1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị hiện thực của hồng lâu mộng (tào tuyết cần cao ngạc)

76 806 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Các tác giả đã đề cập đến một số nội dung tư tưởng mà Hồng Lâu mộng thể hiện, cùng nhận định: Hồng Lâu mộng phản ánh một cách phức tạp lắt léo nhiều hiện tượng xã hội quan trọng của thời

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA NGỮ VĂN

====*****====

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA HỒNG LÂU MỘNG

(TÀO TUYẾT CẦN - CAO NGẠC)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Giáo viên hướng dẫn: Th.S PHAN THỊ NGA Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HOA Lớp: 47B1 - Ngữ văn

VINH - 2010

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Trung Quốc không những là đất nước của thơ ca (Thơ ca Chi bang) màcòn là đất nước của kinh truyện (Kinh truyện chi bang) Một trong nhữngthành tựu rựu rỡ của nền văn học Trung Quốc là tiểu thuyết Minh Thanh, Tiểuthuyết Minh Thanh không những là thành tựu nổi bật của nền văn học cổ điểnTrung Quốc nói riêng mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hìnhthành và phát triển thể loại tiểu thuyết của nền văn học thế giới Bàn về tiểuthuyết cổ điển Trung Quốc, Giáo sư Lương Duy Thứ khẳng định: “Tiểu thuyết

cổ điển của Trung Quốc là những viên ngọc quý của kho tàng văn học PhươngĐông, có một sức sống kỳ diệu, chấp nhận sự thử thách của thời gian và cókhả năng vượt biên giới một nước đi sâu vào đời sống tinh thần nhiều dântộc”

Một trong những viên ngọc quý trong kho tàng tiểu thuyết cổ điển Trung

Quốc là Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần) Trên tiến tình phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Hồng lâu mộng có một vị trí khá quan trọng Ra đời cuối đời Thanh, Hồng lâu mộng đánh dấu bước chuyển của tiểu thuyết cổ

điển Trung Quốc, từ việc lấy đề tài lịch sử chuyển sang lấy đề tài cuộc sốngthường ngày làm đề tài phản ánh, từ chỗ là kết quả sáng tạo của nhiều người,

từ trong sách mà “diễn ra” hoặc dựa vào truyền thuyết và truyện dân gian phát

triển thành tiểu thuyết do cá nhân một văn nhân sáng tác Hồng lâu mộng là

sản phẩm được đúc kết bởi tài năng của Tào Tuyết Cần

Hồng lâu mộng đến với độc giả Việt Nam cách đây hàng chục năm.

Song lâu nay nhiều người thích loại truyện diễn nghĩa với những tình tiết éo le,nhiều trận đánh nhau diễn ra không trùng lặp, nhiều mưu kế, vì loại truyện đó

có thể làm phong phú kiến thức người đọc Nhưng nếu muốn biết toàn diện

Trang 3

bản chất của xã hội cũ cần tìm hiểu chính đời sống sinh hoạt hàng ngày để từ

đó có được những nhận thức sâu hơn về hiện thực

Hồng Lâu Mộng (giấc mộng lầu son), hay Thạch đầu ký (câu chuyệnhòn đá), Kim Lăng thập nhị hoa (mười hai chiếc trâm vàng đất Kim Lăng), là

bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại xuất hiện vào thời Kiền Long (cuối thế kỷXVIII) Bộ tiểu thuyết một trăm hai mươi hồi này do hai tác giả sáng tác, TàoTuyết Cần sáng tác tám mươi hồi đầu và dự thảo bốn mươi hồi sau, Cao Ngạcviết bốn mươi hồi sau theo dự thảo và hoàn chỉnh bộ tiểu thuyết Hồng LâuMộng là tác phẩm viết về tình yêu trắc trở nhưng ý nghĩa của tác phẩm lớn hơnnhiều, tác phẩm gợi cho những người đọc những vấn đề của thời đại, phản ảnh

xã hội Trung Quốc trên bước đường suy tàn Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắmmốc một giai đoạn văn học vì dung lượng đồ sộ, vì sự thành thực trongphương pháp sáng tác “hoàn toàn không tô vẽ” (Lỗ Tấn): Quả vậy có thể xemHồng Lâu Mộng là tập đại thành những tiến bộ nghệ thuật của tiểu thuyết hiệnthực Trung Quốc, thế kỷ XIV – XVIII Mặc dù khuynh hướng tư tưởng tiểuthuyết Minh và Thanh có khác nhau, tiểu thuyết Minh nặng về ca ngợi cái anhhùng, cái cao thượng, tiểu thuyết Thanh lại chủ yếu nói về cái thường nhậttrong cuộc sống con người, nhưng xét về phương pháp sáng tác thì từ thời TamQuốc, Thuỷ Hử, đến Chuyện làng Nho, Hồng Lâu Mộng lại là quá trình pháttriển thống nhất Đó là quá trình ngày càng hoàn thiện của tiểu thuyết hiệnthực Hồng Lâu Mộng kế thừa và phát triển đến đỉnh cao những thành tựunghệ thuật ấy của tiểu thuyết Minh – Thanh

Hồng lâu mộng sau khi ra đời thì sức mạnh tư tưởng về hiện thực của nólập tức làm kinh động xã hội đương thời, người ta đọc, bình luận đến nỗi

“thích quá vỗ tay”, “càng đọc càng mến” Hồng Lâu Mộng không những đượctruyền bá rộng rãi mà còn được đánh giá rất cao Chính vì vậy mà đương thờingười ta có câu: “ Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, độc tận thi thư diệcuổng nhiên” (chuyện trò không nói Hồng Lâu Mộng, đọc lắm sách xưa cũnguổng công)

Trang 4

Hồng lâu mộng có được sức sống kỳ diệu là do nhiều nhân tố hợp thành.Một trong những nhân tố quan trọng nhất đó chính là ở giá trị tố cáo hiện thựccủa tác phẩm Đây chính là hạt nhân quan trọng làm nên sức hấp dẫn lâu dàicủa Hồng Lâu Mộng Tác phẩm này đương thời cũng bị bọn quan liêu phongkiến và những kẻ bảo vệ đạo đức phong kiến công kích lên án mạnh mẽ.Chúng cho đó là sách “dâm thư” và còn yết thị nghiêm cấm thậm chí cònnguyền rủa Tào Tuyết Cần không còn người nối dõi, là “quả báo vì viết dâmthư”… Những lời phỉ báng độc ác đó càng chứng tỏ giá trị của tác phẩm nàyrất cao Khác hẳn với những lời phỉ báng của bọn quan liêu phong kiến, Hồnglâu mộng chứa đựng một nội dung sâu sắc đã thể hiện những tư tưởng của thờiđại, thể hiện tinh thần dân chủ, phê phán chế độ mục nát, những giáo điềutruyền thống đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm Hồng lâu mộng còn vạch trầnbiết bao hiện tượng đen tối của xã hội phong kiến Bộ sách liên hệ với bốicảnh xã hội rộng rãi, vạch trần cuộc sống xấu xa hoang dâm của giai cấp thốngtrị phong kiến, và từ đó cho ta thấy vận mệnh lịch sử tất yếu của chế độ phongkiến tất phải đi đến chỗ sụp đổ Thông qua hệ thống nhân vật đông đảo, sinhđộng, hiện thực xã hội phong kiến đương thời được tái hiện

Do vai trò, vị trí của Hồng Lâu Mộng đối với sự phát triển của tiểuthuyết cổ điển Trung Quốc, do những giá trị mà Hồng Lâu Mộng đạt được,đồng thời vì sự hâm mộ một sản phẩm tinh thần độc đáo của nền văn họcTrung Quốc Chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự tái hiện chân thực, đa dạng cuộcsống trong Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)” cho tiểu luận của mình

2 Lịch sử vấn đề

Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại Ngay từ khi mới rađời, nó đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiêncứu ở Trung Quốc người ta đã thảo luận về Hồng Lâu Mộng hơn hai trămnăm nay Do Hồng Lâu mộng được nhiều người yêu thích nên nó có ngót bốnmươi bộ sách viết tiếp như Hồng Lâu Mộng bổ, Hậu Hồng lâu mộng, Hồng

Trang 5

lâu viên mộng, và có đến hơn hai mươi bộ phỏng tác như Kính hoa duyên,Thuỷ Thạch duyên Không lâu sau khi bộ tiểu thuyết được truyền bá đã ra đờimột ngành khoa học có tên là Hồng học Ngày nay, Hồng học đã trở thành mộtngành học vấn ở phạm vi quốc tế Điều đó cho thấy tầm vóc vĩ đại của HồngLâu Mộng và vị trí không thể thay thế của Tào Tuyết Cần trong lịch sử vănhọc Trung Quốc

Theo hiểu biết của chúng tôi, đã có các công trình nghiên cứu về Hồng

lâu mộng sau đây:

1 Lịch sử văn học Trung Quốc (Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, NXB

giáo dục, 1995)

Các tác giả đã đề cập đến một số nội dung tư tưởng mà Hồng Lâu mộng

thể hiện, cùng nhận định: Hồng Lâu mộng phản ánh một cách phức tạp lắt léo

nhiều hiện tượng xã hội quan trọng của thời kỳ lịch sử đương thời, không phảichỉ phản ánh bi kịch tình yêu, mà còn phản ánh quá trình thịnh suy của một đạigia đình quý tộc Từ việc chỉ ra cuộc sống hưởng lạc của hai phủ Vinh – Ninh

mà khái quát bản chất của giai cấp thống trị phong kiến… Giáo trình cũng chỉ

ra ý nghĩa xã hội rộng lớn của bi kịch tình yêu trong Hồng Lâu mộng: Tình

yêu trong Hồng Lâu mộng là thứ tình yêu lấy việc phản đối chủ nghĩa phongkiến làm tư tưởng; thông qua tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọctác phẩm đã đền cập sâu sắc đến nhiều vấn đề trọng đại có ý nghĩa

2 “Giáo trình văn học Trung quốc” - tập 2 (Nguyễn Khắc Phi, Lương

Duy Thứ, NXB giáo dục, 1998) Cho rằng Hồng lâu mộng là bức tranh thunhỏ của xã hội phong kiến Trung Quốc Giáo trình này cho thấy tính chất

“hiện thực không tô vẽ” của Hồng lâu mộng “Đọc Hồng lâu mộng người ta cócảm giác cuộc sống được tái hiện dường như không qua bàn tay đẽo gọt côngphu của nhà văn mà chỉ là tuôn chảy ra theo nguồn mạch sẵn có Đó chính làtài năng bậc thầy của ngòi bút tả thực theo quan niệm nghiêm ngặt

Trang 6

3 “Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc” (Trần

Xuân Đề, NXB TP Hồ Chí Minh, 1991), tác giả khẳng định:

Tác giả không đứng ở vị trí người thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thôngqua hành động của nhân vật để khắc hoặc tính cách nhân vật; thường có sựxung đột giữa hai thế lực đó là thế lực củ và mới, tiến bộ và phản động, làmđịa bàn cho nhân vật hoạt động

4 Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ (Nguyễn Khắc Phi,

NXB giáo dục, 1999) Tác giả chú trọng tìm hiểu bút pháp “song quản tề hạ”,một bút pháp tiêu biểu góp phần làm rõ tính cách của các nhân vật Trong cuốnsách này, tác giả cũng đã nhắc đến việc miêu tả tâm lý nhân vật

5 “Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung quốc” (Lương Duy Thứ, NXB

ĐHQG Hà Nội, năm 2000)

Phân tích bản chất của sự xa hoa, giàu có của hai phủ Vinh – Ninh, chỉ ranhững mâu thuật nội tại của xã hội thượng lưu, những điều kiện tất yếu dẫnđến sự suy tàn của gia đình họ Giả Tác giả còn quan tâm tới vấn đề “Bi kịchtình yêu và hôn nhân dưới chế độ phong kiến”, qua mối tình của Giả Bảo Ngọc

và Lâm Đại Ngọc

6 “Mạn đàm về Hồng lâu mộng” của Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh

Lương do Nguyễn Phố dịch (NXB Thuận Hoá, 2002), là những bàn luận khásắc sảo và chu đáo về tài năng miêu tả hiện thực một cách tỉ mỉ chi tiết Do

“mạn đàm” nên các tác giả chưa cung cấp một cái nhìn hệ thống toàn diện vềmọi phương diện của tác phẩm mà chỉ chú ý đến một số nhân vật, một số tìnhtiết tiêu biểu

Trang 7

Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn có các luận án luận văn,

nghiên cứu, tìm hiểu về Hồng lâu mộng Ở Đại học Vinh có một số luận án,

luận văn tiêu biểu như sau:

- Kết cấu tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

- Nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng

- Hình tượng nhân vật Vương Hy Phượng trong Hồng lâu mộng

- Bút phát “Song quản tề hạ” trong Hồng Lâu Mộng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều bàn đến giá trị

hiện thực của Hồng lâu mộng nhưng chưa hệ thống mà chỉ mang tính chất

điểm xuyết, dừng lại ở nhận định nhỏ lẻ Tuy nhiên các công trình đã gợi mởcho chúng tôi một cái nhìn đúng đắn khi tìm hiểu giá trị hiện thực của tácphẩm

3 Mục đích nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, giải quyết đề tài này chúng tôi nhằm chỉ ranhững thành tựu về nội dung – tư tưởng trong việc phản ánh hiện thực củaHồng lâu mộng, cùng cách thức thể hiện hiện thực của tác phẩm

4 Phạm vi nghiên cứu:

Văn bản tác phẩm mà chúng tôi khảo sát là bản dịch Hồng lâu mộng của

dịch giả Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng - NXB văn học 2002 gồm 3 tập)

5 Phương pháp nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng phươngpháp: Khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp ngoài ra còn phối hợp cácphương pháp so sánh, đối chiếu

6 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Trang 8

Chương 1: Sự tái hiện chân thực, đa dạng cuộc sống trong Hồng lâu

mộng.

Chương 2: Sự ngợi ca, khẳng định những nhân tố mới tiến bộ

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện giá trị hiện thực của Hồng lâu mộng

Trang 9

là tác phẩm đó đã tái hiện trung thành chính xác, khách quan những nét bảnchất của cuộc sống Tác giả coi trọng việc khách quan hoá những điều được

mô tả, làm cho hình tượng nghệ thuật tự nói lên tiếng nói của mình

Tuy không phải là tác phẩm đạt đỉnh cao của phương pháp sáng tác hiệnthực chủ nghĩa nhưng Hồng lâu mộng đã đạt đến một giá trị hiện thực hết sứcsâu sắc So với những tác phẩm trước đó và cùng thời thì hiện thực mà Hồnglâu mộng phản ánh là vô cùng sâu sắc và rộng rãi Tác phẩm lần đầu tiên chỉ

đề cập đến những vấn đề bình dị của cuộc sống thường nhật mà không quantâm đến những vấn đề lớn lao, trọng đại vốn đã thành truyền thống trong vănhọc Trung Quốc trung đại

1.1 Cuộc sống xa hoa của gia đình quý tộc họ Giả

Hồng lâu mộng là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến

Trung Quốc cuối đời Thanh được thể hiện thông qua sự miêu tả chi tiết tườngtận về cuộc sống sinh hoạt của gia đình quý tộc phong kiến họ Giả Hình ảnhphủ Giả hiện ra từ trong những trang đầu tiên của tác phẩm: hào hoa, phú quý,đầy ắp nhung lụa, gấm vóc, vàng bạc Dinh cơ hai phủ Vinh – Ninh đã “chiếmmất quá nửa thành phố Kim Lăng” sinh hoạt hàng ngày toàn những cao lương

mỹ vị Trong phủ Giả không bao giờ ngớt tiếng đàn ca, sáo phách Các cuộc

Trang 10

hội hè yến ẩm hầu như diễn ra hàng ngày Có thể thấy được cuộc sống trongphủ Giả là đỉnh cao của sự giàu sang phú quý và sa hoa.

Hai phủ Vinh – Ninh được bao bọc bởi một bức tường bề thế Trong phủmọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy bằng ngọc ngà, vàng bạc quý hiếm.Phủ Vinh – Ninh được xây dựng rất kỳ công, là một toà lâu đài lộng lẫy nguynga được bao bọc xung quanh bởi vô số ao hồ, vườn hoa cây cảnh, đền đài:

“Mọi người đi ra, không mấy chốc đã thấy gác tía nguy nga, lầu son cao ngất, nhà cửa san sát, đường đi quanh co Tùng xanh chạm mái, ngọc lan quanh thêm, mặt thú, đầu ly, sơn vàng sáng nhoáng Giả Chính nói:

- Đây là điện chính, xa hoa quá !” [5, 245].

Sự giàu có, xa hoa lãng phí quá sức tưởng tưởng của phủ Giả được thểhiện rõ ở lời nhận xét của nhân vật già Lưu Tào Tuyết Cần rất có ý thức dùngcon mắt ngơ ngác của già Lưu để đào sâu thêm cuộc sống xa hoa của gia đìnhnày Trong tác phẩm, tác giả đã miêu tả già Lưu ba lần vào phủ Vinh quốc Balần già Lưu trở thành người chứng kiến bước đường từ thịnh đến suy của họGiả Lần thức nhất già Lưu thực sự kinh ngạc trước những thứ đồ quý trưngbày trong phủ Vinh quốc: đó là những đồng hồ Ba tư, trà Xiêm La Hồi 39, khiđược và tham quan, dự tiệt ở vườn đại Quan, già Lưu tận mắt chứng kiến cảnhvườn đại Quan tác giả tả tỉ mỉ từng món ăn trong phủ Vinh quốc Chỉ một móncua mà già Lưu đã tỉnh nhẩm ra:

“Giá cua năm nay mỗi cân là năm phân, mười cân thì phải năm đồng, năm năm hai mươi lăm, ba năm mười lăm, lại cộng thêm rượu và đồ ăn khác vào nữa, cộng tất cả ít ra cũng phải hơn hai mươi lạng bạc đấy Adiđàphật Món tiền này người nhà quê chúng tôi có thể ăn được một năm” [5, 572].

Sinh hoạt của mọi người trong phủ Giả ngày này qua ngày khác chỉ quẩnquanh những việc lặp đi lặp lại như tiệc tùng, thăm hỏi, đưa đám, ma chay.Các chủ nhân trong phủ phát ngấy lên vì không còn trò chơi nào tiêu khiểu cho

Trang 11

vừa ý, không còn món ăn nào ngon miệng Tào Tuyết Cần đã rất am hiểu vàtinh tế khi miêu tả tỉ mỉ những ngày sinh nhật, những ngày lễ tết nguyên đán,nguyên tiêu, những buổi tiệc tùng Bản thân những trò vui triền miên và thái

độ chán chường của mọi người trong phủ Giả cũng đã có sức tố cáo ghê gớm.Ngay chỉ một món cà trong mâm cơm Phương Thư cũng chứng tỏ sự xa xỉtuyệt đỉnh Đó không phải là món cà bình thường của người nhà quê mà nóđược chế biến một cách cầu kỳ đến mức khó tưởng tượng

“…Cứ đến tháng tư, tháng năm hái cà về gọt bỏ núm, chỉ lấy ruột thôi, đem thái nhỏ như sợi tóc phơi thật khô Sau đó bắt một con gà mẹ ninh ra nước, hấp cà lên, xong đem ra phơi, chín lần phơi, chín lần hấp lại đem phơi thật khô rồi bỏ và trong lọ sứ bịt thật kín Khi ăn lấy một thìa trộn với thịt gà xào mà ăn” [6, 7].

Sự giàu sang, sung túc, xa hoa của phủ Giả phản ánh đúng bản chất củagiai cấp thống trị trong xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh Trong gia đình

họ Giả một ông chủ, một bà chủ, một công tử hay một tiểu thư cũng đã có nonchục người hầu, có ít nhất một người hầu chính quản lý những người còn lại.Thậm chí khi Bảo Ngọc đi tiểu cũng có tới bốn người đi theo hầu hạ, mộtngười mang chậu nước, một người mang khăng mặt và lọ sáp thơm, còn haingười Thu Văn và Xạ Nguyệt theo hầu như thường lệ ở hồi mười sáu, Vũ

Triệu đến thăm gia đình Phượng Thư, kể lại: “Ối chà! thực là một việc nghìn

năm hiếm có! Tôi nhớ họ Giả nhà ta hồi còn ở miền Cô Tô, Dương Châu, trông nom việc đóng thuyền kể và sửa sang đường bể, chỉ có sửa soạn đón tiếp vua một lần, mà tiền tiêu như bể nước” [5, 224 ].

Sự giàu sang, xa hoa, lãng phí của hai phủ Vinh – Ninh được thể hiện rõnhất ở hai sự kiện lớn nhất đó là đám ma Tần thị và việc chuẩn bị đón NguyênPhi về “tỉnh thân” Giả Trân đứng ra tổ chức đám ma linh đình cho người condâu Tần thị Muốn phô trương thanh thế, Giả Trân đã bỏ ra một vạn lạng bạclàm ma Mua quan tài bằng gỗ quý vạn năm không mục, giá năm nghìn lạng

Trang 12

lại còn mời 108 vị sư, 99 đạo sỹ làm lễ 49 ngày đêm Để đẹp mặt với thiên hạ,Giả Trân bỏ ra 1200 lạng để mua cho con là Giả Dung chức “Long cẩm uý” đềtên viết trên cờ tang cho thêm phần long trọng Những người trong phủ Giả tỏ

ra rất tất bật, lo lắng sắp đặp cho việc đón Nguyên Phi về “tỉnh thân” Chỉriêng việc Giả Tường đi Giang Nam mua con hát giúp vui cũng đã tốt ba vạnlạng bạc Họ Giả thuê đến 130 người xây dựng chổ nghỉ chân cho Nguyên Phiđặt tên là Đại Quan Viên Đại Quan viên được xây dựng như một toà lâu đàinguy nga trang hoang lộng lẫy Khiến Nguyên Phi đã ba lần thốt lên:

“Xa hoa quá!”, “ Làm thế này là quá lạm, lần sau không nên xa xỉ quá!” [5, 259 ].

Cuộc sống cực kỳ xa hoa, phung phí của gia đình phủ Giả có được lànhờ đâu? Đó là vấn đề mà tác giả muốn bóc trần Mặc dù không chủ tâm miêu

tả quan hệ giữa phủ Giả với người nông dân nhưng bằng một số chi tiết pháchoạ, tác giả cũng cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự giàu có, xa hoa đó Giađình trên hai trăm người, ăn uống hoang phí, dùng toàn đồ quý hiếm, nhà cửarộng thênh thang, nguy nga, đồ sộ nếu không xây dựng trên cơ sở bóc lột tôthuế của nhân dân thì lấy đầu ra? Lão quản gia Chu Thuỵ nói: Bọn tôi ở đây

lo việc thu tô thuế, tiền bạc, thu vào mỗi năm có đến bốn năm vạn

Hồi 53, miêu tả cảnh Ô Tiến Hiếu nộp tô thuế cho phủ Ninh quốc

“Ô Tiến Hiếu bước đến gần nói:

Thưa ông năm nay mùa màng xấu quá Từ tháng ba đến hết tết tháng tám mưa luôn, không lúc nào tạnh được năm, sáu ngày Đến tháng chín có một trận mưa đá, một vùng gần hai, ba trăm dặm; người, nhà cửa, súc vật, lương thực bị hại hàng nghìn hàng vạn, nên mới có thế này Con không dám nói man” [6, 185].

Mặc dù trình bày nguyên nhân như vậy, Ô Gia Trang một trong tám trạicủa Phủ Ninh vẫn phải nạp ba trăm con hươu, dê, lợn, nai, hoẵng, ba vạn ba

Trang 13

ngàn cân than… Bên cạnh đó còn phải kể đến những sản phẩm như các loạigạo “gạo tấm, gạo cẩm, gạo nếp, gạo ré” cá, tôm, gà, ngỗng… ngoài ra cònbiếu riêng cậu cả mấy giống hươu, thỏ trắng, thỏ đen, gà vịt… để chơi Thế

mà, Giả Trân còn cau mày nói:

“Ta tưởng ít ra chú cũng phải nộp 5000 lạng bạc, chứ có ngần ấy thì làm được cái gì Bây giờ chỉ còn có tám, chín trang trạng thôi, năm nay có đến hai trại kêu bị hạn, bị lụt, chú lại bớt xém, định không cho ta ăn nữa hay sao?” [6, 186].

Quả là mồ hôi nước mắt của nhân dân đã nuôi sống sự xa hoa hưởng lạccủa gia đình này Trong tác phẩm tuy không thấy xuất hiện hình ảnh củanhững người nông dân bần hàn, nhưng chúng ta thấy thái độ của tác giả đốivới họ hết sức rõ ràng Cuộc sống đầy hoan lạc, không ngớt tiến kèn, tiếngnhạc, cuộc rượu, bàn cờ thâu đêm suốt sáng được xây dựng từ mồ hôi nướcmắt của nhân dân lao động Đó là điều tác giả muốn phản ánh trong tác phẩmnày

Hồng lâu mộng còn phản ánh sự câu kết bóc lột của các giai cấp thống trị

trong xã hội để cùng hưởng lợi, cùng bóc lột nhân dân Lúc này, giai cấp địachỉ câu kết với những kẻ cho vay nặng lãi và tầng lớp đại thương nhân Khiphủ Giả bị lục soát, người ta lôi ra mấy rương văn khế, trong đó có khế ruộng,khế nợ và đặc biệt là khế cho vay nặng lãi bất hợp pháp Từ quy mô gia đình

họ Giả, từ nguồn gốc dựa trên sự bóc lột tô thuế, từ những xung đột trong giađình có thể coi phủ Giả là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh

“Trong bối cảnh đó, cái áo khoác nhân nghĩa đạo đức đã bị xé toạc, Bản chất xa hoa, dâm ô độc ác và bất lực của giai cấp phong kiến hiện nguyên hình” [15, 126].

1.2 Sự cổ hủ về chính trị, thối nát về đạo đức

1.2.1 Sự cổ hủ về chính trị:

Trang 14

Trong Hồng lâu mộng, tác giả đã miêu tả cảnh sống đồi trụy, ruỗng nát

của gia đình quý tộc phong kiến, và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự suy vongcủa phủ Giả Sự suy vong của phủ Giả là tất yếu của chế độ phong kiến trongbuổi “hoàng hôn” của lịch sử Hay nói cách khác vận mệnh của họ Giả chính

là hình ảnh thu nhỏ vận mệnh chế độ phong kiến Các ông chủ, bà chủ ở đâyngoài việc chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến truyền thống, hầu nhưkhông có một chút lý tưởng nào Điều đó cũng nói lên rằng, họ cũng không đểcho bất cứ lý tưởng tiến bộ nào tồn tại Cốt truyện của tác phẩm chỉ hạn chếtrong những sinh hoạt thường nhật, không trực tiếp đề cập đến chính trị nhưngthông qua những sự việc cụ thể, bằng những chi tiết sinh động, Tào Tuyết Cần

đã lý giải vấn đề chính trị xã hội theo cách của riêng mình

Trong Hồng lâu mộng chúng ta tìm thấy đầy đủ các gương mặt đại diện

cho các thế lực ở xã hội thượng lưu qúy tộc Họ là những hình ảnh tiêu biểucủa các thế lực chính trị đời Thanh Trong tác phẩm sự lộng hành của TiếtBàn, Phượng Thư… được che chở bởi các thế lực lớn không ai dám động đến

Đó là sự vây quanh của bốn họ lớn trên đất Kim Lăng thời Kiền Long: Giả,

Sử, Vương, Tiết Cả bốn dòng họ này đều giàu sang và có quyền lực nhất ở đấtKim Lăng Thế còn chưa hết, trong triều họ còn có Bắc Tĩnh Vương, có congái đầu Nguyên Xuân làm Quý Phi Ở các tỉnh, họ giả còn có vây cánh củaVương phu nhân là Vương Tử Đằng làm thống chế chín tỉnh chỉ huy Nhờnhững thế lực to lớn này mà con người họ giả cũng hết sức hống hách gây nênnhiều tội ác: Giả Vũ Thôn sau khi được Giả Chính giúp đỡ ra làm quan đãdùng thủ đoạn trắng trợn cướp đoạt nhà người đem dâng cho Giả Xá; Tiết Bànlộng hành, hống hách giết người dửng dưng sống ngoài vòng pháp luật; Vương

Hy Phượng tham lam, độc ác nhận ba nghìn lạng bạc, buộc Kim Kha thắt cổ tự

tử, dứt mối tình với con trai Thủ bị Trường An làm anh này cũng nhảy xuốnggiếng tự tử theo người yêu

Trong Hồng lâu mộng, phủ Giả là một gia đình điển hình không phải chỉ

ở quy mô, ở phương thức bóc lột của nó mà còn thể hiện rõ ở bản chất chính

Trang 15

trị, đạo đức của nó Miêu tả cuộc sống của phủ Giả trong suốt thời gian támnăm, tác giả cho thấy quá trình từ thịnh đến suy của gia đình này là một tấtyếu, mặc dù có những đứa con trung thành cố gắng duy trì đời sống của nó vềmặt chính trị mà tiêu biểu là Giả Chính Dấu hiệu của sự suy tàn, bất lực ấy thểhiện rõ nhất ở sự cổ hủ trong quan niệm của Giả Chính

Giả Chính thân sinh của Giả Bảo Ngọc lớn lên trong đống “bát cổ văn”.Giả Chính là một nhân vật đại diện cho lực lượng cũ lạc hậu, mang tư tưởngchính thống Ông ta là người có thế lực, có địa vị xã hội (làm quan), đứng đầumọi quyết định trong phủ Giả, chịu ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng nho gia, theođuổi con đường khoa cử, tôn sùng đạo lý thánh hiền Giả chính, Giả Đại Nho

ra sức dạy dỗ mong Bảo Ngọc học hành, đỗ đạt thành tài

Giả Chính dùng những lời lẽ ngọt ngào dụ dỗ, có lúc ông chửi mắngthậm tệ buộc Bảo Ngọc phải nghiền ngẫm lời lẽ của thánh hiền, kết giao vớinhân vật ở chốn quan trường, gặp gỡ với những hạng người cùng giai cấp quýtộc, Ông ta muốn Bảo Ngọc đi theo con đường mà ông vạch sẵn là học hành

để mai sau lập công danh làm thơm tiếng cha mẹ Giả Chính sống rập khuôn,cứng nhắc theo lễ giáo phong kiến hủ lậu, ở ngoài thì làm quan về nhà lại làmchủ Thế nhưng ông ta chỉ là kẻ bất tài, nhu nhược không giải quyết được việcnhà, chẳng hơn gì những kẻ làm quan thời bấy giờ Ông ta mang những tưtưởng cổ hủ của chế độ phong kiến vào quản lý gia đình và xã hội Khi đượcphong chức tước ở xa, Giả Chính bị những tên lính qua mặt, sự kém cỏi củaông ta thể hiện rất rõ trong vai trò là vị quan của triều đình Với Giả Chính,Bảo Ngọc không bằng anh trai (Bảo Châu) kỳ tài được, Bảo Ngọc chỉ là mộtđứa con “nghịch tử” Giả mẫu, Giả Chính, Vương phu nhân, Tiết Bảo Thoa,

Sử Vương Vân… thường khuyên nhủ Bảo Ngọc học hành thi cử, ra làm quan

để cho trọn chữ hiếu Với họ chỉ có học hành, thi cử đậu làm quan mới là

người có ích, xứng đáng là con hiếu tôi trung Hồi 2, Lãnh Tử Hưng kể: “khi

đầy năm, Giả Chính muốn thử chí hướng của con về sau thế nào, mới đem

Trang 16

những đồ chơi bầy ra trước mặt để xem nó quờ lấy cái gì Ngờ đâu nó chẳng lấy cái gì, mà chỉ quờ lấy phấn sáp, trâm vòng” [5, 41].

Khi Giả Chính thử chí hướng con hẳn ông ta cũng đặt vào Bảo Ngọckhông ít kì vọng Thế nhưng hành động của Bảo Ngọc không những thể hiện

sự khác người mà còn dự báo tính cách “phản nghịch” về sau

Giả Chính là một trong những nhân vật tiêu biểu đại diện cho thế lựcthống trị Giả Chính được triều đình tước phong nhưng ngu muội, vô tài camchịu sống theo sự định đoạt của hệ thống giai cấp thống trị phong kiến, cố gòmình theo khuôn sáo nhưng hoàn toàn bất lực Sự khuôn sáo cổ hủ của ông ta

đã áp đặt lên cả gia đình đặc biệt với Bảo Ngọc Bảo Ngọc được Giả mẫu,Vương phu nhân rất mực chiều chuộng, nâng đỡ Nhưng đối với Giả Chính thìBảo Ngọc rất sợ, thường tránh mặt, mỗi lần cha gọi là hết sức sợ hãi, run rẫy

Sự có mặt của Giả Chính trong cuộc vui nào đều khiến Bảo Ngọc không dámđùa vui với các chị em một cách thoải mái mà như bị gò buộc vào khuôn phép.Hồi 33, khi Người bàn phủ Trung Thuận Thân Vương xin vào gặp Bảo Ngọc

vì cho rằng Bảo Ngọc đang giấu một con hát ở đâu đó Giả Chính nghe vậyvừa sợ vừa giận lôi Bảo Ngọc ra xét hỏi Sự tức giận lên đến đỉnh điểm, muốngiết Bảo Ngọc ngay sau khi nghe Giả Hoàn vu oan cho Bảo Ngọc cưỡng gianKim Xuyến Ông ta vừa nói vừa sai người “Lôi thằng Bảo Ngọc đến đây”,quát lên:

“Hôm nay ai còn đến ngăn, thì ta sẽ mang hết cả mũ áo, cân đai và gia tài giao cho người ấy với thằng Bảo Ngọc Ta đành chịu là người có tội, cạo trọc mớ tóc phiền não này đi, tìm đến nơi thanh vắng để khỏi nhục đến tiền nhân, vì đã để ra đứa con ngỗ nghịch này!” [5, 479 ]

Bảo Ngọc và Giả Chính sở dĩ có sự “xung khắc” rất lớn bởi quan niệmsống và tư tưởng của hai người hoàn toàn đối lập nhau Có lúc Giả Chínhmuốn dứt bỏ đứa con phản nghịch của chế độ phong kiến Ông ta nói vớiVương Phu nhân:

Trang 17

“Ngày thường hễ tôi quở phạt nó lần nào, là y như có người đến bênh

nó Chi bằng nhân ngày hôm nay kết liễn cái thằng chó chế này để khỏi tai vạ

về sau.

Nói xong ông ta định lấy thừng thắt cổ Bảo Ngọc cho chết đi”[5, 481]

Trong con mắt Giả Chính tài năng thơ phú của Bảo Ngọc đó là thứ tàinăng của một con ngựa bất kham, giai cấp phong kiến không cần thứ tài năng

“phản loạn” đó Giả Chính quý mến Chân Bảo Ngọc vì đó là mẫu người theoquan niệm của ông:

“Số là Giả Chính trong thấy diện mạo của Chân Bảo Ngọc giống hệt con mình, khi hỏi đến văn chương anh ta đối đáp như nước chảy, nên trong lòng rất là yêu mến, bèn cho gọi Bảo Ngọc ra cốt để khuyên răn họ, đồng thời, cũng muốn so sáng giữa hai người xem sao” [7, 471].

Chân Bảo Ngọc chính là “viên ngọc thật”, mà giai cấp phong kiến đang

cố công mài giũa, trau chuốt Nó khác hẳng với “viên ngọc giả” vốn là đứa continh thần của tác giả

Bên cạnh nhân vật Giả Chính, trong họ Giả cũng tồn tại những tư tưởnglạc hậu đè nén những tư tưởng tiến bộ đang hình thành, trong đó phải kể đếnGiả Đại Nho Ông ta là người thầy dạy học cho con cháu nhà họ Giả, mangtrong mình tư tưởng cổ hủ lạc hậu Ông ta nhồi nhét cho học trò tư tưởng củ

mà không biết tiếp thu những tư tưởng mới, tiến bộ Giả Chính, Giả Đại Nho

ra sức dạy dỗ mong Bảo Ngọc học hành đỗ đạt thành tài Họ gọ mình để sốngtheo khuôn sáo của giai cấp thống trị nhưng cuối cùng bất lực

Trong Hồng lâu mộng, các lực lượng đại diện cho chế độ cũ (tiêu biểu là

Giả Chính), cố sức duy trì trật tư cũ của giai cấp quý tộc – phong kiến củamình, họ không chấp nhận bất kỳ yếu tố tiến bộ nào tồn tại Chính điều đócàng làm cho lực lượng mới, tiến bộ muốn phản kháng lại một cảch mạnh mẽhơn

Trang 18

1.2.2 Sự đồi bại về đạo đức

Hồng lâu mộng viết về câu chuyện tình duyên trắc trở nhưng tác phẩm

không đơn giản chỉ là bi kịch tình yêu tay ba giữa Giả Bảo Ngọc – Lâm ĐạiNgọc – Tiết Bảo Thoa Tác giả có căn cứ vào cuộc đời riêng nhưng tác phẩmkhông phải là “tự truyện”, cùng không phải nhằm miêu tả sự sụp đổ của giađình quý tộc do “miệng ăn núi lở”, “thu ít chi nhiều” ý nghĩa khách quan,phạm vi phản ánh của tác phẩm rộng lớn hơn nhiều

Hồng lâu mộng thể hiện rõ bản chất thống trị và những rạn nứt tất yếu

trong lòng chế độ Bên cạnh sự cổ hủ về chính trị Hồng lâu mộng còn phản

ánh sự suy đồi về đạo đức

Hai phủ Vinh – Ninh nhìn từ ngoài vào ai cũng nhận thấy đó là mộtchốn hào hoa sang trọng nhưng đằng sau vẻ bề ngoài đó là sự ruỗng nát về đạođức Giả dối và dâm ô đã trở thành bản chất, đúng như lời nói của Liễu TươngLiên nói: “Trong phủ đông nhà anh, ngoài hai con sư tử đá ra, dù con mèo, conchó cũng chẳng còn trong sạch nữa” [6, 401] Điều này cho thấy sự thật đắngcay của phủ Giả

Có thể nói, không một cậu ấm nào lại không nhiễm phải thói hư tật xấu.Tác giả tỏ ra rất khách quan khi để Tiêu Đại, một gia nô lâu năm trung thànhtrong phủ khẳng định

“Ai ngờ bây giờ lại đẻ ra những giống súc sinh này! Hàng ngày trộm gà bắt chó, nào “tiểu thúc” (em chồng nằm với chị dâu), nào “ba hôi” (bố chồng nằm với con dâu), loại luân cả lũ, tao lại không biết à?

Thôi đừng đem cánh tay gãi mà giấu vào trong ống áo nữa!”[5, 128]

Đọc Hồng lâu mộng chúng ta càng thêm thấm sâu ý kiến của Ănghen:

dâm ô là bản chất của giai bóc lột, cả một bọn người sung sướng đến phát phì, nhàn rỗi đễn ngứa tay, ngứa chân [15, 112] Dường như chúng không còn

tìm thấy niềm khoái lạc nào hơn là chuyện “chim chuột” dâm ô Cái gọi là

Trang 19

trung hiếu tiết nghĩa đầy rẫy trên các bức trướng, bức liễn trong phủ Giả làmtấm màn thưa che đậy cuộc sống nhơ nhớp được dung túng từ việc nhỏ đếnviệc lớn Giả Thụy mê mẩn Phượng Thư như điên như dại, bị Phượng Thư lừavào bẫy tình nhưng vẫn không tỉnh, dẫn đến cái chết ô nhục Giả Liễn tuy đã

có vợ, có nàng hầu rất trẻ đẹp sắc sảo vậy mà vẫn dâm ô thối nát bừa bã Vừa

xa Phượng Thư hắn đã sinh chuyện: “Mới ngủ riêng hai đêm hắn đã không

nhịn được, chọn ngay một đứa hầu nhỏ sạch sẽ tạm làm trò “tiêu khiển”

[5,306] Thậm chí ngay trong buổi sinh nhật của Phượng Thư , Giả Liễn thừa

cơ vợ bận tiếp khách ở ngoài lén lút đưa gái về nhà, bị vợ bắt được quả tangthế là một cuộc xung đột xảy ra dẫn đến hậu quả Bình Nhi bị Phượng Thư hiểunhầm và lăng nhục thậm tệ Còn tình nhân của chồng (vợ Bào Nhị) cũng phảichấp nhận cái chết Khi Phượng Thư chạy đến nhờ Giả mẫu răn dạy Giả Liễn

thì Giả mẫu gạt phắt đi và nói: “Việc ấy có quan hệ gì đâu Bọn trai trẻ chúng

nó thấy gái khác nào mèo thấy mỡ, giữ làm sao được Lúc còn trẻ ai mà chẳng thế.” [6,511] Giả mẫu là người đứng đầu phủ Giả, là người cầm cân nảy mực

về đạo đức cũng thừa nhận như vậy Sự thật đó có sức tàn phá ghê gớm đối vớimọi nề nếp gia phong và làm kỷ cương họ Giả rối loạn, góp phần đẩy gia đìnhdanh gia vọng tộc này đến bước sụp đổ Sự thối nát dâm ô, đồi bại của gia đình

họ giả là một tất yếu không thể cưỡng lại được Nó còn được biểu hiện qua lờinói của tập nhân (hồi 46) khi Giả Xá định cưỡng bức Uyên Ương – một nànghầu rất trẻ đẹp để làm thiếp

“Lão già này thực là đê tiện quá! Hễ thấy ai hơi để coi là lão không chịu

Trang 20

chỉ là một biện pháp nghệ thuật, là hình tượng hoá không khí dâm ô, thối nátcủa gia đình họ Giả mà thôi

Bên cạnh sự dâm ô, đồi bại, mọi người ở phủ Giả lại cắn xe nhau đểdành dật quyền lực và lợi lộc Những mối hiềm nghi, ghen tị, dối trá, tranhđoạt diễn ra thường xuyên trong hai phủ tuy ngấm ngầm nhưng rất mạnh mẽ,quyết liệt Hồi 25, vì ghen tị mà dì Triệu nhờ Mã Đạo bà bày cách yểm bùahãm hại Phượng Thư, bất chấp tình thân hòng hại chết Bảo Ngọc để dànhquyền thế tập cho con mình là Giả Hoàn Quan hệ giữa vợ cả và vợ lẽ thì “nếukhông phải gió đông thổi bạt gió tây thì gió tây cũng thổi bạt gió đông” Đó là

sự thật tồn tại trong gia đình quý tộc phong kiến này Mỗi người trong gia đình

này đều hiểu rõ điều đó hơn ai hết Thám Xuân đã phải thốt lên rằng: “chỗ bà

con với nhau, không cần phải ở rịn với nhau một chỗ mới là tử tế Chúng ta là chỗ bà con thân tiết đấy, nhưng ai mà chẳng như giống gà đen mắt, chỉ chực nuốt sống nhau thôi “[6, 534] Hơn nữa không có tội ác nào mà họ không

nhúng tay vào

Nếu nói Giả Trân, Giả Thụy, Giả Liễn tiêu biểu cho đời sống dâm ô, tráctáng của phủ Giả thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Phượng Thư lại tiêu biểu chobản chất độc ác nham hiểm của giai cấp thống trị Giả mẫu cho phép Giả Liễnđược quyền năm thê bảy thiếp nhưng chính bà ta lại cắt đứt mỗi tình giữa BảoNgọc - Đại Ngọc, điều đó làm cho cái chết đến một cách tức tưởi đối với côcháu ngoại yếu đuối Tâm địa của Giả mẫu được tác giả đặt trong sự lựa chọngay gắt đó là vào vườn thăm Đại Ngọc hay sang thăm Bảo Ngọc ? và đây là

cách cư xử lạnh lùng của Giả mẫu qua lời dặn Vương phu nhân : “Chị sang

bên ấy khấn với linh hồn cháu Lâm, không phải ta nỡ lòng không đến đưa cháu, chỉ vì thân sơ có khác Cháu là cháu ngoại ta, cũng là chỗ thân thiết, nhưng so với Bảo Ngọc thì nó còn thân hơn”[7,256]

Trang 21

Phượng thư xinh đẹp, thông minh, khéo léo là vậy song cũng độc ácnham hiểm, xảo quyệt vô cùng Cái đanh đá ghê gớm của Phượng thư đượcgiới thiệu qua lời của Giả mẫu khi nói với Đại Ngọc:

“Cháu không nhận được chị này đâu Nó là một con đanh đá trong nhà

này đấy, tiếng Nam Kinh gọi là“lạt tử”, cháu cứ gọi là Phượng lạt tử là được” [5, 53]

Được Giả mẫu yêu quý, lại là cháu của Vương phu nhân, Phượng Thưlộng quyền, tung hoành, không xem ai ra gì, nào là cho vay nặng lãi trái phápluật, nào là vơ vét của cải, bóc lột tàn bạo sức lao động của người nông nô tácoai tác quái… gây nên bao cảnh sinh ly tử biệt Bàn tay của Phượng Thư đãgây bao tội ác như mượn tay Thu Đồng, ép dì hai nuốt vàng sống chết; lộngquyền tung hoành ở chùa Thiết Hạm dẫn đến Kim Kha phải thắt cổ tự tử, đứtmối tình duyên với con trai thủ bị Trường An, còn mình thì ngồi mát ăn không

ba lạng bạc Độc ác hơn Phượng Thư bày kế “tráo hôn” để cho hồn GiángChâu phải về nơi ly hận Sự chia lìa của mối tình Bảo Ngọc và Đại Ngọc chủyếu chỉ vì mưu kế của Phượng Thư Vào giờ ăn hỏi của Bảo Ngọc cũng là lúcĐại Ngọc ôm hận, cô đơn lìa cõi đời Ngay cả cháu của mình mà Phượng Thưcòn rắp tâm hãm hại huống chi người ngoài Đúng là con người tàn nhẫn độc

ác lạnh lùng: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết ngườikhông dao” bên cạnh Giả mẫu, Phượng Thư, Vương phu nhân cũng khôngkém phần tàn nhẫn và xảo quyệt

Vì một câu nói bâng quơ, đùa giỡn không đầu của Bảo Ngọc, VươngPhu nhân đã đẩy Kim Xuyến, một a hoàn tài sắc đến chổ nhảy xuống giếng tự

tử Vương phu nhân muốn gạt bỏ đi những “cái gai” mà bà ta nghĩ có thể làm

hư hỏng Bảo Ngọc Chính vì vậy, Tình Văn một cô gái có nhan sắc trí tuệ, suynghĩ sâu sắc, mạnh mẽ đáng yêu bị đẩy vào chổ chết, một cái chết trong côđơn đói rách thiếu thốn Hồi 74, Chính Vương phu nhân là người chỉ đạo lụcsoát Đại Quan Viên, gây nên bao cảnh tang thương mà nguyên do chỉ vì

Trang 22

chuyện con ngốc nhặt được một túi thơm trong vườn, in hình hai người trầntruồng đang ôm nhau Việc lục soát này cho thấy sự táo tợn của các bà chủ,gây sức ép đối với các a hoàn Hậu quả là Tư Kỳ bị đuổi về nhà Chừng ấyviệc cũng đủ để chúng ta thấy được bản chất độc ác của Vương phu nhân.Ngoài ra, còn biết bao a hoàn, nàng hầu vì các ông chủ, bà chủ mà bị bán, bịđuổi hoặc ép gả chồng.

Như vậy, phủ Giả sang trọng bề thế là nơi giới quý tộc phong kiến mặcsức tung hoành ngang dọc, vừa ăn chơi vừa hưởng lạc vừa thâm hiểm độc ác.Bản chất dâm ô truỵ lạc ấy được dung túng bởi cả một hệ thống quyền lựcpháp chế của xã hội thối nát Việc miêu tả một cách chi tiết, cụ thể cuộc sốngcủa phủ Giả chính là cách thức khẳng định bản chất dâm ô, thối nát của mộtgiai cấp thống trị

1.2.3 Những bi kịch mang tính tất yếu trong Hồng lâu mộng

Có thể nói phủ Vinh quốc – Ninh quốc với cái vẻ bề ngoài hiển hách mà

bề trong nát ruỗng ấy tượng trưng cho giai cấp thống trị phong kiến đang lúcsuy tàn Mặc dù giai cấp thống trị phong kiến lúc bấy giờ đang ra sức tô vẽ chocảnh thái bình muốn duy trì vẻ “thịnh thế” ngoài mặt, nhưng sự thật bản thân

nó đã thối nát quá mức, đang chất chứa hàng loạt nguy cơ của ngày diệt vong

Vì thế cái nơi được gọi là “phồn hoa tươi đẹp, giàu sang yên ấm” này cũngnhư xã hội phong kiến mà nó bám vào, thực chất là một “con sâu trăm chân”

“chết vẫn không cứng” Cái xu thế “chim mỏi về rừng” lòng người rời rạc,không chỉ đè nặng lên bọn chủ phong kiến mà nó còn ăn sâu vào tâm lý củabọn nô bộc ở dưới A hoàn Tiểu Hồng từng thốt ra: “Rạp dù dựng dài đếnngàm dặm, cũng chẳng có tiệc nào là tiệc không tan Có ai là người giữ đượctrọn đời Chẳng qua chỉ dăm ba năm rồi ai có phận nấy, mỗi người mỗi ngả”

Kể cả người ngoài cuộc như Lãnh Tử Hưng cũng có nhận xét “Bề ngoài xem

Trang 23

ra không thấy có gì thay đổi, nhưng bề trong thực trống rỗng cả rồi”[5, 39] Hồng lâu mộng thể hiện những bi kịch mang tính tất yếu, không gì cưỡng nổi

thông qua kết cục bi thảm của các nhân vật; qua sự suy tàn kiệt quệ của giađình họ Giả

Trong Hồng lâu mộng, số phận các nhân vật hầu như gắn với một kết

cục bi thương Các tiểu thư, bà chủ trong phủ Giả hầu hết phải chịu kết cục bithảm: Người thì chết trong đau khổ, cô đơn, uất hận (Đại Ngọc, Phượng Thư,Nghênh Xuân), người chịu số phận lẻ loi goá chồng lúc còn quá trẻ (Lý Hoàn,Bảo Thoa), người mong rời bỏ cuộc sống trần tục nương nhờ của phật (TíchXuân) Các nhân vật nữ đều rơi vào bi kịch sóng gió, phải chịu số phận bấpbệnh, đau khổ Họ xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc sống không chút bình yên,thanh thản, họ luôn phải lo lắng, ngấm ngầm tranh dành địa vị của nhau Tácgiả đã viết về họ như sau:

“Xuân hận thu sầu mình chuốc lấy

Mặt hoa da phấn đẹp vì ai”[5, 84]

Các tiểu thư, bà chủ hay những cô a hoàn xinh đẹp trong phủ Giả nhưĐại Ngọc, Bảo Ngọc, Phượng Thư, Tập Nhân… đều có số phận bất hạnh đaukhổ

Lâm Đại Ngọc sinh trưởng trong một gia đình quan lại, dòng dõi thi thư,nhiều đời làm quan, Nàng được nâng niu như viên ngọc quý Mẹ mất sớm, bố

đi làm quan xa không có thời gian gần gũi chăm sóc nàng Nàng vốn sinh rathân hình gầy gò, ốm yếu, lại luôn hờn tủi cô đơn và được bà ngoại đón về ở

cùng Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu đó khiến “nàng có cả một bể nước mắt tình

không bao giờ biết cạn”[7, 225] Đại Ngọc duy nhất chỉ có tình yêu với Bảo

Ngọc làm chỗ dựa tinh thần Ngỡ tình yêu đó sẽ đưa nàng đến bến bờ hạnhphúc nhưng chế độ phong kiến hà khắc đã vùi dập ngọn lửa tình yêu tự do đó,khiến nàng đau đớn ôm hận về nơi ly hận Nàng tắt thở giữa lúc gia đình họGiả tưng bừng tổ chức lễ dón dâu cho Bảo Ngọc Có thể nói cuộc đời và cái

Trang 24

chết cô đơn lạnh lẽo của Đại Ngọc đã để lại niềm xót thương lớn nhất trong tất

cả số phận của các nhân vật trong Hồng lâu mộng.

Bên cạnh Lâm Đại Ngọc còn có số phận bất hạnh của Sử Tương Vân, LýHoàn, Bảo Thoa, Phượng Thư … Tất cả họ đều có những bi kịch của cuộc đời.Giống Đại Ngọc, Sử Tương Vân là con nhà khuê các nhưng cũng mang thânphận hẩm hiu Cha mẹ mất khi nàng còn là đứa trẻ nằm trong nôi, tuổi thơ lạigặp nhiều bất hạnh Đại Ngọc sau khi mất mẹ, còn có cha, bà ngoại và có đượctình yêu chân thành của Bảo Ngọc Còn Sử Tương Vân chỉ dựa vào chú thím,cuộc sống chật vật gặp khó khăn Và cuối cùng kết thúc cuộc đời nàng cũnggặp bi kịch, đau khổ, sầu muộn Nhân vật Lý Hoàn lại có bi kịch của các nhânvật khác trong tác phẩm Bi kịch của Lý Hoàn không phải chỉ xẩy ra ở kết cụcsau cùng của nàng mà đã có từ khi nàng tiếp nhận lời giáo huấn “con gái

không có tài là đức vậy” của gia đình Cũng có thể nói trước khi Hồng lâu

mộng mở màn, nàng đã là nhân vật bi kịch rồi

Khác với các cô gái khác trong “Kim Lăng thập nhị thoa” Phượng Thư,Bảo Thoa vừa đẹp người, vừa thông minh, có tài quản lý gia đình, uy quyềnnhưng số phận của họ cũng nằm trong “bạc mệnh ty” không thể tốt hơn sốphận các nhân vật khác trong “ty” được Phượng Thư một mình chèo chống,gánh vác tất cả công việc trong gia đình họ Giả

Trong tình yêu và hôn nhân, Phượng Thư cũng gặp bất hạnh, chẳng kémLâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa Phương Thư xuất thân trong một gia đình danhgiá, xinh đẹp, tháo vát những tưởng cuộc đời Phượng Thư sẽ tràn đầy hạnhphúc nhưng có ngờ đâu số phận của nàng cũng đầy bất hạnh, đau khổ GiảLiễn là kẻ đê tiện, sẵn sàng giở trò chim chuột với tất cả những người con gái

mà hắn thích Hắn đã biến cuộc hôn nhân của họ trở thành một cuộc hôn nhânchỉ có hình thức mà không có tình yêu, hạnh phúc Phượng Thư đã làm mọithứ, không trừ cả những thủ đoạn độc ác nhưng rồi hạnh phúc cũng không tìmđến với nàng Cuối cùng, Phượng Thư trải qua cõi ảo, trở lại đất Kim Lăng:

Trang 25

“Cuộc đời hư vô mịt mù Người ta sinh ra ở đời khó lòng tránh khỏi cảnh mây tan gió cuốn” [7, 412].

Cũng như Phượng Thư, cuộc hôn nhân của Tiết Bảo Thoa và Giả BảoNgọc không có niềm vui, hạnh phúc Bảo Thoa chỉ được chức “mợ Hai” vàthân xác Bảo Ngọc chứ không có được trái tim của chàng Cuộc hôn nhân vớiBảo Ngọc đem lại cho nàng rất nhiều đau khổ Nàng là một người con gái xinhđẹp, thông minh, biết tuỳ cơ ứng xử, được mọi người trong phủ Giả quý mến,khen ngợi Một giai nhân phong kiến như Bảo Thoa cuối cùng cũng phải sốngtrong cảnh goá bụa khi tuổi đời còn rất trẻ

Trong Hồng lâu mộng Giả Bảo Ngọc là nhân vật trung tâm, cuộc đời

của anh ta cũng lâm vào bi kịch Giả Bảo Ngọc sinh ra ngậm viên ngọc quý,chàng trở thành bảo bối của gia đình phủ Giả được yêu thương chiều chuộnghết mực Trên có cha mẹ dạy bảo, có bà cưng chiều, dưới chàng quanh quẩnchơi đùa suốt ngày với đám a hoàn Bảo Ngọc quan tâm hết mọi người, kếtbạn với nhiều thành phần, có thể là cùng trang lứa (như Tần Chung), hay chỉ làmột kép hát (Liễu Tương Liên), cũng có thể chơi đùa với bọn người hầu trainhư Dính Yên, Bồi Dính, hầu gái tronng đám quần thoa Giả Bảo Ngọc sốngtrong Đại quan viên như cá tung tăng dưới nước, được thực hiện những sởthích nhỏ, chơi bời theo một công tử tự do Giả Bảo Ngọc bực dọc, ngây ngôkhi ai đó khuyên nhủ việc học hành, chàng xem thường coi khinh thánh hiền,không thích lối khoa cử phong kiến Bi kịch của Bảo Ngọc xuất phát từ tìnhyêu với Đại Ngọc Khi Đại Ngọc chết, Bảo Ngọc cũng trở nên ngơ ngơ ngẩnngẩn, hoàn toàn không lanh lợi như trước, không thích gần gũi với chị em,thậm chí anh ta không thèm nghĩ tới việc nhà Hình ảnh của Lâm Đại Ngọc cứtrở về trong tâm trí của Bảo Ngọc Bảo Ngọc sống với Bảo Thoa, Tập Nhân,các a hoàn khác nhưng anh ta cảm thấy vô cùng cô đơn buồn tủi Bảo Ngọckhông tìm ra được người tri âm tri kỷ như Đại Ngọc Điều đó, càng làm choBảo Ngọc thêm ngơ ngẩn, sống thu mình hơn Chính vì vậy, tâm bệnh của BảoNgọc không ai hiểu nổi Bảo Thoa là vợ hiền luôn bảo ban chàng cố gắng học

Trang 26

tập, lập công danh cho nên chàng không bao giờ hiểu được cảm nhận của BảoNgọc Cuối cùng Bảo Ngọc nương nhờ cửa phật, bỏ lại công danh, phú quý.Chính hành động cuối cùng này thể hiện rõ sự “phản nghịch” của Bảo Ngọc.Việc đi tu của Bảo Ngọc là một bi kịch tất yếu cho thấy sự suy tàn không thểcứu vãn nổi của Phủ Giả.

Số phận của các bà chủ, các tiểu thư, cậu chủ còn như thế, số phận củacác a hoàn còn thảm thương hơn Bi kịch của các a hoàn gặp phải, trước hết là

ở phương diện tinh thần Mang thân phận là a hoàn, là tôi tớ của gia đình họGiả quyền thế, giàu có, họ không có bất cứ quyền lợi gì, thậm chí cả quyềnđịnh đoạt số phận cho chính mình Có thể nói, a hoàn là nơi trút bỏ mọi bựctức giận dữ từ chủ của mình Ngoài nỗi đau về tinh thần, họ còn gánh chịu nỗiđau về thể xác, họ bị đánh đập chửi bởi, bị kinh miệt coi thường thậm tệ Thậmchí nhiều a hoàn còn bị các ông chủ uy hiếp để thỏa mãn yêu cầu dâm ô thốinát

Bình Nhi – cô a hoàn xinh đẹp tận tụy với vợ chồng Giả Liễn - PhượngThư, nhưng mỗi lần hai vợ chồng họ phật ý bực tức thì người phải gánh chịuhậu quả lại là Bình Nhi Nàng xinh đẹp, đảng đang, nhân hậu nhưng số phận

của nàng nào có được hạnh phúc sung sướng Kết thúc Hồng lâu mộng, Giả

Liễn cảm kích Bình Nhi có ý muốn lập nàng làm vợ chính, phải chăng đó làmột sự hứa hẹn cho cuộc sống tốt đẹp, hay từ đây Bình Nhi lại bắt đầu mộtcuộc sống đau khổ gian nan, bất hạnh hơn Tình Văn là cô a hoàn tài sắc, xinhđẹp nhưng gặp bất hạnh chịu một kết cục đắng cay Nàng chết trong sự cô đơnthiếu thốn khi đang ở giai đoạn đẹp nhất của người con gái Độc giả hẳn cònnhớ mãi hình ảnh của một Tình Văn có dung nhan kiều diễm, sáng chói, rực rỡ

và hình ảnh một Tình Văn gầy guộc nằm cô đơn trong bệnh tật, trong sự lạnhlẽo của người đời Một điểm nổi bật gây nên sự bất hạnh cho nàng đó là nàngxinh đẹp, sắc xảo, thẳng thắn nhưng lại không biết nịnh hót, bợ đỡ lấy lòngngười khác, nàng bị gieo tiếng oan, mắc vào tội phong lưu Bên cạnh TìnhVăn, Uyên Ương cũng gặp phải một bi kịch thương tâm Uyên Ương là a hoàn

Trang 27

được Giả mẫu hết lòng thương yêu Nàng không những không có cuộc đờihạnh phúc mà còn bị ép đến “thề dứt bạn uyên ương” Giả Xá tên chủ dâm ô,độc ác muốn lấy Uyên Ương làm vợ lẽ, nàng dứt khoát từ chối, dù địa vị mànàng có được nếu đồng ý làm vợ lẽ đang nhiều người mơ ước Khi Giả mẫuqua đời Uyên Ương đã theo “chủ lên chầu trời” dứt bỏ cuộc đời hồng trần lúcđang ngập tràn tuổi xuân Cũng như a hoàn Tình Văn, Kim Xuyến bị Vươngphu nhân gieo tiếng xấu, đay nghiến, chửi bới, xúc phạm đến nhân phẩm KimXuyến không chịu được sự xỉ nhục và muốn chứng tỏ sự trong sạch, phẩm giá,nàng đã chọn cách nhảy xuống giếng tự kết liễu đời mình Cái chết bi thươngcủa nàng chính là tiếng nói tố cáo sâu sắc sự tàn nhẫn, độc ác của giai cấp

thống trị phong kiến Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có biết bao nhân vật có

cuộc đời đầy bi kịch như Diệu Ngọc, Tích Xuân, Vưu Nhị Thư, Hương Lăng Tất cả họ đa phần kết thúc cuộc đời bằng những cái chết Cái chết của họ làbằng chứng cho thấy bản chất của xã hội cũ tàn bạo, cay độc

Trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã vạch ra một cách sâu sắc sự áp

bức về mặt tinh thần của xã hội phong kiến đối với con người nói chung vàngười phụ nữ nói riêng Nhưng cái chết bi thảm, oan ức của các nhân vật trong

tiểu thuyết toát lên ý nghĩa phê phán tố cáo rất lớn Đọc Hồng lâu mộng ta gặp

đầy rẫy những cái chết của các nhân vật tuổi đời còn rất trẻ Họ chết do sự đàn

áp bóc lột của chế độ phong kiến Từ những số phận bất hạnh, đau khổ của cácnhân vật trong phủ Giả, tác phẩm bộc lộ tinh thần phê phán giai cấp thống trịvới bản chất độc ác,bất nhân của chúng

Sự suy tàn của phủ Giả không chỉ ở số phận bi kịch, bất hạnh của các côgái mà ở tình cảnh sa sút, đau thương của gia đình họ Giả Hồi 105, phủ Vinh–Ninh bị lục soát niêm phong toàn bộ tài khoản có giá trị

“Tất cả đồ dùng trong nhà đều niêm phong và vào sổ Số tòa nhà của tòa nhà của vua cho phủ Vinh đều phải kê khai Những tờ văn khế về nhà cửa, ruộng đất, giấy tờ của người nhà, cũng đều niêm phong cả” [7, 339].

Trang 28

Nền kinh tế của nơi mấy trăm con người say sưa hưởng thụ này bây giờ

bị uy hiếp rơi vào bế tắc Những giấy tờ văn khế nhà cửa ruộng đất, giấy vaynặng lãi, đó là những nguồn tư lợi chủ yếu để phục vụ cho cuộc sống của họgiờ bị niêm phong, bị trịch thu Các ông chủ, bà chủ cuống quýt lên vì túngthiếu, không đủ cho họ chi tiêu hàng ngày Phủ Giả lâm vào tình cảnh vừa mấtcủa lại vừa mất người: Giả Xá, Giả Chính bị cắt chức thể tập Người bị bắt,người bị đi đày, cả nhà xa sút Mọi người trong gia đình, từ ông chủ, bà chủ,đến các a hòa đều cảm thấy lo lắng cho số phận của mình sau này Giả Chínhluôn miệng thở dài:

“Cha ông mình khó nhọc về việc nhà vua, lập nên công nghiệp mới được hai chức thế tước, nay đều phạm tội, đều bị cách cả Xem chừng bọn con cháu, không một đứa nào nên thân! Trời ơi! họ giả nhà mình sao đến nỗi suy sụp như thế! Mình tuy nhờ ơn trên, thương đến trả lại gia sản, nhưng rồi việc ăn tiêu cả hai nơi, phải dồn về chỗ một mình ta làm sao chèo nổi? Vừa rồi thằng Liễn nói lại càng lạ: Chẳng những trong kho không có bạc mà lại còn nợ nần thiếu thốn Thì ra mấy năm nay chỉ là tiếng hão bề ngoài Mình sống mà ngu dại đến thế” [7, 346].

Phủ Giả trước đây giàu có, xa hoa, phung phí là thế, mà giờ đây kinh tếsuy sụp hoàn toàn Họ túng quẩn tới mức phải gán cả đại quan viên phải bònbán hết những đồ vật của gia đình, ngay cả Thượng Thư khi ốm nặng cũngkhông có lấy hai lạng nhân sâm Cuộc sống của họ rất khó khăn, bế tắc Cácông chủ, bà chủ hàng ngày diễn ra những cuộc cãi vã chê trách nhau Họkhông tìm được nguồn lợi nào đâm ra oán trách nhau, ngay cả trong vợ chồngcũng xảy ra sâu xa oán giận nhau Hồi 113, Thương Thư ốm nặng, Giả Liễnvẫn không ngừng oán trách:

“- Còn phải nói nữa? việc trước do các người gây ra; giờ đây việc của

cụ còn thiếu mất bốn năm ngàn lạng bạc chú bảo đem sổ sách công để xoay tiền Chị xem còn có gì nữa không? Nợ nần bên ngoài còn không biết lấy gì

Trang 29

mà trang trải đây Ai bảo tôi nhận lấy cái danh hão này! Đành phải đem những đồ vật cụ cho mà đem bán đi để bù vào thôi!” [7, 449].

Giả mẫu mất, việc lo liệu đám tang gây rất nhiều khó khăn, Phượng Thư

và Giả Liễn cũng lúng túng hết mức:

“- Bạc đã phát ra chưa?

- Ai thấy bạc biếc gì đâu Tôi thấy mẹ nghe lời nói của chủ thì hết sức xúi giục thím và chú cho rằng: “ý ấy rất hay” Thế thì bảo tôi còn biết làm thế nào? Hiện nay việc làm rạp bên ngoài cần phải chi mấy trăm lạng bạc, mà cũng đâu có đồng nào Tôi đi hỏi thì họ nói có đâu, nhưng bảo bên ngoài phải biện lấy rồi sau sẽ tính Mợ nghĩ xem, bọn tôi tớ, thằng nào có tiền thì chuồn mất rồi Theo số mà gọi, người thì bị ốm, người thì nói xuống trại Còn lại mấy người không chuồn được thì chỉ có tài bòn tiền, làm gì chịu xuất tiền Thượng Thư nghe nói ngơ ngác một hồi lâu, rồi nói:

- Thế thì còn lo liệu quái gì được!” [7, 406].

Cuộc sống ở phủ Giả lục đục, trên dưới chủ tớ không đoàn kết với nhau.Điều đó cho thấy sự tan rã của gia đình này là một tất yếu Cuộc sống hiện tạicủa họ là:

“ Bạc ở kho đã hết sạch chẵng những đã tiêu hết, còn thiếu hụt phải mắc nợ nữa Giờ đây việc của anh Cả nếu không bỏ tiền ra lo nhờ người ta, mặc dầu nói chúa thượng khoan hồng, nhưng e rằng chú cháu nó vẫn có điều không hay Nay số bạc ấy bây giờ cũng để vào đâu Còn hoa lợi đất đai ở tỉnh Đông thì tô năm Dần đã tiêu sang tô năm Mão Trong một lúc cũng khó lòng xoay xở” [7, 346].

Thông qua sự kiệt quệ về kinh tế, về số phận đầy bi kịch của các nhânvật, tác giả Hồng lâu mộng đã bộc lộ cái nhìn tinh tế về sự suy tàn tất yếu,không gì cứu vãn nổi của gia đình họ Giả, cũng là của xã hội phong kiếnđương thời

Trang 30

CHƯƠNG 2 – SỰ CA NGỢI, KHẲNG ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ

MỚI TIẾN BỘ 2.1 Ngợi ca tinh thần “phản nghịch” chống lại quan niệmphong kiến.

Từ cuộc đời riêng đầy gian nan đau khổ trải qua quá trình từ thịnh trịđến suy vong của gia đình, tác giả đã quan sát xã hội với con mắt tinh tường,

Trang 31

sắc sảo, được thể hiện qua hệ thống nhân vật trong Hồng lâu mộng Tinh thần

chống đối những quan niệm phong kiến cổ hủ, lỗi thời và lạc hậu, bộc lộ rõnhất ở sự “phản ngịch” của cậu ấm nối dõi tông đường

Giả Bảo Ngọc cất tiếng chào đời giữa lúc chế độ phong kiến TrungQuốc ở vào giai đoạn cáo chung, trong xã hội có nhiều biến chuyển lớn lao.Cuộc đời của Bảo Ngọc là bài ca đấu tranh của lực lượng mới trổi dậy, mangtheo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo mới Bảo Ngọc sinh trưởng trong giađình quyền thế, giàu có, gia đình bày sẵn cho chàng con đường phong quanphát tài, với hy vọng đó là “hạt giống” làm rạng danh họ Giả Tào Tuyết Cần

đã miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của Giả Bảo Ngọc là cuộc sống của kẻ vươnggiả, giàu sang thuộc giai cấp thống trị Cuộc đời nhân vật Bảo Ngọc gắn với sựhưng thịnh suy vong của gia đình họ Giả, lúc vui thú nhất, sung sướng nhất làlúc gia đình vẫn là một đại quý tộc phong kiến bậc nhất Khi tình yêu tan vỡ,Bảo Ngọc chán đời rồi đi ru cũng là lúc gia đình suy vi, tan nát Mặc dù đượcsống trong nhung lụa, xa hoa, giàu sang nhưng Bảo Ngọc lại là người luôn cónhững suy nghĩ, hành động nổi loạn, đi ngược lại với lợi ích giai cấp phongkiến Có thể nói Bảo Ngọc là nhân vật phản nghịch trên mọi lĩnh vực thuộchình thái ý thức hệ phong kiến Tinh thần nổi loạn, chống lại quan niệm phongkiến của Bảo Ngọc thể hiện rất rõ qua tư tưởng, suy nghĩ và hành động củaanh ta Có thể nói thông qua hành động của Bảo Ngọc, tác giả đã sổ toẹt toàn

bộ kiến trúc thượng tầng của phong kiến: chế độ khoa cử, chế độ hôn nhân,quan điểm luyến ái, chế đô nô tì… Tác giả đã khắc hoạ sâu sắc một hình tượngđiển hình, sống động, phong phú, phức tạp như chính bản thân cuộc sống Tínhcách “phản nghịch” này cũng không phải bẩm sinh, không phải ngẫu nhiên,

mà có gốc gác từ cuộc sống và sau một thời gian tìm đường của anh ta

Là cậu ấm một gia đình “chung minh đỉnh thực, thế phiệt trâm anh” nênBảo Ngọc được “nuông chiều” hơn hẳn mọi người, Những bậc huynh trưởngtrong phủ Giả muốn dùng “thi giáo” và “lễ pháp”, để ràng buộc mọi hành vicủa anh ta Chính điều đó mà anh ta luôn cảm thấy mất tự do Bờ tường vây

Trang 32

quanh phủ Giả, hoá ra lại là tường rào sắt bao bọc lấy anh ta Bảo Ngọc

thường nói: “Ta chỉ giận vì cả ngày bị nhốt trong nhà không tự chủ được một

tí gì cả, làm gì người ta cũng biết, không người này khuyên thì kẻ khác ngăn, chỉ có thể nói chứ không thể làm, tuy có tiền mà không được tiêu” [ ] Giai

cấp phong kiến thống trị huấn luyện Bảo Ngọc thành tôi trung con hiếu củagiai cấp mình Để đạt đuợc mục đích ấy, họ còn dùng bạo lực để quản chế anh

ta Một trong những người quán xuyến cuộc đời Bảo Ngọc theo chuẩn mựcđạo đức phong kiến là Giả Chính Giả Chính đại diện cho thế lực cũ, cổ hủ, lạchậu luôn muốn lấy hình phạt để răn đe Bảo Ngọc, phải học hành thi đỗ thànhtài Ngược lại, Bảo Ngọc luôn có tư tưởng trái ngược với tư tưởng đạo đứcphong kiến Cuộc đối đầu về cách sống, cách suy nghĩ, và cách hành động củaBảo Ngọc và Giả Chính là cuộc đối đầu vượt ra ngoài phạm vi của một giađình, trở thành cuộc chiến giữa hai thế lực cũ và mới

Xã hội phong kiến quan niệm “trọng nam khinh nữ” nhưng Bảo Ngọclại lật ngược quan niệm đó Anh ta đề cao phụ nữ một cách khác thường, tìm

thấy ở những người phụ nữ sự trong trắng, chân thật Anh ta tâm sự “xương

thịt con gái là nước kết thành xương thịt con trai là bùn kết thành Ta trông thấy con gái thì nhẹ nhàng, khoan khái, trông thấy con trai thì như bị phải hơi

dơ bẩn vậy” [5, 41] Chính vì vậy, chàng có một tình yêu thương tha thiết đối

với mọi người đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến tàn bạo Tuysống trong vường Đại quan viên, ít chịu sự quản chế phong kiến của GiảChính, song lại không thể thoát khỏi sự áp bức hoàn cảnh thời đại Vì điềukiện xã hội lúc đó chưa chín muồi nên chưa có được một hệ thống tư tưởng xãhội tương đối hoàn chỉnh đối lập với chủ nghĩa phong kiến Trong xã hộiphong kiến, phụ nữ là người bị áp bức nặng nề nhất Chế độ phong kiến pháttriển càng hoàn chỉnh bao nhiêu thì người phụ nữ càng bị áp bức nặng nền bấynhiêu nhưng dưới con mắt của Bảo Ngọc, người phụ nữ không thể là đối tượng

bị áp bức, bị làm nhục Họ là con người chân chính có quyền như mọi ngườitrong xã hội Bảo Ngọc chia sẻ gánh nặng tinh thần với mọi nỗi khổ đau dằn

Trang 33

vặt của người phụ nữ Bảo Ngọc nâng niu chiều chuộng họ, vì họ là do nướckết thành, là khí thiêng của trời đất hun đúc nên Chàng không hề lợi dụng họ

để thoả mãn dục vọng cá nhân, làm điều bậy bạ Chính điều đó đã làm rõ tínhcách nổi loại, “phản nghịch” âm ỉ trong con người Bảo Ngọc Giả mẫu cũngphải công nhận tính tình của Bảo Ngọc kỳ quái:

“Ta thường để ý xem xét thấy nó cứ đùa với bạn bọn a hoàn chắc là người lớn thì tính tình cũng lớn, đã biết chuyện trai gái, nên mới gần gũi với bọn chúng, nhưng dò xét kỹ lại hoá chẳng phải Thế mới lạ chứ, có lẽ nó là một a hoàn đầu thai lầm cũng nên”

Thái độ của Bảo Ngọc đối với phụ nữ là thế đó! Không phải bất cứngười phụ nữ nào Bảo Ngọc cũng dành tình yêu thương Anh ta ghét nhữngngười phụ nữ đã có chồng, không phải sắc đẹp của họ đã tàn phai theo nămtháng, mà theo anh ta những người phụ nữ khi lấy chồng sẽ biến thành nhữngngười có những thói hư tật xấu, Bảo Ngọc nói:

“Lạ thật, lạ thật! Sao mà người đàn bà nào hễ đi lấy chống dính vào hơi đàn ông là đâm ra phủ phàng ngay, so với đàn ông càng đáng chém”

Rõ ràng, Bảo Ngọc chưa có quan điểm phân tích giai cấp khi nhìn phụ

nữ Song cách phân chia của anh ta cũng có lý khi bắt nguồn từ thực tế giađình họ Giả Ở phủ Giả, loại a hoàn không được phép lấy chồng hoặc lấychồng do sự định đoạt của chủ Những người phụ nữ có chồng trong phủ Gỉathường là bà thống trị Họ lấy chồng để trở thành bà lớn, thậm chí bọn đầy tớcũng có kẻ mong lấy chồng ở giai cấp thống trị để thay đổi địa vị của mình.Qua sự phân tích trên ta thấy Giả Bảo Ngọc ca ngợi phụ nữ chẳng qua vì họ xacông anh phú quý hơn nam giới Tuy chưa xuất phát từ cơ sở phân tích giaicấp vững chắc nhưng đó là một cái nhìn mới, hoàn toàn đối lập với cái nhìntruyền thống

Bảo Ngọc phá vỡ không thương tiếc mọi thành kiến giai cấp, mọi sựràng buộc của gia đình Đối với tôi tớ trong nhà, Bảo Ngọc giữ thái độ hết sức

Trang 34

bình đẳng, tự nhiên Một lần thằng Hưng nói với Vưu Nhị Thư và Vưu TamThư về tình hình của Bảo Ngọc:

“Có khi gặp chúng cháu vui ra thì chẳng kể trên dưới, mọi người nô đùa một chặp, nếu không thích mỗi người một nơi, cậu ấy cũng mặc kệ Chúng cháu đương nằm hay ngồi, trông thấy cậu ấy đến cũng mặc Cậu ấy cũng chẳng trách mắng gì Vì thế chẳng ai sợ cả, cứ tuỳ tiện thế cũng xong” [6 -

394]

Thái độ bình đẳng của Bảo Ngọc thể hiện rõ nhất trong quan hệ vớiTình Văn Trước cái chế oan ức của Tình Văn, Bảo Ngọc làm một bài văn tếhoa Phù dung Bài văn tế hết sức thương cảm, ca ngợi phẩm chất của TìnhVăn đồng thời lên án nghiên khắc sự tàn bạo của giai cấp phong kiến Chủnhà làm văn tế ca ngợi đầy tớ, có thể nói đây là trường hợp có một không haitrong lịch sử Hành động này bên cạnh nói lên tình thương yêu của cậu chủđến với a hoàn, nó còn bộc lộ tư tưởng “phản nghịch” chống lại quan niệm hàkhắc của chế độ phong kiến Cũng giống như Tình Văn, trước cái chết củaKim Xuyến, Bảo Ngọc hết sức buồn và thương cảm cho nỗi oan ức của nàng.Trong buổi sáng tinh sương, Bảo Ngọc cùng tên hầu Dính Yên đi tìm nơithanh vắng để làm lễ cầu cho Kim Xuyến Chàng đã cố mua thứ hương tốt đưađến chỗ am Thuỷ Tiên cùng Dính Yên làm lễ Tuy là cậu chủ nhưng Bảo Ngọckhông muốn có sự ngăn cách giữa họ, điều đó làm cho chàng gần các a hoànhơn Trong chuyện học hành, Bảo Ngọc chỉ thích chơi đùa, không thích đi học.Anh ta thường bịa ra nhiều lý do để trốn học Với Bảo Ngọc, học hành là một

“cái nạn”, chỉ thích đọc “Tây sương ký” còn những sách “…Đại học”, “Trungdung”, “luận ngữ” thì chỉ nhớ mang mảng một nửa “Mạnh tử” học thì quêngần hết, “ngũ kinh” thì gần đây hay lượm lặt ít nhiều trong đó, nên thuộc lỏmbỏm”[ ] Bảo Ngọc khinh bỉ miệt thị những gì mà chế độ phong kiến ra sứcduy trì bảo vệ Bảo Ngọc trốn học, ghét sách vở thánh hiền không phải vì dốtnát mà ngược lại Bảo Ngọc rất thông minh, tuấn tú Bảo Ngọc ngay từ khi mớibảy, tám tuổi đã được Lãnh Tử Hưng nhận xét là: “thông minh gấp trăm lần kẻ

Trang 35

khác”, ngay cả Giả Chính nhắc đến Bảo Ngọc là mắng chửi đủ mọi điều nhưngdường như chưa lần nào ông ta có thể chê trách về sự thông minh của BảoNgọc, có chăng chỉ chê trách trí thông minh đó không để vào đúng chổ xứngđáng như học tập kinh sách, dùi mài thi cử mà thôi

Trong xã hội phong kiến làm một đấng nam nhi mục tiêu lớn nhất làphải đỗ đạt làm quan, phải “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Chính vìvậy, họ Giả hy vọng Bảo Ngọc sẽ nối nghiệp lớn theo đuổi con đường khoahoạn của tổ tông, nối dõi cha ông

Có lần Bảo Ngọc đã bày tỏ cùng Đại Ngọc rằng:

“ Cô còn nhắc đến việc đi học làm gì? Tôi ngán cái trò đạo học ấy rồi.

Buồn cười nhất là thứ văn bát cổ, người ta mượn nó để lừa bịp bòn rút công danh, kiếm bát cơm ăn, nói thế còn được Bây giờ lại còn bảo là nói thay lời thánh hiền cơ! Nhiều lắm thì chẳng qua là đem kinh truyện ra nhồi nhét vào đầu đấy thôi Lại còn một điều buồn cười hơn nữa là có những kẻ trong bụng rỗng tuếch chỉ vơ chổ nọ, bỏ chổ kia, làm lếu làm láo thế mà lại cho mình là học sâu rộng Làm thế đâu có phải là phát triển đạo lý của thánh hiền” [7,

19]

Nhân vật Vương Miện trong “Nho lâm ngoại sử cũng là nhân vật đượcNgô Kính Tử gửi gắm nhiều vấn đề xã hội Nếu trong “Nho lâm ngoại sử”Vương Miện chán cảnh quan trường để rồi quay lưng lại với thời thế, làm kẻ

ẩn sĩ giận đời thì trong Hồng lâu mộng Bảo Ngọc là ngọn giáo xung kích, tấn

công vào thành trì chế độ khoa cử Bảo Ngọc ghét tiếp chuyện với bọn quanlại, càng không thích mũ cao áo dài, xúng xính đi thăm đi mừng khắp nơi.Theo chàng quan lại là “giặc nước”, là “sâu mọt” Bảo ngọc đối với các chị emhết sức hoà nhã, thoải mái vui chơi, nhưng khi gặp những xung khắc trên tưtưởng chàng nghiêm khắc đấu tranh Chàng đã đấu tranh lại những lời khuyêncủa Sử Tương Vân:

Trang 36

“Dù anh không muốn thi đổ cử nhân tiến sĩ, thì cũng nên năng gặp gỡ những bậc quan sang, bàn đến bước đường tiến cử để ra gánh vác việc đời, giúp nước giúp dân, nên cần có bạn bè qua lại Chứ quanh năm anh cứ luẩn quẩn với bọn chị em chúng tôi thì còn làm đựoc trò trống gì nữa?

Bảo Ngọc nghe thấy những lời ấy, trái tai lắm, liền nói:

- Xin mời cô sang ngồi chơi bên nhà khác Chứ nhà tôi đây thực làm nhơ bẩn đến những người hiểu việc trị nước giúp dân ấy” [ ]

Bảo Ngọc thẳng thắn chê trách bọn quân tử tự giết mình để thành nhân.Anh ta nói:

“Người ta ai không chết? chỉ cần chết cho xứng đáng Những bọn mày râu nhơ bẩn, chỉ biết “văn chết vì can gián, võ chết vì chiến trận”, là hai cái chết theo tiết của kẻ đại trượng phu, thành ra chỉ làm rối lên, nào biết đâu có vua ngu mới có bầy tôi chết vì lời can gián, chỉ lo chiến công hiển hách, liều mình mà chết, tương lai sẽ bỏ nước cho ai” [ ]

Bảo Ngọc hoài nghi và phủ định tinh thần đạo đức phong kiến tuy bảnthân vẫn mang quan điểm của chủ nghĩa phong kiến, nhưng trong hoàn cảnhlịch sử đương thời thì đó là điều rất quý Bảo Ngọc đả phá, tấn công vào thànhtrì quan niệm phong kiến cổ hủ hàng ngàn năm Và sự đả phá ấy chính là sựnổi loạn có ý thức của nhân vật Anh ta đã nghi ngờ tư tưởng thống trị phongkiến Anh ta nói:“ Ngoài minh đức” ra chẳng còn sách nào nữa vì sách nàocũng do người đời xưa không hiểu sách của thánh nhân, chỉ dựa vào ý riêng

mà soạn bậy thôi Còn nói: “Trừ “tứ thư” ra phần nhiều là bịa đặt cả, chả

phải một mình ta bịa đâu”[5, 63] Những điều đó đều phản ánh cái tâm trạng

nôn nóng của Bảo Ngọc muốn đột phá ngay tư tưởng phong kiến truyền thống.Không những đả phá khoa cử, Giả Bảo Ngọc còn muốn lật tẩy sự ngu muộitrong việc lập miếu thờ cúng của người đời

Bảo Ngọc nói:

Trang 37

“Ngày thường ta rất ghét người đời không hiểu gì cả, bạ thần nào cũng cúng, miếu nào cũng xây Đó là đều tại các cụ hoặc các bà ngày trước có tiền

mà ngu xuẩn, hễ thấy nói có thần là xây miếu thờ ngay Trong dã sử hay tiểu thuyết nói gì thì họ cho là có thực, chứ chẳng biết thần ấy là người nào Ví dụ như trong am Thuỷ Tiên thờ Lạc Thần, nên gọi là am Thủy Tiên, chứ làm gì

có vị Lạc Thần Đó là lời của Tào Tử Kiến bịa đặt ra, ai ngờ bọn ngu xuẩn lại đắp tượng để thờ” [6, 41]

Để làm nổi bật tính chất phản nghịch của Giả Bảo Ngọc cũng như tưtưởng quan niệm của mình, tác giả tạo ra cặp nhân vật Giả Bảo Ngọc – ChânBảo Ngọc Chân Bảo Ngọc giống Giả Bảo Ngọc như đúc về ngoại hình, têntuổi, bọn hầu cận vì bề ngoài mà nhầm hai cậu chủ này Đến ngay bố mẹ củaGiả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc đều kinh ngạc Đây là chủ ý của Tào TuyếtCần muốn thông qua những điểm giống nhau bề ngoài để làm nổi bật đặc điểmbên trong của hai nhân vật đó Cả Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc lúc nhỏrất coi trọng những người con gái, có chung tâm tồn, quý mến những conngười xung quanh Khi lớn lên hai cậu chủ ấy đi theo hai con đường lựa chọnriêng của mình, Chân Bảo Ngọc đi theo con đường đạo đức thánh hiền, kinhbang tể thế, mong muốn thi cử để lập công danh Con người ấy ngay từ lần gặpđầu tiên đã được Giả Chính (thân phụ Giả Bảo Ngọc) hết mực quý mến, đềcao Ngược lại với sự chỉn chu theo đuổi sự nghiệp công danh của Chân BảoNgọc, Giả Bảo Ngọc suốt ngày lêu lổng với đám a hoàn, chị em trong ĐạiQuan Viên.Giả Bảo Ngọc bực dọc, ngây ngô khi nghe ai đó khuyên nhủ vềviệc học, anh ta xem thường các sách thánh hiền Giữa hai người đã có nhữngsuy nghĩ hoàn toàn khác nhau nên mới ngồi nói chuyện với Chân Bảo Ngọcđược một lúc nhưng Giả Bảo Ngọc cảm thấy buồn bực, không xem là tri kỷ

được: “ Tên người ấy tuy giống nhưng không là tri kỷ được [7,467] Cuối

cùng, Chân Bảo Ngọc đỗ cử nhân ra làm quan, phục vụ cho giai cấp của mình.Giả Bảo Ngọc từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý nương nhờ cửa phật, mong thoát lyvới xã hội đương thời

Trang 38

Xã hội phong kiến đề cao cái gì thì Giả Bảo Ngọc phản đối cái đó Từkhoa hoạn công danh đến tình yêu hôn nhân, từ quan niệm “trọng nam khinhnữ” tới quan niệm đẳng cấp Nói cách khác, tư tưởng Giả Bảo Ngọc phản ánh

những yêu cầu của tầng lớp thị dân mới trổi dậy Trong Hồng lâu mộng nói về

tinh thần “phản nghịch”, chống lại chế độ phong kiến, không chỉ nhắc đến GiảBảo Ngọc mà Lâm Đại Ngọc cũng là nhân vật đóng vai trò rất quan trọng

Trong nhiều cô gái tài sắc của thế giới Hồng lâu mộng, Lâm Đại Ngọc được

người ta nhớ tới nhiều nhất cũng là nhân vật nữ được bàn luận đến nhiều nhất,bởi một phần nhân vật này không giống với nhân vật khác Khâu Chấn Thanh

trong “lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc” viết về Đại Ngọc như

sau: Nàng không chỉ là một trong “Kim Lăng thập nhị thoa” mà còn là nhânvật được cảm hoá ký thác cái đẹp tối thượng trong tiểu thuyết

Đọc Hồng lâu mộng chúng ta thấy, có một chi tiết dù nhỏ những thể

hiện rất rõ sự bứt phá của Bảo Ngọc - Đại Ngọc khỏi lễ giáo phong kiến đó làchi tiết Bảo Ngọc cho Đại Ngọc xem sách cấm Tây sương ký, những chuyệnPhi Yến, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi… là những sách được coi là trái với

lễ giáo phong kiến Quan điểm này càng nặng nề trong tầng lớp quý tộc Thếnhưng khi Bảo Ngọc cho Đại Ngọc xem, Đại Ngọc say sưa khen hay:

“Đại Ngọc bỏ các đồ nhặt hoa xuống, cầm lấy sách, càng xem càng thích, chừng chưa ăn xong bữa cơm, đã xem hết cả mười sáu hồi Thấy lời văn rung động, trong miệng nhường có mùi thơm, Đại Ngọc chăm chú đọc xong đứng ngẩn người ra, cố nhẩm cho nhớ:

Bảo Ngọc cười:

- Cô xem có hay không?

Đại ngọc gật đầu cười

- Xem thú thật!

Bảo Ngọc cười nói:

Ngày đăng: 06/02/2018, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dư Quan Anh (chủ biên), 1997, Lịch sử văn học Trung Quốc,2 tập (Lê Huy Tiêu dịch) Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Lại Nguyên Ân, 1999, 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH QG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb ĐH QG Hà Nội
3. Ngô Thừa Ân, 1999, Tây Du Ký, 3 tập. Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Du Ký
Nhà XB: Nxb Văn học
4. Bakhtin, 1998, Những vấn đề thi pháp Đốttôiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đốttôiepxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc (tác giả) – Vũ Bội Hoàng – Trần Quảng (dịch), Hồng lâu mộng – Hà Nội 2002, tập 1 Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng
Nhà XB: Nxb Văn học
6. Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc (tác giả) Vũ Bội Hoàng – Trần Quảng (dịch), Hồng lâu mộng –Hà Nội 2002 , tập 2, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hồng lâu mộng
Nhà XB: Nxb Văn học
7. Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc (tác giả) Vũ Bội Hoàng – Trần Quảng (dịch), Hồng lâu mộng –Hà Nội 2002 , tập 3, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng
Nhà XB: Nxb Văn học
8. Trần Xuân Đề, 1999, Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc, Nxb TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất củaTrung Quốc
Nhà XB: Nxb TP Hồ Chí Minh
9. Trần Xuân Đề, 2000, Tác giả tác phẩm văn học phương đông – Trung Quốc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả tác phẩm văn học phương đông –Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 2004, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Lưu Hiệp, H.1997, Văn tâm điều long (Phan Ngọc dịch/, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn tâm điều long
Nhà XB: Nxb Vănhọc
12. Phương Lựu (chủ biên), 2003, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 13. Hoàng Phê, 2002, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học", Nxb Giáo dục 13. Hoàng Phê, 2002, "Từ điển tiếng việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục 13. Hoàng Phê
14. Lỗ Tấn, 2000, Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc – (Lương Duy Thứ dịch), Nxb đại học QG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc
Nhà XB: Nxb đại học QG Hà Nội
15. Văn Vận Tuấn, HN 2000, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (Bùi Hồng dịch) Nxb thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb thế giới
16. Lương Duy Thứ, 2000, Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Nxb ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN
17. Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh Lương, 2003, Mạn đàm về hồng lâu mộng ( Nguyễn Phố dịch ), Nxb Thuận Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạn đàm về hồnglâu mộng
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
18. Nguyễn Khắc Phi – Lương Duy Thứ (chủ biên), 1998, Văn học Trung Quốc, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcTrung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Nguyễn Khắc Phi, 1999, Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quenmà lạ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Tiếu Tiếu sinh, 1999, Kim Bình Mai, 2 tập. Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Bình Mai
Nhà XB: Nxb Văn học
21. Trần Đình Sử, Phượng Lưu, Nguyễn Xuân Nam, 1987, Lý luận văn học, tập 2, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luậnvăn học
Nhà XB: Nxb giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w