1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc

17 145 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 38,43 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính công nhà nước Việt Nam, bộ phận cán bộ công chức luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của đất nước. Cán bộ công chức là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là những người gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ công cức còn rất nhiều hạn chế chưa đáp ứng được hết những thay đổi, hội nhập của nền kinh tế cũng như việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Để có thể nâng cao được trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức làm cho nền hành chính công của nước ta ngày càng phát triển và thực sự trở thành bộ mặt của Nhà nước thì công tác đào tạo cán bộ công chức giữ vai trò hết sức quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thấy được tầm ảnh hưởng cũng như chức năng của công tác đào tạo cán bộ công chức nên em chọn đề tài: “ Thực trạng đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm làm rõ hơn về vấn đề đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc qua đó làm rõ hơn về những ưu nhược điểm, cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những nhược điểm, tồn tại trong công tác đào tạo công chức của tỉnh. Bài viết gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo công chức Chương 2: Thực trạng đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc. Em xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Hồng Phong giảng viên bộ môn Quản trị nhân lực trong khu vực công đã hướng dẫn em viết bài viết này. Bài viết còn nhiều hạn chế mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC 1.1. Công chức Việt Nam 1.1.1. Khái niệm công chức Theo Luật cán bộ, công chức thì: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” 1.1.2. Phân loại công chức Theo điều 34 Luật công chức quy định công chức được phân loại dựa vào ngạch được bổ nhiệm và vị trí công tác. 1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. 2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 1.2. Đào tạo công chức 1.2.1. Khái niệm Đào tạo được hiểu là tổng hợp các hoạt động nhằm bổ sung kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình. 1.2.2. Mục tiêu đào tạo công chức Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ của mình, bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, công chức cần phải có những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Do đó, công chức phải trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đôi ngũ cán bộ,công chức Nhà nước thành thạo về chuyên mô, nghiệp vụ;trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tạn tụy với công việc. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đội ngũ công chức Nhà nước đóng vai trò trực tiếp và quan trọng tác động đến quá trình đổi mới. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đội ngũ công chức Nhà nước phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất dạo đức vững vàng, sự tận tụy và khả năng giải quyết công việc nhanh nhạy. 1.2.3. Sự cần thiết và vai trò của đào tạo công chức Cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước;quyết định sự thành hay bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thi hành các chính sách, kế hoạch của cơ quan tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và với doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyê tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức. 1.2.4. Quy định của Nhà nước về nội dung và hình thức đào tạo công chức Theo điều 6 và điều 15 nghị định số 182010NĐCP của Chính Phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức: Nội dung đào tạo công chức 1.Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: Lý luận chính trị; Chuyên môn, nghiệp vụ; Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 2.Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. • Hình thức đào tạo công chức: Đào tạo tập trung Đào tạo bán tập trung Đào tạo theo kiể vừa học vừa làm Đào tạo từ xa. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo công chức Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Hệ thống đánh giá, báo cáo trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Chương trình đào tạo, bỗi dưỡng công chức, viên chức Giáo trình, tài liệu và đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất và trang thiết bị Hợp tác quốc tế 1.2.6. Quy trình đào tạo công chức Xác định nhu cầu đào tạo công chức Lập kế hoạch đào tạo công chức Thực hiện kế hoạch đào tạo công chức Đánh giá đào tạo công chức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là một tỉnh phía Bắc có diện tích tự nhiên khoảng 1235,3 km2, dân số trung bình 1066 nghìn người. Tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn bao gồm: 112 xã, 12 thị trấn, 13 phường. Do đặc điểm vị trí địa lý nên ở đây hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi, cùng với nguồn tài nguyên thiên khá đa dạng và phong phú do vậy hết sức thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dich vụ. Là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội. Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu nổi bật, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,37%năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 32.000 tỷ đồng năm 2016. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Ở đây có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: rừng Quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà…Nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc. Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước, có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 77,5%năm; tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước trên GRDP hàng năm đạt 2223%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 110 triệu đồng, tương đương khoảng 4.8005.000 USD. Có được những kết quả kể trên không thể không kể đến vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ công chức. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo Trước đây, tỉnh vẫn còn chưa quan tâm đúng mức tới nhu cầu đào tạo, công tác đào tạo chỉ mang tính hình thức không phù hợp với nhu cầu thực tế, không mang lại hiệu quả cao. Các chương trình đào tạo chủ yếu là những nội dung lý thuyết chung chung, cứng nhắc, điều này làm cho người học cũng như giảng viên không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình đào tạo, ngược lại họ còn bị phụ thuộc vào nội dung giáo trình đã được định trước. Hiện nay, việc xác định nhu cầu đào tạo của tỉnh đã được quan tâm hơn rất nhiều. Công tác đào tạo lúc này không chỉ còn mang tính hình thức mà còn quan tâm đến việc xác định và thỏa mãn nhu cầu đào tạo được thực hiện theo các mức độ khác nhau như: nhu cầu của toàn cơ quan, nhu cầu của từng bộ phận và nhu cầu của từng cá nhân cán bộ công chức. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu lại tiến hành dựa vào thực trạng chung của đội ngũ cán bộ công chức và nhu cầu của tổ chức chứ chưa quan tâm đến các nhu cầu cá nhân. Chỉ khi cán bộ công chức có thái độ hài lòng và hứng thú với công việc, công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo thì sẽ giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của tỉnh. Hơn thế nữa, khi làm việc với sự đam mê thì sẽ xuất hiện tâm lý muốn thực hiện hiệu quả tốt hơn nữa công việc của mình, điều này chỉ có thể làm được thông qua công tác đào tạo. Qua đây có thể thấy nhu cầu đào tạo công chức của tỉnh Vĩnh Phúc là khá cao, tập trung chủ yếu vào các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính, ngoại ngữ và tin học, từ việc tiến bộ trong xác định nhu cầu đào tạo của tỉnh mà công tác này đã sát thực tế hơn, những nội dung kiến thưc mà công chức thu nhận trong quá trình đào tạo ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong công việc của họ. 2.2.2 Nội dung và chương trình đào tạo Đào tạo về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt. Chính vì vậy, trong thời gian qua, ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cử công chức theo học các lớp đào tạo bồi dưỡng chính trị. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế kinh tế mới. Đây là nội dung quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã và đang phấn đấu hoàn thành, do đó nhiệm vụ này nhanh chóng có kết quả, ủy ban nhân dân tỉnh đã chú trọng đào tạo những kiến thức về quản lý hành chính nhNhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho công chức. Đào tạo những kiến thức các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển. Đào tạo ngoại ngữ cho công chức để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học nhằm từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền kinh tế hành chính Nhà nước. 2.2.3. Hình thức đào tạo Đảm bảo công việc được sắp xếp một cách khoa học, hoạt động thông suốt, đồng thời để các đối tượng có thể tham gia hoạt động thuận tiện trong quá trình đào tạo công chức. Do vậy ủy ban nhân dân tỉnh đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau bao gồm: + Đào tạo chính quy tập trung: đây là hình thức đào tạo thông qua các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào học theo hình thức tập trung tại trường. Hình thức đào tạo này tạo ra nguồn lực công chức trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán bộ. Đào tạo trung cấp cung cấp cho xã hội đội ngũ những công chức giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt. + Đào tạo tại chức: đây là bọ phận của giáo dục thuờng xuyên. Người học có thể vừa đi học vừa đi làm, học tập và tích lũy kiến thức dần dần với csc phương thức đào tạo linh hoạt đa dạng trong khoảng thời gian và không gian thích hợp, mềm dẻo đạt được mục tiêu nội dung và chương trình quy định. + Đào tạo chuyển đổi bằng đại học: hình thức này dành cho những người đã tốt nghiệp một bằng đại học. Do nhu cầu công việc của họ cần thiết phải chuyển đổi ngành hoặc chuẩn bị điều kiện lao động cho tương lai. Loại hình này đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của cán bộ vì thời gian học tập có thể kéo dài một cách linh hoạt từ 20 30 tháng. + Đào tạo theo chứng chỉ ( bồi dưỡng ngắn hạn): đây là hình thức đào tạo thường xuyên, giúp người học tích lũy được từng bộ phận kiến thức theo đơn vị học phần một cách linh hoạt đến khi đạt được mức độ nào đó theo quy định của Nhà nước và Nhà trường thì họ có thể được cấp bằng tốt nghiệp. 2.2.4. Kết quả thực hiện đào tạo Trong giai đoạn 20112015 vừa qua, Vĩnh Phúc thực hiện kế hoạch đào tạo công chức trên cơ sở cập nhật trình độ của đội ngũ công chức các cơ quan Nhà nước trong tỉnh về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, ủy ban nhân dân tỉnh đã sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với một số bộ phận công chức có thời gian công tác lâu năm, kiến thức đào tạo không còn phù hợp với chuyên môn đảm nhiệm. Công tác đào tạo cụ thể như sau: a. Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị: Sở Nội vụ đã ban hành văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị về việc đăng ký cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước năm 2014. Cử 08 cán bộ, công chức đi bồi dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp. Phối hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Chính trị tỉnh mở 03 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính với 286 học viên, 05 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên với 595 học viên. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh tổ chức và duy trì 03 lớp cao cấp lý luận chính trị cho 352 học viên, 19 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 1.995 học viên. b. Về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trình ủy ban nhân dân tỉnh cử 17 giảng viên các cơ sở đào tạo tham gia các khoá học bồi dưỡng ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy tại nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị liên quan trình ủy ban nhân dân tỉnh cử 107 viên chức các ngành đi đào tạo thạc sĩ. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 69 lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho 10.367 lượt học viên là cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành thị và các đơn vị sự nghiệp. Các học viên đã được cập nhật, hướng dẫn thực hiện các văn bản mới nhất liên quan đến quản lý nhà nước ở các lĩnh vực, các kiến thức bổ ích liên quan đến chuyên môn và công việc thực hiện cũng như các kỹ năng về quản lý, lãnh đạo, điều hành. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 31 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo từng chức danh cho 3.877 lượt học viên là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thực hiện theo Quyết định số 1956QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 2300KHUBND. Trong đó, gồm 7 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho 938 lượt học viên. Trình ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chương trình đào tạo 35 sinh viên đã cử đi đào tạo tại các trường đại học ở Vân Nam – Trung Quốc tạo nguồn công chức, viên chức cho tỉnh. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế trình ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết chính sách cho 40 sinh viên đại học Y tạo nguồn cho ngành Y tế của tỉnh. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công chức, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh, bồi dưỡng nghiệp vụ được triển khai hiệu quả. Tính từ năm 2009 đến năm 2012, ủy ban nhân dân tỉnh đã cử 194 công chức đi đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh tại Philippines, Singapore (trong đó có 20 công chức và 174 giáo viên tiếng Anh). Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh với nước ngoài là thành công mang tính đột phá vì Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu và duy nhất trên cả nước đến thời điểm đó tổ chức được các chương trình bồi dưỡng với nước ngoài cho giáo viên tiếng Anh các cấp học nhằm chuẩn hoá giáo viên ngoại ngữ theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020” của Chính phủ và trở thành mô hình cho một số tỉnh thành trên cả nước học tập kinh nghiệm. Theo kết quả đánh giá của Đại học Hà Nội tính đến tháng 92012 có khoảng 70% giáo viên tiếng Anh của tỉnh tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Philippines đạt chuẩn B2 trở lên (tỷ lệ cao hơn 2 lần so với số giáo viên không tham dự chương trình). Nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, từ năm 2008 đến năm 2010, ủy ban nhân dân tỉnh đã cử 254 cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo các trình độ: Cao đẳng Hành chính (80 người), đại học Luật (76 người), đại học Hành chính (44 người), đại học Quản lý xã hội (54 người), nâng tổng số cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 95,5% (vượt 5,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 06NQTU đề ra). c. Về thực hiện chế độ, chính sách đào tạo và thu hút, ưu đãi Về chính sách thu hút: Từ tháng 112008 đến nay, ủy ban nhân dân tỉnh đã thu hút được 56 người, trong đó có 42 bác sỹ, 13 dược sỹ đại học và 01 thạc sỹ ngành kỹ thuật. Mức kinh phí giải quyết chính sách thu hút theo quy định là 30 triệu đồng01 bác sỹ, dược sỹ và 40 triệu đồng01 thạc sỹ. Về chính sách ưu đãi: Đã thực hiện giải quyết chế độ ưu đãi đi đào tạo sau đại học đối với 578 cán bộ, công chức được Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cử đi đào tạo, trong đó có 567 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I và 11 tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II. Mức kinh phí giải quyết chính sách ưu đãi đào tạo sau đại học là 25 triệu đồng01 thạc sỹ và tương đương và 40 triệu đồng01 tiến sỹ và tương đương. 2.3. Đánh giá về hiệu quả công tác đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Ưu điểm Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh cơ bản ổn định, đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Đến nay, cơ bản đội ngũ cán bộ công chức toàn tỉnh đã đạt chuẩn theo quy định; tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ, các kỹ năng nghiệp vụ, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức được cải thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, công chức đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu do Nghị quyết 06NQTU đề ra, cụ thể: 100% các bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định (đạt chỉ tiêu đề ra); Số cán bộ,công chức có bằng thạc sỹ và tương đương vượt 200% so với chỉ tiêu năm 2010 và vượt trên 35% so với chỉ tiêu đề ra cho năm 2015, trong đó cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng trở lên có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm tỷ lệ lớn; Tỉnh đạt tỷ lệ 9,7 bác sỹ1 vạn dân (vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết 06 đề ra 9,0 bác sỹ1 vạn dân cho năm 2015). Có 98,3% cán bộ,công chức cấp xã đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 98,2% cán bộ đạt chuẩn, 97,9% công chức đạt chuẩn (vượt so với chỉ tiêu do Nghị quyết 30cNQCP ngày 08112011 của Chính phủ đề ra đến năm 2015: 80% công chức cấp xã vùng đồng bằng và 60% miền núi, dân tộc đạt chuẩn theo chức danh). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đẩy mạnh, trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành, đào tạo chuyên môn cho cán bộ, công chức cấp xã... góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch công chức, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời tỉnh đã thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ,công chức đi đào tạo sau đại học ở những lĩnh vực tỉnh cần và thu hút, ưu đãi những người có trình độ cao về tỉnh công tác. Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước mở rộng và nâng cao năng lực hợp tác, đa dạng chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức với các đối tác nước ngoài như Philippines, Trung Quốc, Đài Loan. Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên trên cả nước tổ chức chương trình bồi dưỡng ở nước ngoài cho giáo viên tiếng Anh các cấp học nhằm chuẩn hoá giáo viên ngoại ngữ theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020” của Chính phủ và được nhiều tỉnh, thành trong cả nước đến học tập kinh nghiệm. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo được quan tâm thực hiện, đặc biệt là những cán bộ, công chức tham gia các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp đi đào tạo, bồi dưỡng tại Philippines, Singapore đã góp phần tích cực trong việc triển khai các chương trình học tiếng Anh 4 tiếttuần tại các trường tiểu học, THCS trên toàn tỉnh (trước kia học 2 tiếttuần. Các sinh viên Y, Dược tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực đều được xem xét, bố trí tại các bệnh viện cấp tỉnh, huyện; các sinh viên khác được bố trí công tác tại phòng chuyên môn các sở, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế Một bộ phận cán bộ, công chức hạn chế về trình độ chuyên môn. Số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ cao. Chất lượng tham mưu, đề xuất của một số cán bộ chuyên môn khi thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn vướng mắc còn thấp. Số lượng cán bộ,công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực quản lý nhà nước chưa đồng đều. Tỉnh chưa có đội ngũ chuyên gia đầu ngành và đội ngũ cán bộ, công chức giỏi ở một số lĩnh vực quản lý mũi nhọn như: Hành chính công, Tài chính công, Hoạch định chính sách, Luật quốc tế, Quản lý tài nguyên Môi trường, Quản lý quy hoạch đô thị, Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Chính phủ điện tử, Quản lý bệnh viện, Quản trị trường học, Sư phạm… Chưa tổ chức được nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức. Số cán bộ, công chức có khả năng sử dụng ngoại ngữ để học tập, phục vụ công tác chuyên môn và làm việc trực tiếp với người nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp. Mục tiêu đến 2015 có khoảng 500 600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc với người nước ngoài là không đạt được; Số các cơ sở đào tạo nước ngoài hợp tác với tỉnh triển khai các chương trình hợp tác đào tạo cán bộ, công chức còn ít. Chưa tổ chức được nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu tại nước ngoài gắn với vị trí việc làm bao gồm: (1) công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách; (2) công chức, viên chức chuyên gia; (3) công chức, viên chức thừa hành. Việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn đại học Y, Dược (06 nămkhóa) liên quan đến nhiều thủ tục hành chính kéo dài như: Quản lý sinh viên, các thủ tục đề nghị cấp phát, quản lý kinh phí gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Không triển khai được chương trình đào tạo theo địa chỉ đối với học sinh dân tộc miền núi. Thực tế, từ năm 2009 đến nay, ủy ban nhân dân tỉnh không có đối tượng người dân tộc đi đào tạo trình độ đại học theo chỉ tiêu cử tuyển. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Chưa thu hút được các nghệ sỹ, ca sỹ, huấn luyện viên giỏi, vận động viên xuất sắc và nghệ nhân giỏi. Số người hưởng chính sách thu hút có trình độ thạc sỹ trở lên rất ít (01 người). 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Công tác quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chưa hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch chức danh lãnh đạo, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai và quản lý các chương trình còn hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học theo nhu cầu của đơn vị nhưng chưa đảm bảo quy định hiện hành của Chính phủ và của tỉnh về độ tuổi, số năm công tác, chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm. Nhiều cán bộ, công chức đi học theo phong trào, lựa chọn các loại hình dễ học, dễ tốt nghiệp không liên quan đến chuyên môn đã được đào tạo và lĩnh vực công tác trong khi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đủ khả năng trực tiếp tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc tham gia các khóa học có người nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Công tác đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm và tham gia tích cực từ nhiều phía. Chưa tạo dựng được môi trường dạy, học ngoại ngữ đúng mức; việc sử dụng ngoại ngữ để nâng cao trình độ chuyên môn và công việc hàng ngày chưa được khuyến khích. Việc lựa chọn các cơ sở đào tạo nước ngoài để triển khai các chương trình hợp tác đào tạo của tỉnh gặp nhiều khó khăn do hạn chế về thông tin, cơ chế thủ tục hành chính phức tạp, chi phí cao, yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ. Việc quản lý nội dung, chương trình và cán bộ, công chức trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Khó đánh giá chất lượng giảng dạy của các giảng viên thực hiện chương trình. Việc phối hợp giữa các bên giải quyết các vấn đề phát sinh còn chậm do khoảng cách địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sinh hoạt. Nhận thức của một số cán bộ, công chức về đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức chậm thích nghi với môi trường, văn hóa, tác phong, sinh hoạt, còn biểu hiện ngại khó, ngại khổ, chưa tích cực học tập khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là các chương trình liên kết với nước ngoài có yêu cầu cao về chất lượng chuyên môn và ý thức tổ chức kỷ luật. Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực không ổn định. Còn có quan điểm không thống nhất trong việc giao cơ quan chủ trì triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực. Có nội dung đã được xây dựng trong Kế hoạch của UBND tỉnh nhưng không triển khai được. Chính sách thu hút chưa thực sự hiệu quả, ngoài mức thu hút còn thấp, nguyên nhân chính là do cơ hội phát triển, thu nhập và môi trường công tác tại tỉnh chưa thực sự tạo được tính cạnh tranh so với khu vực tư nhân và các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Một số giải pháp Để đảm bảo cho việc thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra và khắc phục một số tồn tại, hạn chế, sau đây là một số kiến nghị và giải pháp: Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quyết định số 163QĐTTg ngày 25012016 của Thủ tướng Chính Phủ. Đồng thời tuyên truyền gắn liền với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt” Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước. Đề cao tinh thần học và tự học;tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện và hỗ trợ cho các cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp trên địa bàn tỉnh về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng an ninh, tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý điều hành, đạo đức công vụ, phương pháp thực thi công vụ phù hợp với từng chức danh và vị trí việc làm. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động đối với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho công chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương và địa phương có đủ năng lực tham gia tổ chức bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí của cán bộ, công chức. Xây dựng quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức trong việc xác định nhu cầu và cử cán bộ, công chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu của công việc. Khuyến khích cán bộ, công chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: du học, du học tại chỗ, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Bố trí đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh theo quy định. Hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt là những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 163QĐTTg ngày 25012016 của Thủ tướng Chính Phủ nhằm đảm bảo tính khoa học, hiệu quả đạt yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. 3.2. Một số kiến nghị Đối với Nhà nước: Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cán bộ công chức hoặc khuyến khích cán bộ công chức ra nước ngoài học tập trau dồi kinh nghiệm tăng cuowfg hợp tác quốc tế, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo của cán bộ,công chức Đối với tỉnh Vĩnh Phúc: + Tỉnh cần có các chính sách cụ thể hỗ trợ cán bô, công chức trong công tác đào tạo: hỗ trợ phương tiện đi lại, dụng cụ, máy móc thiết bị… + Lên kế hoạch đào tạo cụ thể gắn với thực tiễn của địa phương, hạn chế đào tạo tràn lan không đúng chuyên môn, không đáp ứng được yêu cầu công việc… + Khuyến khích cán bộ, công chức trong tỉnh tự tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức để có thể phục vụ tốt công việc… Đối với bản thân cán bộ, công chức trong tỉnh: + Cán bộ công chức cần ra sức học tập, nghiên cứu khoa học để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế + Không nên chỉ chú tâm vào bằng cấp mà cần phả có kinh nghiện thực tiễn góp phần nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. + Không ngừng học hỏi, thay đổi thái độ đối với người dân khi họ đến làm các thủ tục hành chính công. Tạo cho họ cảm giác thân quen, dễ gần, tin tưởng vào bộ máy cán bộ công chức… KẾT LUẬN Trong tiến trình đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa thì vấn đề đào tạo công chức là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Cần phải đảm bảo có một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công vụ được giao, xứng đáng là bộ mặt của nhân dân và nhà nước, làm cho nền hành chính công ngày càng phát triển hơn nữa. Trong những năm qua, cùng với cả nước tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang ngày một hoàn thiện hơn bộ máy cán bộ, cong chức, quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức tốt để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế hội nhập, công nghệ. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo của tỉnh vẫn còn gặp phải rất nhiều tồn tại và hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau; bài viết của em có đưa ra một só kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo công chức tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung nhưng vẫn còn chưa được đầy đủ, em mong nhận được sự góp ý từ các thầy,cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật số 222008QH12 của Quốc hội : LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2. Bộ Nội Vụ, Dự án ADB, 2009, Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 3. Bộ Nội Vụ (2011), Thông tư số 08TTBNV ngày 02062011 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 062010NĐCP, Hà Nội. 4. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2003), Quyết định số 282003QĐBNV ngày 1162003 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 20032005, Hà Nội. 5. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2004), Quyết định số 512004QĐBNV ngày 2272004 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 20052010, Hà Nội. 6. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2004), Quyết định số 522004QĐBNV ngày 2672004 về việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo dục, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội. 7. Chính phủ (1998), Nghị định số 951998NĐCP ngày 17111998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 062010NĐCP ngày 25012010 quy định những người là công chức, Hà Nội. 9. Chính phủ (2010), Nghị định số 182010NĐCP ngày 05032010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội. 10. Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc (26420160. Kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 1374QĐTTg ngày 12082011 của Thủ tướng chính phủ và một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt Quyết định số 163QĐTTg ngày 25012016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 11. http:sonoivu.vinhphuc.gov.vn

LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt trình hình thành phát triển hành cơng nhà nước Việt Nam, phận cán công chức giữ vị trí, vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại đất nước Cán cơng chức tảng tồn hệ thống quyền, người gần dân nhất, trực tiếp thực nhiệm vụ cụ thể hoạt động quản lý nhà nước tất mặt địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, sách, pháp luật Đảng Nhà nước vào sống Tuy nhiên, phẩm chất lực đội ngũ cán công cức nhiều hạn chế chưa đáp ứng hết thay đổi, hội nhập kinh tế việc ứng dụng thành tựu khoa học cơng nghệ Để nâng cao trình độ chuyên môn, lực phẩm chất chất lượng đội ngũ cán công chức làm cho hành cơng nước ta ngày phát triển thực trở thành mặt Nhà nước cơng tác đào tạo cán cơng chức giữ vai trò quan trọng cần thiết hết Nhận thấy tầm ảnh hưởng chức công tác đào tạo cán công chức nên em chọn đề tài: “ Thực trạng đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm làm rõ vấn đề đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc qua làm rõ ưu- nhược điểm, đưa số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục nhược điểm, tồn công tác đào tạo công chức tỉnh Bài viết gồm phần: Chương 1: Cơ sở lý luận đào tạo công chức Chương 2: Thực trạng đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc Em xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Hồng Phong giảng viên môn Quản trị nhân lực khu vực công hướng dẫn em viết viết Bài viết nhiều hạn chế mong nhận góp ý từ thầy CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CƠNG CHỨC 1.1 Cơng chức Việt Nam 1.1.1 Khái niệm công chức - Theo Luật cán bộ, cơng chức thì: “ Cơng chức công dân Việt Nam, tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức trị - xã hội trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phòng; quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp máy lãnh đạo, quản lý đơn vị nghiệp công lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức trị - xã hội (sau gọi chung đơn vị nghiệp công lập), biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; công chức máy lãnh đạo, quản lý đơn vị nghiệp cơng lập lương bảo đảm từ quỹ lương đơn vị nghiệp công lập theo quy định pháp luật.” 1.1.2 Phân loại công chức - Theo điều 34 Luật công chức quy định công chức phân loại dựa vào ngạch bổ nhiệm vị trí cơng tác Căn vào ngạch bổ nhiệm, công chức phân loại sau: - Loại A gồm người bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp tương đương; - Loại B gồm người bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên tương đương; - Loại C gồm người bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên tương đương; - Loại D gồm người bổ nhiệm vào ngạch cán tương đương ngạch nhân viên Căn vào vị trí cơng tác, công chức phân loại sau: - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 1.2 Đào tạo công chức 1.2.1 Khái niệm - Đào tạo hiểu tổng hợp hoạt động nhằm bổ sung kiến thức rèn luyện kỹ cần thiết để người lao động thực có hiệu chức năng, nhiệm vụ Đó q trình làm cho người lao động nắm vững cơng việc 1.2.2 Mục tiêu đào tạo cơng chức - Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực nhiệm vụ, công vụ Để thực tốt nhiệm vụ, cơng vụ mình, bên cạnh kiến thức chun mơn, cơng chức cần phải có kiến thức, kỹ phương pháp thực nhiệm vụ, cơng vụ Do đó, cơng chức phải trang bị kiến thức kỹ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhằm xây dựng đôi ngũ cán bộ,công chức Nhà nước thành thạo chuyên mô, nghiệp vụ;trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tạn tụy với công việc - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ lực xây dựng hành tiên tiến, đại - Công đổi đất nước tiến trình hội nhập quốc tế đặt yêu cầu to lớn cấp bách xây dựng đội ngũ cơng chức có đủ phẩm chất lực góp phần đáp ứng yêu cầu ngày cao nghiệp xây dựng đất nước thời kỳ đổi Đội ngũ cơng chức Nhà nước đóng vai trò trực tiếp quan trọng tác động đến trình đổi Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đội ngũ cơng chức Nhà nước phải có trình độ chun mơn cao, phẩm chất dạo đức vững vàng, tận tụy khả giải công việc nhanh nhạy 1.2.3 Sự cần thiết vai trò đào tạo công chức - Cán công chức có vai trò quan trọng việc hoạch định, triển khai tổ chức thực sách Đảng, Nhà nước;quyết định thành hay bại đường lối, sách quan, tổ chức vạch Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thi hành sách, kế hoạch quan tổ chức; mục tiêu quốc gia; thực giao tiếp quan Nhà nước với với doanh nghiệp người dân Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực công tác, kỹ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm ý thức phục vụ nhân dân Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức thực có lực, biết giải vấn đề giao nguyê tắc kết quả, hiệu chất lượng - Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thực công việc cho cán bộ, cơng chức; đó, cung cấp kiến thức, lý luận bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực cơng việc thể nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm người cán bộ, công chức 1.2.4 Quy định Nhà nước nội dung hình thức đào tạo công chức - Theo điều điều 15 nghị định số 18/2010/NĐ-CP Chính Phủ đào tạo, bồi dưỡng công chức: * Nội dung đào tạo công chức 1.Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nước: - Lý luận trị; - Chun mơn, nghiệp vụ; - Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ quản lý nhà nước quản lý chuyên ngành; - Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc 2.Nội dung bồi dưỡng nước: - Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ quản lý hành nhà nước quản lý chuyên ngành; - Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế  Hình thức đào tạo cơng chức: - Đào tạo tập trung - Đào tạo bán tập trung - Đào tạo theo kiể vừa học vừa làm - Đào tạo từ xa 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo công chức - Quản lý nhà nước đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức - Hệ thống đánh giá, báo cáo đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức - Chương trình đào tạo, bỗi dưỡng công chức, viên chức - Giáo trình, tài liệu đội ngũ giảng viên - Cơ sở vật chất trang thiết bị - Hợp tác quốc tế 1.2.6 Quy trình đào tạo cơng chức - Xác định nhu cầu đào tạo công chức - Lập kế hoạch đào tạo công chức - Thực kế hoạch đào tạo công chức - Đánh giá đào tạo cơng chức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CƠNG CHỨC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát chung tỉnh Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc tỉnh phía Bắc có diện tích tự nhiên khoảng 1235,3 km2, dân số trung bình 1066 nghìn người Tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn bao gồm: 112 xã, 12 thị trấn, 13 phường Do đặc điểm vị trí địa lý nên hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi, với nguồn tài nguyên thiên đa dạng phong phú thuận lợi cho phát triển nông- lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp dich vụ Là tỉnh thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều lợi phát triển kinh tế- xã hội Với nỗ lực phấn đấu Đảng nhân dân tỉnh, năm qua, tình hình kinh tế- xã hội tỉnh đạt thành tựu bật, kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt 15,37%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 32.000 tỷ đồng năm 2016 - Vĩnh Phúc có tiềm lớn tài nguyên du lịch tự nhiên nhân văn Ở có danh lam thắng cảnh tiếng như: rừng Quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà…Nhiều lễ hội dân gian mang đậm sắc dân tộc -Với nhiều mạnh tiềm phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020 tỉnh công nghiệp, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch Vùng nước, có khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào năm 20 kỷ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7-7,5%/năm; tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước GRDP hàng năm đạt 22-23%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 110 triệu đồng, tương đương khoảng 4.800-5.000 USD - Có kết kể khơng thể khơng kể đến vai trò đội ngũ cán bộ, cơng chức tỉnh, đặc biệt công tác đào tạo cán công chức 2.2 Thực trạng công tác đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo - Trước đây, tỉnh chưa quan tâm mức tới nhu cầu đào tạo, cơng tác đào tạo mang tính hình thức khơng phù hợp với nhu cầu thực tế, không mang lại hiệu cao Các chương trình đào tạo chủ yếu nội dung lý thuyết chung chung, cứng nhắc, điều làm cho người học giảng viên khơng phát huy tính chủ động, sáng tạo q trình đào tạo, ngược lại họ bị phụ thuộc vào nội dung giáo trình định trước - Hiện nay, việc xác định nhu cầu đào tạo tỉnh quan tâm nhiều Cơng tác đào tạo lúc khơng mang tính hình thức mà quan tâm đến việc xác định thỏa mãn nhu cầu đào tạo thực theo mức độ khác như: nhu cầu toàn quan, nhu cầu phận nhu cầu cá nhân cán công chức Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu lại tiến hành dựa vào thực trạng chung đội ngũ cán công chức nhu cầu tổ chức chưa quan tâm đến nhu cầu cá nhân - Chỉ cán cơng chức có thái độ hài lòng hứng thú với cơng việc, cơng việc phù hợp với chun mơn đào tạo giúp tăng cường hiệu hoạt động tỉnh Hơn nữa, làm việc với đam mê xuất tâm lý muốn thực hiệu tốt cơng việc mình, điều làm thơng qua cơng tác đào tạo - Qua thấy nhu cầu đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc cao, tập trung chủ yếu vào kiến thức lý luận trị, quản lý hành chính, ngoại ngữ tin học, từ việc tiến xác định nhu cầu đào tạo tỉnh mà công tác sát thực tế hơn, nội dung kiến thưc mà công chức thu nhận trình đào tạo ngày áp dụng nhiều công việc họ 2.2.2 Nội dung chương trình đào tạo - Đào tạo lý luận trị, cập nhật đường lối, chủ trương, sách Đảng pháp luật Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước có lập trường trị vững vàng, thái độ đắn, phẩm chất tư tưởng tốt Chính vậy, thời gian qua, ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cử công chức theo học lớp đào tạo bồi dưỡng trị - Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý hành Nhà nước kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nhằm trang bị kiến thức kinh tế thị trường vai trò Nhà nước chế kinh tế Đây nội dung quan trọng mà Đảng Nhà nước phấn đấu hồn thành, nhiệm vụ nhanh chóng có kết quả, ủy ban nhân dân tỉnh trọng đào tạo kiến thức quản lý hành nhNhà nước kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho công chức - Đào tạo kiến thức lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán cơng chức giỏi, có lực xây dựng, hoạch định, triển khai tổ chức thực sách, quản lý chương trình, dự án Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển - Đào tạo ngoại ngữ cho công chức để tăng cường khả giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngồi lĩnh vực chun mơn - Trang bị kiến thức tin học, sử dụng công cụ tin học nhằm bước đại hóa tăng cường lực kinh tế hành Nhà nước 2.2.3 Hình thức đào tạo - Đảm bảo công việc xếp cách khoa học, hoạt động thông suốt, đồng thời để đối tượng tham gia hoạt động thuận tiện q trình đào tạo cơng chức Do ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác bao gồm: + Đào tạo quy tập trung: hình thức đào tạo thơng qua kỳ thi quốc gia để tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn vào học theo hình thức tập trung trường Hình thức đào tạo tạo nguồn lực công chức trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán Đào tạo trung cấp cung cấp cho xã hội đội ngũ công chức giỏi chuyên mơn, có phẩm chất đạo đức tốt, có lực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ tin học tốt + Đào tạo chức: bọ phận giáo dục thuờng xuyên Người học vừa học vừa làm, học tập tích lũy kiến thức với csc phương thức đào tạo linh hoạt đa dạng khoảng thời gian không gian thích hợp, mềm dẻo đạt mục tiêu nội dung chương trình quy định + Đào tạo chuyển đổi đại học: hình thức dành cho người tốt nghiệp đại học Do nhu cầu công việc họ cần thiết phải chuyển đổi ngành chuẩn bị điều kiện lao động cho tương lai Loại hình đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo cán thời gian học tập kéo dài cách linh hoạt từ 20- 30 tháng + Đào tạo theo chứng ( bồi dưỡng ngắn hạn): hình thức đào tạo thường xuyên, giúp người học tích lũy phận kiến thức theo đơn vị học phần cách linh hoạt đến đạt mức độ theo quy định Nhà nước Nhà trường họ cấp tốt nghiệp 2.2.4 Kết thực đào tạo - Trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, Vĩnh Phúc thực kế hoạch đào tạo công chức sở cập nhật trình độ đội ngũ công chức quan Nhà nước tỉnh lý luận trị, quản lý Nhà nước, chuyên mơn nghiệp vụ Vì vậy, ủy ban nhân dân tỉnh xếp lại đội ngũ cán công chức phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo đào tạo lại số phận cơng chức có thời gian công tác lâu năm, kiến thức đào tạo không phù hợp với chun mơn đảm nhiệm Cơng tác đào tạo cụ thể sau: a Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước lý luận trị: - Sở Nội vụ ban hành văn hướng dẫn sở, ban, ngành ủy ban nhân dân huyện, thành, thị việc đăng ký cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước năm 2014 Cử 08 cán bộ, cơng chức bồi dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp Phối hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Chính trị tỉnh mở 03 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chun viên với 286 học viên, 05 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên với 595 học viên - Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh tổ chức trì 03 lớp cao cấp lý luận trị cho 352 học viên, 19 lớp trung cấp lý luận trị cho 1.995 học viên b Về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: - Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo trình ủy ban nhân dân tỉnh cử 17 giảng viên sở đào tạo tham gia khoá học bồi dưỡng ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy nước Phối hợp với đơn vị liên quan trình ủy ban nhân dân tỉnh cử 107 viên chức ngành đào tạo thạc sĩ - Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức 69 lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho 10.367 lượt học viên cán bộ, công chức, viên chức sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành thị đơn vị nghiệp Các học viên cập nhật, hướng dẫn thực văn liên quan đến quản lý nhà nước lĩnh vực, kiến thức bổ ích liên quan đến chuyên môn công việc thực kỹ quản lý, lãnh đạo, điều hành - Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức 31 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo chức danh cho 3.877 lượt học viên cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thực theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch số 2300/KH-UBND Trong đó, gồm lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ công nghệ thông tin cho 938 lượt học viên - Trình ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chương trình đào tạo 35 sinh viên cử đào tạo trường đại học Vân Nam – Trung Quốc tạo nguồn công chức, viên chức cho tỉnh Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế trình ủy ban nhân dân tỉnh giải sách cho 40 sinh viên đại học Y tạo nguồn cho ngành Y tế tỉnh - Đào tạo nâng cao trình độ cán cơng chức, trọng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh, bồi dưỡng nghiệp vụ triển khai hiệu Tính từ năm 2009 đến năm 2012, ủy ban nhân dân tỉnh cử 194 cơng chức đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh Philippines, Singapore (trong có 20 cơng chức 174 giáo viên tiếng Anh) Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh với nước ngồi thành cơng mang tính đột phá Vĩnh Phúc tỉnh đầu nước đến thời điểm tổ chức chương trình bồi dưỡng với nước cho giáo viên tiếng Anh cấp học nhằm chuẩn hoá giáo viên ngoại ngữ theo đề án “Dạy học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” Chính phủ trở thành mơ hình cho số tỉnh thành nước học tập kinh nghiệm Theo kết đánh giá Đại học Hà Nội tính đến tháng 9/2012 có khoảng 70% giáo viên tiếng Anh tỉnh tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng Philippines đạt chuẩn B2 trở lên (tỷ lệ cao lần so với số giáo viên khơng tham dự chương trình) - Nhằm chuẩn hố đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã theo hướng dẫn Bộ Nội vụ, từ năm 2008 đến năm 2010, ủy ban nhân dân tỉnh cử 254 cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo trình độ: Cao đẳng Hành (80 người), đại học Luật (76 người), đại học Hành (44 người), đại học Quản lý xã hội (54 người), nâng tổng số cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn toàn tỉnh lên 95,5% (vượt 5,5% so với tiêu Nghị số 06-NQ/TU đề ra) c Về thực chế độ, sách đào tạo thu hút, ưu đãi - Về sách thu hút: Từ tháng 11/2008 đến nay, ủy ban nhân dân tỉnh thu hút 56 người, có 42 bác sỹ, 13 dược sỹ đại học 01 thạc sỹ ngành kỹ thuật Mức kinh phí giải sách thu hút theo quy định 30 triệu đồng/01 bác sỹ, dược sỹ 40 triệu đồng/01 thạc sỹ - Về sách ưu đãi: Đã thực giải chế độ ưu đãi đào tạo sau đại học 578 cán bộ, công chức Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cử đào tạo, có 567 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I 11 tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II Mức kinh phí giải sách ưu đãi đào tạo sau đại học 25 triệu đồng/01 thạc sỹ tương đương 40 triệu đồng/01 tiến sỹ tương đương 2.3 Đánh giá hiệu công tác đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1 Ưu điểm - Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh ổn định, đủ số lượng bước nâng cao chất lượng Đến nay, đội ngũ cán cơng chức tồn tỉnh đạt chuẩn theo quy định; tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ, kỹ nghiệp vụ, giao tiếp, ứng xử cán bộ, công chức cải thiện, bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn - Đội ngũ cán bộ, công chức đạt vượt nhiều tiêu Nghị 06NQ/TU đề ra, cụ thể: 100% lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định (đạt tiêu đề ra); Số cán bộ,cơng chức có thạc sỹ tương đương vượt 200% so với tiêu năm 2010 vượt 35% so với tiêu đề cho năm 2015, cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng trở lên có trình độ chun môn sau đại học chiếm tỷ lệ lớn; Tỉnh đạt tỷ lệ 9,7 bác sỹ/1 vạn dân (vượt tiêu so với Nghị 06 đề 9,0 bác sỹ/1 vạn dân cho năm 2015) Có 98,3% cán bộ,cơng chức cấp xã đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh quy định, 98,2% cán đạt chuẩn, 97,9% công chức đạt chuẩn (vượt so với tiêu Nghị 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 Chính phủ đề đến năm 2015: 80% công chức cấp xã vùng đồng 60% miền núi, dân tộc đạt chuẩn theo chức danh) - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức đẩy mạnh, tập trung đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành, đào tạo chuyên mơn cho cán bộ, cơng chức cấp xã góp phần hồn thiện tiêu chuẩn ngạch cơng chức, nâng cao lực cán lãnh đạo, quản lý Đồng thời tỉnh thực sách khuyến khích cán bộ,cơng chức đào tạo sau đại học lĩnh vực tỉnh cần thu hút, ưu đãi người có trình độ cao tỉnh cơng tác Ủy ban nhân dân tỉnh bước mở rộng nâng cao lực hợp tác, đa dạng chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức với đối tác nước Philippines, Trung Quốc, Đài Loan Vĩnh Phúc tỉnh nước tổ chức chương trình bồi dưỡng nước ngồi cho giáo viên tiếng Anh cấp học nhằm chuẩn hoá giáo viên ngoại ngữ theo đề án “Dạy học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020” Chính phủ nhiều tỉnh, thành nước đến học tập kinh nghiệm - Việc bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức sau đào tạo quan tâm thực hiện, đặc biệt cán bộ, cơng chức tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp đào tạo, bồi dưỡng Philippines, Singapore góp phần tích cực việc triển khai chương trình học tiếng Anh tiết/tuần trường tiểu học, THCS toàn tỉnh (trước học tiết/tuần Các sinh viên Y, Dược tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực xem xét, bố trí bệnh viện cấp tỉnh, huyện; sinh viên khác bố trí cơng tác phòng chun mơn sở, ngành ủy ban nhân dân huyện, thành, thị 2.3.2 Tồn tại, hạn chế - Một phận cán bộ, công chức hạn chế trình độ chun mơn Số cán bộ, cơng chức cấp xã có trình độ cao đẳng, trung cấp sơ cấp chiếm tỷ lệ cao Chất lượng tham mưu, đề xuất số cán chuyên môn thực giải thủ tục hành tháo gỡ khó khăn vướng mắc thấp - Số lượng cán bộ,cơng chức cấp tỉnh, huyện có trình độ đào tạo sau đại học lĩnh vực quản lý nhà nước chưa đồng Tỉnh chưa có đội ngũ chuyên gia đầu ngành đội ngũ cán bộ, công chức giỏi số lĩnh vực quản lý mũi nhọn như: Hành cơng, Tài cơng, Hoạch định sách, Luật quốc tế, Quản lý tài nguyên Môi trường, Quản lý quy hoạch đô thị, Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý du lịch, Nông nghiệp Phát triển nơng thơn, Giao thơng, Chính phủ điện tử, Quản lý bệnh viện, Quản trị trường học, Sư phạm… - Chưa tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức Số cán bộ, cơng chức có khả sử dụng ngoại ngữ để học tập, phục vụ công tác chuyên môn làm việc trực tiếp với người nước chiếm tỷ lệ thấp Mục tiêu đến 2015 có khoảng 500 - 600 cán quản lý, cơng chức có trình độ ngoại ngữ làm việc với người nước ngồi khơng đạt được; - Số sở đào tạo nước hợp tác với tỉnh triển khai chương trình hợp tác đào tạo cán bộ, cơng chức Chưa tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nước gắn với vị trí việc làm bao gồm: (1) cơng chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, hoạch định sách; (2) công chức, viên chức chuyên gia; (3) công chức, viên chức thừa hành - Việc triển khai chương trình đào tạo nguồn đại học Y, Dược (06 năm/khóa) liên quan đến nhiều thủ tục hành kéo dài như: Quản lý sinh viên, thủ tục đề nghị cấp phát, quản lý kinh phí gây khó khăn cho quan, đơn vị liên quan - Không triển khai chương trình đào tạo theo địa học sinh dân tộc miền núi Thực tế, từ năm 2009 đến nay, ủy ban nhân dân tỉnh đối tượng người dân tộc đào tạo trình độ đại học theo tiêu cử tuyển - Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng số lĩnh vực hiệu chưa cao - Chưa thu hút nghệ sỹ, ca sỹ, huấn luyện viên giỏi, vận động viên xuất sắc nghệ nhân giỏi Số người hưởng sách thu hút có trình độ thạc sỹ trở lên (01 người) 2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế - Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chưa hiệu Đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch chức danh lãnh đạo, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức Việc phối hợp quan, đơn vị việc xây dựng kế hoạch, triển khai quản lý chương trình hạn chế - Một số quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đào tạo sau đại học theo nhu cầu đơn vị chưa đảm bảo quy định hành Chính phủ tỉnh độ tuổi, số năm cơng tác, chun ngành đào tạo vị trí việc làm Nhiều cán bộ, công chức học theo phong trào, lựa chọn loại hình dễ học, dễ tốt nghiệp không liên quan đến chuyên môn đào tạo lĩnh vực công tác Thủ trưởng quan, đơn vị chưa quản lý chặt chẽ vấn đề - Trình độ ngoại ngữ cán bộ, cơng chức hạn chế, chưa đủ khả trực tiếp tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nước ngồi tham gia khóa học có người nước ngồi trực tiếp giảng dạy Cơng tác đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức chưa quan, đơn vị quan tâm tham gia tích cực từ nhiều phía Chưa tạo dựng mơi trường dạy, học ngoại ngữ mức; việc sử dụng ngoại ngữ để nâng cao trình độ chun mơn cơng việc hàng ngày chưa khuyến khích - Việc lựa chọn sở đào tạo nước để triển khai chương trình hợp tác đào tạo tỉnh gặp nhiều khó khăn hạn chế thơng tin, chế thủ tục hành phức tạp, chi phí cao, u cầu cao trình độ ngoại ngữ Việc quản lý nội dung, chương trình cán bộ, công chức thời gian đào tạo, bồi dưỡng nước ngồi gặp nhiều khó khăn Khó đánh giá chất lượng giảng dạy giảng viên thực chương trình Việc phối hợp bên giải vấn đề phát sinh chậm khoảng cách địa lý, khác biệt ngơn ngữ, văn hóa sinh hoạt - Nhận thức số cán bộ, cơng chức đào tạo, bồi dưỡng hạn chế Một số cán bộ, cơng chức chậm thích nghi với mơi trường, văn hóa, tác phong, sinh hoạt, biểu ngại khó, ngại khổ, chưa tích cực học tập tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt chương trình liên kết với nước ngồi có u cầu cao chất lượng chun mơn ý thức tổ chức kỷ luật - Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực không ổn định Còn có quan điểm khơng thống việc giao quan chủ trì triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực Có nội dung xây dựng Kế hoạch UBND tỉnh không triển khai - Chính sách thu hút chưa thực hiệu quả, ngồi mức thu hút thấp, ngun nhân hội phát triển, thu nhập môi trường công tác tỉnh chưa thực tạo tính cạnh tranh so với khu vực tư nhân địa phương khác, đặc biệt Hà Nội CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Một số giải pháp Để đảm bảo cho việc thực đường lối sách Đảng Nhà nước đề khắc phục số tồn tại, hạn chế, sau số kiến nghị giải pháp: - Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức vai trò, nhiệm vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người đứng đầu quan, đơn vị Đặc biệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính Phủ Đồng thời tuyên truyền gắn liền với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc học để làm việc cho tốt” - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lực thực nhiệm vụ, công vụ đội ngũ cán bộ, cơng chức góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa- đại hóa, phù hợp với điều kiện thực sách tinh giản biên chế Đảng Nhà nước - Đề cao tinh thần học tự học;tăng cường nhận thức trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao lực làm việc, lực thực thi nhiệm vụ, công vụ đội ngũ cán bộ, công chức Đề nghị Thủ trưởng quan, đơn vị tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ, công chức cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng hiệu công tác - Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp địa bàn tỉnh lý luận trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng- an ninh, tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ lãnh đạo quản lý điều hành, đạo đức công vụ, phương pháp thực thi công vụ phù hợp với chức danh vị trí việc làm - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động đại biểu hội đồng nhân dân cấp người hoạt động không chuyên trách cấp xã - Tăng cường tổ chức lớp bồi dưỡng nước nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ phương pháp quản lý cho công chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành, địa phương - Phối hợp chặt chẽ với sở đào tạo, bồi dưỡng Trung ương địa phương có đủ lực tham gia tổ chức bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ phù hợp với cơng việc, vị trí cán bộ, cơng chức - Xây dựng quy định gắn trách nhiệm người đứng đầu quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức việc xác định nhu cầu cử cán bộ, cơng chức tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu gắn với yêu cầu cơng việc Khuyến khích cán bộ, cơng chức học tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, khơng ngừng nâng cao trình độ lực làm việc - Đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức hợp tác lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: du học, du học chỗ, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nước với học tập, nghiên cứu nước - Bố trí đủ kinh phí để thực nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức địa bàn tỉnh theo quy định - Hàng năm tổ chức rà sốt, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đặc biệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính Phủ nhằm đảm bảo tính khoa học, hiệu đạt yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ đề 3.2 Một số kiến nghị - Đối với Nhà nước: Nhà nước có sách hỗ trợ cán cơng chức khuyến khích cán cơng chức nước học tập trau dồi kinh nghiệm tăng cuowfg hợp tác quốc tế, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ đại đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo cán bộ,công chức - Đối với tỉnh Vĩnh Phúc: + Tỉnh cần có sách cụ thể hỗ trợ cán bô, công chức công tác đào tạo: hỗ trợ phương tiện lại, dụng cụ, máy móc thiết bị… + Lên kế hoạch đào tạo cụ thể gắn với thực tiễn địa phương, hạn chế đào tạo tràn lan không chuyên môn, không đáp ứng u cầu cơng việc… + Khuyến khích cán bộ, cơng chức tỉnh tự tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức để phục vụ tốt cơng việc… -Đối với thân cán bộ, công chức tỉnh: + Cán công chức cần sức học tập, nghiên cứu khoa học để đáp ứng nhu cầu xã hội thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế + Không nên tâm vào cấp mà cần phả có kinh nghiện thực tiễn góp phần nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn + Không ngừng học hỏi, thay đổi thái độ người dân họ đến làm thủ tục hành cơng Tạo cho họ cảm giác thân quen, dễ gần, tin tưởng vào máy cán cơng chức… KẾT LUẬN Trong tiến trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa- đại hóa vấn đề đào tạo công chức vấn đề cần ưu tiên hàng đầu Cần phải đảm bảo có đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ trình độ, lực phẩm chất đạo đức để hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng vụ giao, xứng đáng mặt nhân dân nhà nước, làm cho hành cơng ngày phát triển Trong năm qua, với nước tỉnh Vĩnh Phúc ngày hoàn thiện máy cán bộ, cong chức, quan tâm trọng nhiều đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, cơng chức có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức tốt để đáp ứng đòi hỏi ngày cao kinh tế hội nhập, công nghệ Tuy nhiên, công tác đào tạo tỉnh gặp phải nhiều tồn hạn chế xuất phát từ nguyên nhân khác nhau; viết em có đưa só kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng công tác đào tạo cơng chức tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng nước nói chung chưa đầy đủ, em mong nhận góp ý từ thầy,cơ để tiểu luận em hoàn chỉnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật số 22/2008/QH12 Quốc hội : LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Bộ Nội Vụ, Dự án ADB, 2009, Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Nội Vụ (2011), Thông tư số 08/TT-BNV ngày 02/06/2011 hướng dẫn số điều Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, Hà Nội Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2003), Quyết định số 28/2003/QĐ-BNV ngày 11/6/2003 việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2003-2005, Hà Nội Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2004), Quyết định số 51/2004/QĐ-BNV ngày 22/7/2004 việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận trị giai đoạn 2005-2010, Hà Nội Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (2004), Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo dục, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, Hà Nội Chính phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 tuyển dụng, sử dụng quản lý cơng chức, Hà Nội 8 Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định người cơng chức, Hà Nội Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội 10 Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc (26/4/20160 Kết năm thực Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 Thủ tướng phủ số nhiệm vụ, giải pháp để thực tốt Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính phủ địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 11 http://sonoivu.vinhphuc.gov.vn ... đào tạo công chức - Xác định nhu cầu đào tạo công chức - Lập kế hoạch đào tạo công chức - Thực kế hoạch đào tạo công chức - Đánh giá đào tạo công chức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC TẠI... trò đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh, đặc biệt công tác đào tạo cán công chức 2.2 Thực trạng công tác đào tạo công chức tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo - Trước đây, tỉnh chưa quan tâm...  Hình thức đào tạo công chức: - Đào tạo tập trung - Đào tạo bán tập trung - Đào tạo theo kiể vừa học vừa làm - Đào tạo từ xa 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo công chức - Quản

Ngày đăng: 05/02/2018, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w