Với những ý nghĩa cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Chính sách phát triển kinh tế biển của một số quốc gia ASEAN trong hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG TRỌNG TRUNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG TRỌNG TRUNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Trần Quang Lâm
2 PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Dương Trọng Trung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về kinh tế biển và chính sách phát triển kinh tế biển 6
1.1.1 Các đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách phát triển kinh tế biển 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển công bố dưới dạng sách chuyên khảo 8
1.1.3 Các luận án nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển 12
1.1.4 Các bài báo khoa học viết về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển 17
1.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chính sách phát triển kinh tế biển 19
1.3 Những khoảng trống và hướng nghiên cứu tiếp tục của luận án 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 26
2.1 Các quan niệm về kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 26
2.1.1 Khái niệm về kinh tế biển 26
2.1.2 Phát Triển kinh tế biển 29
2.2 Khái niệm, nội dung cấu thành và vai trò của chính sách phát triển kinh tế biển 30
2.2.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển 30
2.2.2 Nội dung cấu thành của chính sách phát triển kinh tế biển 32
2.2.3 Vai trò của các chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 37
2.3 Các nhân tố tác động tới chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 43
2.3.1 Những nhân tố tác động tới việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển 44
2.3.2 Các nhân tố tác động đến việc thực thi chính sách phát triển kinh tế biển 51
Trang 5Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA VÀ SINGAPORE 57
3.1 Chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế của Malaysia 57
3.1.1 Chính sách phát triển hệ thống cảng biển 57
3.1.2 Chính sách phát triển ngành vận tải biển 61
3.1.3 Chính sách phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí 66
3.1.4 Chính sách phát triển ngành khai thác thủy hải sản 70
3.1.5 Đánh giá chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia 72
3.2 Chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế của Singapore 77
3.2.1 Chính sách phát triển hệ thống cảng biển 77
3.2.2 Chính sách phát triển ngành vận tải biển 81
3.2.3 Chính sách phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí 84
3.2.4 Chính sách phát triển ngành du lịch biển 88
3.2.5 Đánh giá chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore 93
Chương 4: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 98
4.1 Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015 98
4.1.1 Tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam và quan điểm về phát triển kinh tế biển của Việt Nam 98
4.1.2 Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế đối với các ngành kinh tế biển của Việt Nam (2007-2015) 99
4.1.3 Đánh giá kết quả của chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam 125
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Malaysia và Singapore 129
4.2.1 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia, Singapore, Việt Nam 129
4.2.2 Một số bài bài học kinh nghiệm rút ra từ Malaysia và Singapore 134
4.2.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện 137
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ CỦA NGHIÊN CỨU SINH 159
BẢNG BIỂU PHỤ LỤC 160
Trang 6Hiệp hội Cảng Mỹ
Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CS Continental Shelf Thềm lục địa
CZ Contiguous Zone Vùng tiếp giáp
DOC Declaration on the conduct of
parties in the South China Sea
Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
DOF Department of Fisheries of
Malaysia
Bộ Thủy sản của Malaysia
DSLB Domestic Shipping Licensing
Board
Ban Cấp phép Vận chuyển Nội địa
DWT Dead Weight Tons
1 DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn)
Là đơn vị đo lường hàng hóa được dùng trong vận tải biển
EDB The Economic Development
Board of Singapore
Ban Phát triển Kinh tế của Singapore
EDI Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EEZ Exclusive Economic Zone Vùng đặc quyền kinh tế
EPU Economic Planning Unit Ban Kinh tế Kế hoạch Malaysia
EU European Union Liên Minh Châu Âu
Trang 7FEU Forty-foot Equivalent Unit
1 FEU = 2 TEU
Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn
40 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 78 m³ thể tích)
FRI Fisheries Research Institute Viện Nghiên cứu Thủy sản
GRT Gross Register Tonnage
1 GRT = 100 cubic feet (2,83168466 m³)
GRT là “Dung tích đăng ký” Gồm toàn bộ thể tích các khoảng trống của con tàu 1GRT = 2,83168466 m³ Tuỳ cách tính của mỗi cơ quan đăng kiểm nên GRT của 1 con tàu là không đồng nhất GRT thường dùng làm đơn vị tính cảng phí, hoa tiêu phí…
IAPH International Association of
Ports and Harbors
Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế
IMC International Maritime Center Trung tâm Hàng Hải Quốc tế
IW
JOC
Internal Water Joint Operating Company
Nội thủy Hợp đồng Liên doanh Điều hành chung
IZ International Zone Biển quốc tế
MATRA
DE
The Malaysian External TradeDevelopment Corporation
Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia
MIDA Malaysian Industrial
Development Authority
Cơ quan Quản lý Công nghiệp Malaysia
MIMA Maritime Institute of Malaysia Viện Hàng hải Malaysia
MISC Malaysian International
Trang 8MSO Merchant Shipping Ordnance Cơ quan Quản lý Hàng hải
nm Nautical mile Hải lý
Hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí)
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
RM Ringit Đơn vị tiền tệ của Malaysia
STB Singapore Tourism Board Tổng cục Du lịch Singapore
TEU Twenty-foot Equivalent Units
2 TEU = 1 FEU
Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn
20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)
TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Territorial Sea Lãnh Hải
TSB Territorial Sea Baseline Đường cơ sở
UNCLOS United Nations Convention on
the Law of the Sea
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
VASEP Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Chức năng của các chính sách phát triển kinh tế biển….………….…33
Sơ đồ 2.2: Hệ thống các chính sách thành phần của chính sách phát triển kinh tế biển
…….……… 34
Sơ đồ 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế biển……… 44
Sơ đồ 2.4: Chức năng hệ thống giám sát quá trình thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển……… ……… ……….53
Bảng 3.1: Hàng hóa qua cảng Klang và Tanjung Pelepas của Malaysia…… …60
Biểu đồ 3.1: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia………… …… 62
Biểu đồ 3.2: Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore……… 78
Biểu đồ 3.3: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore………… …… 83
Biểu đồ 3.4: Tổng giá trị xuất khẩu dầu khí và sản phẩm tinh chế của Singapore 2015)……….……… … 86
(1986-Bảng 4.2: Mục tiêu khả năng của 6 nhóm cảng thông qua hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030…… ……… 101
Biểu đồ 4.5: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam……… …… 103
Bảng 4.3: Các định chế tài chính trong lĩnh vực đầu tư vào khai thác dầu kh 106
Bảng 4.4: Thuế tài nguyên được áp với xuất khẩu dầu khí……… 107
Bảng 4.5: So sánh điều kiện đặc thù giữa Malaysia, Singapore, và Việt Nam 130
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3260 km, vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán quốc gia rộng trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) với tiềm năng phát triển kinh tế biển vô cùng to lớn Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỉ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam Năm 2013, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng một nửa GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển,…
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả vì thiếu các chính sách phát triển đúng và bền vững Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế biển, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém so với các quốc gia láng giềng Đặc biệt, từ 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, ngang nhiên đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân và đâm thủng các tàu chấp pháp của nước ta, gây ra tình trạng tranh chấp chủ quyền kinh tế quốc gia trên biển Trước thực trạng đó, các chính sách phát triển kinh tế biển (CSPTKTB) của Việt Nam đã bộc lộ rõ nhiều hạn chế cơ bản, cần phải điều chỉnh bổ sung và khắc phục triệt để Vấn đề đang đặt ra hiện nay cho Việt Nam là các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam không chỉ là mục tiêu phát triển kinh tế cao và bền vững, mà còn cả quốc phòng, an ninh, đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia trên biển
Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN (28/7/1995) và các tổ chức quốc tế khác như APEC, WTO… và đặc biệt là AEC (Cộng đồng kinh tế các nước ASEAN), các chính sách phát triển kinh tế biển của nước ta tất yếu sẽ bao gồm mục tiêu liên kết và hội nhập KTQT trong phát triển các ngành cấu thành kinh tế biển Mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên biển và phát triển
Trang 11kinh tế biển nhưng những tiềm năng đó chưa được phát huy, một phần do thiếu các chính
sách quyết liệt và hiệu quả của Nhà nước Việc nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế
biển của các nước ASEAN có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, không chỉ
đem lại kinh nghiệm mà còn là cơ sở để Việt Nam có những đối sách phù hợp Ngoài
ra, việc nghiên cứu đề tài này thực sự cần thiết trong chuyên ngành kinh tế quốc tế mà
tôi đang công tác, đặc biệt là việc truyền đạt những kiến thức đã thu được trong quá trình
nghiên cứu, cũng như cung cấp những tin tức thiết thực về tình hình đất nước cho sinh
viên Với những ý nghĩa cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “ Chính sách phát triển kinh
tế biển của một số quốc gia ASEAN trong hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh
2 Mục đích, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển
đối với một số ngành kinh tế biển trọng tâm của Singapore và Malaysia, từ đó rút ra các
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và gợi ý một số giải pháp hoàn thiện thông qua việc
đánh giá thành công và hạn chế của các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore
và Malaysia
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận án cần trả lời được những câu hỏi nghiên
cứu cơ bản sau:
- Khái niệm, nội dung, vai trò và yếu tố tác động đến các chính sách phát triển kinh tế
biển là gì?
- Điểm thành công và hạn chế trong các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore
và Malaysia trong bối điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
- Điểm hạn chế và thành công trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển
của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
- Thông qua kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia và thực trạng của Việt Nam, cần đưa
ra các giải pháp gì đối với các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án có nhiệm vụ tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chính
sách phát triển kinh tế biển Xây dựng khung phân tích lý luận về các chính sách phát
Trang 12triển kinh tế biển Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các chính sách phát triển kinh tế biển đối với một số ngành kinh tế biển trọng tâm của Malaysia và Singapore, Luận án sẽ tìm
ra những vấn đề có tính quy luật, hệ thống trong các chính sách phát triển kinh tế biển, đồng thời đề cập đến các vấn đề về thành công và hạn chế trong các chính sách phát triển kinh tế biển của hai quốc gia này Từ đó cộng với việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam cho đến nay, Luận án sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho việt Nam và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện hơn chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia, Singapore
và Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tiếp cận việc khảo sát đánh giá các chính sách phát triển kinh
tế biển của Singapore, Malaysia và Việt Nam thông qua một số ngành kinh tế biển trọng tâm và nổi bật
- Về nội dung: Nghiên cứu các mục tiêu, nội dung và việc thực thi các chính sách phát triển một số ngành trọng tâm trong kinh tế biển của các quốc gia trên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề thực tiễn đối với các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia và Singapore trong yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế (từ năm
1967 đến 2015) Đặc biệt, luận án tập trung nghiên cứu trọng tâm từ năm 1980 tới 2015,
vì sau giai đoạn gia nhập ASEAN (gia nhập rất sớm từ ngày 08/8/1967), các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia, Singapore đã có những chuyển biến tích cực, tạo đột phá trong việc phát triển một số ngành kinh tế biển trọng tâm của 2 quốc gia này đối với cộng đồng các quốc gia trên thế giới Đến năm 1991 khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành, do thời gian trước
đó, ASEAN chưa thể có được các tiếng nói chung về hệ thống xúc tiến thương mại quốc
tế Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức
để tăng cường hợp tác Trong thời gian này, Malaysia và Singapore gặt hái được nhiều thành công đối với kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế sau khi hình thành thương mại tự do khối ASEAN
Trang 13Đối với Việt Nam, NCS nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đến
2025 Vì trong năm 2007, Việt Nam bắt đầu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế
biển trong 09-NQ/TW Khóa X Đến năm 2015, nước ta gặp vấn đề về tranh chấp chủ
quyền biển đảo với Trung Quốc, sự căng thẳng ở Biển Đông đòi hỏi phải có điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế biển phù hợp Trong tương lai (2020), nước ta sẽ đưa ngành kinh tế biển phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trọng tâm
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Luận án sử dụng kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội nói chung cũng như trong kinh tế học nói riêng như phương pháp logic, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, và các phương pháp khác, Đặc biệt, phương pháp luận duy vật lịch sử được tác giả sử dụng nhiều nhằm làm rõ điều kiện hoàn, cảnh đặc thù của
mỗi nước đối với các ngành kinh tế biển trọng tâm trong hội nhập kinh tế quốc tế
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước được công bố liên quan đến Singapore, Malaysia và Việt Nam Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng phương pháp hội thảo khoa học, phương pháp trao đổi với các chuyên gia, …
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thông qua việc nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, luận án đã
tổng hợp và nêu được cơ sở lý luận đối với các vấn đề cấu thành của chính sách phát
triển kinh tế biển bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố tác động Luận án cũng trình bày và phân tích các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia và Singapore thông qua một số ngành trọng tâm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Qua đó nêu bật được những thành công và hạn chế còn tồn tại cùng nguyên nhân Đã
tổng hợp, trình bày và phân tích khái quát các chính sách phát triển kinh tế biển đối với một số ngành nổi bật của Việt Nam từ năm 2007 đến 2015 Từ đó, đánh giá được các
chính sách phát triển một số ngành kinh tế biển của Việt Nam, nêu được thành công và hạn chế còn tồn tại Dựa trên bài học kinh nghiệm từ Singapore và Malaysia, cũng như
Trang 14dựa trên phân tích đặc thù từ kinh tế biển của Việt Nam, luận án cũng đề xuất một số
giải pháp đối với chính sách phát triển một số ngành trọng tâm kinh tế biển
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thông qua việc tổng hợp, nghiên cứu về khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển,
chính sách phát triển kinh tế biển, nội dung, vai trò, các yêu tố tác động, Luận án mong
muốn đóng góp ý nghĩa thực tiễn như một tài liệu tham khảo trong quá trình công tác
giảng dạy và nghiên cứu Kết quả của việc nghiên cứu các chính sách kinh tế biển đối
với Singapore, Malaysia, Việt Nam có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan Nhà
nước đưa ra giải pháp hoạch định và thực thi các chính sách liên quan đến chủ đề của
luận án Ngoài ra, Luận án còn nhiều hạn chế tồn tại trong quá trình nghiên cứu Đây
cũng là những vấn đề mà NCS mong muốn được tiếp tục nghiên cứu thêm cũng như là
tiền đề gợi mở cho các nghiên cứu sau này
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng, Biểu đồ
và Hình, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh
tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh
tế quốc tế của Malaysia và Singapore
Chương 4: Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam và một
số giải pháp hoàn thiện
Trang 15Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về kinh tế biển và chính sách phát triển kinh tế biển
1.1.1 Các đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách phát triển kinh tế biển
Các công trình nghiên cứu là các đề tài cấp nhà nước từ trước đến nay không nhiều
Do đó, trong phần này, NCS chỉ điểm vào công trình tiêu biểu nhất, có liên quan trực
tiếp nhất đến đề tài nghiên cứu
Một trong những đề tài quan trọng liên quan đến vấn đề này là: “Chiến lược phát triển
kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á – Tác động và những vấn đề cho Việt Nam”
(PGS TS Chu Đức Dũng, Viện kinh tế và chính trị thế giới, làm chủ nhiệm, 2011)[16]
Trong đề tài này, tác giả đã trình bày một cách toàn diện những vấn đề lý luận cũng như
thực tiễn về chiến lược phát triển kinh tế biển như: quản lý tổng hợp biển, phát triển
trung tâm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi
khí hậu, và an ninh quốc phòng, vấn đề về chủ quyền, bảo vệ chủ quyền của đất nước
Tác giả đã phân tích chiến lược của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế Biển Đông
dựa trên mục tiêu to lớn của Trung Quốc là muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông và biến
nơi đây thành vùng kinh tế trọng tâm phát triển kinh tế biển của Trung Quốc đi cùng với
tham vọng quân sự Tham vọng của Trung Quốc đã được nhóm tác giả nêu rõ qua những
tiềm lực khai thác, các giai đoạn triển khai của chiến lược, các giải pháp đối nội đối
ngoại đối với vấn đề Biển Đông, và những biện pháp mạnh về vấn đề chủ quyền lãnh
hải đã được nước này vạch rõ Đối với các nước Đông Nam Á, tác giả đã lựa chọn 3
nước thuộc khối ASEAN là Malaysia, Philippines, Singapore làm đối tượng nghiên cứu
Đặc biệt, chính sách biển của các quốc gia này được tác giả nhận định thường tuân thủ
những nguyên tắc cơ bản sau: Một là chính sách biển quốc gia là chính sách tổng thể,
tầm chiến lược dài hạn, gắn kết với phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường, an ninh
quốc phòng. Hai là chính sách phát triển kinh tế biển quốc gia phải bám sát với đặc thù
quốc gia Ba là Chính sách phải đảm bảo duy trì tái tạo nguồn lợi biển và bảo vệ môi
trường Ngoài việc phân tích các nguồn lực, vị trí thuận lợi, nhóm tác giả cũng đã đưa
ra những kinh nghiệm sâu sắc về chiến lược phát triển kinh tế biển, những chính sách
Trang 16phát triển kinh tế biển, phát triển đối với những ngành trọng tâm Bên cạnh đó, đề tài
cũng đã nêu bật những thành công và hạn chế còn tồn tại trong việc hoạch định và thực
thi các chính sách của 3 quốc gia Đông Nam Á trong diện nghiên cứu Song song với
việc nghiên cứu kinh nghiệm ba nước Đông Nam Á, nhóm tác giả đã nghiên cứu kỹ
lưỡng và nêu rõ chiến lược phát triển kinh tế Biển của một số nước như: Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản Qua đó đã có những phân tích sâu sắc kinh nghiệm phát triển kinh
tế biển của một số nước Đông Á, dự báo những phương hướng phát triển kinh tế biển
của các quốc gia này Từ đó rút ra một số vấn đề chung có tính quy luật, sự tác động của
chiến lược phát triển kinh tế biển của các nước khác đối với khu vực Biển Đông và Việt
Nam, các vấn đề đặt ra và cách tiếp cận đối với giải pháp, nêu ra giải pháp chiến lược
đối với tranh chấp Biển Đông và giải pháp phát triển kinh tế biển Trong giải pháp phát
triển kinh tế biển, tác giả đã đề xuất những ý kiến như:
- Phải coi trọng phát triển kinh tế biển
- Cần đánh giá rõ tiềm năng, lợi ích của phát triển kinh tế biển
lý tổng hợp phát triển kinh tế biển
biển
táo bạo hơn.
Qua đó có thể thấy, nhóm tác giả đã nêu bật phương hướng và giải pháp chính sách phát
triển kinh tế biển của Việt Nam với yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ môi trường,
an ninh quốc phòng, chủ quyền của đất nước Nhóm tác giả cũng đã nêu lên những thành
tựu, hạn chế và phân tích làm rõ các chiến lược phát triển kinh tế biển của một số quốc
gia biển được cho là thành công trong việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của mình
Tuy nhiên, đề tài còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu như chưa hệ thống được các
khái niệm, cũng như nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh
tế biểnnói chung và của các quốc gia trong diện nghiên cứu nói riêng Trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực thi các chính sách cần phải đáp ứng trước những đòi
hỏi của nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới Trong khi đó, nhóm tác giả mới chỉ nêu ra một
số các kinh nghiệm thực tiễn và và một số thành công trong phát triển kinh tế biển của
Trang 17Malaysia và Singapore Chưa đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích các chính sách
phát triển kinh tế biển của 2 quốc gia đó, nhằm rút ra bài học và vận dụng cho Việt Nam
trong quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế biển để nước ta có một hệ
thống chính sách, chiến lược kinh tế biển hợp lý, hiệu quả Hơn nữa, một số ngành trọng
tâm của kinh tế biển của Malaysia và Singapore như khai thác dầu khí, cảng biển, vận
tải biển cũng chưa được nghiên cứu và để ngỏ Có thể thấy rằng, còn tồn tại một số vấn
đề còn đang tranh luận mà đó cũng là vấn đề đặt ra đối với luận án
Một công trình nghiên cứu khác của Ban Tuyên Giáo Trung Ương (2010) có tiêu đề:
“Chiến lược biển Việt Nam: Từ quan điểm tới thực tiễn”[1] đã làm nổi bật được tiềm
năng biển đảo Việt Nam cũng như các vấn đề thực tiễn của kinh tế biển Việt Nam Đặc
biệt việc gắn kết giữa phát triển kinh tế biển và an ninh biển đảo, cũng như việc bảo vệ
chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng được đề cập và bàn luận ở đây Đây được xem là
công trình nghiên cứu khoa học đánh giá toàn diện nhất về tiềm năng cũng như thực
trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 Với tập thể
tác giả là các Bộ Ban ngành trong cả nước, các số liệu, tư liệu được đánh giá là khá đầy
đủ, cung cấp một nguồn tư liệu vô cùng lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề
phát triển kinh tế biển và cũng là cơ sở lý luận để tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà
Nước nhằm đưa ra những chính sách phát triển kinh tế biển hợp lý và khả thi
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển công bố dưới dạng sách chuyên khảo
Về các công trình dạng sách chuyên khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng không
nhiều Vì vậy, khuôn khổ luận án này cũng chỉ đề cập đến tác phẩm tiêu biểu nhất
Đầu tiên, liên quan khá trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu phải kể đến cuốn sách chuyên
khảo: “Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và gợi ý chính sách
cho Việt Nam” của TS Lại Lâm Anh[21] Đây là cuốn sách chuyên khảo được kế thừa
từ quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ của TS Lại Lâm Anh với các vấn đề về phát triển
kinh tế biển của Việt Nam được đúc kết từ những kinh nghiệm quản lý kinh tế biển,
chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore Tuy nhiên, thay
vì việc nghiên cứu trọng tâm với vấn đề quản lý kinh tế biển (nội dung luận án của tác
giả), tác giả đã lựa chọn nội dung với phạm trù rộng hơn đó là “Phát triển kinh tế biển”
Đây là một vấn đề quan trọng mà Việt Nam cần phải nhìn nhận khi đất nước chưa có
một hệ thống đồng nhất về phát triển kinh tế biển Sử dụng số liệu cập nhật hơn, tác giả
Trang 18đã làm rõ thêm được khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển, và đặc điểm nổi bật
và hạn chế của Trung Quốc, Malaysia, Singapore trong việc phát triển kinh tế biển Lựa chọn đối tượng nghiên cứu là Trung Quốc, Malaysia và Singapore, tác giả đã tập trung phân tích hình thái phát triển kinh tế biển, vị trí, điều kiện, tiềm lực của các nước này,
qua đó hệ thống được các kinh nghiệm về quản lý kinh tế biển nhằm gợi ý các chính
sách phát triển kinh tế biển cho Việt Nam
Đối với Malaysia, tác giả đã đề cập đến những chính sách khả thi và hợp lý của Malaysia đối với phát triển kinh tế hàng hải thông qua 3 chính sách chính quan trọng:
Chính sách phát triển hệ thống cảng biển, chính sách vận tải biển, chính sách phát triển nguồn nhân lực, an toàn, an ninh hàng hải, hợp tác quốc tế về hàng hải Từ những dẫn
chứng số liệu cụ thể, tác giả đã phân tích các chính sách phát triển kinh tế hàng hải của Malaysia dựa trên một hệ thống đồng nhất, mang tính quy hoạch và có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với điều kiện thuận lợi của quốc gia này Sự thành công của Malaysia đó là kinh nghiệm mà tác giả muốn đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế biển của Việt Nam Đối với Singapore, tác giả đã phân tích chiến lược phát triển kinh tế biển của Singapore với 3 ngành trọng tâm: Phát triển cảng biển, phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và khoáng sản và phát triển du lịch biển, qua đó đề cập những thành công nổi bật của Singapore về quản lý du lịch biển, quản lý vận tải và cảng biển, khai thác dầu khí và
khoáng sản Tuy nhiên, Singapore vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế, đặc biệt là hai vấn đề:
1) Chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore chưa linh hoạt trong ứng biến với biến động quốc tế, khả năng thực thi cao, phù hợp với đặc điểm, thuận lợi của đất nước, nhưng lại chưa thể dự báo, ứng phó, thích ứng và giải quyết các vấn đề biến động kinh tế thế giới
2) Tuy được đánh giá là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, hiện đại và tiên tiến trên thế giới, nhưng Singapore lại đang gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế biển Singapore chưa thực sự chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển
Qua đó đã có những bài học kinh nghiệm được đúc kết mà tác giả muốn đóng góp cho chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế như:
1) Hoàn thiện các cơ quan tổ chức quản lý kinh tế biển Việc thành lập một cơ quan ngang bộ, thống nhất, có chức năng điều phối tất cả các hoạt động liên
Trang 19quan tới kinh tế biển để thúc đẩy kinh tế biển Việt Nam phát triển là hết sức cần thiết
2) Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển Việt Nam cần tạo dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý với nguồn lực con người trong các
ngành kinh tế biển nhằm đảm bảo tính ổn định với nguồn nhân lực hiện có và
thu hút thêm nguồn nhân lực mới Đồng thời phải có những chính sách đào tạo
chuyên sâu đối với nguồn nhân lực có thể là trong nước hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo, khuyến khích các viện nghiên cứu về biển Tất cả nhằmmục tiêu là đảm bảo tính chuyên nghiệp trong ngành và nâng cao trình độ chuyên ngành, tạo
dựng cho công cuộc phát triển ngành kinh tế biển
3) Phát triển ngành kinh tế biển có trọng điểm Dựa trên các thuận lợi hiện có về
vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các ngành thế mạnh, Chính phủ cần tập trung xem
xét phương hướng lựa chọn các ngành trọng điểm của kinh tế biển để phát triển
có hiệu quả nhằm tạo ra sức cạnh tranh tầm quốc tế
4) Phát triển quản lý hệ thống cảng biển và công nghiệp đóng tàu biển Qua kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản lý cảng biển hiện đại và đạt được nhiều thành
công của các trường hợp nghiên cứu như Malaysia và Singapore, Việt Nam nên xây dựng hệ thống cảng biển và hệ thống giao thông kết hợp theo phương thức
Port – Link của Malaysia - hệ thống cảng biển xây dựng hợp lý kết hợp chặt
chẽ với hệ thống giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ, đường hàng
không tạo nên một khối liên kết thuận lợi đến các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước Đồng thời phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển theo hướng tập trung
phát triển hạ tầng cứng gồm hệ thống điện, nước, hệ thống cầu cảng, hệ thống
kho bãi…, và hạ tầng mềm bao gồm chức năng hậu cần, hệ thống quản lý cảng,
bốc dỡ hàng hóa, điều phối tàu thuyền ra vào cảng, trung tâm cứu nạn… theo
kinh nghiệm hệ thống hạ tầng cảng biển của Singapore
5) Phát triển công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam cần tập trung phát triển công
nghệ vào việc khai khoáng và khai thác dầu khí nhằm tăng sản lượng khai thác
và chế biến được những sản phẩm tinh chế chất lượng cao tránh sự phụ thuộc
vào thị trường nước ngoài về sản phẩm sau khi tinh chế Từng bước tiến tới việc phát triển thị trường dầu khí trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài
Trang 206) Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam cần đẩy mạnh phát
triển hải sản như là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển nhằm
nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của người dân
7) Phát triển du lịch biển Cần mở rộng phạm vi ngành du lịch không chỉ về mặt
địa lý mà còn cả về mặt quy hoạch Tạo những chính sách thu hút đầu tư từ
nước ngoài để xây dựng các khu du lịch chất lượng cao tầm cỡ quốc gia trên
các vùng ven biển và các hải đảo
Có thể thấy, đây là một nội dung phù hợp trong hoàn cảnh đất nước đang cần những
đóng góp nghiên cứu khoa học cho ngành kinh tế biển nói riêng và khoa học xã hội Việt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra
hệ thống các khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển chung, cũng như chưa phân
tích các chính sách phát triển kinh tế biển đối với việc phát triển kinh tế biển của Malaysia và Singapore Tác giả mới chỉ liệt kê một số các chính sách đối với một số
ngành kinh tế biển của Malaysia và Singapore Đặc biệt trong chương 3, tác giả chưa đi
sâu vào việc phân tích ngành khai thác và chế biến dầu khí của Malaysia (một ngành
trọng tâm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế biển của Malaysia) cũng
như chưa bàn tới các chính sách dầu khí quốc gia (National Petroleum policy) thông qua đạo luật phát triển dầu khí năm 1974 (Petroleum Development Act 1974) Về Singapore, tác giả cũng chưa đề cập đến các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore trong
các ngành trọng tâm như: Cảng biển, vận tải biển, du lịch biển, dầu khí, cũng như chưa
phân tích được tính định hướng và hỗ trợ của các chính sách này đối với các ngành kinh
tế biển
Một xuất bản khác dưới dạng sách chuyên khảo có tiêu đề: “Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập” của tác giả Ngô Lực Tải[27], thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2012 Đây là cuốn sách được tác giả tập hợp các bài nghiên cứu do chính tác giả
viết Trong gần 50 bài báo của mình, tác giả đã nêu nên những quan điểm về phương
hướng và cách thức phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Sau thời kỳ đất nước thống nhất, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi suy nghĩ “lục địa” để có
thể vươn ra Biển Đông với một thực lực kinh tế vững mạnh dựa trên điều kiện thuận lợi, nhằm cạnh tranh với các nước khác trên thế giới Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả
đã đề xuất những giải pháp cụ thể để có thể vực dậy tiềm năng biển của nước ta, sớm
đưa nước ta giành lại vị trí xứng đáng là một quốc gia biển trong cộng đồng quốc tế Bên
Trang 21cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ rõ sự thiếu hụt các chính sách tài chính, đầu tư vào cơ sở hạ
tầng cảng biển và đặc biệt là cảng nước sâu, năng lực bốc dỡ hàng còn yếu kém, tốc độ
chậm, thiết bị lạc hậu, thiếu mạng lưới giao thông đồng bộ trong việc chuyển tải hàng
hóa trên đất liền, chưa theo kịp xu thế container hóa trong vận tải thế giới Các đội tàu
biển thực sự yếu kém, cả về mặt đội ngũ nhân lực và các tàu vận chuyển Tàu thuyền
vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, công nghiệp đóng tàu còn chậm phát triển, chưa đáp ứng được
xu thế phát triển của thế giới về đội ngũ tàu vận chuyển Nguồn nhân lực hạn hẹp, tay
nghề chưa cao, trách nhiệm kém, hệ thống chính sách đãi ngộ, đào tạo nâng cao chuyên
môn cho nhân lực chưa thực sự hợp lý
Ngoài ra, tác giả cũng nêu rõ vai trò quan trọng của việc tăng cường mở rộng hợp tác
quốc tế trong phát triển kinh tế biển Tác động từ biến đổi khí hậu đến kinh tế biển, giao
thông đô thị cũng được tác giả nêu lên với những biện pháp bảo tồn thiên nhiên môi
trường và các phương pháp phòng chống thiên tai bão lũ cho các ngư dân ven biển, cho
tàu thuyền đánh bắt và các cơ quan quản lý cảng biển Tác giả cũng nêu ra một yếu tố
quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đó là yếu tố giữ gìn chủ quyền của đất nước đối
với vùng biển đảo của Việt Nam trước sự đe dọa và hành động xâm phạm chủ quyền
lãnh hải của các nước khác Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến các giải pháp về
khai thác và đánh bắt thủy hải sản hiệu quả, chưa có phương án để tham mưu các chính
sách giúp đỡ ngư dân đánh bắt xa bờ, mà mới chỉ dừng ở những phân tích thế nào là
đánh bắt ven biển, đánh bắt xa bờ, đi khơi
1.1.3 Các luận án nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này dưới dạng các luận án, luận văn cũng
không được nhiều và luận án này cũng chỉ đề cập đến một số luận án liên quan trực tiếp
đến nội dung của luận án
Luận án tiến sĩ của Lê Minh Thông với tiêu đề: “Giải pháp chính sách phát triển kinh
tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa” (Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2011)[22],
trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa khái niệm kinh tế biển, kinh tế ven biển, chính
sách phát triển kinh tế ven biển trên cơ sở khái quát lý luận từ các công trình của các nhà
khoa học và từ kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước và các quốc gia
khác Luận án đã tổng hợp đề xuất 5 bộ phận cấu thành chính của chính sách phát triển
kinh tế ven biển là: Một là chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế ven biển;
Hai là chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai; Ba là chính sách đầu tư tài chính, tín dụng và
Trang 22thị trường; Bốn là chính sách phát triển nguồn nhân lực; Năm là chính sách phát triển
khoa học công nghệ Các chính sách này hoạt động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thể chế luật pháp, tổ chức quản lý, nhận thức xã hội về phát triển kinh tế ven biển Tác giả cũng nêu ra hệ thống các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế ven biển nhằm đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả, khả thi và phù hợp Qua việc hệ thống các khái niệm lý thuyết, lý luận trong chương 1, tác giả đã sử dụng như công cụ để đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa trong giai đoạn năm
2000 đến năm 2010 và đưa ra các giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Trong chương 2, tác giả đã nêu
rõ về vị trí địa lý, tài nguyên và tiềm năng phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa có bề mặt giáp biển với chiều dài 102 Km (từ Nga Sơn đến Hà Nẫm), có lãnh hải rộng hơn 170.000 km2 với vùng ven biển hơn 1230 Km2 chiếm 11% diện tích toàn tỉnh Với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế ven biển với các ngành như: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng và quy hoạch cảng biển nước sâu và nông, du lịch ven biển và hải đảo, và phát triển nguồn nhân lực phục
vụ cho kinh tế ven biển
Luận án cũng nêu rõ lợi thế phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa, đó là phát triển các ngành nghề như phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản,
và nêu thực trạng chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa Qua đó phân tích các chính sách trên cơ sở việc hoạch định và thực thi các chính sách đó, nhằm đưa
ra các luận cứ luận chứng để đánh giá các chính sách thế nào là hiệu quả, không hiệu quả, và khả thi, không khả thi Từ đó, rút ra các kết luận về những thành tự, hiệu quả và hạn chế của các chính sách Về mặt hiệu quả của các chính sách đối với các chính sách phát triển kinh tế đề ra, kinh tế biển đã thu hút nguồn vốn từ các tập đoàn công nghiệp trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế phát triển nhất là vùng ven biển Sản lượng khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản liên tục tăng, chú trọng và nâng cao khâu chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Bên cạnh đó, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp bên cạnh cảng biển, tạo ra nguồn thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghiệp như đóng tàu, logistic, chế tạo, lọc hóa dầu,… Ngoài ra, các chính sách còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với ngành du lịch tại tỉnh Thanh hóa, đạt doanh thu 755 tỷ đồng trong năm 2008, tăng gấp đôi năm 2007 và gần gấp 9 lần năm 2000 Về mặt hạn chế, tác giả cũng nêu rõ 3 hạn chế chính đó là: Chính sách ban hành chưa đầy đủ và chưa đồng bộ,
Trang 23hệ thống các biện pháp đặc thù cho phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa chưa được hình thành, và tính hiệu quả của chính sách ven biển còn thấp Luận án cũng nêu rõ 4 nguyên nhân hạn chế đó là: giải pháp đối với ván đề biến đổi môi trường còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa mạnh, chưa tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế ven biển, công tác quy hoạch còn chậm, thiếu tính đồng bộ, năng lực tổ chức, phối hợp thực thi chính sách còn nhiều bất cập Trong chương 3, luận
án đưa ra những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế ven biển, xã hội và phương hướng hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa với các phương hướng cụ thể sau:
- Một là hoàn thiện chính sách theo hướng xây dựng thành một hệ thống nhất
đồng bộ, hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững
- Hai là hoàn thiện chính sách theo hướng phát triển các hệ thống khu đô thị, khu
công nghiệp, khu kinh tế, trên nền tảng phát triển nông thôn mới gắn liền với tăng trưởng kinh tế ven biển và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu
- Ba là hoàn thiện chính sách theo hướng phát huy lợi thế tuyệt đối, nâng cao lợi
thế so sánh của các sản phẩm ven biển Thanh Hóa
- Bốn là hoàn thiện chính sách theo hướng thúc đẩy Thanh Hóa phát triển kinh tế
biển và hội nhập kinh tế quốc tế Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển cũng được tác giả thể hiện, đóng góp trên nhiều lĩnh vực như chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách tiếp cận đất đai, chính sách đầu tư tài chính và thị trường, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học công nghệ kết hợp với các ngành kinh tế ven biển
Trong luận án của mình, Lê Minh Thông đã khái quát, hệ thống hóa các khái niệm, cơ
sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra và áp dụng trong luận án các khái niệm về kinh tế biển, kinh tế ven biển, chính sách kinh tế ven biển (vai trò, mục tiêu, đánh giá), khái niệm về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, nêu lên thực trạng và đánh giá các chính sách phát triển kinh tế ven biển của Thanh Hóa, và hoàn thiện, đưa ra giải pháp về chính sách phát triển kinh tế ven biển Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại ở mức phân tích đánh giá về chính sách phát triển vùng ven biển đối với một tỉnh của quốc gia Việt Nam dựa trên yếu tố địa phương Hệ thống các chính sách chưa đầy đủ và phù hợp đối với một quốc gia, chưa có sự so sánh giữa các vùng trong một quốc gia và các nước trong
Trang 24khu vực (đặc biệt là một số quốc gia thành công về kinh tế biển trong khu vực các nước
ASEAN) Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế chưa được thể hiện rõ hay phương hướng
chính sách phát triển kinh tế biển chưa được đầy đủ nhằm phục vụ cho hội nhập quốc tế
của Việt Nam Cần phải nêu rõ vai trò của việc hoạch định và thực thi các chính sách,
sự liên quan tương hỗ giữa việc hoạch định và thực thi chính sách Đặc biệt là tính hiệu
quả, khả thi giữa hoạch định chính sách và thực thi các chính sách đó Trước thực trạng
kinh tế biển của nước ta, vấn đề cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đặt ra đó là xây dựng
các chính sách phát triển kinh tế biển kết hợp với mục tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh hải
của đất nước, vấn đề đó chưa được tác giả đề cập cũng như nhìn nhận và phân tích để
đưa ra các chính sách tổng quan hơn về phát triển kinh tế biển một cách hợp lý hơn
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Bá Ninh (2011) với đề tài: “Kinh tế biển ở các tỉnh
nam trung bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế”[28], với nội dung nghiên cứu về tổng
thể nền kinh tế biển của miền Nam Trung bộ nước ta, luận án tập trung phân tích sâu
các vấn đề về kinh tế biển trong thời kỳ hội nhập cũng như xây dựng những chiến lược
phát triển kinh tế biển của nước ta Luận án chỉ rõ những điều cần phải làm trong công
việc hoạch định chiến lược biển đến năm 2020 của Nhà nước như: Sản lượng khai thác
đánh bắt còn thấp, công nghiệp khai thác khoáng sản và chế biến hải sản chưa phát triển
còn lạc hậu, chưa tương xứng với tiềm năng, dịch vụ kinh tế biển mới được hình thành
của nước ta Ngoài ra, tác giả còn tập trung làm rõ khái niệm thế nào là kinh tế biển,
phân tích làm rõ đặc điểm vai trò của kinh tế biển đối với quốc gia có biển là Việt Nam
Cần phải có những chiến lược rõ ràng nhằm phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của đất nước Tuy nhiên, vấn đề các chính sách phát triển kinh tế biển của
Việt Nam chưa được tác giả đề cập cũng như phân tích và làm rõ trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Hà Thị Thanh Thủy (2014) với đề tài: “Cơ sở lý luận
và thực tiễn để phát triển kinh tế du lịch biển ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế”[18] đã khái quát được tình hình ngành du lịch biển của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Về cơ bản, luận án đã hệ thống được khái niệm kinh tế
biển, kinh tế du lịch biển, vai trò của du lịch biển trong phát triển kinh tế biển, hội nhập
kinh tế quốc tế… Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu tình hình phát triển ngành du lịch biển
của Thái Lan và thực trạng phát triển ngành du lịch biển của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế Từ nghiên cứu Thái Lan, tác giả đúc kết được bài học kinh
Trang 25nghiệm và đưa ra các giải pháp cho Việt Nam nhằm phát triển ngành du lịch biển Cụ
thể như sau:
- Cần ưu tiên phát triển kinh tế du lịch biển phải được đặt trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia
- Cần có những chính sách cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại
- Ngành du lịch cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và hành động cụ thể, hiệu quả
về marketing du lịch đối với thị trường khách quốc tế
- Cần phải đầu tư nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch biển,
đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- Cần cởi mở hơn về chính sách mà cụ thể là đưa ra các chính sách hỗ trợ, tạo điều
kiện về đi lại và đơn giản các thủ tục hành chính đối với khách du lịch
- Cần đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh, thuận tiện, thoải mái cho du khách
- Cần xây dựng chính sách, kế hoạch, hành động cụ thể trong việc bảo vệ, gìn giữ
môi trường du lịch biển và bảo tông các giá trị tài nguyên du lịch
- Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch biển
Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu vào vấn đề du lịch biển, một trong
những ngành trọng tâm của kinh tế biển Luận án nghiên cứu ngành du lịch biển của
Thái Lan nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là quá ít trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế Chưa thể hiện được tầm nhìn bao quát trước tình hình phát triển
ngành du lịch biển của thế giới
Ngoài các luận án tiến sĩ tiêu biểu trên còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về
kinh tế biển, quản lý kinh tế biển và các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam như
luận văn thạc sĩ của Lý Kim Thụy (2011) với đề tài “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau
– Thực trạng và giải pháp”[26]; Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoàng Dung (2009) với
đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)”[41]; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thụy Ngọc Trang
(2011) với đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận”[36] Vũ Hải Đăng (2010) “Thực hiện các hoạt động hợp tác khu vực Biển Đông”[78], NCS môi trường Luật biển, Trường Luật Schulich, Đại học Dalhousie,
Canada Đây là các công trình nghiên cứu đặc thù về phát triển kinh tế biển và quản lý
kinh tế biển của các tỉnh thành trong cả nước Các công trình này đều nêu ra được một
Trang 26số khái niệm về kinh tế biển và phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển tại các vùng
địa phương của Việt Nam và đều đã được bảo vệ thành công Qua đó xây dựng và đóng
góp các giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế biển đặc biệt là hệ thống cảng biển,
vận tải biển, khai thác và đánh bắt thủy hải sản tại các vùng ven biển và đảo biển Tuy
nhiên, các luận án, luận văn này mới chỉ tập trung ở một số vùng, miền, địa phương của
Việt Nam, chưa nêu ra được một cái nhìn tổng thể của chính sách phát triển kinh tế biển
quốc gia, mới chỉ so sánh các vùng miền có kinh tế biển với nhau trong nước
1.1.4 Các bài báo khoa học viết về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển
Ở trong nước cũng có một số bài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài Có thể kể đến ở đây là một số bài nghiên cứu của PGS TS Bùi Tất Thắng
như: “Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài học và cơ hội của Việt Nam” (Diễn đàn đầu tư,
ngày 15/10/2012)[9] Trong đó, PGS TS Bùi Tất Thắng đã luận giải một cách khoa học
về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020 Trong điều kiện nguồn
lực còn hạn chế, trước mắt cần chủ trương tập trung đưa ra một số chính sách tạo điều
kiện phát triển, xây dựng một số đảo có điều kiện thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự
bứt phá cho kinh tế biển, đảo, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn phù hợp với lợi thế
của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản,… nâng cao mức
đóng góp của kinh tế biển đảo trong cả nước Các lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trước
hết gồm:
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên các đảo, coi đây là khâu đột phá chính
để thu hút đầu tư và khuyến khích nhân dân ra định cư và lao động dài ngày trên
các đảo và vùng biển quanh đảo
- Cần có các chính sách đãi ngộ kinh tế phát triển cho một số ngành, sản phẩm
chủ lực, có lợi thế của kinh tế đảo (bao gồm: đánh bắt và chế biến hải sản, du
lịch biển, đảo, các ngành dịch vụ biển, đảo, phát triển các ngành, sản phẩm kinh
tế khác)
- Phát triển các lĩnh vực giáo dục, xã hội
- Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học – công nghệ biển
- Tập trung xây dựng một số đảo trọng điểm về kinh tế, trước mắt là phát triển du
lịch tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế biển, đảo trong thời gian tới thành các
đảo có tầm cỡ khu vực quốc tế (Hệ thống hóa toàn diện mục tiêu phát triển kinh
Trang 27tế biển, tư vấn chính sách và giải pháp thực thi các chính sách đó sao cho đạt
hiệu quả)
Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa ra được các giải pháp cụ thể đối với phát triển biển đảo
của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 Tác giả cũng chưa đưa ra được những ý kiến
mang tính khái quát có hệ thống đối với các chính sách phát triển kinh tế biển của tất cả các ngành kinh tế biển
Bài nghiên cứu của PGS TS Trần Đình Thiên có tiêu đề: “Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam” (Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 12/8/2011) đã nêu rõ: Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược
quản lý để phát triển kinh tế biển Phải chuyển nhanh từ phương thức “ mò cua bắt ốc” sang phương thức kết hợp: “Khai thác mặt tiền (biển – lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt trước)” Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong
nỗ lực phát triển kinh tế biển để trở thành cường quốc biển Để định hình tư duy mới về chính sách phát triển kinh tế biển, theo tác giả, có hai điểm cần lưu ý:
- Thứ nhất, việc định hình chiến lược quản lý để phát triển kinh tế biển cần được
thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: Một là khai thác không gian
biển (mặt biển, dưới biển và bầu trời trên biển); Hai là khai thác vùng bờ biển
(vùng duyên hải với các cảng biển, bãi biển, thành phố biển, khu kinh tế ven
biển); Ba là phát triển các lĩnh vực “hậu cần” cho kinh tế biển và các khu vực kết nối (các ngành phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển khoa học – công nghệ
biển, nguồn nhân lực cho kinh tế biển, kết nối tuyến du lịch đất liền,…) Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào Thiếu một khâu bất kỳ nào, các nghành kinh tế
biển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, hoạt động
hiệu quả và có năng lực cạnh tranh quốc tế
- Thứ hai, cùng với cách tiếp cận chuỗi (hệ thống tổng thể), cần chú ý nguyên tắc
tập trung phát huy lợi thế trong phát triển Với nguồn lực có hạn, việc lựa chọn
mục tiêu trọng tâm trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển để
ưu tiên thực hiện là một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam Thực chất của yêu
cầu này là căn cứ vào điều kiện cụ thể và lợi thế hiện có – hiện nay, đối với nước
ta, chủ yếu là lợi thế “tĩnh”, bao gồm các lợi thế về tài nguyên biển và lợi thế địa kinh tế, lợi thế địa chiến lược để lựa chọn điểm đột phá cụ thể cho từng lĩnh vực,
Trang 28ngành kinh tế biển Việc thực hiện nó nhằm khắc phục sự dàn trải, phân tán trong
đầu tư phát triển kinh tế biển, gây lãng phí và kém hiệu quả
Liên quan đến chủ đề luận án, PGS TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên
và Môi trường biển Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu kinh tế biển của Viêt Nam
Đặc biệt là các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế biển nhằm đưa đất nước lên
tầm cao mới trong thời kỳ hội nhập Chẳng hạn, trong bài nghiên cứu: “Kinh tế biển Việt
Nam nhìn từ góc độ tài nguyên và môi trường” đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số
5/2013[32], PGS TS Nguyễn Chu Hồi đã đề cập đến vấn đề nóng là chính sách thế nào
là khả thi, phù hợp trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Bám sát vào thực
tiễn và các chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, ông đã nêu ra nhiều
vấn đề còn tồn đọng với khả năng khai thác của Việt Nam cũng như hoạch định chiến
lược phát triển trước nguồn tài nguyên phong phú “3 phần là biển, 3/4 là giáp biển” của
nước ta Trong “Diễn đàn kinh tế Biển lần thứ 3” tại Nha Trang vào năm 2011[30], với
hơn 400 nhà nghiên cứu đến tham dự và thảo luận về vấn đề phát triển kinh tế biển trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, PGS TS Nguyễn Chu Hồi đã thể hiện
quan điểm về cái nhìn chiến lược dài hạn hơn về vấn đề này Ông nêu rõ, cần cải thiện
việc phát triển kinh tế biển từ những quan điểm của xã hội, tri thức, về tầm hiểu biết,
không thể đem việc hiểu biết, nghiên cứu phát triển trên lục địa ra dùng để làm chiến
lược phát triển kinh tế biển thông qua nhiều con đường như khai thác khoáng sản, thủy,
hải sản, Ông cũng cho rằng, chúng ta từ trước đến nay chưa thực sự nhìn nhận vấn đề
về việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển hợp lý, cũng như
chưa hệ thống nó một cách chặt chẽ Do đó kết quả khai thác nền kinh tế biển của chúng
ta đều kém các nước láng giềng Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippines,
1.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chính sách phát triển kinh tế biển
Thế kỷ XXI được nhiều nhà khoa học coi là “ Thế kỷ của kinh tế biển và đại dương”
Do đó, chiến lược phát triển kinh tế biển được các chuyên gia của nhiều nước quan tâm
Trong khuôn khổ luận án này, tác giả cũng chỉ đề cập những công trình nghiên cứu tiêu
biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả
Các tác giả như Nazery Khalid, Armi Suzana, và Farida Farid, với công trình nghiên
cứu mang tên “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và bài học
cho Malaysia – The Asian experience in developing the maritime sector: Some case
Trang 29studies and lessons for Malaysia” (Nazery Khalid, Armi Suzana, và Farida Farid,
2007)[128] Công trình đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của các ngành khai thác tài
nguyên biển, đặc biệt là ngành hàng hải trong các chính sách phát triển kinh tế biển quốc
gia Các tác giả cho rằng, trong lĩnh vực thương mại hàng hải, phát triển cảng biển sẽ
tiếp tục là mục tiêu trọng tâm của Malaysia, chuẩn bị để tăng thị phần và mở rộng kinh
doanh đối với ngành vận tải biển Điều này được nhấn mạnh bởi xu hướng tăng số lượng
cảng biển trong nước từ năm 2000 đến 2007 Đó là mục tiêu của “Kế hoạch tổng thể nền
công nghiệp lần thứ ba - the Third Industrial Master Plan”, để có thể đạt được 36 triệu
TEU(Twenty Foot Equivalent Unit - Là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa
tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn) vào năm 2015 mà Malaysia đặt ra trong
chiến lược phát triển kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2020 Sự ra đời của chính sách phát
triển ngành hàng hải đã góp phần giúp Malaysia trở thành một quốc gia biển với thế
mạnh về vận tải biển trước những điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý (eo biển Malacca)
Thông qua việc phân tích chiến lược phát triển ngành hàng hải của Hàn Quốc, Việt Nam,
và Singapore, các tác giả cũng đưa ra những bài học quý giá nhằm gợi ý cho Malaysia
trong việc hoạch định các chính sách phát triển ngành hàng hải và hệ thống cảng biển
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung vào ngành vận tải biển, hệ thống cảng
biển, chứ chưa đi sâu vào các ngành nghề khác như khai thác thủy hải sản, vận tải biển,
du lịch biển Các chính sách được phân tích mới chỉ dừng ở khía cạnh là bảo vệ nguồn
lợi biển, phương hướng phát triển dựa trên cơ sở phân tích chiến lược của Singapore,
Việt Nam và Hàn Quốc Điểm còn hạn chế của nghiên cứu này là chưa đưa ra được các
chính sách phát triển với tầm nhìn chiến lược hơn, bao quát hơn đối với tổng thể phát
triển kinh tế biển của Malaysia
Một nghiên cứu khác có tiêu đề: “Một cơ cấu quản lý mới cho vùng kinh tế đặc quyền Malaysia” – “A new managerment structure for Malaysian economic exclusive zone”
của GS Mohamad Rosni Othman[124] Nghiên cứu này của ông đã góp phần hoàn thiện
hệ thống quản lý cảng biển của Malaysia trong thời gian đầu của chiến lược phát triển
khoa học công nghệ kết hợp với các ngành kinh tế biển trọng tâm mà Quốc Vương
Malaysia đề ra Trong nghiên cứu này, ông khẳng định sự tăng trưởng kinh tế của
Malaysia được liên kết bằng nhiều khía cạnh của các đại dương, đặc biệt là tới các khu
kinh tế đặc quyền trên biển của Malaysia trong việc thăm dò và khai thác dầu và khí đốt
Tổng doanh thu từ ngành khai thác dầu khí và khí đốt hiện nay chiến hơn 40% của tổng
Trang 30doanh thu của nền kinh tế quốc gia Malaysia Tuy nhiên, để có thể trở thành một quốc
gia biển phát triển và tận dụng được lợi thế của mình một cách bền vững, tác giả nhận
định Malaysia cần chú ý tới sự phát triển của ngành vận tải biển và đóng tàu thương mại
của mình để hỗ trợ các ngành công nghiệp khai thác của kinh tế biển trong và ngoài
nước Thông qua các phân tích đó, tác giả đã đề xuất một cấu trúc ngành công nghiệp
hàng hải mới (New maritime industry structure), được thiết kế để cung cấp nhiều yếu tố
hỗ trợ cho công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi kết hợp với các lĩnh vực khác trong
cụm biển Malaysia Có thể coi đây là một giải pháp mang tính cách mạng hóa đối với
mô hình khai thác dầu khí kết hợp với cảng biển và vận tải biển của Malaysia Tuy nhiên,
tác giả cũng chưa phân tích cũng như đưa ra được các chính sách phát triển hợp lý, cụ
thể nhằm hiện thực hóa mô hình trên Vấn đề nảy sinh đó tạo ra câu hỏi liệu mô hình
mới của công nghiệp hàng hải có thể thực hiện khi chưa có một cơ chế thực thi các chính
sách hiệu quả
Nghiên cứu: “Enhancing port services: Railway challenges and development” – “Phát triển dịch vụ cảng: Hệ thống đường sắt với thách thức và phát triển” của 2 tác giả Hilmi
Mohamad và KTM Berhad, được trình bày trong hội thảo “ ASEAN & SHIPPING” lần
thứ 4, được tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 6 năm 2006, tại Kuala Lumpur,
Malaysia[101] Trong bài tham luận này, các tác giả đã sơ lược tình hình phát triển các
hệ thống cảng biển cùng hệ thống giao thông trên đất liền của Malaysia để có thể đánh
giá được quy hoạch tổng thể của đất nước này Bài thuyết trình đã nêu bật các chính
sách phát triển hệ thống vận tải mà yếu tố chính là sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống
giao thông đô thị như đường sắt, đường bộ, đường hàng không với hệ thống các cảng
biển, qua đó nêu lên những khái niệm mới như “liên kết cảng” – “Link port”, khẳng định
tính quan trọng của hệ thống đường sắt đối với công nghiệp vận tải và các cầu cảng, vận
tải cảng biển Đó là một kinh nghiệm vô cùng lớn mà Malaysia đem lại Tuy nhiên,
không thể áp dụng một cách máy móc vào Việt Nam khi điều kiện cũng như nhiều yếu
tố khác nhau giữa Malaysia và Việt Nam Để có thể vận dụng vào Việt Nam, cần phải
có sự phân tích kỹ lưỡng đặc điểm của Malaysia và Việt Nam (cùng với nhiều yếu tố
khác như thể chế, chính trị, các chính sách, chiến lược) mới có thể làm rõ vấn đề hệ
thống đó có thể thành công ở Việt Nam hay không
Một nghiên cứu khác có tên: “ The Malaysian economy: Pacific connections
South-East Asian Social Science Monographs – Nền kinh tế Malaysia: Kết nối Thái Bình
Trang 31Dương Sách chuyên khảo nghiên cứu khoa học xã hội về Đông Nam Á”, của tác giả Ariff, M (1991), tại Singapore: Oxford University Press[83], đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải trong kinh tế biển Các tác giả đã chỉ rõ: Một trong
những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải là hệ thống chính sách quản lý và thực thi các chính sách của nhà nước Đặc biệt là các chính sách quản lý tạo thuận lợi cho kinh tế hàng hải phát triển như chính
sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan, chính sách quản lý tàu thuyền xuất nhập cảnh qua Internet và phát triển Chính phủ điện tử
Một báo cáo của Ban chính sách Biển của Mỹ có tiêu đề “An ocean blueprint”[88] đã
đề cập đến một quan điểm khá mới trong thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển
là quản lý tổng hợp biển Nội dung chính của báo cáo này đã đề cập đến quan điểm quản
lý kinh tế biển dưới hình thức quản lý liên bang đối với các hoạt động kinh tế biển như quản lý các vùng nước, các vùng trầm tích bờ biển và quản lý bờ biển (chương 9, chương 12) Họ cho rằng, quản lý tổng hợp biển là một trong các cách thức quản lý đa ngành nghề kinh tế biển, nhằm thỏa mãn nhu cầu cần phải điều hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Quản lý tổng hợp ra đời nhằm khắc phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại từ lâu
Trong khí đó, Giáo Sư Richard H K Vietor, một chuyên gia về quản lý kinh doanh, giảng viên của đại học Havard, đồng thời là nhà nghiên cứu về đặc điểm chiến lược, các chính sách kinh tế của các nước trên thế giới, đã xuất bản cuốn sách: “ How countries compete: strategy, structure, and government” – (Các nước cạnh tranh với nhau thế nào: Chiến lược, cấu trúc, nhà nước) (2007)[132] Trong tác phẩm này, tác giả đã thể hiện sự ngạc nhiên về thành tựu mình đã nghiên cứu được từ các nước không có nguồn lực tự nhiên dồi dào, một trong số đó là Singapore Theo ông, mỗi quốc gia, nhất là những
nước thành công đều vận dụng những chiến lược đặc biệt và các chính sách đặc thù cho phát triển kinh tế Những chiến lược này phải phù hợp với bối cảnh tự nhiên, chính trị,
xã hội đặc thù của nước đó và được xây dựng trên các lợi thế so sánh Singapore là một nước tiêu biểu cho các chiến lược phát triển thành công khi họ không có nguồn lực tự nhiên, phải bắt nguồn từ xuất phát điểm rất thấp nhưng hơn 30 năm qua, chiến lược của
họ đã tạo ra một mức xuất khẩu, đầu tư và tiết kiệm khổng lồ Có thể thấy, nghiên cứu của GS Vietor là khá hữu ích để nhận biết được chiến lược phát triển kinh tế biển của Singapore, qua đó rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vào Việt Nam Tuy nhiên,
Trang 32các vấn đề mà tác giả tập trung đề cập mới chỉ dừng ở các nội dung về chiến lược, tính
cạnh tranh về chính trị, về kinh tế của Singapore trong khu vực và ngoài khu vực Về
các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore, tác giả mới chỉ đưa ra được một số
luận điểm về cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng của Singapore đối với du lịch biển, vận
tải biển, và khai thác, chế biến dầu khí dẫn đến sự thành công của quốc gia này, mà chưa
có sự phân tích sâu và cụ thể hơn nữa
1.3 Những khoảng trống và hướng nghiên cứu tiếp tục của luận án
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận án, một thực tế cho thấy các công trình nghiên cứu còn
ít, còn tồn tại một số vấn đề chưa có giải pháp khả thi đối với chính sách phát triển kinh
tế biển Những khoảng trống này sẽ là định hướng nghiên cứ tiếp tục của luận án nhằm
đưa ra giải pháp để các ngành kinh tế biển góp phần tạo dựng thành công trong tương
lai trước hội nhập kinh tế quốc tế Cụ thể như sau:
vùng miền tại Việt Nam đối với chính sách phát triển kinh tế biển Điều đó có thể đánh
giá được tính đặc thù cũng như xây dựng được phương hướng phát triển tập trung tại
các vùng trọng tâm, hỗ trợ cho các vùng yếu kém Qua đó xây dựng được chính sách
mang tính toàn diện đối với quốc gia Tuy nhiên, việc so sánh các chính sách phát triển
kinh tế biển giữa các quốc gia khác cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm chỉ ra
những giải pháp định hướng phát triển rõ ràng trước tiến trình hội nhập kinh tế thế giới
Qua nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có hai công trình là Đề tài
cấp nhà nước của PGS TS Chu Đức Dũng[16] và Luận án tiến sĩ của TS Lại Lâm
Anh[21] nghiên cứu, so sánh kinh tế biển giữa các nước khác và Việt Nam Mặc dù vậy,
hai công trình này mới chỉ dừng ở mục tiêu nghiên cứu trọng tâm “chiến lược phát triển kinh tế biển” và “quản lý kinh tế biển” chứ chưa đi sâu vào “chính sách phát triển kinh
tế biển” Luận án sẽ kế thừa những nghiên cứu trên và tiếp tục tập trung nghiên cứu
chính sách phát triển kinh tế biển một số quốc gia trong khối ASEAN và Việt Nam Qua
đó phân tích và so sánh với Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp tham khảo cho Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt là tính hiệu quả trong thực thi các chính
sách đó đối với một số ngành trọng tâm trong kinh tế biển
kinh tế biển trong và ngoài nước mặc dù phong phú nhưng chưa tiếp cận với vấn đề này
Trang 33thông qua các chính sách phát triển từng ngành cấu thành kinh tế biển Việc phát triển các ngành trọng tâm kinh tế biển là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển của một quốc gia trong hội nhập Đó là mục tiêu đặt ra đối với nội dung chính của luận
án Nghiên cứu sinh kế thừa các nghiên cứu trước và tiếp tục nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế biển thông qua việc tiếp cận các chính sách phát triển ngành nghề trọng tâm trong kinh tế biển Qua đó tổng hợp và đưa ra một số nhóm giải pháp hữu ích trong việc phát triển một số ngành kinh tế biển, góp kphần xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển ngành kinh tế biển quốc gia
tế quốc tế Liên kết và hội nhập là điều kiện tiên quyết trong việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế biển Mở ra con đường xuất khẩu các sản phẩm trọng tâm của quốc gia đối với các ngành kinh tế biển Bên cạnh đó, còn thu hút đầu tư từ nước ngoài đối với các ngành nghề kinh tế biển chưa phát triển hoặc đang phát triển dựa trên lợi thế đặc trưng của quốc gia về kinh tế biển Ngược lại, kinh tế biển cũng có vai trò quan trọng trong liên kết và hội nhập Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, kinh tế biển là giao lưu thương mại quốc tế lớn nhất, các ngành nghề trọng tâm của các quốc gia đều có các ngành kinh tế biển như dầu khí, thủy hải sản, vận tải biển,… Trong thời đại khoa học công nghệ hiện đại, các nguyên liệu, tài nguyên đang dần bị khai thác triệt để tại một số các quốc gia yếu về tiềm lực tự nhiên, đòi hỏi các nước phải huy động nguồn tài nguyên
từ các quốc gia khác, nhập khẩu ngày càng tăng lên Điều đó dẫn đến việc thúc đẩy quan
hệ liên kết giữa các quốc gia và hội nhập kinh tế thế giới Có thể thấy, các tài liệu nghiên cứu tham khảo trước đó chưa đi sâu vào chi tiết hệ thống chính sách phát triển thành phần của các ngành kinh tế biển trọng tâm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ thống các chính sách phát triển kinh tế biển thành phần thông qua việc tiếp cận các ngành kinh tế biển trọng tâm Từ đó, phân tích, đánh giá các chính sách phát triển của các ngành kinh tế biển nổi bật, và gợi ý một số giải pháp hoàn thiện trên cơ sở kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển khác
biển cần được hoàn thiện theo hướng tối đa hóa Trước những đặc điểm đặc thù của từng quốc gia khác nhau mà các chính sách phát triển kinh tế biển có thể hiệu quả, cũng có thể là không hiệu quả Mỗi quốc gia có thể chế, chính trị khác nhau nên việc so sánh và phân tích, đúc kết kinh nghiệm phải được ứng dụng hợp lý trước lợi thế và đặc điểm của
Trang 34quốc gia Đó cũng là trọng tâm mà Luận án sẽ nghiên cứu nhằm đưa ra các góp ý về giải pháp phù hợp, hoàn thiện theo hướng tối đa hóa từ những kinh nghiệm của một số quốc gia ASEAN Các bài học kinh nghiệm phải được phân tích và làm rõ, dựa trên yếu tố đặc thù của quốc gia xem tính khả thi, tính hiệu quả có hay không.
Trang 35Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Các quan niệm về kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1 Khái niệm về kinh tế biển
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, vươn ra biển là xu hướng phổ biến của với nhiều
quốc gia trên thế giới, tạo tiền đề cho định hướng phát triển kinh tế biển hiện nay Trước
sức ép từ những tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế biển đã giành lại vị
trí quan trọng của mình đối với nền kinh tế của một quốc gia và là cầu nối, giao lộ kinh
tế chung trên thế giới Trong tiến trình của lịch sử kinh tế các nước, đã có nhiều hình
thức kinh tế gắn liền cũng như hoạt động phát triển trên biển Từ thế kỷ thứ 7, Quảng
Châu – Trung Quốc đã được xem là nơi khởi đầu của “Con đường tơ lụa trên biển” Các
thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn
bán Trung Quốc với các thời kì giao thương kinh tế hàng hóa với nước ngoài thông qua
biển Đông và Ấn Độ Dương Phương pháp thám hiểm hàng hải bắt đầu được tổ chức
theo hệ thống, nhờ đó các kỹ thuật đi biển được cải tiến, Việc thám hiểm và khám phá
được các vua chúa và các nhà tài chính chủ trương, khuyến khích, tạo tiền đề cho việc
khám phá các vùng đất mới xuyên đại dương, và tìm kiếm, khai thác được các nguồn tài
nguyên mới Có thể thấy trong lịch sử, các quốc gia đã gắn liền với biển từ rất lâu như
một điều tất yếu cho sự phát triển kinh tế, một nhân tố tạo dựng một thị trường quốc tế
giữa các quốc gia trong tương lai để hình thành yếu tố hội nhập kinh tế thế giới Tuy
nhiên sự nhận thức mang tính hệ thống về kinh tế biển chưa được nhìn nhận từ các quốc
gia Cuối thế kỷ 20, khái niệm về kinh tế biển mới được các khoa học tổng hợp, nghiên
cứu, tạo tiền đề cho các nghiên cứusau này về kinh tế biển như: phát triển kinh tế biển,
quản lý kinh tế biển, chiến lược phát triển kinh tế biển
Vậy Kinh tế biển là gì?
Theo ý kiến của PGS TS Bùi Tất Thắng[7][8][9]: “ Việc xác định nội dung của kinh
tế biển vẫn còn đang là vấn đề để ngỏ Tuy nhiên, trên thực tế, trong phân tích và thống
kê kinh tế, việc quy ước về nội dung kinh tế biển lại không phải là vấn đề gây tranh cãi
về mặt học thuật Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể không tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển,
Trang 36trên biển Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về kinh tế biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển ở vùng duyên hải” PGS cho
rằng khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức
độ cần thiết Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích thì PGS cho rằng
kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng thủy
hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) dịch vụ
cứu hộ, cứu nạn; (7) Kinh tế đảo Ngoài ra, để có khái quát rõ hơn về khái niệm kinh tế
biển, tác giả đã nêu lên một quan niệm rộng hơn về kinh tế biển Đó là tất các hoạt động
kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, mặc dù không phải diễn ra trên biển nhưng
những hoạt động kinh tế này lại nhờ vào yếu tố biển, hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt
động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển, (2)
Công nghiệp chế biến dầu khí, (3) Công nghiệp chế biến thủy hải sản, (4) Cung cấp dịch
vụ biển, (5) Thông tin liên lạc, (6) Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển
Theo PGS TS Chu Đức Dũng[16] để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân
tích, các tác giả quan niệm kinh tế biển bao gồm: (1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn
ra trên biển, bao gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản
(đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngoài khơi; du lịch biển; Làm muối;
Kinh tế đảo; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn (2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên
quan đến khai thác biển, bao hàm cả các hoạt động kinh tế vùng ven biển, nhờ vào các yếu tố hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa
tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); Công
nghiệp chế biến dầu khí; Công nghiệp chế biển thủy sản, hải sản; Cung cấp dịch vụ biển;
Thông tin liên lạc (biển); Nghiên cứu khoa học – Công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (chủ biên) và các nhà nghiên cứu khoa học trong Hội
thảo quốc gia: “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy hải sản Việt Nam”[31], ngoài
những khái niệm mang tính liệt kê cụ thể hóa các ngành cấu thành kinh tế biển ra, thì
kinh tế biển còn là các ngành kinh tế nằm trên đất liền gần biển (ven biển) như ngư
nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven biển Cư dân làm nông nghiệp biển phải
Trang 37phải tách biệt với nông dân nông nghiệp lúa nước trên đất liền Khái niệm kinh tế biển
phải có yếu tố đảm bảo an ninh quốc phòng nhằm xây dựng một giải pháp an ninh biển
tổng hợp để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, đặc khu kinh tế biển của Việt Nam Ngoài ra
trong xu hướng liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế, và nhất là trong tương lai hợp tác quốc
tế với cộng đồng thế giới, cần đặt kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
Theo TS Nguyễn Bá Ninh[28], thì quan điểm của tác giả về khái niệm kinh tế biển
như sau: “Kinh tế biển là tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn có biển
bao hàm nông nghiệp (chủ yếu là ngư nghiệp và diêm nghiệp), công nghiệp và dịch vụ Cũng có thể hiểu tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển”
Theo TS Lại Lâm Anh cho rằng: “Kinh tế biển là tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra
trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục
vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển)[21] Tác giả cũng cho rằng kinh
tế biển cũng là một trong những nội dung quan trọng trong nền kinh tế tổng thể của quốc
gia, thể hiện tầm nhìn dài hạn của quốc gia đối với tiềm năng khai thác tài nguyên biển
Trước những ý kiến, phân tích được các nhà nghiên cứu đưa ra về khái niệm kinh tế
biển, có thể thấy tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển của một quốc gia
biển Các ngành cấu thành kinh tế biển đều là những ngành trọng tâm trong phương
hướng phát triển kinh tế của đất nước, nó quyết định đến tầm ảnh hưởng của một quốc
gia trong cộng đồng kinh tế thế giới Khái niệm kinh tế biển đã được phân tích nhiều
nhưng chưa có một sự thống nhất Cho đến nay, sự phát triển đa ngành nghề đã tạo ra
những ngành kinh tế đặc thù, khó có thể phân định thuộc lĩnh vực nào cụ thể Nghiên
cứu sinh chỉ đưa ra ý kiến về một số ngành công nghiệp trọng tâm của đất nước theo xu
hướng phát triển của thế giới, thông qua những ý kiến bao hàm khái niệm kinh tế biển
của các nhà nghiên cứu trên
Dựa trên những quan điểm trên và qua nghiên cứu của bản thân, NCS cho rằng: “Kinh
tế biển là tất cả những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, dưới biển, và tất cả các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác nguồn tài nguyên biển (bao gồm cả các hoạt động kinh tế nhờ vào các nguồn tài nguyên biển, trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, và có ảnh hưởng trực tiếp đến biển)” Tuy nhiên, theo quan điểm của NCS
Trang 38thì khái niệm kinh tế biển cần có những giới hạn phạm vi cần thiết hơn cũng như một số
ngành trọng tâm qui chuẩn chính trong khái niệm rộng của kinh tế biển Trong quá trình
nghiên cứu, NCS nhận thấy có một số ngành kinh tế biển trọng tâm mang ý nghĩa quyết
định cho sự thành công của kinh tế biển đối với một quốc gia biển Vì vậy, NCS cho
rằng: “Kinh tế biển theo nghĩa rộng là tất cả những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, dưới biển, và tất cả các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác nguồn tài nguyên biển (bao gồm cả các hoạt động kinh tế nhờ vào nguồn tài nguyên biển, trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, và có ảnh hưởng trực tiếp đến biển Kinh tế biển theo nghĩa hẹp là các ngành trọng tâm mang tính chất quyết định và có tầm ảnh hướng
vô cùng lớn đối với sự thành công của kinh tế biển đó là: vận tải biển, hệ thống cảng biển, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch biển, và khai thác thủy hải sản Một quốc gia có kinh tế biển phát triển hay không phải xem xét các ngành trọng tâm này có phát triển hay không dựa trên tính đặc thù của quốc gia đó” Theo ý kiến của tác giả, trong
luận án chỉ dừng ở phạm vi giới hạn nhất định bao gồm các ngành trọng tâm mang yếu
tố quyết định trong sự phát triển của kinh tế biển Điều đó đã được thể hiện trong quá
trình lịch sử hình thành, phát triển và hiện trạng phát triển các ngành mũi nhọn cũng như
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai Đó là những ý kiến của tác giả rút ra
trong quá trình nghiên cứu của bản thân về đề tài này Trước sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ kỹ thuật, kinh tế biển đã được nhìn nhận rõ hơn về tầm ảnh hưởng
Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015, tất cả các quốc gia biển trên
thế giới đều đặt kinh tế biển vào trọng tâm để phát triển với nhiều mục đích khác nhau
như: phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, tạo hệ thống liên kết kinh tế xuyên
quốc gia, hội nhập kinh tế thế giới, bảo vệ lãnh hải, an ninh quốc phòng và tham vọng
chính trị quân sự
2.1.2 Phát Triển kinh tế biển
Theo quan điểm của TS Lại Lâm Anh[21] thì phát triển kinh tế biển được hiểu là “việc
mở rộng cả về phạm vi quy mô lẫn chiều sâu, chất lượng, tăng nguồn lực tài nguyên biển trong việc khai thác trực tiếp và gián tiếp, tăng tỉ trọng phát triển của kinh tế biển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, không ngừng thay đổi, nâng cấp phương thức phát triển để tiếp cận với nền kinh tế biển hiện đại, theo kịp xu hướng phát triển của thế giới” Cụ thể, phát triển kinh tế biển bao gồm: Phát triển khoa học công
nghệ mới, hiện đại phụ trợ cho các ngành kinh tế biển nhằm tăng năng suất khai thác và
Trang 39hạn chế các thất thoát kinh tế; Phát triển các cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông liên kết
chặt chẽ với các ngành vận tải, cảng biển; Phát triển các ngành kinh tế biển phải gắn liền
với yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng các liên kết quốc tế, thu hút các nhà đầu tư
quốc tế, nhằm liên kết phát triển các ngành chưa phát triển và yếu kém thuộc kinh tế
biển; Phát triển nguồn nhân lực dựa trên đặc điểm cơ cấu ngành của kinh tế biển, đào
tạo nguồn nhân lực định hướng chuyên sâu, thường xuyên nâng cao tay nghề, tính
chuyên nghiệp trong công việc, thu hút nguồn nhân lực nước ngoài như các chuyên gia,
các nhà khoa học cho các ngành đặc thù; Phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo
dựng liên kết vùng hợp lý sao cho sức lan tỏa trọng tâm lớn, có hiệu quả gắn liền với
nên kinh tế tổng thể, giúp tăng tỉ trọng nền kinh tế tổng thể của đất nước;
Tham khảo từ quan điểm trên và trong quá trình nghiên cứu thì quan điểm của NCS đưa
ra như sau: “Phát triển kinh tế biển có thể được hiểu là quá trình mở rộng, nâng cao đối
với các ngành kinh tế biển nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hơn cả về chất lượng và
qui mô trong khai thác và các hoạt động kinh tế liên quan đến biển Quá trình phát triển
đó được hiểu là sử dụng các hệ thống biện pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy quá trình tăng
trưởng kinh tế biển Mục tiêu là đáp ứng được các tiêu chuẩn trong mỗi xu thế của thế
giới bao gồm sự vận động của thế giới trong mỗi thời kỳ và tiềm năng tài nguyên biển,
tính đặc thù của mỗi quốc gia” Chính vì thế mà các chính sách phát triển kinh tế biển
cũng là chính sách khai thác sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý và triệt để Nguồn tài
nguyên biển có thể là sẵn có trong tự nhiên, cũng có thể phải trải qua quá trình tạo lập,
xây dựng, chế biến mang lại
2.2 Khái niệm, nội dung cấu thành và vai trò của chính sách phát triển kinh tế biển
2.2.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển
Chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với
tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân Hoạt động của chính quyền có
cái nằm trong chuỗi, có cái đơn lẻ, nhưng cái đơn lẻ vẫn gắn với những hoạt động khác
Theo quan niệm phổ biến, chính sách là những chỉ dẫn cho quá trình ra quyết định thực
hiện, vạch ra các phạm vi giới hạn chung cho phép các nhà quản lý thực hiện thế nào là
đúng Hầu hết các chính sách được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật, mặc dù nhiều
khi dưới dạng ẩn
Theo PGS TS Bùi Tất Thắng (trao đổi chuyên gia) cho rằng: “Khái niệm chính sách
đó là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ, bao
Trang 40gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm thực hiện các mục tiêu đó (Chính sách = Mục tiêu + Giải pháp)”
Theo nghiên cứu của TS Lê Minh Thông[22] cho rằng khái niệm về chính sách phát
triển kinh tế ven biển được hiểu như sau: “Chính sách phát triển kinh tế ven biển là hệ
thống các mục tiêu và biện pháp tác động vào các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm khai thác lợi thế về nguồn lực tự nhiên để phát triển các ngành nghề kinh tế ven biển Hệ thống các mục tiêu và biện pháp này được xây dựng trên cơ sở phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan như môi trường quốc tế, hệ thống pháp luật, chính sách tổ chức quản lý và trình độ phát triển nhất định của nhận thức xã hội trong mỗi thời kỳ”. Chính
sách phát triển kinh tế ven biển theo quan niệm của tác giả là là hệ thống các mục tiêu
và biện pháp xây dựng nhằm phát triển kinh tế ven biển Các chính sách phát triển kinh
tế ven biển phải được xem xét dựa trên cơ sở phân tích những nhân tố khách và chủ
quan Tuy nhiên nếu chỉ xem xét về vấn đề đặt mục tiêu và đưa ra các biện pháp dựa
trên các nhân tố khách quan và chủ quan là chưa đủ Theo NCS cần phải có sự đánh giá
trực tiếp cũng như xem xét mối quan hệ tương tác của việc hoạch định và thực thi các
chính sách phát triển kinh tế biển mà các yếu tố tác động là vấn đề quan trọng Ngoài ra
việc các chính sách phát triển kinh tế ven biển mới chỉ ở tầm khu vực là ven biển, chưa
phản ánh đầy đủ các yếu tố tác động mang nhiều nét đặc chưng cũng như tương đồng
của các quốc gia biển Cần xem xét rộng hơn khi nhiều quốc gia không tập trung phát
triển kinh tế ven biển mà chuyển qua tập trung một số ngành ngoài biển đạt được nhiều
thành tựu lớn
Qua những nghiên cứu các tài liệu của các quốc gia, tác giả nhận thấy quan niệm chính
sách phát triển kinh tế biển được hiểu như sau: “Chính sách phát triển kinh tế biển là hệ
thống hoạch định các chính sách đặc thù với từng ngành kinh tế biển thông qua một hệ mục tiêu và các giải pháp thực thi các chính sách đó sao cho phù hợp vào việc khai thác lợi thế nguồn tài nguyên biển và ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển trọng tâm Chính sách phát triển đặc thù là hệ thống các chính sách thành phần bao gồm: Chính sách đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế biển; Chính sách hỗ trợ đất đai; Chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng; Chính sách phát triển khoa học công nghệ Việc hoạch định và thực thi chính sách phải thông qua việc khảo sát, phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan như yếu tố hội nhập quốc tế, các hệ thống pháp luật, chính sách phát triển kinh tế quốc gia, tiềm lực