1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4

23 3,4K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc dạy học các môn học ở Tiểu học nóichung và dạy học môn Khoa học 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lýthuyết, tập trung vào dạy học sinh theo

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ở Tiểu học, môn Khoa học là môn học giúp HS có những hiểu biết về thếgiới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề thiên nhiên Đáp ứngmục tiêu của hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học, chương trình môn Khoa học

đề ra mục tiêu môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của học sinh.Người giáo viên phải hình thành ở HS những tri thức môn học đồng thời cũng phảihình thành niềm tin khoa học cho các em HS phải được hoạt động, được bộc lộmình và được phát triển tối đa thông qua hoạt động học tập Khi tổ chức cho HShọc tập phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp có tác dụng phát huy tínhtích cực của người học

Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc dạy học các môn học ở Tiểu học nóichung và dạy học môn Khoa học 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lýthuyết, tập trung vào dạy học sinh theo tiến trình, nội dung trong sách giáo khoa,dạy HS cách hiểu, ghi nhớ các khái niệm dạy học một cách máy móc mà khôngkích thích được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệuquả giờ học vẫn chưa được như ý muốn

Dạy học trải nghiệm là một phương pháp dạy học mới có thể phát huy đượcvốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của HS thông qua các hoạt động khám phá để tiếpthi tri thức mới Đối với môn Khoa học, dạy học dựa vào trải nghiệm là một địnhhướng giáo dục quan trọng, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho HS Khiđược trải nghiệm sáng tạo trong quá trình học tập và phát hiện ra những điều mới lạcác em sẽ có thêm hứng thú và ghi nhớ bài rất lâu, từ đó tạo ra động cơ và động lựcthúc đẩy các em trong quá trình học tập

Xuất phát từ các nguyên nhân trên, có thể thấy rằng việc dạy học môn Khoahọc 4 theo hướng trải nghiệm cho học sinh tiểu học là rất quan trọng và càn thiết

Vì thế bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “ Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4”.

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Trang 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn khoa học lớp4.

3.2 Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học Khoa học 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong mônKhoa học lớp 4

- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong mônKhoa học lớp 4

- Đề xuất cách tiến hành vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa họclớp 4

- Minh hoạ một số bài học cụ thể được thiết kế theo các bước tiến hành vậndụng dạy học trải nghiệm

5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉdừng lại ở việc vận dụng phương pháp dạy học trong môn Khoa học lớp 4

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

6.2 Phương pháp điều tra

6.3 Phương pháp quan sát

6.4 Phương pháp thống kê toán học

7 Giả thuyết khoa học

Trong dạy học môn Khoa học lớp 4, nếu tiến hành dạy và học dựa vào trảinghiệm theo nội dung và quy trình phù hợp, trong đó, HS tích cực trải nghiệm, vậndụng tối đa vốn kinh nghiệm hiện có của bản thân, kết hợp với các giác quan vàohoạt động học tập thì sẽ nâng cao kết quả đạt được

8 Cấu trúc của đề tài

Chương l CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢINGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC MÔNKHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Trang 3

Chương 3 VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌCLỚP 4

B NỘI DUNG CHƯƠNG l.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4 1.1 Khái quát về dạy học trải nghiệm

Trang 4

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm trải nghiệm

Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trải nghiệm làkiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng Trảinghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới, được truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác [12]

Trải nghiệm còn là kiến thức, kĩ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sởgiáo dục thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệutham khảo không được dạy trong nhà trường

1.1.1.2 Khái niệm dạy học trải nghiệm

Theo tôi dạy học trải nghiệm là một phương pháp, trong đó GV tổ chức cho

HS được hoạt động, được thực hành, được trải nghiệm, từ đó HS chủ động tiếp thutri thức, nội dung bài học dựa trên vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình

1.2.2 Đặc trưng của dạy học trải nghiệm

1.2.2.1 Người học

a, Học từ thực tiễn

Khi tiến hành các hoạt động học tập gắn với trải nghiệm, học sinh được trựctiếp tham gia, thực hành tìm tòi nghiên cứu trong quá trình thực hiện hoạt động.Những gì các em sử dụng trong quá trình học tập ngoài vốn kiến thức và hiểu biếtcủa bản thân, thì HS còn học qua chính thực tiễn mà các em đang tiến hành hoạtđộng

b, Sử dụng nhiều giác quan

Trong quá trình học tập, để tiếp thu tri thức mới một cách nhanh chóng vàhiệu quả người học cần phải biết cách vận dụng phối hợp các giác quan của mình

để hoạt động, khám phá và phát hiện ra nội dung bài học cần ghi nhớ Những giácquan mà người học sử dụng trong quá trình trải nghiệm cần phải biết sử dụng đúnglúc, đứng thời điểm và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn mới đem lại hiệu quảcao trong quá trình tiếp thu tri thức

c, Học qua thử sai

Để tiếp thu được tri thức mới, trong quá trình học tập việc chúng ta mắc sailầm là điều không thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận

Trang 5

ra sai lầm và biết học cách khắc phục nó Khi người học thu được kết quả học tậpcho dù đúng với kiến thức chủ yếu của bài học hay mắc phải sai lầm khi rút ra kếtluận thì điều quan trọng là các em đều thu được bài học cho bản thân

Từ những phân tích trên cho thấy khi vận dụng dạy học trải nghiệm GV luônkhuyến khích HS trải nghiệm, tự phát hiện ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sailầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm

1.2.2.2 Người dạy

a Tạo dựng môi trường thuận lợi để dạy học bằng trải nghiệm

Trong quá trình giáo dục này GV chính là người tạo ra môi trường thuận lợinhất để HS tham gia, tuy nhiên GV không làm thay, làm hộ HS mà GV chỉ là ngườidẫn dắt, định hướng bằng cách đưa ra các tình huống, HS sẽ đặt mình vào các tìnhhuống đó và tìm cách giải quyết bằng việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm củamình

b, Tổ chức hoat động

Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể Xuấtphát từ mục tiêu của từng bài học mà GV có kế hoạch tổ chức cho HS các hoạtđộng thích hợp giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết HSluôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thể của GV mà các hoạt động thì luôn vận động,chính điều đó tạo ra sự thích thú, thay đổi tích cực và thành công ở mỗi HS thamgia

c, Khích lệ, động viên người học

Trong quá trình học tập và tiến hành các hoạt động trải nghiệm, để cho HSthêm hứng thú và tự tin hơn thì GV phải là người luôn biết cách động viên, khích lệkịp thời trong mỗi hoạt động của HS khi các em thực hiện tốt và hiệu quả, ngoài ravới những trường họp mắc sai lầm trong quá trình hoạt động thì GV cũng là ngườiđưa ra những lời động viên, an ủi, khích lệ các em thêm hứng thú, biết cách chấpnhận sai lầm của mình để rút kinh nghiệm trong những giờ học tiếp theo Giúp các

em có niềm tin và hứng thú hơn trong quá trình hình thành kinh nghiệm

1.2.3 Quy trình dạy học theo trải nghiệm

1.2.3.1 Nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm trên thế giới

a) Mô hình học tập qua trải nghiệm của Kurt Lewin

Trang 6

Chú thích mô hình:

1 Reflect - Suy nghĩ về tình huống

2 Plan - Lập kế hoạch giải quyết tình huống

3 Act - Tiến hành kế hoạch

4 Observe - Quan sát các kết quả đạt được

Mô hình 1: Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin

Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Lewin bao gồm: giai đoạn đầu tiên,người học suy nghĩ về tình huống; tiếp đến là lập kế hoạch giải quyết tình huống;tiếp đó là tiến hành kế hoạch; sau cùng là quan sát các kết quả đạt được

b) Mô hình học tập qua trải nghiệm của David A.Kolb

Chú thích mô hình:

1 Concrete experience - Kinh nghiệm cụ thể

2 Observation and reflection - Quan sát, đối

chiếu và phản hồi

3 Forming abstract concepts - Hình thành

khái niệm trừu tượng

4 Testing in new situations - Thử nghiệm

trong tình huống mới

Mô hình 2: Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb

Từ năm 1984 đến nay, từ mô hình học tập dựa vào trải nghiệm trên, DavidKolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đếnhọc tập dựa vào trải nghiệm, tập trung vào các lĩnh vực khác nhau

1.2.3.2 Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam

Bước 1 – Trải nghiệm

Act Plan

Observe Reflect

Forming abstract concepts

Observation and

reflection

Testing in new situations Concrete

experience

Trang 7

1.2.4 So sánh dạy học trải nghiệm với các phương pháp khác

Đặc tính Phương pháp giáo

dục mô phạm Dạy học trải nghiệm

Đối tượng trung tâm Giáo viên Học sinh

Trọng tâm Nội dung bài học Nội dung và quá trìnhNhiệm vụ người dạy Truyền thụ kiến thức Sắp xếp, tổ chức để quá

trình học được diễn raTâm thế người học Bị động Chủ động

Quan điểm, ý kiến

của người học Không biết Biết và được sử dụngLiên hệ với thế giới

bên ngoài Cách biệt Diễn ra trong cuộc sốngKết luận Không thường xuyên

và từ bên ngoài vào Luôn có và từ bên trong

Sự tiến bộ của người

Lựa chọn của người

học Rất ít lựa chọn Rất nhiều lựa chọn

Yêu cầu chính với

người dạy Thuyết phục người học Nhạy cảm với người học

1.2.5 Tác dụng và hạn chế của dạy học trải nghiệm

1.2.5.1 Tác dụng

Trang 8

- Tạo điều kiện cho HS sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm,ngửi ) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn.

- Các cách thức dạy và học đa dạng có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tínhnăng động và thích ứng của HS

- HS được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúpphát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin

- Việc học trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với GV

- Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ

có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷluật

- Học sinh có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại quacác bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vàothực tế

- Đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn của người dạy

1.2.6 Một số yêu cầu cơ bản khi vận dụng dạy học trải nghiệm

* Xác định nội dung của họat động nhận thức

*Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm

*Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm

*Xác định các phương pháp dạy học trải nghiệm

*Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm

Trang 9

1.3 Điều kiện vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp

4

1.3.1 Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy

Trong giảng dạy, GV trực tiếp lựa chọn, xác định nội dung tổ chức cho HStrải nghiệm các hoạt động trong dạy học các môn học ở trường nói chung và dạyhọc môn Khoa học lớp 4 nói riêng

GV cần được bồi dưỡng, học hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp về việc vậndụng phối hợp các PPDH, hình thức tổ chức dạy học khi tiến hành các hoạt độnghọc tập dựa vào trải nghiệm Đảm bảo khi tổ chức các hoạt động này, tất cả HS đềuđược vận dụng tất cả các giác quan vào quá trình học tập và tiếp thu tri thức mới

1.3.2 Học sinh có khả năng tìm tòi, khám phá tri thức mới

Trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập để tiếp thu được nội dungbài học một cách có hiệu quả và nhanh chóng thì điều cần thiết là HS phải có hứngthú tham gia, say mê tìm hiểu, khám phá, trao đổi với các bạn để phát hiện ra nộidung tri thức trong bài

1.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất

Trong quá trình dạy học, để HS trải nghiệm trong môi trường thực tiễn, cácyếu tố về cơ sở vật chất có liên quan đến sự vật, hiện tượng mà HS sẽ được học làđiều kiện vô cùng quan trọng Việc đảm bảo các yếu tố này thể hiện vai trò chủ đạocủa nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cho HS Điều kiện cơ sởvật chất thuận lợi, an toàn cho HS trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt đểcác em tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập

1.4 Những vấn đề chung về học sinh tiểu học

sự mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạphơn Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học tập

Trang 10

với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ởtuổi học trò.

1.4.2 Đặc điểm tâm sinh lí của HSTH

1.4.2.1 Đặc điểm tâm lí của HSTH

a) Đặc điểm về nhận thức

b) Đặc điểm nhân cách

1.4.2.2 Đặc điểm sinh lí của HSTH

1.4.2.3 Sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HSTH đến việc dạy học môn Khoa học theo hướng trải nghiệm

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4

2.1 Một số vấn đề chung của môn Khoa học 4

2.1.1 Mục tiêu môn Khoa học lớp 4

Môn Khoa học lớp 4 giúp HS:

* Về kiến thức: Học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về:

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránhmột số bệnh

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, nguồn năng lượng thường gặptrong đời sống và sản xuất

* Về kĩ năng: Bước đầu hình thành và phát triển một số kĩ năng:

- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề đơngiản liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng Biết cáchphòng tránh một số bệnh lây nhiễm

- Quan sát và làm một số thí nghiệm khoa học đơn giản, gần gũi với đờisống, sản xuất

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin giảiđáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết

Trang 11

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật,hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

* Về thái độ: Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ:

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vàođời sống

- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành độngbảo vệ môi trường xung quanh

2.1.2 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4

Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 có 3 chủ đề lớn đó là:

Chủ đề: Con người và sức khỏe

Chủ đề: Vật chất và năng lượng

Chủ đề: Thực vật và động vật

2.1.3 Đặc điểm của môn Khoa học lớp 4

- Chương trình môn Khoa học lớp 4 được xây dựng theo quan điểm tích hợp

- Chương trình có cấu trúc đồng tâm

- Chương trình chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trongviệc tham gia xây dựng các bài học

2.1.4 Đặc trưng về phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 4

Ta có thể thấy mọi PPDH trong môn Khoa học 4 đều hướng tới việc tổ chứccho HS hoạt động, tìm hiểu, trải nghiệm để tự mình phát hiện ra tri thức mới, nộidung bài học, qua các hoạt động các em được trải nghiệm sẽ giúp kiến thức các em

có được ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả hơn Do vậy phương pháp chủ đạo được sử dụngtrong quá trình dạy học là tổ chức cho HS được tự mình quan sát, hoạt động, trảinghiệm và tìm tòi ra tri thức, làm cho các em có thêm hứng thú và trí tò mò, hamhiểu biết trong quá trình học tập Qua đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao

2.2 Thực trạng vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4

Ngày đăng: 07/02/2018, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w