KKTVB được đề xuất khung thời gian đến năm

2030 và tầm nhìn đến năm 2050

5 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: i) Phương pháp điều tra - khảo sát, thu thập số liệu, ii) Phương pháp chuyên gia, iii) Phương pháp

dự báo, iv) Phương pháp sơ đồ, v) Phương pháp tổng hợp - phân tích - đánh giá, vi) Phương pháp chồng chập bản đồ

6 Những đóng góp mới của đề tài

i) Bổ sung, làm rõ khái niệm, nhiệm vụ và chức năng của TTDVHCKTB trong điều kiện Việt Nam, ii) Đưa ra các quan điểm và nguyên tắc QHXD TTDVHCKTB, iii) Xác định tính chất, phân loại, xây dựng mạng lưới, xác định địa điểm xây dựng, quy mô TTDVHCKTB tại KKTVB Việt Nam, iv) Đóng góp về phương diện lý luận QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt Nam, góp phần bổ sung vào lý thuyết QHXD khu chức năng đặc thù, v) Góp phần hoàn

Trang 5

hiện thể chế về quy hoạch (QH), QHXD (liên quan đến QH sử dụng biển, QH vùng, QH khu chức năng đặc thù) của Việt Nam

7 Cấu trúc luận án

Luận án gồm 3 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung gồm 03 chương

(Chương 1 Tổng quan tình hình QHXD trên thế giới và tại Việt Nam Chương 2 Cơ sở khoa học QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt Nam Chương 3 Giải pháp QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt

Nam) và Phần Kết luận & Kiến nghị

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QHXD

TTDVHCKTB TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.1 Tình hình QHXD TTDVHCKTB tại một số nước phát triển ven biển trên thế giới

1) Bối cảnh phát triển KTB tác động đến sự hình thành và phát triển DVHCKTB

Những năm qua, nhiều nước trên thế giới coi phát triển KTB là định hướng chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu của mình Với lợi thế về vị trí địa lý giáp biển đã giúp cho Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ, Singapore, vươn lên trở thành các nền kinh tế hàng đầu của khu vực và thế giới nhờ đóng góp của KTB Để phát triển được KTB với trình độ ngày càng cao, Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ, Singapore, đã đầu tư lớn cho việc nghiên cứu phát triển các mô hình DVCHKTB

2) Tổng quan tình hình QHXD một số TTDVHCKTB tại một số quốc gia ven biển trên thế giới

Nghiên cứu phân tích một số TTDVHCKTB tại một số nước ven biển trên thế giới như Hà Lan, CHLB Đức, Hoa Kỳ Như TTDVHCKTB tại Rotterdam - Vương quốc Hà Lan; Trung tâm DVHCKTB Bremerhaven - CHLB Đức; TTDVHC nghề cá Sitka, Alaska - Hoa Kỳ Từ đó đưa ra các nhận xét về vị trí, tính chất, quy mô,

Trang 6

mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian, chức năng, các khu vực chức năng và định hướng tổ chức, liên kết (hạ tầng quốc gia) và mô hình quản lý phát triển

Bảng 1.1 Các đặc điểm cơ bản của các TTDVHCKTB

1 Vị trí

Lấy cảng biển làm trung tâm, liên kết thuận lợi với các đô thị, khu vực kinh tế khác, đấu nối với hệ thống hạ tầng quốc gia

2 Tính chất

Trung tâm DVHC kinh tế biển đơn ngành, hoặc đa ngành

3 Mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian

Có mối quan hệ mật thiết về KT - VH - XH, không gian với các đô thị lân cận

Khu dân dụng: Gồm các khu dịch vụ công cộng; khu dịch vụ thương mại; dịch vụ KH&CN biển; khu lưu trú, Diễn ra các hoạt động dịch

vụ gián tiếp cho các hoạt động sản xuất gắn với biển

Khu công nghiệp và khu dân dụng được bố trí tách rời nhau Có khoảng cách ly an toàn môi trường phù hợp với loại hình công

nghiệp

6 Liên kết (Hạ tầng quốc gia)

Kết nối đa phương thức: đường bộ; đường thủy; đường sắt; đường

hàng không

7 Mô hình quản lý phát triển

Nhà nước huy động vốn từ khu vực tư nhân để xây dựng hạ tầng, đồng thời đề ra cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần ở đây

Trang 7

vụ phục vụ cho ngành dầu khí Đối với ngành hải sản, các cơ sở DVHC nghề cá được hình thành và phát triển từ lâu nhưng những năm gần đây mới bắt đầu hình thành các TTDVHC nghề cá Đến nay, nhiều TTDVHC nghề cá đã và đang được xây dựng Các ngành kinh tế biển khác hệ thống DVHC còn chưa được hình thành

1.2.2 Tổng quan tình hình QHXD TTDVHCKTB tại các tỉnh ven biển Việt Nam

Luận án đánh giá tình hình QHXD một số mô hình DVHCKTB tại các tỉnh ven biển Việt Nam, bao gồm: Các cơ sở DVHC nghề cá, Các

cơ sở DVHC du lịch , TTDVHC nghề, TTDVHC dầu khí Từ đó đưa ra các nhận xét về tình hình QHXD hệ thống DVHCKTB tại Việt Nam hiện nay như: Vị trí, tính chất, quy mô, mối quan hệ kinh tế - văn hóa -

xã hội, không gian, chức năng, các khu vực chức năng và định hướng tổ chức, liên kết (Hạ tầng quốc gia), mô hình quản lý phát triển

Bảng 1.2 Các đặc điểm cơ bản của các cơ sở DVHCKTB

1 Vị trí

Lấy cảng biển Các cơ sở phân bố trong các khu chức năng đô thị

2 Tính chất

Là các cơ sở dịch vụ hậu cần đơn ngành

3 Mối quan hệ kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian

Có mối quan hệ về kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian với cảng biển cá, với các khu chức năng đô thị

4 Chức năng

Dịch vụ hậu cần cho các hoạt động sản xuất gắn với biển

Trang 8

5 Các khu vực chức năng và định hướng tổ chức

Gồm các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp công nghiệp sản xuất phụ trợ cho các hoạt động sản xuất chính gắn với biển Các điểm dịch vụ tài chính, dịch vụ thương mại, dịch vụ lưu trú, cho các hoạt động sản xuất chính gắn với biển Các điểm, khu vực dịch vụ cho các hoạt động sản xuất chính gắn với biển được bố trí xung quanh cảng biển

và nằm xen lẫn trong đô thị

6 Liên kết (Hạ tầng quốc gia)

Kết nối thuận lợi với đường bộ, đường thủy, đường sắt quốc gia

7 Mô hình quản lý phát triển

Nhà nước cùng khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ hậu cần Nhà nước quản lý chất lượng các hoạt động dịch vụ

Bảng 1.3 Các đặc điểm cơ bản của các Trung tâm DVHCKTB

1 Vị trí

Lấy cảng biển làm trung tâm, liên kết với các đô thị

2 Tính chất

Là Trung tâm DVHC kinh tế biển đơn ngành

3 Mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian

Có mối quan hệ mật thiết về kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian với cảng biển, với các khu công nghiệp và các đô thị bên ngoài

Khu dân dụng gồm các khu vực chức năng như khu ở, khu nghiên cứu

- đào tạo, khu dịch vụ công cộng, khu dịch vụ thương mại, khu dịch

vụ bảo hiểm - tài chính nằm xen lẫn trong khu dân dụng của đô thị

6 Liên kết (Hạ tầng quốc gia)

Kết nối với đường Quốc lộ 51B và Quốc lộ 51C

7 Mô hình quản lý phát triển

Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển các

Trang 9

loại hình dịch vụ ở đây

1.4 Các vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

Việc phải nâng cao hiệu quả và chất lượng QHXD TTDVHCKTB là một thành phần quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của KTB và các KKTVB Để đáp ứng được mục tiêu trên, cần phải giải quyết những vấn

đề sau: i) Liên quan đến nhận thức: Tầm quan trọng của kinh tế biển và dịch vụ hậu cần kinh tế biển trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và hội nhập Quốc tế, ii) Xây dựng các quan điểm và nguyên tắc quy hoạch định hướng TTDVHCKTB đồng bộ, phát triển cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế biển và của KKTVB, iii) Làm rõ và bổ sung khái niệm TTDVHCKTB, iv) Dự báo kịch bản phát triển TTDVHCKTB, v)

Đề xuất các mô hình và giải pháp quy hoạch TTDVHCKTB, vi) Khái quát thành hệ thống lý luận làm luận cứ để xây dựng các chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế biển giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QHXD TTDVHCKTB

TẠI CÁC KKTVB VIỆT NAM 2.1 Các cơ sở pháp lý

Định hướng phát triển KTB là một chủ trương quan trọng của Đảng

và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế đất nước Trong thời gian vừa qua

đã có rất nhiều các chỉ thị, nghị quyết và văn bản pháp luật được đưa ra

để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển KTB, đầu tư, xây dựng và quản lý các KKTVB, phát triển hệ thống DVHCKTB

Trang 10

Bentlage, Anne Wiese, Arno Brandt, Alain Thierstein, Frank Witlox chỉ

ra các thành phần và tương tác giữa chúng trong việc phát triển KTB

Để phát triển KTB CHLB Đức ngày nay, thành phần DVHC và mạng lưới liên kết với các thành phần khác của KTB đóng vai trò quyết định

- Lý luận về Lý thuyết Cụm kinh tế và Hệ sinh thái kinh doanh trong QHXD TTDVHCKTB

Đây là hai mô hình phản ánh hiện tượng hình thành và phát triển cộng đồng các doanh nghiệp có hiệu năng cao trong một ngành, một lĩnh vực Các mô hình này phân tích một cách khá đầy đủ các yếu tố nền tảng và quá trình hình thành lợi thế cạnh tranh khu vực trong lĩnh vực sản xuất Trong khi lý thuyết Cụm kinh tế giải thích rằng mức độ tập trung cao trong một khu vực địa lý các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh cao so với các khu vực địa lý khác, thì lý thuyết Hệ sinh thái kinh doanh tập trung vào mạng lưới liên kết cộng sinh của các doanh nghiệp như là các thực thể của một hệ sinh thái

2) Một số mô hình phát triển có liên quan đến mô hình TTDVHCKTB

- Mô hình Công viên khoa học Công viên khoa học có chính phủ

và trường đại học là nhà khởi xưởng chính nhưng cởi mở ở việc có sự tham gia của các công ty tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp Đây là khu vực được thiết kế với mục đích tập hợp và thu hút số lượng lớn các công ty công nghiệp công nghệ cao Mô hình Công viên khoa học nằm

ở mối liên kết và hợp tác giữa 3 thành phần: i) Các trung tâm nghiên cứu và trường đại học; ii) Các công ty lớn; iii) Các công ty vừa và nhỏ

- Mô hình Công viên Kinh doanh Các khu tập trung các doanh

nghiệp dịch vụ kinh doanh, thương mại tạo thành Công viên Thương mại Đây cũng là nơi các cơ quan của chính phủ, các trường đại học và

Trang 11

các doanh nghiệp hợp tác để nuôi dưỡng tinh thần đổi mới, sáng tạo, nơi nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, nơi hình thành các văn hóa liên kết, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế số

3) Một số mô hình của Việt Nam

- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản

xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống

- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp

kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định

- Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không

có dân cư sinh sống

4) Đơn vị phát triển

Đơn vị phát triển được hiểu là một không gian không vượt quá khoảng cách có thể đi bộ được (15 phút), khoảng 800 ÷ 1000m với vận tốc khoảng 4km/h đảm bảo được hiệu quả của sự liên kết trong đơn vị phát triển TTDVHCKTB về phương diện này cũng coi là khu vực được cấu thành bởi một hay nhiều đơn vị phát triển

5) Tính toán quy mô đất công nghiệp trong đô thị vận dụng trong QHXD TTDVHCKTB

Công thức tính toán:

Sn = Tính toán quy mô đất công nghiệp trong đô thị làm cơ sở cho việc tính toán dân cư của TTDVHCKTB Với TTDVHC điều chỉnh f = 200;

a = 0,55; b = 0,6; c = 0,85

Fn.f a.b.c

Trang 12

6) Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị vận dụng trong QHXD TTDVHCKTB: QCXDVN: 01/2008/BXD, chỉ tiêu đất dân dụng đô thị

2.3 Cơ sở thực tiễn

1) Điều kiện tự nhiên khu vực vùng bờ, biển Việt Nam

a) Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu ở khu vực vùng bờ và biển Việt Nam có ảnh hưởng đến tính chất, việc lựa chọn và bố trí các khu vực chức năng của TTDVHCKTB

b) Các hiện tượng cực đoan

Các hiện tượng cực đoan ảnh hưởng đến tính chất, cơ cấu các khu vực chức năng và giải pháp QHXD TTDVHCKTB bao gồm: Bão, nước dâng do bão, Động đất, sóng thần

c) Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng đến QHXD TTDVHCKTB

Tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế và tình hình thực tế khác nhau

mà các nước có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể hoặc kết hợp các giải pháp sao cho tối ưu để thích ứng với nước biển dâng do tác động của BĐKH Các lựa chọn thích ứng được chia thành 3 nhóm chính là: Các biện pháp bảo vệ, Các biện pháp thích ứng, Các biện pháp di dời Các giải pháp QHXD TTDVHCKTB thích ứng BĐKH phải nằm trong giải pháp tổng thể của cảng, đô thị biển và KKTVB

2) Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội có liên quan đến các hoạt động KTB và TTDVHCKTB

Bao gồm đặc điểm văn hóa, nghề, đặc trưng làng nghề vùng ven biển - đảo, đô thị, điểm dân cư nông thôn ven biển và trên đảo, dân cư tại các KKTVB, quản lý hành chính và vấn đề dịch cư

3) Quy hoạch sử dụng biển của các ngành KTB Việt Nam

a) Phân vùng ngành Dầu khí

Trang 13

Vùng ưu tiên khai thác dầu khí gồm có 6 vùng

lịch Trong đó có 7 khu vực ven biển và hải đảo

4) Các hoạt động kinh tế biển và nhu cầu về dịch vụ hậu cần

Các hoạt động kinh tế biển và nhu cầu về dịch vụ hậu cần bao gồm: i) Khai thác và chế biến Dầu khí, ii) Kinh tế Hàng hải, iii) Du lịch biển, iv) Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản

5) QHXD và tình hình phát triển các KKTVB Việt Nam

Nghiên cứu đã phân tích các các nội dung liên quan đến QHXD

KKTVB làm cơ sở cho việc QHXD TTDVHCKTB bao gồm:

- Các hoạt động kinh tế chính, đặc điểm, tính chất, mục tiêu phát triển của các KKTVB;

- QHXD các KKTVB Việt Nam: Bao gồm quy mô đất đai, các khu vực chức năng của KKTVB, lý do lựa chọn địa điểm xây dựng TTDVHCKTB tại KKTVB;

- Tình hình phát triển các KKTVB hiện nay

6) Kinh nghiệm QHXD TTDVHCKTB tại một số nước phát triển

Nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm QHXD TTDVHCKTB tại

Ngày đăng: 13/02/2018, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w