Phần I: Khái quát chung về công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi1.Một số khái niệm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi1.1Khái niệm người cao tuổiCó rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ... lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là
Trang 1Đề tài: Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Ba Vì-Hà Nội
MỞ ĐẦU
Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi( NCT) tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh Số NCT tăng lên do thành quả của công tác DS-KHHGĐ, số trẻ em giảm đi cùng với những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội Số NCT tăng là thành tựu của sự phát triển nhưng cũng đang đặt ra khó khăn, thách thức Với xã hội già hóa, thành phần cơ cấu kinh tế, dịch vụ chăm sóc sẽ phải thay đổi cho thích ứng Tuy nhiên, Việt Nam là nước vừa thoát "nghèo", lại chưa kịp chuẩn bị cho một xã hội già hóa là một thách thức rất lớn với chúng
ta trong giai đoạn tới Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT sắp tới là vấn đề rất lớn
Do quá trình lão hoá, sức đề kháng và khả năng tự điều chỉnh của người cao tuổi (NCT) giảm dần, cộng với sự hấp thụ dinh dưỡng, dự trữ năng lượng kém là những điều kiện làm cho bệnh tật dễ phát sinh, phát triển nặng lên Bệnh lý của NCT thường là đợt cấp của bệnh mạn tính, tính chất đa bệnh lý và âm thầm làm cho khó chẩn đoán và phát hiện, khả
năng phục hồi kém…Vì vậy, nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị tích cực, kịp thời
có thể dễ dẫn đến tình trạng sức khoẻ giảm sút và tử vong
Hạn chế quá trình lão hoá và bệnh tật cho NCT, nhằm kéo dài cuộc sống khoẻ mạnh, hữu ích là ước vọng ngàn đời của con người Điều này phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là dự
phòng, chăm sóc sức khoẻ (CSSK), nâng cao sức đề kháng cho NCT Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi Người cao tuổi cần được tôn trọng, chăm sóc để tạo mọi điều kiện cho họ có điều kiện tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ được góp phần xây dựng xã hội mới Một trong những khó khăn mà người ngưòi cao tuổi gặp phải đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ
vì vậy tôi chọn đề tài: " Thực trạng Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã
hội IV Ba Vì –Hà Nội”làm đề tài tiểu luận môn CTXH với NCT
Phần I: Khái quát chung về công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.Một số khái niệm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.1Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi
-Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
Trang 2-Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất
cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”
-Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên
-Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau
-Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội
1.2 Khái niệm về sức khỏe và Khái niệm về chăm sóc sức khỏe
1.2.1 Khái niệm về sức khỏe
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế"
Dựa vào định nghĩa trên thì sức khoẻ được cho là bao gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn thể chất Để hoàn thiện khái niệm về sức khoẻ, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương quan giữa tinh thần và thể chất Do đó chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn cho định nghĩa về sức khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”
1.2.2 Khái niệm về chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ, trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là:
- Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mức độ khác
nhau Chính vì vậy không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được
- Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng ( người bệnh) thường không thể hoàn
toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng ( cơ sở y tế) Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không
Trang 3được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh (mua) Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp để lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính
1.3 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nhu cầu là một khái niệm mang tính khách quan, có thể được hiểu là những thiếu hụt về một vấn đề nào đó Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là người bệnh thực sự mắc bệnh hoặc cần CSSK, cần được sử dụng các DVYT thích hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe đó Nhu cầu hàng đầu đối với CSSK là phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh kịp thời để tránh hoặc kéo dài thời gian chuyển sang mạn tính, di chứng Thực hiện công tác phục hồi chức năng, điều dưỡng, chăm sóc cả tinh thần và thể chất nhằm giúp người bệnh hòa nhập trở lại với sinh hoạt bình thường của cộng đồng xã hội
Chăm sóc sức khỏe cho NCT là ph ng, chống sự già hóa quá sớm, đề ph ng và chữa trị các bệnh tuổi già sinh ra bằng nhiều biện pháp khác nhau qua đó nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe (về cả thể xác lẫn tinh thần), giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già Nhu cầu CSSK ở NCT khác với những nhóm tuổi khác Các nhu cầu chăm sóc của NCT gồm: CSSK tâm thần, tâm lý, phục hồi về thính lực và thị lực, chăm sóc vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và an toàn, phục hồi chức năng, nhà ở, môi trường sống và phò ng, chống giảm các yếu tố nguy cơ Nhu cầu CSSK là những yêu cầu cấp thiết của NCT không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà c n phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở CSSK của từng người
Ở nhiều nước trên thế giới, việc chăm sóc NCT chủ yếu là do cá nhân NCT hoặc những người chăm sóc không chính thức gồm người thân, bạn bè và làng xóm (chủ yếu là phụ nữ) Ngay cả khi đã có các dịch vụ chăm sóc chính thức phù hợp thì chăm sóc không chính thức vẫn đóng vai trò chủ đạo
Ở Việt Nam, nhu cầu CSSK của người cao tuổi là rất lớn (chiếm 84,4%) trong khi điều kiện tự thân của người cao tuổi c òn rất hạn chế Tình trạng NCT sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao (14%), trong đó NCT nữ cô đơn cao gấp 5,44 lần so với NCT nam; phụ nữ cao
Trang 4tuổi sống ly hôn, ly thân gấp 2,2 lần so với nam giới Việc phải sống một mình là điều kiện rất bất lợi đối với NCT, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở NCT không chỉ là đơn thuần là những chăm sóc hằng ngày như nuôi dưỡng, chăm sóc khi ốm đau, NCT c n có nhu cầu rất cao đó là được chăm sóc về tinh thần Theo Nguyễn Đình Cử, về mặt tinh thần, có 13% NCT gặp trắc trở, 60% thấy bình thường, chỉ có 20% cảm thấy thoải mái Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia đình nhiều thế hệ bắt đầu có xu hướng chuyển thành gia đình hạt nhân Hiện tượng này thường gặp ở khu vực thành thị, nhưng hiện tại cũng đã trở nên phổ biến ở khu vực nông thôn Mặt khác, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, người dân sống ở vùng nông thôn có xu hướng di dân vào thành phố để tìm kiếm việc làm đặc biệt là những thanh niên trẻ làm quy mô gia đình giảm, phụ nữ trở thành lao động chính, dẫn tới
sự hỗ trợ từ phía gia đình trong CSSK NCT là rất hạn chế Đây là một gánh nặng đối với NCT
và làm cho nhu cầu chăm sóc về tinh thần của NCT từ con cái không được đáp ứng như mong đợi Vì vậy, nhà nước, gia đình, cộng đồng cần quan tâm hơn nữa, cải thiện đời sống vật chất của NCT nhưng đồng thời phải chăm sóc hơn về mặt tinh thần thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực như giáo dục cho con cháu biết quan tâm, kính trọng ông bà, cha mẹ, xây dựng mô hình CSSK toàn diện cho NCT, đảm bảo cho NCT được chăm sóc tốt hơn ngay tại nơi họ sinh sống
2 Tổng quan chung về vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
2.1 Sơ lược về thực trạng người cao tuổi ở Viêt Nam
Hiện nay, ước tính NCT ở Việt Nam khoảng 10 triệu người Dự báo vào năm 2050, số NCT sẽ tăng lên 32 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới Điều này sẽ tạo
ra những thách thức rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của quốc gia
và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT
Chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, Việt Nam đang nằm trong tốp
5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới
Trang 5cho thấy, thời gian quá độ chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ có 15 năm Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết: Già hóa dân số nhanh sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như hệ thống an sinh xã hội, việc làm, tuổi nghỉ hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống… và đặc biệt là hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe Theo kết quả Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011, hơn 60% NCT cho biết tình trạng sức khỏe là yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc Các bệnh mạn tính thường gặp ở NCT là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời
Nhiều NCT đang phải đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mãn tính Trung bình mỗi NCT mắc 3 bệnh, trong đó chủ yếu là bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời Họ cũng phải đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và chi phí điều trị lớn Trong khi đó, khoảng 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội khiến cơ hội điều trị càng khó khăn
Với thực trạng bệnh tật như trên, nhưng NCT chưa có các biện pháp phòng ngừa, quản lý bệnh tật Phần lớn, họ chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, đến năm 2014, tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ chỉ là 27,5% Hiện nay có khoảng 60% NCT tham gia bảo hiểm y tế, nghĩa là 40% còn lại sẽ phải chi trả hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh, trong khi chi phí khám chữa bệnh đang ngày một tăng
Để ứng phó với một xã hội già hóa, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025” Mục tiêu của Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Đối tượng thụ hưởng là NCT, gia đình có NCT và đối tượng tác động là các cấp
ủy Đảng, chính quyền và ban ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực
Trang 6hiện Đề án; cộng đồng NCT sinh sống.
Đề án được triển khai trên toàn quốc, gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tập trung triển khai ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ NCT cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; NCT có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn Đề án được thực hiện từ năm 2017 đến 2025 và chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2017 – 2020 tập trung chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng Giai đoạn 2, từ năm 2021 - 2025 sẽ tổng kết giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của Đề án đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT… Với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng nhiều thì những biện pháp trợ giúp tích cực, hiệu quả sẽ góp phần để người cao tuổi “sống vui, sống khỏe”, là tấm gương cho con cháu học tập, noi theo
2.2 Các quy định, chính sách liên quan chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Hiện nay, xu hướng già hoá dân số đang là một thách thức không nhỏ đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho một số lượng lớn người cao tuổi trong cộng đồng
Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK NCT, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền Điều này đã được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc người cao tuổi
Từ năm 1946, Điều 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hò a đã khẳng định
“Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ” Qua các lần sửa
đổi, bổ sung, các bản Hiến pháp vẫn kế thừa và phát triển những quy định đó Điều 64, Hiến
pháp năm 1992 quy định “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” Điều
67 cũng ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và
xã hội giúp đỡ”.
Trang 7Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó tại Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe NCT, tại điều Điều 41 ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình".
Ngay sau khi nhận được Nghị quyết 45/106 ngày 26/8/1991 về việc lấy ngày 01 tháng 10
hàng năm là ngày quốc tế NCT của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 01/10/1991 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Chủ tịch nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng như đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc Lời kêu gọi đã khẳng
định “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng và nhà nước ta ”.
Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về chăm sóc NCT yêu cầu các cấp, các ngành [3]: “Việc chăm sóc đời sống vật chất
và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ”; “Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi ”.
Luật NCT (số 39/2010/QH12) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2010
[48] Luật quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên Luật NCT đã thể hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, NCT sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ
80 tuổi trở lên Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao tuổi Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà NCT sử dụng với mức miễn, giảm nhất định Cũng theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết Các cơ quan nhà nước cũng
Trang 8có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để NCT phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh
Không chỉ có Luật NCT quy định về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, Việt Nam c ò n có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động,
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đều có các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi
Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của NCT vừa là nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn xã hội Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mặc dù chưa thực sự được toàn diện nhưng những văn bản, chính sách trên cũng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Và chính nội dung của những chính sách, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh của Nhà nước, của công tác xã hội đã tạo nên một môi trường pháp
lý hành chính bắt đầu cho sự nghiệp chăm sóc người cao tuổi
Không những thế, việc Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc người cao tuổi còn thể hiện rõ không chỉ qua Đề án mới đây nhất là Đề án 32 của Chính phủ về “Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020”, trong đó có đề cập đến vấn đề chăm sóc, hỗ trợ NCT với mô hình Trung tâm Công tác xã hội chăm sóc NCT theo mô hình xã hội hóa mà còn qua Quyết định 1781 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020” với mục tiêu là phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Song song với các Đề án, Chương trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn có các Thông tư về việc: “Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” trong đó đề cập đến vấn đề tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi Khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi
Phần II: Thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm TRung tâm BTXH IV,Ba Vì-Hà Nội
1.Đặc điểm tình hình TRung tâm BTXH IV,Ba Vì-Hà Nội
Trang 91.1 Lịch sử thành lập của Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:
Trung tâm bảo trợ xã hội IV - thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội được thành lập tháng 10 năm 1984, đáp ứng yêu cầu công tác xã hội của Thành phố nhằm từng bước giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, kiếm sống, trẻ lang thang đường phố và các đối tượng xã hội khác để đảm bảo trật tự mỹ quan văn minh đô thị Trung tâm là một cơ sở bảo trợ xã hội của Thành phố Hà Nội, đặt trụ sở chính trên địa phận huyện Ba Vì, vùng đồi gò, bán sơn địa, với diện tích 2,4 ha, cách Trung tâm thị trấn Tây Đằng 2km và cách thủ đô 60km về phía tây, có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, gần các cơ quan đảng, chính quyền, công an, quân đội và bệnh viện Ba Vì, bệnh viện Sơn Tây, Có hệ thống cây xanh, môi trường sinh thái trong sạch Ngoài ra, cơ sở 2 của Trung tâm đặt tại xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây với diện tích 5 ha, cách thị xã Sơn Tây 12km, có đường giao thông thuận tiện đi lại, có nhiều cây xanh thoáng mát Đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trẻ, khoẻ, trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có truyền thống tốt đẹp trong suốt 25 năm qua và được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội, các cơ quan của Thành phố, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm thường xuyên quan tâm giúp đỡ
về cơ sở vật chất: Trung tâm có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống nhà nuôi dưỡng các đối tượng được xây dựng kết cấu tốt, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp ừong mùa đông, có hệ thống cưng cấp nước sạch, nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ, khu vệ sinh khép kín, có các tủ chuyên dừng bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Các phòng ở được trang bị giường, tủ, quạt điện, các dãy nhà có
Trang 10-10-động, chăn nuôi trồng trọt, hướng nghiệp dạy nghề cho các nhóm đối tượng xã hội
1.2 Những vấn đề liên quan đến nct tại Trung tâm:
Đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài Trung tâm có những chính sách quản lý và chăm sóc như sau:
+ Trợ cấp xã hội: Từ nguồn trợ cấp xã hội của Nhà nước với mức 300.000 đồng/tháng cho nuôi dưỡng vật chất đối với mỗi đối tượng xã hội, 50.000 đồng/tháng chi tiêu đồ dùng sinh hoạt cá nhân
+ Quản lý: quản lý tập trung với những đối tượng xã hội khác, sắp xếp chỗ ở hỗn hợp
với những đối tượng người già lang thang xin ăn, người khuyết tật,
+ Nuôi dưỡng: Chế độ ăn 3 bữa/ngày, mức 10.000 đồng/ngày với mỗi đối tượng xã hội Thức ăn chính chủ yếu là cơm, canh, rau, đậu và thịt, cá,
+ Chăm sóc sức khoẻ: Trung tâm có phòng y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho tất cả các đối tượng xã hội trong Trung tâm, tuy nhiên phòng y tế chỉ cung cấp thuốc và cứu chữa những bệnh thông thường như: sốt, cảm cúm, sơ cứu các vết thương do tai nạn lao động, Phòng y tế chưa có dịch vụ khám chữa bệnh thường kỳ cho người già cô đơn được nuôi dưỡng lâu dài, chưa có dịch vụ khám chữa và xét nghiệm HIV, cũng như các bệnh hiểm nghèo khác Phòng y tế cũng chưa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các đối tượng xã hội tại Trung tâm
+ Hoạt động khác: về lao động, Trung tâm khuyến khích những đối tượng người già còn
khả năng lao động tham gia lao động, tăng gia sản xuất như: trồng rau, chăn nuôi lợn và cá,
quét dọn vệ sinh, tu sửa trang trại, về mặt giải trí, mỗi dãy phòng được bố trí một phòng
xem tivi và đọc báo tập trung, mở theo giờ để phục vụ người già
Đối với vấn đề quan hệ của người già cô đơn, mặc dù nhân viên cơ sở chưa có những hoạt động cụ thể tác động đến lĩnh vực này, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở luôn quan tâm theo dõi, hỏi thăm các đối tượng người già và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, bất hoà nảy sinh trong các mối quan hệ của nhóm đối tượng này
2.Thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:
2.1 Tình chăm sóc sức khỏe nct
2.1.1 Sức khỏe và tình hình bệnh tật ở người cao tuổi
Sức khỏe của người cao tuổi những năm gần đây có khá hơn trước, nhưng theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, trong đó tuổi càng tăng thì tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe yếu càng cao, số bệnh mắc phải càng lớn Khả năng tham gia lao động ở NCT nữ cao hơn
so với NCT nam nhưng khả năng tự phục vụ ở NCT nữ kém hơn so với NCT nam, chỉ có một số lượng nhỏ NCT không tự phục vụ, cần được sự chăm sóc của người thân Trung bình NCT mắc 1,79 bệnh, thấp hơn tỷ lệ bệnh tật trung bình hiện nay Những căn bệnh phổ