1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

67 457 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 350 KB

Nội dung

2. Đối tượng nghiên cứu; Toàn bộ công chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang. 3. Phạm vi nghiên cứu; là khoảng thời gian kiến tập tại cơ quan từ ngày 0662016 đến ngày 2662016. Do quỹ thời gian và năng lực còn hạn hẹp, nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở mức khái quát nhất về thực trạng tuyển dụng công chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình. Không gian nghiên cứu diễn ra tại phòng huyện ủy huyện Lâm Bình 4. Phương pháp nghiên cứu; Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:  Phương pháp thu thập thông tin.  Phương pháp phân tích tổng hợp.  Phương pháp thống kê.  Phương pháp điều tra.  Phương pháp phỏng vấn.  Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn. 5. Ý nghĩa của báo cáo; 1. Ý nghĩa về lý luận: đề tài nghiên cứu nhằm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. 2. Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà làm công tác cán bộ hoạch định công tác tuyển dụng công chức cấp huyện. Các giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang 6. Bố cục của báo cáo; Gồm 3 chương: Chương 1: KHÁT QUÁT VỀ HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH TỈNH TUYÊN QUANG chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy

cô giáo trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã tận tình chỉ bảo em trongsuốt quá trình học tập tại trường Các thầy cô đã trang bị cho em không chỉnhững kiến thức chuyên môn mà còn có cả kỹ năng sống để từ đó em có thểvận dụng vào thực tiễn và tự hoàn thiện bản thân mình hơn

Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể anh chị,

cô chú và các bác trong văn phòng huyện ủy huyện huyện Lâm Bình đã tạođiều kiện để em thực tập tại phòng Đặc biệt là Quan Văn Sử, người luôn theosát chỉ bảo và cung cấp cho em những tài liệu bổ ích để em có thể hoàn thànhtốt bài báo cáo của mình

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do thời gian và kiến thức còn hạnhẹp nên bài viết của em không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong

sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể cácbạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tuyên Quang ngày 20 tháng 6 năm 2016

SINH VIÊN

MỤ THỊ CHIÊM

1

Trang 2

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ cán bộ, công chức là gốccủa vấn đề” Vì vậy việc đánh giá một đội ngũ công chức bao gồm nhữngngười có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đứctốt làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm của mình trước công vụ là yêu cầu cấpthiết trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một hành chính trong sạch,vững mạnh Đánh giá tuyển dụng công chức là bước quan trọng để tuyển

Trang 3

chọn được đội ngũ công chức có chất lượng cao, nhưng trong thời gian dochưa được quan tâm đúng mức nên chúng ta chưa phát hiện, tuyển chọn đượcnhững cán bộ, công chức thực sự có đức có tài Để khắc phục những tồn tạihiện nay và đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, vấn đề trước mắt là phải cóchiến lược về con người, trong đó việc tuyển dụng thực sự đã trở thành độnglực cho sự phát triển của xã hội Trong điều kiện cải cách hành chính, hướngtới xây dựng một nền dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hóa thì vấn

đề tuyển dụng và đánh giá công chức ngày càng có ý nghĩa quyết định hơnbao giờ hết mà nó cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn chính

về ý nghĩa to lớn đó nên tôi đã chọn đề tài “đánh giá thực trạng tuyển dụngcông chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang” làm báo cáokiến tập

2 Đối tượng nghiên cứu;

Toàn bộ công chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang

3 Phạm vi nghiên cứu;

là khoảng thời gian kiến tập tại cơ quan từ ngày 06\062016 đến ngày26\062016 Do quỹ thời gian và năng lực còn hạn hẹp, nên đề tài nghiêncứu chỉ giới hạn ở mức khái quát nhất về thực trạng tuyển dụng công chứctại huyện ủy huyện Lâm Bình

Không gian nghiên cứu diễn ra tại phòng huyện ủy huyện Lâm Bình

4 Phương pháp nghiên cứu;

Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập thông tin

 Phương pháp phân tích tổng hợp

 Phương pháp thống kê

 Phương pháp điều tra

 Phương pháp phỏng vấn

Trang 4

 Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.

5 Ý nghĩa của báo cáo;

1.Ý nghĩa về lý luận: đề tài nghiên cứu nhằm hiểu thêm về tầm quan

trọng của việc tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước

2.Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp những luận cứ khoa học giúp các

nhà làm công tác cán bộ hoạch định công tác tuyển dụng công chức cấphuyện Các giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nângcao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức tại huyện ủy huyện Lâm Bình,Tỉnh Tuyên Quang

6 Bố cục của báo cáo;

Trang 5

Cấp chương loại khoản: 3- 757- 340-345

Ngành nghề kinh doanh: hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh

tế tổng hợp

Loại hình kinh tế: đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp

Cơ quan thuế quản lý: chi cục thuế huyện Lâm Bình

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Ngày 28/01/2011, Chính phủ đã có Nghị quyết số 07-NQ/CP về việcđiều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thànhlập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang, là huyện vùng cao, vùng sâu,

Trang 6

xa của tỉnh, trung tâm huyện được đặt tại xã Lăng Can, trên 10 dân tộc anh

em cùng sinh sống xen kẽ ở 75 thôn, bản và trên 30.000 nhân khẩu, trong đódân tộc Tày chiếm trên 60%; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã:Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, ThổBình, Hồng Quang; Huyện có 78.152,17 ha diện tích tự nhiên; trong đó: Đấtsản xuất nông nghiệp 2.444,12ha, đất lâm nghiệp 68.985,15ha, trong đó: đấtrừng sản xuất 15.810,41ha, rừng phòng hộ 48.771,44ha Điều kiện khí hậu vàthổ nhưỡng phù hợp với chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây công nghiệpnhư: chè, lạc, bông, cao su

Huyện Lâm Bình cách trung tâm Thành phố Tuyên Quang 150 km.Địa giới hành chính huyện Lâm Bình: Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh TuyênQuang; Đông Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Tây và Tây Bắc giáphuyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Nam giáp huyệnChiêm Hóa,

1.1.2 Tài nguyên rừng: Huyện có hơn 400 ha rừng mới trồng, chủ yếu

là các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp và cây ăn quả như vải, nhãn, Hiệnnay, đã có một số loại cây mới được đưa vào trồng thí điểm như măng tre Bát

Độ phát triển khá tốt, cho giá trị kinh tế cao Sang đến năm 2013, huyện tiếptục phát động chương trình trồng cây gây rừng, tránh tình trạng đất trống đồitrọc

1.1.3 Tài nguyên nước: là một huyện vùng cao phần lớn diện tích làđồi núi, đất đai khô cằn Vì thế mà lượng nước ở khu vực đặc biệt là một số

xã vùng cao của huyện rất khan hiếm Mùa khô hanh thậm chí không có nước

để dùng, chính quyền địa phương cũng đã tiến hành xây dựng các bể nướcsạch, đồng thời sử dụng nguồn nước một cách hợp lý để đảm bảo nhu cầusinh hoạt của nhân dân

Trang 7

1.1.4 Về kinh tế: tính đến thời điểm cuối năm 2012 Lâm Bình đã cónhiều chuyển biến tích cực Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêuchính đều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao, giá trị tăng trưởng đạt trên 17,5%.Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 43,1%; Thương mại - dịch vụ tăng27,7%; nông, lâm nghiệp tăng 27,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3triệu đồng, tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2010; thu ngân sách trên địa bànđạt xấp xỉ 490 tỷ đồng, trong đó thu thuế và phí đạt 65 tỷ đồng, tăng 25,6 tỷđồng so với năm ngoái Tổng sản lượng quy thóc đạt trên 49 nghìn tấn, tăng3.239 tấn so với năm 2010; lương thực bình quân đầu người đạt 499,7kg/người/năm (tăng 26 kg so với năm ngoái); giá trị hàng hóa xuất khẩu và cótính chất xuất khẩu đạt 9,3 triệu USD Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xâydựng, sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác pháttriển mạnh

1.1.5 Về giáo dục: đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 và

Kế hoạch năm học 2012 – 2013 Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế,dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em… được triểnkhai thực hiện tốt Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảmnghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp người nghèo Đời sống củađồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn29,76% Để có được kết quả đó là do Đảng bộ huyện luôn quán triệt, vậndụng sáng tạo và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đồng thời

tiếp tục triển khai thực hiện“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, năng lực, trình độ, kinh nghiệm chỉ

đạo của đội ngũ cán bộ đã có bước chuyển biến theo hướng cụ thể, sâu sát cơ

sở, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, do đó đã tạo ra bướcphát triển theo hướng bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phầnkinh tế trên địa bàn huyện cùng phát triển

Trang 8

Như vậy, Những thành quả mà huyện Lâm Bình đạt được đến hôm nay

có phần công lao to lớn của Đảng bộ, Chính quyền huyện Lâm Bình, Đảng bộ

đã vạch ra đường lối, chính sách và chỉ đạo đúng đắn để quân và dân huyện

Lâm Bình thực hiện, kế thừa những kết quả đạt được và thực hiện nhiệm vụ

phát triển trên các lĩnh vực trong những năm tới Đảng bộ và Chính quyền,

nhân dân huyện Lâm BÌnh cần phải nỗ lực hơn nữa để đưa nền kinh tế của

huyện Lâm Bình ngày càng giàu mạnh

2.1.1 Cơ cấu tổ chức.

a Sơ đồ tổ chức bộ máy huyện ủy huyện Lâm Bình

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC HUYỆN ỦY

BTV huyện ủy (BT huyện ủy)

Chủ nhiệm

ủy viên UBKT và chuyên

viên

Trang 9

b Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng phòng ban.

* Thường trực Huyện Ủy

phương

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việcthực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy và củahuyện ủy Chuẩn bị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra,

Trang 10

+ Chỉ đạo và điều hành sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể nhân dân để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện thắng lợi các chỉ thị,Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

+ Chỉ đạo giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng bộ, nhất lànhững vấn đề đột xuất nảy sinh giữa 2 kỳ họp của Ban Thường vụ

+ Thay mặt Ban Thường vụ giải quyết những công việc theo sự chỉ đạocủa Tỉnh uỷ, theo Quy chế làm việc của Huyện uỷ và những nội dung kháckhi được Ban Thường vụ uỷ quyền, sau đó báo cáo với Ban Thường vụHuyện uỷ

Cho ý kiến về đánh giá cán bộ, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồidưỡng cán bộ và các trường hợp bổ nhiệm, thuyên chuyển, nghỉ hưu, kỷ luật,miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc diện các cơ quan nhà nước hoặc tổ chứcquần chúng quản lý khi thấy cần thiết theo phân cấp quản lý cán bộ Nhữngtrường hợp phức tạp thì xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy

Cho ý kiến thỏa thuận về chủ trương bổ nhiệm, điều động, thuyênchuyển, nghỉ hưu, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hành chính đối với cán

bộ là cấp trưởng của các đơn vị trực thuộc Tỉnh công tác trên địa bàn (trừ cấp

Trang 11

trưởng của Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà ánnhân dân huyện thuộc quyền của Ban Thường vụ Huyện uỷ) theo Quy địnhphân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Những trường hợp cầnthiết thì xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi báo cáo lên cơ quancấp trên thuộc ngành dọc của đơn vị đó.

Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ viên, Uỷ ban Kiểm tra và các chứcdanh lãnh đạo của chi uỷ, đảng uỷ trực thuộc; chỉ định bổ sung cấp uỷ viêntheo đề nghị của chi uỷ, Đảng uỷ trực thuộc đúng với quy định của Điều lệĐảng

Quyết định nâng lương theo niên hạn và xếp lương chức vụ bầu cử, cử

đi học… đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý và đốivới cán bộ đi học trên đại học, chuyên viên chính Những trường hợp cần thiếtthì xin ý kiến Ban Thường vụ trước khi quyết định

Cho ý kiến về đề nghị xét tặng các loại bằng khen, huân chương, huychương, các danh hiệu vinh dự nhà nước và các danh hiệu thi đua… trước khitrình cơ quan có thẩm quyền quyết định

Chỉ đạo công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe và chính sách cán bộ; tổchức tang lễ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý theo đúng quyđịnh của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ

Thống nhất về chủ trương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luânchuyển cán bộ là cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện; Hiệutrưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, cán

bộ lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp thuộc Huyện

Quyết định việc phân bổ chỉ tiêu biên chế các Ban xây dựng Đảng,Văn phòng Huyện uỷ, UBMTTQ và các đoàn thể thuộc Huyện Cho ý kiến

về phân bổ biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện; các đơn vị

Trang 12

sự nghiệp thuộc Huyện (trừ các trường học)

+ Về an ninh, quốc phòng, đối ngoại:

Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tácnăm của các cơ quan nội chính; nhận xét, đánh giá công tác năm của lãnh đạocác cơ quan: Công an và Quân sự huyện

Cho ý kiến về chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến

an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc

Cho ý kiến về chủ trương giải quyết một số vụ việc, vụ án nghiêmtrọng, phức tạp có liên quan đến an ninh chính trị dân tộc, tôn giáo hoặc còn

có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp, việc khởi tố đối với cán bộthuộc diện Ban Thường vụ quản lý; chỉ đạo xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáocủa công dân liên quan đến cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý vànhững đơn thư khiếu kiện nhiều người ký tên có biểu hiện phức tạp

Cho ý kiến đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý đi côngtác, học tập, tham quan… ở ngoài tỉnh và chủ trương đón tiếp, làm việc vớicác tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến làm việc tại huyện (trừ các tổchức, cá nhân đã có chương trình, dự án đầu tư tại huyện thì UBND huyệnchủ động xử lý)

+ Về kinh tế - xã hội:

Cho ý kiến về chủ trương giải quyết đất các dự án đối với cá nhân và

tổ chức có ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của nhiều đối tượng

xã hội, đến quốc phòng, an ninh trên địa bàn (bao gồm dự án trồng rừng, dự

án khai thác khoáng sản, tài nguyên, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án cóliên quan yếu tố nước ngoài) đảm bảo đúng qui định của pháp luật và nếu xétthấy cần thiết Thường trực huyện uỷ báo cáo và xin ý kiến của Ban Thường

vụ Huyện ủy

Cho ý kiến về việc chia tách thành lập mới các thôn, buôn

Trang 13

Tất cả các nội dung Ban Thường vụ Huyện uỷ uỷ quyền cho Thườngtrực Huyện uỷ giải quyết đều được thông báo cho Thường vụ Huyện uỷ biết,theo dõi tại phiên họp Ban Thường vụ Huyện uỷ gần nhất

 Văn Phòng Huyện Ủy :

Văn phòng Huyện ủy là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếpThường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sựquản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy

+ Chức năng:

Văn phòng Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng củaHuyện uỷ, có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ,Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điềuhành công việc lãnh đạo của huyện uỷ; Đồng thời Văn phòng huyện uỷ làtrung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ

+ Nhiệm vụ:

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Thường trực, BanThường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện theo định kỳ, tuần, tháng, quý,năm, nhiệm kỳ cấp ủy và các kế hoạch giải quyết công việc đột xuất của cấp

ủy trình Thường trực Huyện ủy phê duyệt triển khai thực hiện

.Tổng hợp thông tin trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphòng và xây dựng hệ thống chính trị, từ đó tham mưu giúp Ban thường vụ,Ban chấp hành ban hành văn bản chỉ đạo Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc vàkiểm tra việc thực hiện của các đơn vị cơ sở

Chuẩn bị các loại văn bản phục vụ hội nghị Thường trực, Banthường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện và phục vụ các chương trình làmviệc của Bí thư, phó Bí thư Huyện ủy

Giúp Thường trực, Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ huyện

Trang 14

trong mối quan hệ công tác giữa Huyện ủy với Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ, hướng dẫn,chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về công tác văn thư, lưu trữ đối với Vănphòng cấp ủy của các cơ sở Đảng trực thuộc

Giúp Thường trực Huyện ủy tiếp dân và giải quyết đơn thư, kiếnnghị cuả tổ chức, công dân

Quản lý tài chính Đảng, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơquan Huyện ủy được đầu tư từ ngân sách Đảng; quản lý ngân sách Đảng chicho hoạt động của các cơ sở Đảng trực thuộc theo quy định của Trung ương

và Tinh

Bảo đảm an ninh, trật tự nội vụ của cơ quan Huyện ủy

.Thừa lệnh ký các văn bản chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy khiđược Thường trực, Ban thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Huyện ủy giaonhiệm vụ

* Ban tổ chức Huyện Ủy

- Chức năng và nhiệm vụ:

+ Chức năng

Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là banthường vụ, thường trực huyện uỷ về công tác tổ chức xây dựng Đảng gồm: tổchức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị tronghuyện

Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảngviên, bảo vệ chính trị nội bộ của huyện uỷ

+ Nhiệm vụ

* Nghiên cứu, đề xuất:

Trang 15

Chuẩn bị hoặc giam gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết,quyết định, chỉ thị, quy định của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ về côngtác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

Xây dựng các đề án về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảngviên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng thuộc thẩm quyền quyết định của banthường vụ, huyện uỷ

Tham mưu về công tác cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ,huyện uỷ quản lý; quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động củacác cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyệntheo phân cấp quản lý

Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng

* Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

Công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệchính trị nội bộ, thi hành Điều lệ Đảng đối với các cấp uỷ cơ sở trực thuộchuyện uỷ; các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội huyện

Nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộcho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc huyệnuỷ

Công tác phát triển đảng viên; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viênchức thuộc khối đảng - đoàn thể, đảng viên; giới thiệu sinh hoạt đảng; giảiquyết khiếu nại xoá tên đảng viên và vấn đề đảng tịch cho đảng viên

* Thẩm định, thẩm tra:

Các đề án, văn bản về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảngviên, bảo vệ chính trị nội bộ của cấp uỷ cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện uỷ trước khi trình banthường vụ, huyện uỷ

Trang 16

Thẩm định và trình thường trực huyện uỷ, ban thường vụ về nhân sự

dự kiến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiệnchính sách cán bộ theo phân cấp quản lý và danh sách kết nạp đảng viên

Thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên

có vấn đề về chính trị theo quy định

Thẩm định hồ sơ xoá tên trong danh sách đảng viên ra khỏi đảng Tham gia thẩm định đề án, văn bản về tổ chức, cán bộ, công chức,viên chức của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các phòng, ban, ngànhcủa huyện

Các ban đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấphuyện hướng dẫn xây dựng và kiểm tra, giám sát thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy của các cấp uỷ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội cấp xã

* Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện ủy giao:

Cụ thể hoá và triển khai các văn bản của cấp trên, của huyện uỷ vàban thường vụ huyện uỷ về công tác tác tổ chức, cán bộ, công chức, viênchức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ Thực hiện chế độ, chính sách đối vớicán bộ, công chức thuộc diện huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ quản lý; cán

Trang 17

bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội huyện Phối hợp với ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán

bộ huyện thực hiện việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức,viên chức theo quy định

Tham mưu, giải quyết các vấn đề về đảng tịch Quản lý hồ sơ cán bộ,công chức diện ban thường vụ, huyện uỷ quản lý; quản lý hồ sơ cán bộ, côngchức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định

Được cử cán bộ, công chức dự các phiên họp bàn về công tác xâydựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên,bảo vệ chính trị nội bộ của các ban đảng, cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan cóliên quan

Thực hiện công tác thống kê cơ bản về công tác xây dựng chi bộ, đảngbộ; về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối đảng vàđoàn thể của huyện

Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng của huyệnuỷ

Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷgiao

- Ban tuyên giáo Huyện Ủy

* Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng:

Ban tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ Lắk, có

chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết về công tác tư tưởng, vănhoá, khoa giáo, lịch sử đảng

Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư tưởng, chính trị,công tác tuyên giáo của Huyện uỷ

Nhiệm vụ:

Trang 18

+ Nghiên cứu, đề xuất:

Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp phân tích tình hình tư tưởng trong cán

bộ, đảng viên và nhân dân; tham mưu Huyện uỷ dự báo những diễn biến, xuhướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo kiến nghị với Huyện uỷphương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết

Tham gia nghiên cứu, chuẩn bị các đề án, chỉ thị, nghị quyết, quyếtđịnh, quy định của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác tư tưởng,tuyên giáo, biên soạn lịch sử đảng huyện

Tham mưu và tham gia tổng kết, đánh giá hoạt động thực tiễn, nghiêncứu, đề xuất phương hướng, chính sách, cơ chế, giải pháp thuộc lĩnh vựctuyên giáo

.Tham mưu Huyện uỷ tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyếtcủa Trung ương, của Thành uỷ và của Huyện uỷ trên lĩnh vực tuyên giáo

Tham mưu giúp Huyện uỷ chỉ đạo, hướng dẫn các chi, đảng bộ trựcthuộc, các ngành đoàn thể của huyện quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉthị, nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ và Huyện uỷ

+ Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn kiểm tra, giám sát:

Tham mưu Huyện uỷ tổ chức sưu tầm tư liệu và biên soạn lịch sửĐảng bộ huyện; tham mưu Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ hướngdẫn các ngành, đoàn thể, xã, thị trấn và đơn vị cơ sở triển khai việc biên soạnlịch sử, truyền thống của từng đơn vị theo sự chỉ đạo của Huyện uỷ và hướngdẫn của Ban Tuyên giáo Thành uỷ

.Tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của địaphương trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện

Giúp Huyện ủy định hướng và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế, dân số - kếhoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em,…Tổ chức giao ban định kỳ về

Trang 19

công tác tư tưởng – văn hoá, công tác dư luận xã hội, công tác khoa giáo vớicác phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, với cấp ủy và tuyên giáo cơ sở đểtriển khai công tác chuyên môn, nắm tình hình và phối hợp giải quyết nhữngvấn đề nảy sinh trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, khoa giáo của huyện.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tuyên giáo Huyện

uỷ, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Tuyên giáo Thành uỷ

Thực hiện nhiệm vụ đột xuất do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, BanThường vụ Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Thành uỷ giao cho

* Ban kiểm tra Huyện Ủy

- Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng :

Chức năng, tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy:

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên tráchcủa Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều

lệ Đảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ươngĐảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện vàlãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luậttrong toàn Đảng bộ huyện

Ủy ban kiểm tra Huyện ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu,gồm một số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện và một số đồng chíngoài Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy

Trang 20

do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểmtra; các phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ủy ban Kiểm traHuyện ủy bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; các thành viên Ủyban Kiểm tra, chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủyđược Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn y Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm làtập thể thường trực của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Ủy ban Kiểm tra Huyện

ủy phân công một đồng chí phó Chủ nhiệm Thường trực

Tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Thường

vụ Huyện ủy quyết định

Nhiệm vụ

+Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy:

Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra,giám sát nhiệm kỳ, hàng năm, 6 tháng, quý; chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết côngtác kiểm tra, giám sát; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn Đảng

bộ huyện

.Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật trong Đảng theo Điều 32 Điều lệ Đảng, theo quy định của BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và chịu

sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Ban Chấp hành Đảng bộhuyện và Ban Thường vụ Huyện ủy giao

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được cử đại diện là thành viên Ủy banKiểm tra Huyện ủy dự các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủytrực thuộc huyện, các ban ngành đoàn thể huyện để thực hiện nhiệm vụ kiểmtra, giám sát do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quy định

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được sử dụng công khai các phương tiệnnhư máy ghi hình, ghi âm và các phương tiện kỹ thuật khác để lưu trữ các tư

Trang 21

liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và xem xét xử lý kỷ luậttrong Đảng bộ huyện.

Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy

có quyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tàiliệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầucác tổ chức đảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát; khicần thiết có quyền trưng dụng một số cán bộ, chuyên viên của các Ban xâydựng Đảng, các cơ quan và các ngành liên quan trong huyện để phục vụ côngtác kiểm tra, giám sát sau khi đã thống nhất với lãnh đạo của các cơ quan liênquan

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có những quyết địnhhoặc việc làm có dấu hiệu sai trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vi phạmphẩm chất đạo đức của đảng viên sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín và sựlãnh đạo của Đảng thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được quyền yêu cầu cấp raquyết định hoặc có việc làm sai trái đó tạm đình chỉ những việc đang làm;đồng thời báo cáo kịp thời Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định

Qua công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đề nghịBan Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy thi hành kỷ luật,thay đổi hình thức kỷ luật đối với đảng viên theo thẩm quyền; yêu cầu tổ chức

và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật về chínhquyền và đoàn thể đối với đảng viên; nếu tổ chức và cá nhân có thẩm quyềnthi hành kỷ luật không thực hiện thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy báo cáo BanChấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết và kiến nghịxem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đó

Khi được mời, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra do Thường trực Ủy banKiểm tra Huyện ủy phân công được dự họp với Ban Thường vụ Huyện ủy bàn

Trang 22

về công tác kiểm tra, giám sát, công tác xây dựng Đảng và các công tác cóliên quan đến công tác kiểm tra, giám sát.

Phối hợp với các Ban xây dựng Đảng Huyện ủy giúp Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng phương hướng, nhiệm

vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; tổ chức lực lượng để tiến hànhkiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên theo điều 30 Điều lệĐảng Đồng thời tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, BanThường vụ Huyện ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trongĐảng, về những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng,trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết thống nhấttrong Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, phòng ngừa vi phạm kỷ luật của

- Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và Nội quy làm việc của

cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện Ủy; hướng dẫn Ủy ban Kiểm tra các Đảng

ủy về tổ chức bộ máy; cùng Ban Tổ chức Huyện ủy quản lý cán bộ của ngành

Trang 23

.Chủ động phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy

và các cơ quan liên quan giúp Huyện ủy giám sát việc chấp hành quy chế làmviệc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy

* Ban dân vận Huyện Ủy

Chức năng và nhiệm vụ

+ Chức năng

Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác vậnđộng quần chúng của Đảng; có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Huyện ủychỉ đạo, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy vàHuyện ủy về công tác dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc và người Hoa trênđịa bàn huyện

+ Nhiệm vụ:

Phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyệnđến cơ sở nắm bắt tình hình diễn biến trong các đối tượng quần chúng; kiểmtra, giám sát các ngành, các đoàn thể, các tổ chức cơ sở Đảng trong việc thựchiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; đề xuất những chủtrương, biện pháp chỉ đạo của Huyện ủy đối với công tác vận động quầnchúng

Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy thực hiện công tác xâydựng Đảng trong khối đoàn thể huyện; tham gia ý kiến trong việc tuyển chọn,

bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong hệ thống dân vận

Hàng năm tổ chức, hướng dẫn nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ

Trang 24

và phương pháp công tác dân vận cho cấp ủy các Chi, Đảng bộ cơ sở và các

tổ chức quần chúng

 Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

- Chức năng và nhiệm vụ

+ chức năng :

Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp

uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thườngxuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồidưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viêntrong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đốitượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương

Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chươngtrình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xâydựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

Trang 25

hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộchính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảngviên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáo

.Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạocủa cấp uỷ, chính quyền địa phương

Trang 26

chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

1.1 Khái niệm và vai trò

1.1.1 Khái niệm

a Khái niệm nguồn nhân lực

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:

Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”

Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngườibao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân Như vậy, ởđây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốnvật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên

Theo tổ chức lao động quốc tế thì: “Nguồn nhân lực của một quốc gia

là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sảnxuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nguồnnhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, lànguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độtuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn

bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố

về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số

Trang 27

trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động nguồn nhân lực đượcbiểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổilao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thểhuy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn,kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động Nguồn lao động là tổng

số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặcđang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểu trên haimặt: số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm này, có một số đượctính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Nhữngngười không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức lànhững người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi laođộng quy định nhưng đang đi học…

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị

có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộlực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống vàkinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng

để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại vàtương lai của đất nước

Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừanhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăngtrưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vựccũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứngđược những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thờiđại

Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năngtham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xãhội

Chuyên viên

Trang 28

Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội làkhả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhómdân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Với cách hiểu này nguồnnhân lực tương đương với nguồn lao động.

Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người

cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất vàtinh thần được huy động vào quá trình lao động Với cách hiểu này nguồnnhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng Sốlượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độtăng nguồn nhân lực Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô

và tốc độ tăng dân số Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thìdẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Tuynhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời giannhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng laođộng)

Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con ngườiđóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó,hướng nó tới mục tiêu nhất định Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần

là số lượng lao động đó có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể cácyếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc tất

cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và đượcđánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động Ngoài ra, khi xem xétnguồn nhân lực, cơ cấu của lao động, bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấungành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng

Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượngnguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật

Trang 29

chất và tinh thần cho xã hội Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu

sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sửdụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng Một quốcgia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữacác ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thìlực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực đểphát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển

b.Khái niệm tuyển dụng

Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi vì: vớibất kỳ tổ chức nào Để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốttrình độ chuyên môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng.tuyển dụng giúp những nhà quản lý có thể lựa chọn được người phù hợp vớitừng vị trí trong tổ chức Có thể khẳng định đây chính là tiền đề, là nền tảngcho sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào Có rất nhiều khái niệm khác nhau vềtuyển dụng:

Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đạihọc Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “tuyển dụng lao động là một quá trìnhthu hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồmcác khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng và đánh giá”

Nếu cho rằng tuyển dụng giống như quan điểm của trường ĐH Quản lýkinh doanh Hà nội thì phải chăng là quá rộng vì nó bao gồm cả công tác bố trí

và đánh giá nhân lực, nhưng thử đưa ra một cách định nghĩa khác theo quanđiểm của giảng viên trường ĐH Thương mại: “tuyển dụng nhân sự là quátrình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của doanhnghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong một giai đoạn nhất định”

Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theomột cách khác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người

Trang 30

có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước.tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩnđiều kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên cóảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phảituân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình

thức đến nội dung thi tuyển Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số

117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, côngchức trong các cơ quan nhà nước thì “ tuyển dụng là việc tuyển người vào làmviệc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.”

Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người đượctuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự Và quà trình tuyển dụng bao gồm cácgiai đoạn sau:

* Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức

* Thu hút người lao động tham gia dự tuyển

* Tuyển chọn ra những người đáp ứng đươc các yêu cầu do tổ chức đặtra

* Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ

* Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức Theo từ điển giải thích thuật ngữ Hành chính thì “Tuyển dụng cán bộcông chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quảcủa kì thi tuyển

Cũng theo từ điền này thì các căn cứ của công tác tuyển dụng Cán bộcông chức là:

* Nhu cầu công việc

* Vị trí công tác của chức danh công chức trong cơ quan tổ chức cầntuyển dụng

* Chỉ tiêu biên chế được giao

Trang 31

* Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của ngườiđược tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu vềtrình độ nghiệp vụ (đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ)

* Phải thi tuyển và phải trúng tuyển

Nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu mộtcách chung nhất: “tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựachọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức”

c Khái niệm tuyển mộ

Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng laođộng xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía mình để các nhàtuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tạimột vị trí nào đó trong tổ chức

Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trìnhtuyển chọn cũng như đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức Bên cạnh

đó, tuyển mộ còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhânlực như: đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động; đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động…

d.Khái niệm tuyển chọn

Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnhkhác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm ra được những ngườiphù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trongquá trình tuyển mộ Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đãđược đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiệncông việc

Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quảntrị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất,giúp cho tổ chức tìm được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát

Trang 32

triển của tổ chức trong tương lai Đồng thời tuyển chọn tốt cũng sẽ giúp cho

tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng nhưtránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc

Để tuyển chọn đạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển chọn phùhợp, các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin mộtcách khoa học

e Khái niệm cán bộ, công chức

Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4 số22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:

 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương( sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở Trung ương , cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn

vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Công sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệpcông lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật

Trang 33

1.1.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực

a Vai trò của TDNL đối với xã hội

Đối với xã hội, hoạt động TDNL tốt sẽ giúp xã hội sử dụng hợp lý tối

đa hóa nguồn nhân lực Như đã biết, nước ta là một nước có nguồn nhân lựcdồi dào (dân số đứng thứ hai trong khu vực ĐNA) Vì vậy, biết cách sử dụngtối đa hóa nguồn nhân lực thì không chỉ có lợi cho tổ chức, cho người laođộng mà còn tác động rất lớn đến xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh

mẽ

Vốn dĩ nước ta là một nước đông dân, được coi là nước có dân số vàng.Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp, dân số phần lớn là nông dân,trình độ học vấn thấp, thông qua quá trình đào tạo, người lao động được cungcấp thêm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… để có thể thamgia tuyển dụng và lựa chọn công việc phù hợp với mình Như vậy, có thể nóirằng TDNL sẽ là đầu ra của đào tạo Thông qua đào tạo, sự chênh lệch giữatầng lớp trí thức và nông dân trong xã hội ngày một thu hẹp lại

Mặt khác, TDNL sẽ giúp giải quyết được vấn đề việc làm trong xã hội,

tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, đồngthời, nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.TDNL sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh

b.Vai trò của TDNL đối với tổ chức

Đối với tổ chức, TDNL được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắnglợi của bất kỳ tổ chức nào bởi vì mọi hoạt động là do con người thực hiện vàcon người chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổ chức khi đáp ứng đượcnhu cầu công việc

TDNL thành công giúp cho tổ chức tránh được những rủi ro như: tuyểnlại, tuyển mới, sa thải…

TDNL cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động

Ngày đăng: 27/09/2016, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Thị Kim Dung, (2009) “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê
2. Ths. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên), (2010), “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: Ths. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
4. Quốc Hội khóa XII, (2011), “Luật viên chức, luật CBCC”, Nhà xuất bản Lao Động – TS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật viên chức, luật CBCC
Tác giả: Quốc Hội khóa XII
Nhà XB: Nhà xuất bảnLao Động – TS
Năm: 2011
5. Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
3. Nghị định số 24 /2010/NĐ – CP của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 độ tuổi - THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 2.1 độ tuổi (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w