1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức hoạt động lễ hội dân gian giúp trẻ mẫu giáo phát triển nhân cách, tình cảm kĩ năng xã hội

14 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,23 MB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chỉ thị số 402008CT – BGD ĐT ngày 2272008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học giai đoạn 20082013, các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vấn đề cốt yếu để nâng cao công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc nâng cao chất lượng tổ chức các ngày hội ngày lễ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, tổ chức tốt công tác này, chúng ta đã tìm được một phương pháp dạy học gần gũi với trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Chỉ thị số 40/2008/CT – BGD & ĐT ngày 22-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học giai đoạn 2008-2013, các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vấn đề cốt yếu để nâng cao công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non Việc nâng cao chất lượng

tổ chức các ngày hội ngày lễ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, tổ chức tốt công tác này, chúng ta đã tìm được một phương pháp dạy học gần gũi với trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo

Xuất phát từ nhu cầu của trẻ là vui chơi, Lễ hội dân gian nhằm thỏa mãn nhu cầu được vui chơi của các bé, “chơi mà học”

Tổ chức hoạt động lễ hội dân gian trong trường mầm non là một hoạt giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, phát triển nhân cách toàn diện, tình cảm kĩ năng xã hội

Thông qua hoạt động lễ hội dân gian rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Giúp học sinh có kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình

Muốn cô giáo thực hiện tốt, trẻ phát triển toàn diện thông qua hoạt động

tổ chức lễ hội dân gian thì cần phải: Lựa chọn nội dung ngày hội, ngày lễ thực hiện các chủ đề; Tổ chức hoạt động học gắn liền với lễ hội dân gian; Tổ chức hoạt động vui chơi, tham quan

Trẻ chưa được tham gia nhiều các hoạt động lễ hội dân gian, chưa có điều kiện để trẻ thể hiện năng lực cá nhân, để giúp trẻ phát triển sự tích cực, sáng tạo, khả năng giao tiếp, sự tích cực nhận thức Thông qua đó giáo dục, hình thành các phẩm chất, ý chí cho trẻ

Lễ hội dân gian chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” và được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ, là một nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, đặc biệt là trẻ em, cần được trân trọng Đối với trẻ mầm non làm thế nào để trẻ tiếp thu nền văn hóa lễ hội dân gian của đất nước quả là một điều khó đối với giáo viên Chính vì vậy việc “Tổ chức hoạt động học gắn liền với lễ hội” luôn được ngành giáo dục mầm non quan tâm

Hoạt động lễ hội dân gian giúp trẻ tham gia vào cuộc sống xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống, đem lại niềm vui sướng cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ

Thông qua hoạt động lễ hội dân gian giúp trẻ có khái niệm về các hoạt động gần gũi với trẻ, thể hiện tình cảm với các hoạt động đó Thông qua các

Trang 2

hoạt động nghệ thuật trong ngày lễ hội dân gian trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian…có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của lễ hội dân gian sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương dất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ

Trong thực tế, tại các trường mầm non việc tổ chức hoạt động lễ hội dân gian cho trẻ không phải là nội dung mới, tuy nhiên nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc tầm quan trọng của tổ chức lễ hội hoặc việc lựa chọn nội dung hoạt động

để vận dụng vào hoạt động giáo dục vẫn chưa thực sự hiệu quả, hình thức tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức Nhiều giáo viên tâm huyết nhưng vẫn còn băn khoăn là làm sao để tổ chức, giáo dục và rèn luyện cho trẻ phát triển toàn diện một cách hiệu quả

Mặt khác, giáo viên thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề

về hành vi và khả năng tập trung Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đợi, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể lĩnh hội những điều cô giáo dạy Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kĩ năng hoạt động, kĩ năng giao tiếp, tình cảm kĩ năng xã hội, phát triển toàn nhân cách thông qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non

Về phía các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được nhanh nhẹn, thông minh, phát triển hài hòa các mặt Đồng thời lại ngại việc dạy con thường xuyên tiếp cận các hoạt động lễ hội dân gian hoặc chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng hoạt động, kĩ năng sống, không chú ý đến vui chơi cùng với trẻ, trẻ có biết những hoạt động, lễ hội nào không, thông qua các hoạt động trẻ

sẽ phát triển được những gì? Và vì sao trẻ cần phải tiếp cận những hoạt động lễ hội dân gian, có ích gì cho trẻ trong cuộc sống? Có chăng cũng chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ các hoạt động đơn giản, chưa chú ý đến ý nghĩa của tổ chức các hoạt động, tạo một môi trường hoạt động cho trẻ

Việc tổ chức hoạt động lễ hội dân gian cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để rèn luyện kĩ năng sống, phát triển nhân cách cho trẻ Qua thực tế khi tổ chức hoạt động lễ hội dân gian cho trẻ giáo viên chưa chú trọng giáo dục và rèn luyện những kĩ năng và trí tưởng tượng cho trẻ, giáo viên còn thiên về hướng “dạy trẻ chơi” và còn can thiệp sâu vào trong quá trình chơi của trẻ, chưa thấy được giá trị thật độc đáo của việc phát triển nhân cách hay hình thành kĩ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động lễ hội

Trường mầm non Lý Tự Trọng nằm ở trung tâm thành phố, phường Lộc Thọ, học sinh đa phần gia đình công chức, một bộ phận nhỏ buôn bán kinh doanh, đời sống tương đối ổn định, có sự quan tâm đến sự phát triển của con cháu mình Tuy nhiên sự giáo dục của gia đình chưa được đồng bộ, cưng chiều quá mức, ít cho trẻ trải nghiệm các hoạt động dân gian Vì vậy việc dạy trẻ rèn luyện kĩ năng sống, hình thành nhân cách cho trẻ là một việc làm khó khăn, cấp bách với học sinh tại nhà trường

Trang 3

Với đối tượng là các cháu từ 3 đến 6 tuổi, tôi đã chỉ đạo giáo viên khảo sát, thực nghiệm với tất cả các độ tuổi để từ đó xác định bản chất vấn đề

Bằng các phương pháp truyền thống như trực quan - minh họa, hướng dẫn, luyện tập, trò chuyện, nêu gương, đánh giá…để thực hiện nội dung giáo dục này Với phạm vi trong nhà trường, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận

Chỉ thị số 40/2008/CT – BGD & ĐT ngày 22-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học giai đoạn 2008-2013 có nêu “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”

Tài liệu “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008-2009” của Bộ đối với giáo dục Mầm non có nêu một trong ba vấn đề trọng tâm triển khai cuộc vận động là

“Lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi tích cực cho trẻ”

Tài liệu “Chương trình giáo dục mầm non” (Ban hành kèm theo Thông tư

số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo) có nội dung: Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục

- Theo mục đích và nội dung giáo dục có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ + Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Tết cổ truyền…)

2 Thực trạng

- Thuận lợi:

Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch năm học với những biện pháp cụ thể để tổ chức hoạt động lễ, hội cho học sinh một cách chung nhất, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Nội dung tổ chức, hình thức tổ chức, rèn luyện một số kĩ năng sống như: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ, hình thành một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn,

tự tin, tự lực

Trường mầm non Lý Tự Trọng là ngôi trường đã được UBND Tỉnh Khánh Hòa công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vả chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2 nên thuận lợi trong việc xây dựng môi trường tổ chức lễ hội dân gian đầy đủ, sạch đẹp, an toàn cho trẻ

Một số giáo viên mạnh dạn đưa các hoạt động lễ hội dân gian vào xây dựng kế hoạch và hoạt động học, đưa các sự kiện của địa phương vào chương trình

Trang 4

- Khó khăn:

Về phía các bậc phụ huynh luôn nóng vội trong việc dạy con; đặc biệt là những phụ huynh có con năm tuổi chỉ chú ý đến việc biết đọc, viết chữ, làm toán thì lo lắng một cách thái quá mà không giành thời gian vui chơi với trẻ, cho con trẻ tham quan các di tích lịch sử, tham gia các lễ hội của địa phương Họ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng tình cảm xã hội cho trẻ thông qua hoạt động lễ hội dân gian

Nhiều giáo viên còn lúng túng khi thực hiện chương trình mầm non mới, đặc biệt các giáo viên mới, ở trình độ trung bình trong khi đó chương trình đòi hỏi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt tùy theo trình độ của trẻ và thực tiễn địa phương để xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục trẻ cho phù hợp với chủ đề và lứa tuổi

Một số giáo viên thiếu kĩ năng tổ chức và tích hợp vào các hoạt động cho trẻ một cách gò bó, gượng ép Giáo viên đưa quá nhiều hoạt động trong giờ học làm trẻ mệt mỏi Ở mỗi hoạt động, giáo viên vẫn chưa biết xác định đâu là trọng tâm, chưa biết lồng ghép các kiến thức, kĩ năng và tích hợp các mặt phát triển cho phù hợp với độ tuổi

Trẻ còn bé, được nuông chiều từ gia đình, lại mau nhớ hay quên, cô giáo phải thực hiện lập đi lập lại nhiều lần trẻ mới bắt chước theo và mới ghi nhớ được

Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, cần đầu tư nhiều hơn môi trường cho trẻ

để tổ chức lễ hội đạt hiệu quả

(Kèm minh chứng thống kê số lớp, đội ngũ, trình độ, tay nghề giáo viên ở phụ lục 4)

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các phong trào thi đua, lễ hội trong năm, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để chỉ đạo xây dựng một môt trường tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên, các bậc cha mẹ dạy trẻ mầm non các kĩ năng sống, phát triển nhân

cách, tình cảm qua sáng kiến kinh nghiệm về “Tổ chức hoạt động Lễ hội dân gian giúp trẻ mẫu giáo trường mầm non Lý Tự Trọng Nha Trang phát triển nhân cách, tình cảm kĩ năng xã hội” thông qua các biện pháp cụ thể sau:

3 Các biện pháp tiến hành

Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung ngày hội, ngày lễ thực hiện các chủ đề

Thực tế khi tiến hành các chủ để, có thể có những ngày hội, ngày lễ có nội dung phù hợp với chủ đề, ngược lại cũng có thể có những ngày hội, ngày lễ nhưng nội dung không phù hợp với chủ đề Vì vậy, tùy vào kế hoạch phân chia các chủ đề trong năm học của trường/lớp mầm non và thời điểm diễn ra các ngày hội, ngày lễ mà linh hoạt, sáng tạo tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ tham gia hoặc lựa chọn nội dung ngày hội, ngày lễ để giới thiệu khi thực hiện chủ đề,

và sử dụng các sản phẩm của trẻ trong quá trình triển khai thực hiện chủ đề để phục vụ cho ngày hội, ngày lễ

Khi thực hiện các chủ đề, cần chú trọng đến lễ hội của riêng địa phương

Trang 5

mình để có thể tổ chức hoặc lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào các chủ đề

Trường mầm non Tết Trung thu

Tết và mùa xuân Tết Nguyên đán

Quê hương, đất nước Lễ hội phù hợp thời gian, sự kiện của địa phương:Lễ

hội Đền Hùng; Lễ hội Bạch Đằng; Lễ hội Tháp Bà PôNaga

(Mục tiêu giáo dục, Kế hoạch giáo dục chủ đề; Kế hoạch tổ chức hoạt động; Kế hoạch tổ chức Hội lễ ở phụ lục 1)

Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động học gắn liền với lễ hội dân gian

Việc tổ chức hoạt động học gắn với các lễ hội giúp trẻ có được những hiểu biết về truyền thống của quê hương mình, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc ta

Việc tổ chức lễ hội cũng phải phù hợp với từng đội tuổi:

- Ở độ tuổi mẫu giáo Bé, việc tổ chức lễ hội là nhiệm vụ của giáo viên, của người lớn và thường tổ chức theo nhóm, lớp là chính Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập vào không khí vui tươi, phấn khởi, hào hứng trong quá trình chuẩn bị và trải nghiệm những cảm xúc của lễ hội Trẻ cùng cô chuẩn bị các sản phẩm trang hoàng lớp trước ngày lễ Một số trẻ có thể tham gia vào quá trình thực hiện lễ hội (đọc thơ, múa phụ họa ) với sự hướng dẫn của cô giáo Trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, cô giáo đặc biệt chú ý đến trạng thái của trẻ, tránh tình trạng để trẻ không biết làm gì, không biết xem gì hoặc để trẻ hoạt động quá nhiều, với không khí ồn ào quá lâu làm trẻ mệt mỏi

Giáo viên tổ chức tuyên truyền về ngày lễ hội (trong các cuộc họp phụ huynh, trên bảng tin, thông báo cho phụ huynh ), khuyến khích cha mẹ cùng tham gia tổ chức (trong điều kiện có thể)

Giáo viên tạo cho trẻ tâm thế chờ đón các ngày lễ, ngày hội: trò chuyện với trẻ ý nghĩa ngày hội ngày lễ, cho trẻ xem tranh về ngày hội, ngày lễ Cùng trẻ làm các sản phẩm trang hoàng lớp học: vẽ tranh, treo bóng bay Cho trẻ tập các tiết mục văn nghệ

Chuẩn bị dàn ý, nội dung chương trình, lời dẫn ngắn gọn phản ánh đúng tinh thần ngày hội, ngày lễ (nếu tổ chức tại lớp giáo viên chuẩn bị; nếu tổ chức toàn trường thì ban lãnh đạo chuẩn bị) Chương trình được sắp xếp hài hòa giữa các tiết mục hát, múa, đọc thơ Trang phục của trẻ trang nhã, mềm mại, thể hiện vẻ hồn nhiên, thơ ngây

Tùy điều kiện và nội dung cụ thể mà lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức: Địa điểm có thể ở trong lớp học, nhưng cần bố trí hợp lý để trẻ dễ quan sát Thời gian tổ chức lễ, hội có thể vào buổi sáng hoặc chiều, sau giờ ngủ trưa,

Trang 6

kéo dài từ 20 – 30 phút.

Cũng có thể tùy thuộc kế hoạch của nhà trường để trẻ trong các độ tuổi được phối hợp tham gia Trong khi tổ chức, cô chú ý điều khiển chương trình sao cho trẻ ở các nhóm, lớp có những hoạt động hài hòa phù hợp với sức của trẻ Không để trẻ dừng lại ở một tư thế quá lâu, như đứng kéo dài, ngồi suốt buổi lễ hoặc nhảy múa liên tục Nếu có phụ huynh, nhân vật ngoài cùng tham gia thì cần được chuẩn bị trước, cho trẻ biết để trẻ khỏi bỡ ngỡ

- Với trẻ mẫu giáo nhỡ, trẻ có thể tham gia được nhiều hoạt động một cách tích cực và có tính tự lập hơn mẫu giáo bé Có thể phân công cho từng nhóm trẻ chuẩn bị từng phần việc và cùng cô tổ chức ngày hội, ngày lễ (đọc thơ,

kể chuyện, múa ) Tuy nhiên, cần phải thường xuyên bao quát, nhắc nhở trẻ thực hiện công việc được giao

Thời gian tổ chức kéo dài từ 30 – 40 phút

- Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có một số kĩ năng hoạt động, một số hiểu biết về ngày hội, ngày lễ, vì vậy có thể cho trẻ tham gia nhiều việc hơn, nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ Giáo viên liệt kê những công việc cần chuẩn

bị cho ngày hội ngày lễ, trẻ tự nhận việc hoặc phân công theo nhóm với sự gợi ý của giáo viên khi cần thiết Đối với những phần việc phức tạp, giáo viên cùng làm với trẻ Ở lứa tuổi này, trẻ có thể dẫn chương trình ngắn, cụ thể cho một điệu múa, bài hát Trẻ cũng có thể hoàn thành một điệu múa cùng nhau hoặc cùng cô giáo

Thời gian tổ chức kéo dài từ 30 – 50 phút

- Chủ đề Tết Trung thu cô hướng dẫn trẻ làm lồng đèn, tập múa lân, kể chuyện về sự tích chú Cuội, chị Hằng Cô có thể giới thiệu cho trẻ về thời tiết mùa thu, về trăng, cây cỏ, các loại hoa quả, trang phục của mọi người Tổ chức chương trình Trung thu cần chú ý đến các hoạt động: bày cỗ, rước đèn, phá cỗ, hát múa dân gian Qua các hoạt động này tạo cho trẻ không khí vui tươi phấn khởi chào đón Trung thu là ngày tết dành riêng cho các cháu thiếu niên nhi đồng

và tổ chức vào ngày rằm tháng tám Âm lịch

- Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng vui mừng Giới thiệu cho trẻ những phong tục, tập quán tốt đẹp trong ngày tết: chúc tết bố mẹ, người thân, thầy cô giáo mọi người mặc quần áo đẹp, tổ chức sum họp, mừng thọ người cao tuổi, tổ chức các trò chơi dân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, phong tục đón tết khác nhau

Với chủ đề mùa xuân, giáo dục trẻ tình cảm gắn bó gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình cảm giữa các dân tộc nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức “lễ hội dân gian” chào đón mùa xuân và Tết Nguyên đán trong bốn buổi chiều từ 16g00 đến 18g00 “Lễ hội dân gian” là một sân chơi mới lạ, hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ, thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa mang đậm tính truyền thống đồng thời giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư

Trang 7

duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về văn hoá truyền thống của quê hương

Lễ hội dân gian của trường được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ Nội dung thực sự phong phú, hấp dẫn thu hút được trẻ, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia

Quy mô Lễ hội: Các khu vực trò chơi dân gian; khu múa rối; khu gói, bán Bánh chưng, bánh tét; khu biểu diễn nghệ thuật dân gian; khu ẩm thực, cụ thể:

Khu trò chơi cho trẻ 2 - 3 tuổi (Chi chi chành chành; Nu na nu nống… và một số trò chơi dân gian khác phù hợp độ tuổi trẻ)

Khu trò chơi cho trẻ 4 – 6 tuổi (Ô ăn quan; thảy vòng vào chai; Bịt mắt đánh trống; Kéo co; Cướp cờ; Nhảy dây; Ném lon; Nhảy sạp; Bỏ giẻ; Gánh lúa qua cầu…)

Khu biểu diễn nghệ thuật dân gian (Tiết mục múa rồng; Múa lân; biểu diễn Thư pháp; biểu diễn Tò he; biểu diễn nghệ thuật Lá dừa; Biểu diễn Bong bóng; Dạy làm bánh chưng, bánh tét)

Khu múa rối cạn

- Các trò chơi dân gian:

Các trò chơi được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ chơi những trò chơi dễ, mang tính bắt chước và luật chơi không quá phức tạp Trẻ tuổi mẫu giáo tùy theo độ tuổi để chơi các trò chơi có cách chơi, luật chơi phức tạp hơn nhằm kích thích trẻ, gây hứng thú cho trẻ

Trò chơi trí tuệ: còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi như: Ô ăn quan, Cờ hùm, Cờ chiếu tướng,

Để bổ sung vào kho tàng trò chơi phong phú, mới lạ, hàng năm tôi đã vận động giáo viên sáng tác thêm một số trò chơi dân gian, những bài vè, hò phù hợp với các độ tuổi để đưa vào dạy cho trẻ chơi

(Sáng tác trò chơi, hò, vè ở phụ lục 2)

Dạy cho trẻ thích chơi những trò chơi dân gian, biết làm những đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu tự tìm kiếm ở xung quanh trẻ, từ đó giúp trẻ rèn luyện kĩ năng sống, giúp trẻ có kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình

Tổ chức tốt Lễ hội dân gian trong trường mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả 5 mặt: tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tư duy, thể chất

Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động lễ hội giúp trẻ

có được những hiểu biết về truyền thống của quê hương mình, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc ta

Ngày hội ngày lễ là một sự kiện lớn đi sâu vào tâm trí của trẻ Hình thức

Trang 8

tổ chức đầy đủ, trang trọng, hấp dẫn của ngày hội sẽ có ý nghĩa lớn đối với trẻ

Trẻ được tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn truyền thống, được gần gũi với thiên nhiên, hoạt động này đã góp phần hình thành các

kĩ năng sống, từ đó tác động cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cháu lứa tuổi mầm non

Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều

ý nghĩa thiết thực Phần lớn các trò chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm… được phụ huynh học sinh quan tâm đồng tình hưởng ứng, đây thực sự là một điều kiện thuận lợi để trường mầm non Lý Tự Trọng đẩy mạnh hơn nữa và đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức lễ hội dân gian cho trẻ

mầm non, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Chủ đề Quê hương đất nước hướng dẫn trẻ sưu tầm tranh ảnh các lễ hội phù hợp thời gian, sự kiện của địa phương: Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội Bạch Đằng; Lễ hội Tháp Bà PôNaga, kể chuyện, xem phim, tham quan các di tích

(Các hình ảnh minh chứng ở phụ lục 2)

Khi tổ chức hoạt động học gắn với lễ hội, giáo viên phải khơi gợi sự hứng thú, sự phấn khởi háo hức chờ đón ngày lễ hội quan trọng này của từng bé, tổ chức quay phim, chụp ảnh các ngày lễ hội đang diễn ra

Để tạo môi trường trong lớp, ngoài sân cho cô và trẻ tổ chức các lễ hội dân gian cho trẻ, giáo viên đã tận dụng các nguyên vật liệu phế phẩm hướng dẫn trẻ làm các dụng cụ chuẩn bị cho lễ hội Nhà trường đã tận dụng kinh phí của các nguồn quỹ của nhà nước, huy động phụ huynh xã hội hóa để cải tạo các khu vui chơi ngoài trời, tạo một môi trường dân gian cho trẻ hoạt động Và xây dựng một môi trường xã hội trong nhà trường

Chính vì đưa hoạt động dạy kết hợp hoạt động lễ hội, đã giúp cho trẻ có một kỹ năng tạo hình: vẽ, xé dán, cắt dán, tô màu Nhà trường tổ chức Hội thi

vẽ tranh của khối mẫu giáo, chọn ba tranh vẽ của học sinh mẫu giáo Lớn tham gia thi cấp thành phố để chọn tranh thi cấp tỉnh, kết quả ba tranh đều đạt Xuất sắc được thành phố chọn cả ba tranh thi cấp tỉnh vào cuối tháng 4 sắp đến

Tổ chức Hội thi vẽ tranh cấp trường để tuyển chọn tranh, dự thi và triển lãm tranh cấp học

Trang 9

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động vui chơi, tham quan

Trường Mầm non Lý Tự Trọng ở trung tâm thành phố Nha Trang có Lễ hội Bạch Đằng đền Trần Hưng Đạo từ ngày 07-09/3 Âm lịch; Lễ hội Tháp Bà PôNaga từ 20-23/3 Âm Lịch Lễ hội Đền Hùng ngày 10/3 Âm lịch

Cô giáo trò chuyện, kể chuyện với trẻ về vị tướng tài Hưng Đạo Vương,

ba lần chống quân Nguyên Mông, được coi một trong những nhà quân sự kiệt xuất sắc nhất trong lịch sử Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo là một sự kiện

Bé chăm chú vẽ tranh Bức tranh của trẻ mẫu giáo Lớn chủ đề “Biển

đảo quê em”

Bức tranh của trẻ mẫu giáo Lớn chủ đề “Quê

hương tươi đẹp”

Trang 10

văn hoá quan trọng của thành phố Lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, đặc biệt là vương triều Trần; thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, tri ân công đức các bậc hiền nhân

đã có công dựng nước và giữ nước Trong buổi lễ các vị lãnh đạo của Tỉnh, thành phố, nhân dân địa phương rước lễ từ Đền thờ đến tượng Trần Hưng Đạo Trần Phú, lễ dâng hương, mít tinh kỷ niệm tại khu vực hành lễ Sau lễ dâng hương là các hoạt động hội: Múa rồng, lân, sư tử; Biểu diễn võ thuật cổ truyền

Truyền thuyết về nàng Thiên Y Ana xinh đẹp đã từ bỏ thượng giới xuống trần gian dạy dân cày cấy, kéo vải dệt sợi, thoát khỏi cuộc sống đói nghèo Vào những ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch) tháp Bà Ponagar đón hàng vạn khách du lich hành hương cũng như người dân trong vùng về dự lễ hội, những cuộc trình diễn múa lân, biểu diễn hát bội Đặc biệt là hoạt động lễ thức mà người Chăm xưa đã để lại cho tháp Bà Một trong những di sản độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở tháp Bà là múa bóng Tại tháp Bà có một đội múa với những diễn viên là người dân tộc Chăm, họ vui vẻ phục vụ khách du lịch và cũng sẵn lòng múa theo yêu cầu của du khách mà không lấy phí Những bài múa nổi tiếng của dân tộc Chăm như Apsara, bến nước tình yêu, tình làng giềng cùng tiếng khèn Saranai, trống ghi-năng vui nhộn làm say đắm bao lòng người

du khách Khi vũ công cùng dàn nhạc nhịp bước theo điệu nhảy cũng là lúc những du khách cũng lắc lư theo điệu múa, tiếng nhạc Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây Tháp bà Ponagar là một quần thể tháp với lối kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm, được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ Cù Lao, nằm sát tả ngạn sông Cái Nha Trang

Theo truyền thuyết dân gian, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là Thủy

Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng Bởi vậy Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt

Hàng năm ngày mồng 10-3 âm lịch, lễ Giỗ tổ Hùng Vương chính thức khai mạc tại đền Hùng Vương (Nha Trang) Đây là dịp để người dân đất Việt cùng tưởng nhớ đến công đức của các vị vua Hùng, bậc tiền nhân đã có công khai phá, tạo dựng đất nước

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cáo yết giỗ tổ, Nam quan tế cổ truyền, Nữ quan tế cổ truyền… Lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng Ba âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương

Ngày đăng: 05/02/2018, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w