1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ MIỀN NAM 1954 1975 LÀ THƠ CỦA NHỮNG CÁI KHÁC

38 801 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

. Khái niệm cái khác Theo Đỗ Lai Thúy, “Thơ, trước kia là một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt, không bình thường so với văn xuôi, nhất là với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi thế, thơ, tựthân nó, đã là một cái Khác. Cái Khác này đồng nghĩa với cái tiểu ngạch (nhỏ, lẻ, phụ), cho nên luôn có nguy cơ bị cái chính ngạch (to lớn, đồng bộ, chính thức) đồng hóa. Cho nên, cái Khác, một mặt phải chống lại sức hút của quyền lực trung tâm của cái chính thống và chính thức để bảo vệ sự tồn tại độc lập của mình. Mặt khác, nó phải chống lại chính bản thân nó. Bởi lẽ, cái Khác, sau một thời gian bị nghi kị, ghẻ lạnh, bắt đầu được chấp nhận, rồi quảng diễn ra đại chúng, thì đã trở thành quen mòn, không còn là khác nữa. Vì thế, để bảo vệ mình mãi là một cái Khác, thơ trong tiến trình của nó, phải luôn luôn đổi khác. Thơ Việt, mỗi lần đổi khác, ngoài sự tự thân vận động của nó, bao giờ cũng phải có sự trợ lực, nhiều khi là cú hích quyết liệt, của các yếu tố bên ngoài. Thơ Việt, bởi vậy, luôn là sự lai ghép. Nó lớn lên bằng những yếu tố ngoại sinh, tức cái Khác của cái Khác”. Như vậy, bản thân Thơ đã là một cái khác trong dòng chảy chung của thể loại văn học. “Cái khác” được thể hiện qua tư duy nghệ thuật. Giai đoạn 1954 1975, cứ ngỡ rằng chỉ là văn học của khuynh hướng ngợi ca một chiều. Nhưng đó là khuynh hướng chủ lưu, bên cạnh đó còn có một bộ phận tách mình ra khỏi dòng chảy chung, tạo bước rẽ mới trong tư duy. Ở đó là sự lạc điệu trong cảm quan đời tư, là viết về chiến tranh dưới góc nhìn của mặt trái chiến tranh, là sự lạc lõng trong cái tôi tinh thần khi không thể hòa chung nhịp vào nhịp thơ dân tộc. Chính sự lạc điệu này góp phần làm cho văn học Việt giai đoạn này không chỉ có dòng chủ lưu mà còn có bộ phận phụ lưu đào sâu vào bi kịch cá thể. Về phương diện nghệ thuật, “cái khác” được biểu hiện không chỉ trong ngôn ngữ, con chữ, mà còn hiện diện trong lối viết, trong phương thức biểu đạt so với lối viết “quy chuẩn”. Đến với cái khác chủ yếu vẫn do một tinh thần sáng tạo mạnh mẽ vốn có ở nhà thơ. Nếu cái Khác ở thơ Thanh Tâm Tuyền là thơ tự do thì ở Trần Dần, Lê Đạt chủ yếu ở sự thay đổi mô hình ngôn ngữ: từ Nghĩa “Chữ sang Chữ” Nghĩa. Hay như, nếu cái điên được tạm ghé chân ở “Điên Bùi Giáng”“Người điên ngôn ngữ điệp trùngGiở chừng như mộng giở chừng như mêThưa em ngôn ngữ quặt quèLàm sao nói được nghiệp nghề người điên”Thì sang Lê Đạt ta lại bắt gặp chữ “tình”. Bởi lẽ theo Đỗ Lai Thúy thì “Trong làng thơ Việt Nam, Lê Đạt , có lẽ là một nhà thơ tình tình nhất”. Vẫn rừng rực một nỗi khát vọng sống, khát vọng thơ, vẫn nguyên mác Lê Đạt: “Trong tình yêu người ta thường tiêu hai thứ tiền. Và nhà thơ bao giờ tim cũng chỉ tệ mạnh. Riêng có từ vốn nặng lòng. Thơ chính là từ tình, cũng có nghĩa tự tình tức là yêu đơn thương, yêu thất tình, yêu bóng. Đó là nỗi sầu vạn cổ cũng là thách thức và niềm lạc quan ngoan cố của nhà thơ”....Tất cả những điều trên là đại diện cho cái khác của Thơ miền Nam 1954 1975 so với dòng văn học vốn mang tên văn học sử thi.1.2. Tình hình vận động thơ chống Mỹ trong giai đoạn 1954 – 1975 Những năm 1954 1975 theo dòng lịch sử của dân tộc, đây là giai đoạn miền Bắc đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc cho tuyền tuyến miền nam tiếp tục kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Giai đoạn này văn học có những thay đổi nhất định trong những khuynh hướng sáng tác và bắt gặp những trào lưu văn học mới, trong đó không thể không nói đến phong trào thơ ca miền Nam thời kỳ này với những hướng đi mới táo bạo tạo ra những dấu ấn riêng được kế thừa và phát huy những thành tựu thơ ca trước đó. Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm thơ ca thời kì trước, 1945 1975 thơ ca thời kỳ này dường như xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong thời đại mới. Nền thơ ca thời kỳ ấy gắn bó mật thiết với sứ mệnh cách mạng, với vận mệnh của Tổ quốc và con người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, trong mối quan hệ mật thiết, gắn bó với cộng đồng. Như một lẽ tất yếu của văn học dân tộc, thơ cũng như mọi thể loại khác đã trở thành vũ khí tinh thần, sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu gắn bó với vận mệnh dân tộc nhân dân. Thơ ca chống Mỹ miền Nam thời kỳ này được vận động theo nhiều hướng mới. Hai mạch nguồn vận động chính đó là vận động theo dòng chủ lưu thể hiện ca ngợi những tinh thần chiến đấu hào hùng của dân tộc. Trong mấy năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thơ thường viết về những cuộc lên đường, ra đi như: Cuộc chia li màu đỏ( Nguyễn Mỹ), Đường ra mặt trận ( Chính Hữu)... Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của tất cả mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất là của thơ kháng chiến chống Pháp và thơ đấu tranh thống nhất đất nước, trong thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ chủ nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới và được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.Thơ kháng chiến chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn trong việc khơi dậy lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của mỗi người cũng như toàn dân tộc Việt Nam. Đất nước trở thành hướng đích, muc tiêu cao cả nhất đối với những ai đã từng có những ngày sống cùng cuộc chiến ấy: Đất nước là nơi ta hò hẹn (Nguyễn Khoa Điềm). Họ tự hào cất lên lời ca đi giải phóng đất nước, giải phóng cho tình yêu: “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầu ” (Tố Hữu)Những người trí thức bỏ dở công việc của mình sẵn sàng giã từ thủ đô yêu dấu, ra đi kháng chiến:“Tôi nhớ những ngày thu đã xaSáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” (Đất nước Nguyễn Đình Thi) Nhưng họ có điểm chung là sục sôi tinh thần yêu nước, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Núi cao, vực sâu không ngăn được bước chân hành quân của các anh. Đói khát, bệnh tật không làm làm các anh nhụt chí. Vũ khí hiện đại của kẻ thù không làm các anh hoang mang. Thơ văn kháng chiến đã khắc họa hình ảnh anh vệ quốc quân trên đường hành quân vô cùng gian lao:“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời” (Tây Tiến Quang Dũng)Và chính lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu quên mình của các anh đã tạo nên “dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ”:“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn NhấtTổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Dáng đứng Việt Nam Lê AnhXuân)Tinh thần quả cảm, xả thân vì nước, vì Tổ quốc quên mình, vì nhân dân hy sinh của người lính đã góp phần quan trọng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.Thời kỳ này xuất hiện một bộ phận phụ lưu hay còn gọi là thơ vùng tạm chiến miền Nam. Chủ yếu viết về những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra. Với dòng vận động này xuất hiện trên văn đàn với những bài thơ táo bạo khắc họa rõ nét những hiện thực về đời sống con người thời bấy giờ, những nhà thơ họ hoàn toàn không tránh né hiện thực mà họ nhìn hiện thực với con mắt đa chiều. Những năm chiến tranh ngột ngạt nơi chiến trường khốc liệt đã tạo nên chất liệu nghệ thuật mới cũng như tác động đến khuynh hướng sáng tác thơ 1965 1975. Cái mới trong sự vận động thơ miền Nam thời điểm này là những sáng tác đều mang tính khám phá, từ những điều bình thường trở thành những vấn đề chan chứa những cảm thức chung của thời đại. Họ mang những sáng tác với chất liệu hiện thực đầy sâu sắc, cũng như những lớp nhà thơ trước, thế hệ nhà thơ lúc bấy giờ họ dám đối mặt với hiện thực chiến tranh. Họ không còn nói về chiến tranh, khốc liệt trần trụi như nó vốn có. Mà họ đi khai phá những mảng khuất lấp, mặt trái, bi kịch của chiến tranh đã trở thành những niềm trăn trở trong cảm thức của các nhà thơ. Cái tôi trữ tình xuất hiện như một biểu hiện của quan niệm nghệ thuật trong thơ chống Mĩ. Đứng từ góc nhìn cái tôi trữ tình, nhiều nhà thơ xuất sắc của thế hệ chống Mỹ như Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh... tất cả họ là những nhà thơ mang lại những làn gió mới của thơ ca kháng chiến nói chung và thơ vùng tạm chiến nói riêng. Tuy không phải dòng chính, thơ đã tuôn những mạch ngầm từ các phụ lưu, chi lưu. Như vậy thơ 1954 1975 không chỉ thể hiện nguồn cảm hứng sử thi, hiện thân của cảm quan cách mạng mà sáng tác giai đoạn này còn có cả những sản phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ cảm hứng thế sự, đời tư; khắc họa chân dung cái tôi cá thể với ý thức đào sâu vào bản ngã. Mỗi cái tôi trữ tình khuôn mặt trữ tình phù hợp với một chủ thể trữ tình, một hoàn cảnh sáng tác nhất định.Nhìn chung, thơ thời kỳ này vận dộng thơ dòng chủ lưu hay xuất hiện một dòng thơ phụ lưu với những nét mới táo bạo thì cả hai đã mang lại những dấu ấn thơ ca của một thời đại đầy những biến động và lịch sử xã hội. Song, cái nhìn của thơ khi các nhà thơ miền Nam khai thác mảng hiện thực trần trụi ấy lại không có chỗ đứng trên văn đàn trong những năm đầu, bởi những vấn đề về lịch sử xã hội lúc đó họ không khuyến khích những sáng tác chỉ những đau thương mất mát. Đến năm 1965,sự xuất hiện của lớp nhà thơ trẻ miền Nam đã tạo nên cái khác, cái độc đáo trong những sáng tác của mình. Tất cả mang lại cho độc giả những điểm nhìn sâu sắc về cuộc đời, con người lúc bấy giờ một cách rõ nét và chân thật nhất.  CHƯƠNG 2. THƠ MIỀN NAM 1954 – 1975 LÀ THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIÊN NỘI DUNG2.1. Những đau thương trong chiến tranhThơ kháng chiến chống Mĩ tập trung biểu hiện nhưng tư tưởng, tình cảm lớn lao hướng về cách mạng, hướng về dân tộc. Viết về đề tài chiến tranh, là viết về những cuộc lên đường, ra đi, những cuộc chia li trong niềm tin tưởng: “ Súng nhỏ, súng to, chiến trường chật chội Tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu.” (Chính Hữu – Đường ra mặt trận), viết về tư thế hiên ngang của những người anh hùng ra mặt trận: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi – Ung dung bồn lái ta ngồi” (Phạm Tiến Duật), viết về đất nước, sự gắn bó máu thịt với nhân dân và đất nước: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi – Cùng dổ mồ hôi sôi giọt máu” (Xuân Diệu),... Tất cả đều ca ngợi khí thế hào hùng, cổ vũ cho tinh thần cách mạng của dân tộc, có thể thấy các nhà thơ với ý thức công dân và tinh thần của những người chiến sĩ đã đưa thơ lên những chiến hào, nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy – Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi” (Chế Lan Viên). Văn học cách mạng cứ như vậy đã trở thành dòng chủ lưu xuyên suốt thời kì kháng chiến, thế nhưng trong cái dòng chảy chung ấy, ta lại tìm ra sự khác biệt, sự lạc dòng, lạc điệu khi một số bộ phận nhà thơ có xu hướng rẽ sang một nhánh khác, cùng viết về chiến tranh nhưng lại đào sâu những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, các nhà thơ xoáy sâu vào nỗi đau của con người nhưng đó cũng là nỗi đau chung của dân tộc. Thoát ra khỏi cái hào hùng, mực thước, là những trăn trở, suy tư, đau khổ,... của con người về cuộc đời trong cảnh loạn li, khốc liệt mà chiến tranh gây ra.Sự thật về những mất mát, đau thương trong thơ miền Nam chống Mỹ (1954 – 1975) được biểu hiện ở nhiều phương diện, dựa vào hiện thực của những tháng ngày quằn quại thương đau của vùng tạm chiếm miền Nam, đó là hình ảnh của sự chết chóc, sự đói khổ, nổi đau thể xác, những cuộc đời lem luốc, trôi nổi và có cả sự cô đơn trong chiến tranh.Nỗi đau đầu tiên trong chiến tranh đó là sự mất mát về con người,cái chết thảm khốc của con người trong chiến tranh đã khiến không ít các nhà thơ xót xa, rùng rợn:“Những người chết trong đêm thân gãy nátÓc chảy ròng trên gạchNhững người chết cháy đen miệng há mắt mở trừngTay chân vặn vẹo thịt xươngLòng ruột mắc trên dây điệnPhố Khâm Thiên ầm ầm đổ sụpTiếng người la khủng khiếp đêm dài...”(Khâm Thiên Lưu Quang Vũ)Sự thật tàn ác mà chiến tranh mang lại đã được Lưu Quang Vũ tái hiện một cách chi tiết, những cảnh tượng hoang tàn, sinh mệnh nhỏ bé của hàng trăm con người bị diệt vong bởi bom đạn ở phố Khâm Thiên, bọn giặc độc ác đã gieo lên đầu dân ta những nổi đau nối dài. Hình ảnh một con phố Khâm Thiên tan tác xác người khiến cho lòng căm thù giặc của ta càng thêm sâu sắc, nhưng trong tiếng nói cộng đồng, ta vẫn tìm được tiếng nói riêng của nhà thơ Lưu Quang Vũ, đó là nổi đau, là sự xót xa, sự dám nhìn và không hề lãng tránh sự thật thắt lòng này:“Đêm qua tôi đã chếtVới hàng ngàn mạng ngườiTừ than bụi tôi hiện hình trở lạiMang đau thương đến trọn cuộc đờiTôi sẽ xông vào mọi cuộc vuiMọi buổi lễ uy nghiêmMọi bài ca lừa dốiMọi quên lãng mọi nụ cười dễ dãiĐể nói về những xác chết cháy đenĐể nói vềNhững xác chết cháy đen...”(Khâm Thiên – Lưu Quang Vũ)Theo T.S Bùi Bích Hạnh: “Lưu Quang Vũ muốn nhìn thấu vào chiều đau thương của chiến tranh...”; “...nhìn vào bề sâu của chiến tranh, khơi sâu vào nổi đau mất mát của con người...”. Viết về Khâm Thiên, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng cùng chung nổi đau ấy:“Em đã qua rồi – trong đêm – Khâm ThiênKhông khóc được bởi căm hờn quá lớnChúng nó đã ném bom hòng hủy diệtHủy diệt việc ăn làm, hủy diệc tình yêuNgõ Hồ dài vụn nát dưới bom sâuBà con ta – hai trăm mười lăm người – không còn nữa.”(Từ Khâm Thiên Phan Thị Thanh Nhàn) Ẩn trong hồn thơ dịu dàng là hố sâu căm thù, là cái tôi giằng xé khi phải chạm vào số phận nghiệt ngã của chiến tranh, chiến tranh đã cướp đi mạng sống những con người vô tội, nhà thơ chứng kiến nỗi đau của con người như đang cắn rứt từng nỗi đau của chính mình. Các nhà thơ trẻ không hề né tránh những tình cảnh tang thương đầy bi kịch trong mối qua hệ giữa khát vọng sống của con người với vận mệnh của Tổ quốc. Theo T.S. Bùi Bích Hạnh: “Thơ trẻ 1965 – 1975 thể hiện sinh động biểu hiện “khác” của cái tôi mang cảm quan sử thi.”Chiến tranh tàn phá mùa màng, tàn phá cuộc sống mưu sinh của nhân dân ta, làm cho biết bao người phải sống trong cảnh đói khát và cũng biết bao người chết vì đói khát:“Và em ơi, trên trang tư tờ báoCó bao nhiêu người đã uống thuốc quyên sinhMẹ chết bên con cho vẹn nghĩa gia đìnhAnh bên xác em chồng bên xác vợCó người chết ba ngày mắt còn mởNgười chết năm ngày không có mùi hôiBởi những tấm thân bỏ đói lâu rồiUống nước cầm hơi chờ ngày tắt thở ...”(Vì những người chết không nhắm mắt Đông Trình) Những dòng thơ xúc động ghi lại hình ảnh tang thương của mọi gia đình, mọi người dân khi chứng kiến người thân, đồng bào của mình chết dần trong cơn đói khát. Người mẹ hi sinh để nhường sự sống cho con, rồi người anh nhường sự sống cho em, chồng hi sinh để vợ được sống,... tất cả làm nên nỗi ám ảnh triền miên trong tâm thức của mỗi con người. Họ chết không nhắm mắt, chết không một mùi hôi vì bị bỏ đói lâu ngày, cái chết của họ phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã mà chiến tranh đã đem lại. Nhà thơ đã nhìn vào sự thật đau thương ấy để nghiệm suy về số phận của con người, chiến tranh trong cái nhìn của Đông Trình lúc này, là cái chết ngấm đầy bi kịch của con người.Hiện thực chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 cũng là đề tài phong phú để các nhà thơ trẻ thể hiện tinh thần chiến sĩ cầm bút của mình. Họ viết để ca ngợi khí thế đấu tranh hào hùng, viết để thấy vai trò của người lính đối với vận mệnh dân tộc. Thế nhưng, ở bộ phận thơ trẻ “lạc dòng” này, họ đã xây dựng hình tượng người lính mang nổi đau của chiến tranh, bởi vì họ không nén được sự thương cảm, xót xa đến những nổi đau thân xác mà những người anh hùng đang gánh chịu:“Cái giây phút người anh như lửa nóngNúi cũng ngồi, cũng đứng khác chi anhNhững câu thơ lẫn vào cơn sốtCon chữ cháy đen xiêu vẹo dáng hình...” (Nhật ký sau cơn sốt Hà Đức Mậu) Hà Đức Mậu đã không nén được cái tôi xót xa của mình khi chứng kiến những cơn đau thân xác tưởng chừng quá sức của người lính (T.S. Bùi Bích Hạnh). Những người chiến sĩ sống trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường, đó là những vết thương từ bom đạn, từ những cơn sốt rét hoành hành,... Các nhà thơ mượn cái khốc liệt để ca ngợi vẻ đẹp không chùn bước của người lính, nhưng tiềm ẩn trong đó là cả niềm cảm quan của cái tôi nhà thơ. Hà Đức Mậu tái hiện những nỗi đau ấy cũng là nỗi đau, nỗi niềm thương cảm của mình đến với người lính, là tiếng thơ rưng rức về hình ảnh đồng đội mang căn bệnh quái ác (T.S. Bùi Bích Hạnh), làm cho người đọc cảm nhận được đằng sau sức chịu đựng ấy phải chăng là những đớn đau ngấm lịm vào da thịt (T.S. Bùi Bích Hạnh).Chiến tranh diễn ra, những cuộc li tán, chạy giặc không chỉ làm dân ta đói khổ mà còn lâm vào tình cảnh thất lạc người thân. Các nhà thơ với cái tôi mang nỗi buồn dự cảm trước sự thất lạc, kiếm tìm người thân của những em thơ trong chiến tranh (T.S. Bùi Bích Hạnh) đã thương cảm, xót xa cho những mảnh đời bất hạnh này:“Những đôi mắt trông tìm nhau tội nghiệpgió lên rồi, thôi khép cửa đi emem bé thơ, mà vì sao em khócmà lòng anh như có lỗi không đànhEm sẽ khóc quàng khăn tìm kiếm chịta xa rồi khi gió mới samg đôngtiếng chân tan và đêm ngoài khung cửaem nghe gì trong những hạt mưa không?”(Bé thơ Ngụy Ngữ)Chủ thể như muốn làm dịu đi những nỗi đau loạn li trong cuộc đời này, bài thơ như một niềm an ủi, một sự dỗ dành cho những cuộc đời lầm lũi,... giữa không gian nặng trĩu, lòng người cũng trở nên thắt lại. Hình ảnh đứa bé khóc đi tìm kiếm chị như một dự báo cho thân phận nổi trôi, chông chênh của em giữa dòng đời sau này, thiếu mái ấm, thiếu tình thương,... và không riêng Ngụy Ngữ, nhà thơ Trần Quang Long cũng thương xót cho em: “Những vành môi khát sữa, những bước nhớ lang thang Những tuổi thơ héo tàn trong vòng nô lệ” (Ngày sinh của bé).Chiến tranh, những người lính biển xa cách đất liền để đến những vùng đảo xa xôi làm nhiệm vụ cứu quốc, ở đó họ không chỉ đối mặt với những gian truân, hiểm nguy mà còn chịu thêm một tấm bi kịch tinh thần, đó là sự cô đơn. Giữa đại dương mênh mông, người lính xa rời quê nhà, xa rời mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình, đôi lúc họ cũng cảm thấy trống vắng, lạc lõng, đó là cái tôi thèm khát được kết nối với con người (T.S. Bùi Bích Hạnh):“Đôi khi phải gõ vào một cái gì đóĐể nghe tiếng con ngườiĐôi khi phải hát ê a vô nghĩa líNhắc biển ta còn đây...”(Trường ca biển Hữu Thỉnh)Chiến tranh quá tàn khốc, người lính chỉ dám ước mơ những điều thật nhỏ bé, khiêm nhường. Nhà thơ đã có sự đào sâu hơn về bi kịch của chiến tranh khi nói lên được tâm trạng cô đơn cũng như những khát vọng, mơ ước nhỏ nhoi của con người:“Nhìn xuôi mặt đảo chờ đợiKhao khát gặpMột cành san hôMột hòn đá nhôBởi nỗi chơi vơi côi cútĐảo chưa thể vươn lên khỏi nướcĐạp nỗi chờ mong con người...” (Đảo chìm Vương Trọng)Khát vọng tìm được điểm tựa, một chổ bám víu tinh thần từ con người mang lại, người lính chìm vào nỗi nhớ, vào cô đơn để đợi chờ một điều kì diệu đến với đất nước, nhân dân và bản thân mình. Viết về bi kịch chiến tranh, các nhà thơ không làm mất niềm tin hay để bước ra khỏi thực tại, xa rời lí tưởng cách mạng mà cốt để quay lại những thước phim thời sự nóng hổi, đi sâu vào cuộc sống loạn lạc, khắc họa cái tôi trữ tình đầy ám ảnh ( T.S. Bùi Bích Hạnh). Các nhà thơ với cái tôi thương cảm cho những số phận bất hạnh đã nói lên được hiện thực tàn ác mà chiến tranh gây ra, cho thấy được tinh thần đấu tranh chống chiến tranh phi nghĩa, mong muốn một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc đến mọi người. Viết về bi kịch chiến tranh, các nhà thơ không làm mất niềm tin hay để bước ra khỏi thực tại, xa rời lí tưởng cách mạng mà cốt để quay lại những thước phim thời sự nóng hổi, đi sâu vào cuộc sống loạn lạc, khắc họa cái tôi trữ tình đầy ám ảnh ( T.S. Bùi Bích Hạnh). Các nhà thơ với cái tôi thương cảm cho những số phận bất hạnh đã nói lên được hiện thực tàn ác mà chiến tranh gây ra, cho thấy được tinh thần đấu tranh chống chiến tranh phi nghĩa, mong muốn một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc đến mọi người.2.2. Con người mang cảm thức hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh đã ra đời trên thế giới nhưng phải đến những năm 50 60 thì chủ nghĩa hiện sinh mới du nhập vào Việt Nam và tạo nên sự ảnh hưởng sâu sắc đối với văn học đô thị miền Nam lúc bấy giờ. Miền Nam VIệt Nam trong những năm 50 nổi lên chế độ cai trị tàn bạo , dã man của chính quyền Mỹ Diệm gắn liền với chủ nghĩa duy linh nhân vị. Biết bao nhiêu kiếp người đã phải sống đua khổ dưới chế độ gia đình Ngô Đình Diệm . Tuy nhiên vào ngày khi Ngô Đình Diệm bị ám sát thì chế độ Mỹ Diệm sụp đổ . Điều này tất yếu dẫn đến sự sụp đổ không thể nào tránh khỏi của chủ nghĩa duy linh nhân vị. Từ trong bối cảnh lịch sử trên một hệ tư tưởng mới đã du nhập vào trong miền Nam Việt Nam nhằm thay thế cho chủ nghĩa duy linh nhân vị , xác lập hệ tư tưởng phù hợp với cuộc chiến tranh tàn bạo ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ chính là chủ nghĩa hiện sinh.Con người mang cảm thức hiện sinh của văn học tạm chiến miền Nam được thể hiện, chiêm nghiệm sâu sắc qua nổi niềm cô đơn, qua những lo âu về cuộc sống và cái chết , qua những nổi loạn trong nhận thức và hành động và hành trình đi tìm cái tôi của chính họ. Chúng ta có thể thấy trong rất nhiều các sáng tác của hầu hết các tác giả như Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa,… đều lưu lại sự “lạc dong” này của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng không hòa lẫn trong dòng chảy chung của văn học đất nước.2.2.1. Con người cô đơnKiểu con người cô đơn là một trong số các kiểu con người của chủ nghĩa hiện sinh. Con người hiện sinh không lẫn tránh sự cô đơn mà là đảm nhiệm cô đơn . Chúng ta không nên hiểu cô đơn trong chủ nghĩa hiện sinh là sự cô đơn đơn thuần. Con nguời hiện sinh cô đơn ngay cả trong khi họ tự do nhất. Chính vì cô đơn nên con người hiện sinh thường không tránh khỏi những ám ảnh triền miên của cái chết đơn thuần họ nhận thức được rằng cái chết là điều không thể nào tránh khỏi. Vì vậy nên họ luôn cảm nhận sự đau khổ tuyệt đối ẩn trốn trong tâm hồn cô đơn của họ . Con người cô đơn trong văn học hiện sinh miền Nam lại mang những màu sắc riêng như luôn cảm thấy ám ảnh đỗ vỡ niềm tin trước thực tại, cảm nhận sâu xa về cái chết, về những tấm bi kịch do chiến tranh mang lại, cô đơn trong cả số phận bi thảm của tình yêu ( ở phương diện này thì mảng thơ tình miền Nam đã thể hiện rất thành công ). Thế hệ trẻ vùng tạm chiến miền Nam ngay khi mới vừa sinh ra, ngay thời kì tuổi trẻ hừng hực nhất đã phải chứng kiến, đối mặt với biết bao nhiêu bi kịch mất mát do chiến tranh gây ra, hay thậm chí còn tạo nên những chấn thương tinh thần sâu sắc. Qua ngòi bút thấm đẫm máu và nước mắt của thế hệ các nhà thơ trẻ vùng tạm chiến miền Nam chúng ta có thể thấy hiện lên không biết bao nhiêu tội ác về thể xác hình hài và tinh thần do cuộc chiến tranh phi nghĩa này gây ra. Họ lẻ loi cô độc , không tìm thấy chính mình trong tâm trạng căm ghét hòa lẫn với nỗi đau do chiến tranh gây ra đã in dấu lại trong từng các trang thơ của các nhà thơ, như một minh chứng cho tội ác hủy diệt của những “con người mặt thú” trong chiến tranh. Khác hẳn với dòng văn học chủ lưu chỉ thiên về một mặt ca ngợi “thán phục”, “biết ơn”, thì thơ Lưu Quang Vũ lại thể hiện cái nhìn khác về thế hệ trẻ giai đoạn này, gọi họ với một cái tên khác là “những thế hệ đáng thương”. Tác giả đã cảm nhận sâu sắc tâm trạng cô độc trong nỗi sợ hãi trước thảm cảnh “bạo tàn” mà thế hệ này chứng kiến trong chiến tranh:“ mai đây bão táp lùi xa những lớp người vĩ đạihay chỉ là những thế hệ đáng thương ? sẽ xuýt xoa thán phục biết ơn hay kinh hãi trước bạo tàn bắn giết? ...” (Cơn bão – Lưu Quang Vũ) Hàng loạt các câu hỏi tu từ xuất hiện nhưng cũng chính là thay cho câu trả lời của tác giả về hậu thế mai sau . Chúng tôi là “những thế hệ đáng thương”, chúng tôi là cả một thế hệ luôn sống trong sự ám ảnh của cái chết luôn sống trong nỗi sợ hãi hùng , nỗi cô độc và nỗi đau của chiến tranh. Thơ Lưu Quang Vũ cô đơn trong sự đỗ vỡ niềm tin trước thực tại. Dấu ấn hiện sinh trong thơ của Lưu Quang Vũ được thể hiện qua trạng thái kiểu con người cô đơn khi họ nhận thức được sự đổ vỡ niềm tin trước thực tại nghiệt ngã, luôn cảm thấy bế tắc trước thực tại.Đôi khi trong cuộc sống này có những điều mà ngay cả bản thân chúng ta cũng không thể nào lý giải được. Cô đơn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Con người hiện sinh không thể lý giải được nguồn gốc của cô đơn nên họ thừa nhận bản thân họ cô đơn ngay từ khi họ mới sinh ra. Chủ nghĩa hiện sinh gọi đó là cô đơn định mệnh. Con người cô đơn định mệnh luôn mang trong mình tâm thức bị ruồng bỏ: “Ta may mắn tay chân lành lặn Nhưng tâm hồn trống rỗng bơ vơ Mỗi ngày chữa bệnh bằng ly rượu Tối nằm đánh vật với cơn mơ...” (Căn bệnh thời chiến Nguyễn Bắc Sơn)Trong chủ nghĩa hiện sinh không chỉ có con người cô đơn định mệnh mà còn cả con người cô đơn lạc loài. Con người cô đơn lạc loài luôn cảm nhận sự việc một mình, lạc lõng giữa đám đông, giữa cộng đồng. Chúng ta thường hay gọi đấy là kiểu cô đơn đám đông. Trong thơ của Lưu Quang Vũ, chúng ta bắt gặp không ít những bài thơ của ông khi tác giả nhận thức cảm thấy mình bị cô đơn, lạc lõng ngay giữa cả một trung đoàn:“Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn Bao lâu rồi vẫn chỉ có thể thôi Nỗi cô đơn hoàn toàn nỗi cô đơn khủng khiếp ...” ( Mấy đoạn thơ – Lưu Quang Vũ ) Chúng ta nhận thấy rằng, ngay khi ngồi giữa đám đông nhưng Lưu Quang Vũ vẫn luôn cảm nhận cảm giác cô đơn một mình. Nhưng điều kì lạ là cảm giác cô đơn của tác giả lại cô đơn ngay trong không gian náo nhiệt, đông đúc nhất của “trung đoàn”. Nỗi cô đơn của người lính trong đoạn thơ là nỗi cô đơn triền miên, thường trực mang tâm thức hiện sinh . Chúng ta nhận thấy “tính phi lý, tính cô đơn của mỗi hữu thể không có đối tượng” , sự cô đơn của người lính tồn tại một cách cảm tính, theo cảm xúc chủ quan của người lính.Trong văn học đô thị miền Nam, bên cạnh mảng đề tài chiến tranh tổ quốc thì còn có một mảng đề tài khác được các nhà thơ trẻ miền Nam khám phá chính là thơ tình. Chúng ta có thể nhận thấy rằng đề tài tình yêu mang nỗi niềm riêng tư lứa đôi là nội dung không thể thiếu góp phần làm nên sự thành công của thơ thời chiến. Tình cảm con người. Họ trao gửi cho nhau từng lá thư , từng lời âu yếm, từng sự sẻ chia :“Cảm ơn em đã viết cho anh những bức thư tình Tình thảo nguyên hoa quỳ vàng đắm đuối...” (Thơ tình tháng chạp Nguyễn Bắc Sơn )Tuy nhiên ẩn đằng sau những lời yêu thương , những lá thư trao gởi cho nhau đó là nỗi cô đơn khắc khoải trong sự xa cách là những nuối tiếc không nguôi, là những chờ đợi trong sự tuyệt vọng đa đoan. Thơ tình Lệ Khánh đã thể hiện rõ nét tâm trạng chờ đợi khắc khoải của người con gái mong chờ người yêu trong nỗi tuyệt vọng : Những ngày mưa ĐalatChờ hoài không thư anhChắc lòng anh đổi khácTình yêu sao mong manh (Biết thế em lấy chồng – Lệ Khánh) Trong thế giới thơ tình Lệ Khánh , nỗi cô đơn chất chứa trong lòng, trong những giây phút hai đứa chia tay để lại một mình em người con gái đang yêu “đơn hành” lẻ loi trên đường :Mười giờ rưỡi phi cơ rời phi cảng Em đi rồi trả đô thị cho anh Về Cao Nguyên tiếp nối cô đơn hànhNẻo gió lạnh riêng mình em bước vội...(Giờ phút chia tay – Lệ Khánh) Trong thế giới thơ tình Lệ Khánh , nỗi cô đơn chất chứa trong lòng nấc lên thành từng tiếng ‘’ nghẹn ngào ‘’ của người con gái đang yêu trong giờ phút hai đứa chia tay. Họ cảm nhận rõ sự đơn độc, lẻ loi “đơn hành” một mình trên con đường tình yêu thiếu vắng bóng anh. Họ cảm nhận rõ bi kịch tình yêu, nỗi đau của sự xa cách khi cô đơn lại tìm đến với họ.2.2.2. Con người lo âuKhông chỉ xuất hiện kiểu con người cô đơn, con người nổi loạn mà trong chủ nghĩa hiện sinh còn xuất hiện kiểu con người lo âu: “Lo âu không giống với sợ sệt. Sợ sệt là cái gì rõ rệt còn lo âu là ưu tư về một cái gì như xa xôi không có chân trời nào cả”. Con người lo âu trong văn học hiện sinh miền Nam luôn mang cảm giác bị ruồng bỏ, luôn có những dự cảm bất an , ưu tư về mọi thứ xung quanh, thậm chí có những sắc thái dự cảm hoang mang, lo âu cả về tình yêu ngay trong thời khắc tình yêu thăng hoa hạnh phúc nhất:Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi Niềm đau đớn tưởng như vô tận Bỗng có ngày thay thế một niềm vui... ( Nói cùng anh – Xuân Quỳnh ) Khi viết về thơ tình, Xuân Quỳnh mang cảm thức cảm hiện sinh. Tiếng thơ tình của Xuân Quỳnh luôn là tiếng kêu khắc khoải, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong tình yêu nhưng song hành với nó bao giờ cũng là những nơm nớp lo âu về sựu biến động thay đổi bất ngờ trong tình yêu. Đây cũng là tâm trạng thường trực chung của cả một thế hệ các nhà thơ tình như Lệ Khánh, Lưu Quang Vũ,...Giờ lạnh tanh anh không còn xao động nữa Không nỗi buồn không cay đắng không niềm vuiKhổ đau hôm nay không như khổ cũ Nỗi lo âu cũng khác hẳn xưa rồi... (Anh đã mất chi anh đã được gì – Lưu Quang Vũ)Con người hiện sinh luôn ý thức rõ số phận bi thảm của mình nên thường không thể nào tránh khỏi những lo âu triền miên kéo dài thậm chí nếu tình trạng lo âu triền miên kéo dài thì dễ dàng dẫn đến trạng thái con người bế tắt, tuyệt vọng . Lo âu chính là hệ quả của cảm giác bị bỏ rơi hay chỉ còn lại một mình.CHƯƠNG 3. THƠ MIỀN NAM 1954 – 1975 LÀ THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT3.1. Thể thơ tự do Trong nền văn học trung đại , nhiều thể loại thơ khác nhau đã ra đời như thơ thất ngôn bátt cú đường luật, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn tứu tuyệt,… nhìn chung hầu hết các thể loại thơ trong nền văn học trung đại đều là thể loại thơ đường luật, được quy định chặt chẽ về niêm, đối với cách gieo vần cũng như số câu, số chữ. Chính vì vậy mà các nhà thơ trung đại đều chịu sự chi phối ràng buộc của cảm xúc do chịu sự chi phối nghiêm ngặt về luật thơ. Phải đến phong trào thơ mới thì thơ mới có sự phá vỡ mọi quy phạm ràng buộc do văn học trung đại quy định. Các nhà thơ Mới đã rất thành công trên phương định sáng tác thơ loại thơ tự do. Các nhà thơ Mới đã đem đến sựu cách tân táo bạo,mạnh mẽ trong thơ như số lượng câu ngắn nhất có thể trên mười tiếng câu dài nhất có thể tới mười sáu mười bảy tiếng, câu chữ sáng tác trong những dòng thơ đều không hạn định, bài thơ được chia thành nhiều khổ khác nhau và có sự lặp lại một số từ, cụm từ của các khổ trước ở các khổ còn lại, không bị quy định chặt chẽ về vần, luật như thơ trung đại trước đây. Nhờ sự tự do trong hình thức thơ mà thi nhân tự do tuân trào cảm xúc mãnh liệt của mình trong từng trang thơ. Chúng ta có thể nói sáng tạo ra thể thơ tự do của phong trào thơ mới. là một bước tiến của nền văn học thi ca thoát khỏi sự ràng buộc. Thể thơ tự do đã cho các nhà thơ đô thị miền Nam tự do thể hiện cảm xúc, những suy nghĩ về cuộc đời, bày tỏ nổi niềm suy tư , trăn trở của mình. Thơ của Thanh Tâm Tuyền chính là sự phá vỡ tất cả mọi quy tắc, thậm chí có những dòng thơ rất ngắn, chỉ được cấu tạo bằng hai tiếng hay có nững câu thơ rất dài. Hơn nữa, hầu hết các câu thơ của Thanh Tâm Tuyền chỉ viết hoa chữ cái dầu bài thơ nhưng các dong đầu các câu thơ còn lại đều là chữ thường, không có dấu chấm ở cuối những câu thơ để tạo điều kiện cho mạch cảm xúc thơ tuôn trào theo trái tim của thi nhân : Tôi chờ đợiMột người khôngNhiều ngườiở thành phố thiếu thốnở làng mạc đọa đày (Bài ca ngợi tình yêu – Thanh Tâm Tuyền) Nhờ vận dụng thể thơ tự do mà ông đã sử dụng linh hoạt từng câu chữ để thể hiện những dòng cảm xúc, khi thì dồn nén, khi thì lại kéo căng, tuôn trào mạch ý thơ. Thanh Tâm Tuyền bằng việc lựa chọn cho mình thể thơ tự do đã thể hiện được đời sống tâm hồn của mình.hoa nào không mang tênchỉ là nét rối bời trên bức họamàu sắc nhòaanh đã vẽ vào em vào giấc mơ chập chờn lên tiếng hátnhững cánh hoa cười rũxếp hàng tên chúng ta...(Hoa Thanh Tâm Tuyền ) Thể thơ tự do không quy định nghiêm ngặt về số dòng, số câu số chữ trong từng dòng, thậm chí không tuân theo bất cứ một quy luật nhất định nào cả. Thơ của Thanh Tâm Tuyền vì được sáng tác theo hình thức thể thơ tự do nên “Thi nhân cũng lược bỏ các ý chuyển tiếp, các hình ảnh chuyển tiếp, khiến mạch câu, đoạn bị đứt gãy đột ngột, bất ngờ. Như vậy, các từ, các cụm từ, các câu , các hình ảnh, các ý tưởng rời nhau, trở thành những đơn vị độc lập tự thân, đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên, tự sắp xếp với nhau hoặc liên hệ với nhau cách tình cờ”.3.2. Chất khẩu ngữ và và yếu tố văn xuôiNổi bật thơ trẻ văn học đo thị miền Nam Việt Nam thời kì này là việc đưa chất khẩu ngữ vào trong thơ. Việc đưa lối nói mang tính khẩu ngữ vào trong thơ đã góp phần đưa ngôn ngữ đời thường , ngôn ngữ hiện thực chiến tranh ác liệt vào trong thơ. Tuy nhiên đối với văn học đô thị miền Nam, việc đưa yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ cũng có những nét riêng, cách sử dụng khẩu ngữ không chỉ góp phần lột tả hiện thực chiến tranh khắc nghiệt mà còn diễn tả nỗi đau đớn, dằn xé dữ dội tấm bi kịch đời tư : Con ơi con hãy tha thứ cho chaCha chẳng thể nào sống cùng mẹ được Đời cha nắng gắtMẹ con cần suối mát của đồng vui Con khôn lớn trên đờiHãy yêu thương mẹ Và hãy hiểu cho cha (Nói với con cuối năm – Lưu Quang Vũ)Thơ của Lưu Quang Vũ là tiếng lòng đau đớn của người cha nói với con về hạnh phúc của cha mẹ. Bằng lối nói khẩu ngữ gần gũi, tiếng thơ Lưu Quang Vũ đã bộc lộ nỗi niềm đau đớn không thể che dấu.Ngôn ngữ thơ ca lấy chất liệu từ hiện thực cuốc sống nên ngôn ngữ thơ ca không lãng mạn hóa , thi vị hóa quá mức mà phải bám sát hiện thực đời sống, đưa ngôn ngữ đời thường vào trong dòng chảy của thơ ca. Trong giai đoạn 19541975, thi ca cách mạng đã bước những bước tiến hơn so với phong trào thơ Mới là trong không khí hiện thực cách mạng, khắc nghiệt, cao trào đã đưa ngôn ngữ đời thường vào thi ca.3.3. Giọng điệu3.3.1. Giọng điệu nghiệm suy chất vấnĐể tái hiện lại những đau thương trong bi kịch chiến tranh, nhà thơ đã sử dụng giọng điệu nghiệm suy, chất vấn để giãi bày, bộc lộ những tư tưởng, tình cảm của mình. Những nghiệm suy về bức tranh xót đau của cuộc sống đạn lửa có khi phối hợp vào thơ trẻ âm điệu bi quan, tuyệt vọng ( T.S. Bùi Bích Hạnh). Những nghiệm suy về bức tranh xót đau của cuộc sống đạn lửa có khi còn phối vào thơ trẻ âm điệu của bi quan, tuyệt vọng. Trở đi, trở lại trong hồn thơ là nỗi ám ảnh về cái chết, về sự ra đi, về những âm thanh tức tưởi của con người. Đây là cung bậc cái tôi nếm trải đến tận cùng hiện thực đổ vỡ của chiến tranh. Giọng thơ chùng xuống, tha thiết với niềm đau thấm thía. Giọng bi quan trải thấm trên hàng loạt hình tượng thơ đầy ám gợi:Bây giờ con sống đâyBên những người đã chếtBên những người đang chếtCuộc sống mù lòa giữa mặt trời đenCon mang máng thấy mình còn sốngKhi ngồi âm thầm đếm nhịp trái timVà con đếm nhịp trái timTrong cơn hấp hối...(Thưa mẹ, trái tim Trần Quang Long)Nỗi đau mất mát không chỉ là câu chuyện bi kịch chiến tranh mà nó còn là thương tổn tinh thần; vì thế có thể thấy suy tư, trải nghiệm là chất giọng thể hiện chiều sâu tư tưởng của thơ trẻ. Thường xuất hiện trong thơ những câu hỏi tu từ vừa như chất vấn vừa là tự vấn: Ôi những con cò “tỵ nạn” khô gầyĐêm đêm lại về hàng cây thành phốLao xao tìm chốn ngủNhững bờ bãi nào không dành cho cò nữa,Những lũy tre nào bom đã khai quang?(Tuổi trẻ không yên Nguyễn Khoa Điềm) Hai câu hỏi như tự chất vấn lòng mình, mang một nổi niềm thương cảm, xót xa cho những mảnh đời lưu lạc, lênh đênh. Khi chứng kiến hình hài dân tộc hiện lên với: Những áo quần rách rưới Những hàng cây đắm mình vào bóng tối Chiều mờ sương léo lắt đèn dầu (Việt Nam ơi), Lưu Quang Vũ cũng thể hiện cái tôi đau xót trong những câu thơ nức nở, mang giọng điệu chất vấn: “Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một NgườiTất cả sẽ ra saoMảnh đất nghèo máu ứa?Người sẽ đi đến đâuHả Việt Nam khốn khổĐến bao giờ bông lúaLà tình yêu của Người?Đến bao giờ ngày vuiNhư chim về bên cửa?Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơiTrong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?Đến bao giờ nữaViệt Nam ơi?”(Việt nam ơi Lưu Quang Vũ) Những câu hỏi dồn dập được đặt ra làm cho giọng thơ uất nghẹn, thể hiện được những trăn trở, ngẫm suy của chủ thể trong sự xúc động về một đất nước đen tối, nhiều thương đau. Từ chổ chất vấn, nhà thơ chuyển sang tự vấn lòng mình: “Tôi làm sao sống được nếu xa Người”.Ý thức hiện sinh giữa một thực tại muôn vàn bế tắc, giữa cuộc sống ngột ngạt đã mang đến những trạng thái tình yêu đượm buồn. Giọng thơ tự trào, in đậm cái tôi cô đơn – cô độc hiện sinh:Ta về theo dấu chân mưaHắt hiu phố chợ, ngày vừa xế tanEm đi, vỡ một cung đànHoàng hôn từ đấy mênh mang một trời(Lệ mưa Trần Dạ Lữ)Hay với cảm thức cô đơn đi cùng cái chết như một giải thoát, con người tình yêu hiện sinh thu mình trong thế giới tình tự, cô độc, tôi đơn độc giữa tha nhân; giọng thơ bình thản nhưng đắng cay như lời tự thú:Như con thú nhận mũi tên tẩm độcMột phút thương em trải mấy thu sầuTa muốn lánh mọi người – nghe tình khócMột mình nằm chết lặng giữa hang sâu(Ngồi dưới trăng tan – Hạc Thành Hoa) Giọng điệu nghiệm suy, chất vấn đem lại một khoảng không để con người tự nhìn lại những gì đã và đang trãi qua, cái tôi trữ tình được tự do trải nghiệm từ những điều lớn lao đến những cảm xúc đời thường.3.3.2. Giọng điệu lo âu dự cảmLưu Quang Vũ cũng đã thể hiện giọng điệu dự cảm lo âu đó trong thơ của mình. Khác với những trang kịch mà ông viết, thơ Lưu Quang Vũ đong đầy tình cảm và ẩn sau đó là những nỗi niềm khó nói:Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưaXóa nhà hết những gì em hứa...............................................Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhauRiêng lòng anh, anh không quên đâuChỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gióCây lá với người kia thay đổi cảEm không còn màu mắt xưaAnh chỉ sợ rồi trời sẽ mưaThương vườn cũ gãy cành và rụng tráiÁo em ướt để anh buồn khóc mãiNgày mai chúng mình sẽ ra sao đây em....(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa –Lưu Quang Vũ)Lưu Quang Vũ đang nói về những cơn mưa hay là đang nói tới nỗi lo âu trong trái tim mình “anh sợ” mưa xóa hết lời hứa, sợ rằng em không còn máu mắt xưa và rồi nỗi sợ ấy không chỉ hiện ra trước mắt mà đó là sự lo âu cho tương lai, “ra sao đây em”. Câu hỏi tu từ cuối bài như tăng thêm sự lo lắng cho mối tình, một câu hỏi quá khó chỉ có thời gian mới có câu trả lời. Cuộc sống bình yên liệu đã xóa được nỗi bất an trong nhân vật “anh”, đối với “anh” em chính là cuộc đời chính vì vậy nên “anh” sợ khi những giọt mưa đến.Không còn lo lắng cho tình yêu mà đôi khi Lưu Quang Vũ bắt đầu cảm thấy vô vọng trong tình yêu, hoang mang với thực tại mà ông phả trải qua, để rồi cất lên những tiếng thơ đầy ưu sầu.Mai em đi mùa hạ cũng qua rồiTôi ở lại một mình trên phố vắngHoa cúc rồi chiều xuân nào tôi đếnChẳng gặp emchỉ màu hoa vàng rực...(Lá thu –Lưu Quang Vũ)Cái tôi của ông bắt đầu rơi vào trạng thái vô định, lạc lõng trong tình yêu, một nỗi buồn da diết cất lên như vết xước dài trong tim của Lưu Quang Vũ, còn lại gì khi “em” ra đi phải chăng trong lòng Lưu Quang Vũ giờ đây chỉ là những khoảng trắng, những tiếng yêu thương một thời dã qua đang cồn cào lên. Cho nên dù chiều xuân, màu hoa vàng đẹp đến thế đều có thể trở thành một bức tranh u sầu trước mắt nhà Lưu Quang Vũ.Không chỉ có Lưu Quang Vũ thể hiện giọng lo âu, dự cảm mà những trang thơ của Xuân Quỳnh. Ngay khi đang sống trong những tháng ngày hạnh phúc Xuân Quỳnh vẫn luôn hỏi, luôn muốn khám phá trái tim của đối phương những điều đó tạo nên sắc giọng vừa thắm thiết vừa cuồng nhiệt nhưng cũng không kém phần nữ tính.Anh có nghe hoa rơiQuanh chỗ mình đứng đóHoa ơi sao chẳng nóiAnh ơi sao lặng thinhĐốt lòng em câu hỏi“Yêu em nhiều không anh”...(Mùa hoa doi Xuân Quỳnh)Nhu cầu được khám phá, muốn được biết, muốn được đối phương hiểu về tình yêu của mình luôn được Xuân Quỳnh gợi ra, len lỏi trong từng ngôn từ. Điều đó là điều chính đáng bởi một người phụ nữ đang yêu có quyền được hỏi, được biết đối phương có thật sự yêu mình không. Nhưng trong “mùa hoa doi” Xuân Quỳnh không chỉ dừng lại ở việc muốn khám phá mà bà còn cảm thấy nghi ngờ, bất an với mối tình của mình, và sự “lặng thinh” ấy càng khiến nỗi hoài nghi tăng lên gấp bội, bà bắt đầu có biểu hiện của sự ghen tuông “đốt”, luôn tự vấn bản thân và rồi khi không thể giữ được suy nghĩ đó trong đầu Xuân Quỳnh phải trực tiếp bật lên “yêu em nhiều không anh” hỏi để biết tâm tư, hỏi để làm sáng tỏ nỗi lo âu, dự cảm của bản thân bấy lâu nay có đúng hay chưa hay đó chỉ là suy nghĩ vẩn vơ từ một phía.Trong nền thơ trẻ của miền Nam không chỉ có giọng dự cảm lo âu trong tình yêu mà còn là giọng của sự giằng xé cái tôi cô độc, những con người luôn được đặt trong vòng tròn thép của bản thân, của xã hội, sự lạc điệu đối với cái nền chung đôi khi cũng làm nên giọng điệu này. Giọng thơ lúc này trở nên chùng xuống đẫm buồn, song cái tôi vẫn gắng gượng với sắc giọng da diết nhớ, đôi khi tác giả bật lên tiếng dằn vặt, tự trách bản thân:Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anhThắp một ngọn đèn hồng như ánh lửaĐêm sâu quá đêm nào biết ngủChỉ có người đến ngủ giữa đêm thôi...(Bầy ong trong đêm sâu –Lưu Quang Vũ)Ngay từ câu thơ đầu tác giả đã khẳng định sự dằn vặt giữa tâm hồn với cuộc đời,lời khẳng định ở một trạng thái tỉnh táo nhất, yên tĩnh nhất để có thể tự chất vấn bản thân. Không dễ dàng gì để tự nhận trong tâm hồn đang có những giằng xé, những mạch cảm xúc đang chạy ngược dòng. Đặc biệt hơn khi cả đất nước đang đứng trước cuộc kháng chiến thì việc bộc bạch những dòng tâm sự mang tính chất cá nhân lại càng phải thận trọng hơn, phải dũng cảm hơn mới có thể thốt lên được.Đôi khi giọng giằng xé của cái tôi cô độc như lạc đi trong nỗi chia ly, sự xa cách khi hai chủ thể không thể hòa nhập cùng nhau. Hai đường thẳng song song nhưng mãi mãi không thể gặp được nhau cứ thế tạo nên những khoảng trống cố định mãi mãi không bao giờ được phủ sắc tươi.  KẾT LUẬN Tóm lại, chỉ với một thời gian hiện diện hơn 20 năm, thơ miền Nam 19541975 đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, đa dạng, đặc biệt là những “ cái khác”trong thơ đã mang đến sự độc đáo cho thơ miền Nam 19541975 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Những đau thương trong chiến tranh và con người mang cảm thức hiện sinh là hai “ cái khác” cơ bản về mặt nội dung mà nhóm chúng tôi tìm hiểu. Về nghệ thuật, “ cái khác” ấy thể hiện ở thơ tự do; chất khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi và giọng điệu. “Cái khác” trong thơ miền Nam 19541975 được thể hiện qua tư duy nghệ thuật: cứ ngỡ rằng chỉ là văn học của khuynh hướng ngợi ca một chiều. Nhưng đó là khuynh hướng chủ lưu, bên cạnh đó còn có một bộ phận tách mình ra khỏi dòng chảy chung, tạo bước rẽ mới trong tư duy . Ở đó là sự lạc điệu trong cảm quan đời tư, là viết về chiến tranh dưới góc nhìn của mặt trái chiến tranh, là sự lạc lõng trong cái tôi tinh thần khi không thể hòa chung nhịp vào nhịp thơ dân tộc. Chính sự lạc điệu này góp phần làm cho văn học Việt giai đoạn này không chỉ có dòng chủ lưu mà còn có bộ phận phụ lưu đào sâu vào bi kịch cá thể. “ Cái khác” không chỉ trong ngôn ngữ, con chữ, mà còn hiện diện trong lối viết. Những đau thương trong chiến tranh và con người mang cảm thức hiện sinh là hai “ cái khác” cơ bản về mặt nội dung mà nhóm chúng tôi tìm hiểu. Về nghệ thuật, “ cái khác” ấy thể hiện ở thơ tự do; chất khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi và giọng điệu .Đến với “cái khác” chủ yếu vẫn do một tinh thần sáng tạo mạnh mẽ vốn có ở nhà thơ. Thơ miền Nam 19541975 đã gắn liền với vận mạng dân tộc, được coi trọng và trở nên một phần quan trọng của học thuật quốc gia .Về ngôn ngữ sử dụng, về hình thức cũng như nội dung các tác phẩm văn học đã tiến bước, sâu sắc, xúc tích; có sáng tạo, có mới. Đó là nhờ tiến bộ của khoa học nhân văn và kiến thức thời đại và cũng nhờ kiến thức và tài năng của người làm văn nghệ, trong một môi trường văn hóa xã hội tự do, dân chủ và nhân bản.TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bùi Bích Hạnh, Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, NXB văn học, 2015.2.Nguyễn Văn Long, Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập II, NXB ĐHSP, 2007.3.Đỗ Lai Thúy, Thơ như là mĩ học của cái khác, NXB Hội nhà văn

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG……………………………………………………… ………………… CHƯƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .3 1.1 Khái niệm khác 1.2 Tình hình vận động thơ chống Mỹ giai đoạn 19541975 CHƯƠNG THƠ MIỀN NAM 19541975 THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIÊN NỘI DUNG 2.1 Những đau thương chiến tranh 2.2 Con người mang cảm thức sinh .14 2.2.1 Con người cô đơn 15 2.2.2 Con người lo âu .19 CHƯƠNG THƠ MIỀN NAM 19541975 THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT……………………… 20 3.1 Thể thơ tự do…………………………………………………………………… 20 3.2 Chất ngữ và yếu tố văn xuôi……………………………………………22 3.3 Giọng điệu .22 3.3.1 Giọng điệu nghiệm suy chất vấn 22 3.3.2 Giọng điệu lo âu dự cảm 25 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 30 MỞ ĐẦU Hai mươi năm (1954-1975) đoạn đường dài lịch sử đương đại với văn chương Việt Nam Trên nửa đất nước tính từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, giai đoạn văn học với nhiều đặc điểm khác biệt so với trước sau tồn phát triển Xét khía cạnh lịch sử phần tách rời văn học dân tộc Văn học miền Nam vào giai đoạn 1954-1975 nói chung mang tính nhân người hôm Văn học miền Nam với đặc điểm nhân bản, khai phóng, đa dạng, bên cạnh tinh thần dân chủ, tự do, môi trường thuận lợi cho việc phát triển tài văn chương có tác phẩm đáng kể Đặc biệt, thơ miền Nam 1954-1975 thơ “ khác” Cái khác vận động thơ miền Nam thời điểm sáng tác mang tính khám phá, từ điều bình thường trở thành vấn đề chan chứa cảm thức chung thời đại Họ mang sáng tác với chất liệu thực đầy sâu sắc, lớp nhà thơ trước, hệ nhà thơ lúc họ dám đối mặt với thực chiến tranh Họ khơng nói chiến tranh, khốc liệt trần trụi vốn có Mà họ khai phá mảng khuất lấp, mặt trái, bi kịch chiến tranh trở thành niềm trăn trở cảm thức nhà thơ Cái tơi trữ tình xuất biểu quan niệm nghệ thuật thơ chống Mĩ Thơ 1954- 1975 nguồn cảm hứng sử thi, thân cảm quan cách mạng mà sáng tác giai đoạn có sản phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ cảm hứng sự, đời tư; khắc họa chân dung cá thể với ý thức đào sâu vào ngã Nhìn chung, thơ thời kỳ vận dộng thơ dòng chủ lưu hay xuất dòng thơ phụ lưu với nét táo bạo hai mang lại dấu ấn thơ ca thời đại đầy biến động lịch sử xã hội Đến năm 1965,sự xuất lớp nhà thơ trẻ miền Nam tạo nên khác, độc đáo sáng tác Tất mang lại cho độc giả điểm nhìn sâu sắc đời, người lúc cách rõ nét chân thật Cụ thể, nhóm chúng tơi xin nghiên cứu đề tài: Thơ miền Nam 1954-1975 thơ “cái khác” NỘI DUNG CHƯƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái niệm khác Theo Đỗ Lai Thúy, “Thơ, trước tổ chức ngơn ngữ đặc biệt, khơng bình thường so với văn xi, với lời ăn tiếng nói hàng ngày Bởi thế, thơ, tựthân nó, Khác Cái Khác đồng nghĩa với tiểu ngạch (nhỏ, lẻ, phụ), ln có nguy bị ngạch (to lớn, đồng bộ, thức) đồng hóa Cho nên, Khác, mặt phải chống lại sức hút quyền lực trung tâm thống thức để bảo vệ tồn độc lập Mặt khác, phải chống lại thân Bởi lẽ, Khác, sau thời gian bị nghi kị, ghẻ lạnh, bắt đầu chấp nhận, quảng diễn đại chúng, trở thành quen mòn, khơng khác Vì thế, để bảo vệ Khác, thơ tiến trình nó, phải ln ln đổi khác Thơ Việt, lần đổi khác, tự thân vận động nó, phải có trợ lực, nhiều cú hích liệt, yếu tố bên Thơ Việt, vậy, ln lai ghép Nó lớn lên yếu tố ngoại sinh, tức Khác Khác” Như vậy, thân Thơ khác dòng chảy chung thể loại văn học “Cái khác” thể qua tư nghệ thuật Giai đoạn 1954 - 1975, ngỡ văn học khuynh hướng ngợi ca chiều Nhưng khuynh hướng chủ lưu, bên cạnh có phận tách khỏi dòng chảy chung, tạo bước rẽ tư Ở lạc điệu cảm quan đời tư, viết chiến tranh góc nhìn mặt trái chiến tranh, lạc lõng tinh thần khơng thể hòa chung nhịp vào nhịp thơ dân tộc Chính lạc điệu góp phần làm cho văn học Việt giai đoạn khơng có dòng chủ lưu mà có phận phụ lưu đào sâu vào bi kịch cá thể Về phương diện nghệ thuật, “cái khác” biểu không ngôn ngữ, chữ, mà diện lối viết, phương thức biểu đạt so với lối viết “quy chuẩn” Đến với khác chủ yếu tinh thần sáng tạo mạnh mẽ vốn có nhà thơ Nếu Khác thơ Thanh Tâm Tuyền thơ tự Trần Dần, Lê Đạt chủ yếu thay đổi mơ hình ngơn ngữ: từ Nghĩa “Chữ sang Chữ” Nghĩa Hay như, điên tạm ghé chân “Điên - Bùi - Giáng” “Người điên ngôn ngữ điệp trùng Giở chừng mộng giở chừng mê Thưa em ngôn ngữ quặt què Làm nói nghiệp nghề người điên” Thì sang Lê Đạt ta lại bắt gặp chữ “tình” Bởi lẽ theo Đỗ Lai Thúy “Trong làng thơ Việt Nam, Lê Đạt , có lẽ nhà thơ tình tình nhất” Vẫn rừng rực nỗi khát vọng sống, khát vọng thơ, nguyên mác Lê Đạt: “Trong tình yêu người ta thường tiêu hai thứ tiền Và nhà thơ tim tệ mạnh Riêng có từ vốn nặng lòng Thơ từ tình, có nghĩa tự tình tức u đơn thương, u thất tình, u bóng Đó nỗi sầu vạn cổ thách thức niềm lạc quan ngoan cố nhà thơ” Tất điều đại diện cho khác Thơ miền Nam 1954 - 1975 so với dòng văn học vốn mang tên văn học sử thi 1.2 Tình hình vận động thơ chống Mỹ giai đoạn 19541975 Những năm 1954- 1975 theo dòng lịch sử dân tộc, giai đoạn miền Bắc thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội, hậu phương vững cho tuyền tuyến miền nam tiếp tục kháng chiến chống giặc ngoại xâm Giai đoạn văn học có thay đổi định khuynh hướng sáng tác bắt gặp trào lưu văn học mới, khơng thể khơng nói đến phong trào thơ ca miền Nam thời kỳ với hướng táo bạo tạo dấu ấn riêng kế thừa phát huy thành tựu thơ ca trước Kế thừa truyền thống kinh nghiệm thơ ca thời kì trước, 1945- 1975 thơ ca thời kỳ dường xứng đáng với sứ mệnh cao văn học thời đại Nền thơ ca thời kỳ gắn bó mật thiết với sứ mệnh cách mạng, với vận mệnh Tổ quốc người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, hệ chiến đấu, lao động, sinh hoạt, mối quan hệ mật thiết, gắn bó với cộng đồng Như lẽ tất yếu văn học dân tộc, thơ thể loại khác trở thành vũ khí tinh thần, sức mạnh tham gia vào chiến đấu gắn bó với vận mệnh dân tộc nhân dân Thơ ca chống Mỹ miền Nam thời kỳ vận động theo nhiều hướng Hai mạch nguồn vận động vận động theo dòng chủ lưu thể ca ngợi tinh thần chiến đấu hào hùng dân tộc Trong năm đầu kháng chiến chống Mỹ thơ thường viết lên đường, như: Cuộc chia li màu đỏ( Nguyễn Mỹ), Đường mặt trận ( Chính Hữu) Chủ nghĩa yêu nước nguồn động lực tinh thần lớn tất người kháng chiến, nguồn cảm hứng lớn bao trùm thấm sâu tác phẩm thơ ca Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước thơ dân tộc, trực tiếp thơ kháng chiến chống Pháp thơ đấu tranh thống đất nước, thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ chủ nghĩa yêu nước phát triển tới chiều cao độ sâu biểu phong phú, đa dạng Thơ kháng chiến chống Mỹ thực vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn việc khơi dậy lòng yêu nước chủ nghĩa anh hùng, ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi cuối người toàn dân tộc Việt Nam Đất nước trở thành hướng đích, muc tiêu cao có ngày sống chiến ấy: Đất nước nơi ta hò hẹn (Nguyễn Khoa Điềm) Họ tự hào cất lên lời ca giải phóng đất nước, giải phóng cho tình u: “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui làm người lính đầu ” (Tố Hữu) Những người trí thức bỏ dở cơng việc sẵn sàng giã từ thủ đô yêu dấu, kháng chiến: “Tôi nhớ ngày thu xa Sáng chớm lạnh lòng Hà Nội Những phố dài xao xác may Người đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng rơi đầy.” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Nhưng họ có điểm chung sục sơi tinh thần u nước, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc sinh” Núi cao, vực sâu không ngăn bước chân hành qn anh Đói khát, bệnh tật khơng làm làm anh nhụt chí Vũ khí đại kẻ thù không làm anh hoang mang Thơ văn kháng chiến khắc họa hình ảnh anh vệ quốc quân đường hành quân vô gian lao: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước Gục lên súng mũ bỏ quên đời!” (Tây Tiến - Quang Dũng) Và lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu quên anh tạo nên “dáng đứng Việt Nam, tạc vào kỷ”: “Từ dáng đứng Anh đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Dáng đứng Việt Nam Lê AnhXuân) Tinh thần cảm, xả thân nước, Tổ quốc quên mình, nhân dân hy sinh người lính góp phần quan trọng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng hồn tồn miền Nam, thống Tổ quốc Thời kỳ xuất phận phụ lưu hay gọi thơ vùng tạm chiến miền Nam Chủ yếu viết mát đau thương mà chiến tranh gây Với dòng vận động xuất văn đàn với thơ táo bạo khắc họa rõ nét thực đời sống người thời giờ, nhà thơ họ hồn tồn khơng tránh né thực mà họ nhìn thực với mắt đa chiều Những năm chiến tranh ngột ngạt nơi chiến trường khốc liệt tạo nên chất liệu nghệ thuật tác động đến khuynh hướng sáng tác thơ 1965- 1975 Cái vận động thơ miền Nam thời điểm sáng tác mang tính khám phá, từ điều bình thường trở thành vấn đề chan chứa cảm thức chung thời đại Họ mang sáng tác với chất liệu thực đầy sâu sắc, lớp nhà thơ trước, hệ nhà thơ lúc họ dám đối mặt với thực chiến tranh Họ khơng nói chiến tranh, khốc liệt trần trụi vốn có Mà họ khai phá mảng khuất lấp, mặt trái, bi kịch chiến tranh trở thành niềm trăn trở cảm thức nhà thơ Cái tơi trữ tình xuất biểu quan niệm nghệ thuật thơ chống Mĩ Đứng từ góc nhìn tơi trữ tình, nhiều nhà thơ xuất sắc hệ chống Mỹ Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh tất họ nhà thơ mang lại gió thơ ca kháng chiến nói chung thơ vùng tạm chiến nói riêng Tuy khơng phải dòng chính, thơ tn mạch ngầm từ phụ lưu, chi lưu Như thơ 1954- 1975 nguồn cảm hứng sử thi, thân cảm quan cách mạng mà sáng tác giai đoạn có sản phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ cảm hứng sự, đời tư; khắc họa chân dung cá thể với ý thức đào sâu vào ngã Mỗi tơi trữ tình/ khn mặt trữ tình phù hợp với chủ thể trữ tình, hồn cảnh sáng tác định Nhìn chung, thơ thời kỳ vận dộng thơ dòng chủ lưu hay xuất dòng thơ phụ lưu với nét táo bạo hai mang lại dấu ấn thơ ca thời đại đầy biến động lịch sử xã hội Song, nhìn thơ nhà thơ miền Nam khai thác mảng thực trần trụi lại khơng có chỗ đứng văn đàn năm đầu, vấn đề lịch sử xã hội lúc họ khơng khuyến khích sáng tác đau thương mát Đến năm 1965,sự xuất lớp nhà thơ trẻ miền Nam tạo nên khác, độc đáo sáng tác Tất mang lại cho độc giả điểm nhìn sâu sắc đời, người lúc cách rõ nét chân thật 10 CHƯƠNG THƠ MIỀN NAM 19541975 THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIÊN NỘI DUNG 2.1 Những đau thương chiến tranh Thơ kháng chiến chống Mĩ tập trung biểu tư tưởng, tình cảm lớn lao hướng cách mạng, hướng dân tộc Viết đề tài chiến tranh, viết lên đường, đi, chia li niềm tin tưởng: “ Súng nhỏ, súng to, chiến trường chật chội - Tiếng cười hăm hở đầy sơng, đầy cầu.” (Chính Hữu – Đường mặt trận), viết tư hiên ngang người anh hùng mặt trận: “Bom giật bom rung kính vỡ – Ung dung bồn lái ta ngồi” (Phạm Tiến Duật), viết đất nước, gắn bó máu thịt với nhân dân đất nước: “Tôi xương thịt với nhân dân – Cùng dổ mồ hôi sôi giọt máu” (Xuân Diệu), Tất ca ngợi khí hào hùng, cổ vũ cho tinh thần cách mạng dân tộc, thấy nhà thơ với ý thức công dân tinh thần người chiến sĩ đưa thơ lên chiến hào, nơi mũi nhọn chiến đấu: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy – Bên chiến sĩ đuổi xe tăng đồng hạ trực thăng rơi” (Chế Lan Viên) Văn học cách mạng trở thành dòng chủ lưu xuyên suốt thời kì kháng chiến, dòng chảy chung ấy, ta lại tìm khác biệt, lạc dòng, lạc điệu số phận nhà thơ có xu hướng rẽ sang nhánh khác, viết chiến tranh lại đào sâu đau thương, mát mà chiến tranh gây ra, nhà thơ xoáy sâu vào nỗi đau người nỗi đau chung dân tộc Thoát khỏi hào hùng, mực thước, trăn trở, suy tư, đau khổ, người đời cảnh loạn li, khốc liệt mà chiến tranh gây 24 trạng thái người bế tắt, tuyệt vọng Lo âu hệ cảm giác bị bỏ rơi hay lại CHƯƠNG THƠ MIỀN NAM 19541975 THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1 Thể thơ tự Trong văn học trung đại , nhiều thể loại thơ khác đời thơ thất ngôn bátt cú đường luật, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ ngũ ngơn tứu tuyệt,… nhìn chung hầu hết thể loại thơ văn học trung đại thể loại thơ đường luật, quy định chặt chẽ niêm, cách gieo vần số câu, số chữ Chính mà nhà thơ trung đại chịu chi phối ràng buộc cảm xúc chịu chi phối nghiêm ngặt luật thơ Phải đến phong trào thơ thơ có phá vỡ quy phạm ràng buộc văn học trung đại quy định Các nhà thơ Mới thành công phương định sáng tác thơ loại thơ tự Các nhà thơ Mới đem đến sựu cách tân táo bạo,mạnh mẽ thơ số lượng câu ngắn mười tiếng câu dài tới mười sáu mười bảy tiếng, câu chữ sáng tác dòng thơ không hạn định, thơ chia thành nhiều khổ khác có lặp lại số từ, cụm từ khổ trước khổ lại, khơng bị quy định chặt chẽ vần, luật thơ trung đại trước Nhờ tự hình thức thơ mà thi nhân tự tuân trào cảm xúc mãnh liệt trang thơ Chúng ta nói sáng tạo thể thơ tự phong trào thơ bước tiến văn học thi ca thoát khỏi ràng buộc 25 Thể thơ tự cho nhà thơ đô thị miền Nam tự thể cảm xúc, suy nghĩ đời, bày tỏ niềm suy tư , trăn trở Thơ Thanh Tâm Tuyền phá vỡ tất quy tắc, chí có dòng thơ ngắn, cấu tạo hai tiếng hay có nững câu thơ dài Hơn nữa, hầu hết câu thơ Thanh Tâm Tuyền viết hoa chữ dầu thơ dong đầu câu thơ lại chữ thường, khơng có dấu chấm cuối câu thơ để tạo điều kiện cho mạch cảm xúc thơ tuôn trào theo trái tim thi nhân : Tôi chờ đợi Một người không Nhiều người thành phố thiếu thốn làng mạc đọa đày (Bài ca ngợi tình yêu – Thanh Tâm Tuyền) Nhờ vận dụng thể thơ tự mà ông sử dụng linh hoạt câu chữ để thể dòng cảm xúc, dồn nén, lại kéo căng, tn trào mạch ý thơ Thanh Tâm Tuyền việc lựa chọn cho thể thơ tự thể đời sống tâm hồn hoa khơng mang tên nét rối bời họa màu sắc nhòa anh vẽ vào em vào giấc mơ chập chờn lên tiếng hát 26 cánh hoa cười rũ xếp hàng tên (Hoa - Thanh Tâm Tuyền ) Thể thơ tự không quy định nghiêm ngặt số dòng, số câu số chữ dòng, chí khơng tn theo quy luật định Thơ Thanh Tâm Tuyền sáng tác theo hình thức thể thơ tự nên “Thi nhân lược bỏ ý chuyển tiếp, hình ảnh chuyển tiếp, khiến mạch câu, đoạn bị đứt gãy đột ngột, bất ngờ Như vậy, từ, cụm từ, câu , hình ảnh, ý tưởng rời nhau, trở thành đơn vị độc lập tự thân, đứng cạnh cách ngẫu nhiên, tự xếp với liên hệ với cách tình cờ” 3.2 Chất ngữ và yếu tố văn xuôi Nổi bật thơ trẻ văn học đo thị miền Nam Việt Nam thời kì việc đưa chất ngữ vào thơ Việc đưa lối nói mang tính ngữ vào thơ góp phần đưa ngơn ngữ đời thường , ngơn ngữ thực chiến tranh ác liệt vào thơ Tuy nhiên văn học đô thị miền Nam, việc đưa yếu tố ngữ vào thơ có nét riêng, cách sử dụng ngữ khơng góp phần lột tả thực chiến tranh khắc nghiệt mà diễn tả nỗi đau đớn, dằn xé dội bi kịch đời tư : Con tha thứ cho cha Cha chẳng thể sống mẹ Đời cha nắng gắt Mẹ cần suối mát đồng vui Con khôn lớn đời Hãy yêu thương mẹ 27 Và hiểu cho cha (Nói với cuối năm – Lưu Quang Vũ) Thơ Lưu Quang Vũ tiếng lòng đau đớn người cha nói với hạnh phúc cha mẹ Bằng lối nói ngữ gần gũi, tiếng thơ Lưu Quang Vũ bộc lộ nỗi niềm đau đớn che dấu Ngôn ngữ thơ ca lấy chất liệu từ thực cuốc sống nên ngôn ngữ thơ ca khơng lãng mạn hóa , thi vị hóa mức mà phải bám sát thực đời sống, đưa ngơn ngữ đời thường vào dòng chảy thơ ca Trong giai đoạn 1954-1975, thi ca cách mạng bước bước tiến so với phong trào thơ Mới khơng khí thực cách mạng, khắc nghiệt, cao trào đưa ngôn ngữ đời thường vào thi ca 3.3 Giọng điệu 3.3.1 Giọng điệu nghiệm suy chất vấn Để tái lại đau thương bi kịch chiến tranh, nhà thơ sử dụng giọng điệu nghiệm suy, chất vấn để giãi bày, bộc lộ tư tưởng, tình cảm Những nghiệm suy tranh xót đau sống đạn lửa có phối hợp vào thơ trẻ âm điệu bi quan, tuyệt vọng ( T.S Bùi Bích Hạnh) Những nghiệm suy tranh xót đau sống đạn lửa có phối vào thơ trẻ âm điệu bi quan, tuyệt vọng Trở đi, trở lại hồn thơ nỗi ám ảnh chết, đi, âm tức tưởi người Đây cung bậc nếm trải đến tận thực đổ vỡ chiến tranh Giọng thơ chùng 28 xuống, tha thiết với niềm đau thấm thía Giọng bi quan trải thấm hàng loạt hình tượng thơ đầy ám gợi: Bây sống Bên người chết Bên người chết Cuộc sống mù lòa mặt trời đen Con mang máng thấy sống Khi ngồi âm thầm đếm nhịp trái tim Và đếm nhịp trái tim Trong hấp hối (Thưa mẹ, trái tim - Trần Quang Long) Nỗi đau mát không câu chuyện bi kịch chiến tranh mà thương tổn tinh thần; thấy suy tư, trải nghiệm chất giọng thể chiều sâu tư tưởng thơ trẻ Thường xuất thơ câu hỏi tu từ vừa chất vấn vừa tự vấn: Ơi cò “tỵ nạn” khô gầy Đêm đêm lại hàng thành phố Lao xao tìm chốn ngủ Những bờ bãi khơng dành cho cò nữa, Những lũy tre bom khai quang? (Tuổi trẻ không yên - Nguyễn Khoa Điềm) 29 Hai câu hỏi tự chất vấn lòng mình, mang niềm thương cảm, xót xa cho mảnh đời lưu lạc, lênh đênh Khi chứng kiến hình hài dân tộc lên với: Những áo quần rách rưới/ Những hàng đắm vào bóng tối/ Chiều mờ sương léo lắt đèn dầu (Việt Nam ơi), Lưu Quang Vũ thể tơi đau xót câu thơ nức nở, mang giọng điệu chất vấn: “Người có triệu chúng tơi, tơi có Người Tất Mảnh đất nghèo máu ứa? Người đến đâu Hả Việt Nam khốn khổ Đến bơng lúa tình u Người? Đến ngày vui Như chim bên cửa? Đến Người nghỉ ngơi Trong nắng ấm tiếng cười trẻ nhỏ? Đến Việt Nam ơi?” (Việt nam - Lưu Quang Vũ) Những câu hỏi dồn dập đặt làm cho giọng thơ uất nghẹn, thể trăn trở, ngẫm suy chủ thể xúc động đất nước đen tối, nhiều thương đau Từ chổ chất vấn, nhà thơ chuyển sang tự vấn lòng mình: “Tôi sống xa Người” 30 Ý thức sinh thực muôn vàn bế tắc, sống ngột ngạt mang đến trạng thái tình yêu đượm buồn Giọng thơ tự trào, in đậm cô đơn – cô độc sinh: Ta theo dấu chân mưa Hắt hiu phố chợ, ngày vừa xế tan Em đi, vỡ cung đàn Hồng từ mênh mang trời (Lệ mưa - Trần Dạ Lữ) Hay với cảm thức đơn chết giải thốt, người tình yêu sinh thu giới tình tự, độc, tơi đơn độc tha nhân; giọng thơ bình thản đắng cay lời tự thú: Như thú nhận mũi tên tẩm độc Một phút thương em trải thu sầu Ta muốn lánh người – nghe tình khóc Một nằm chết lặng hang sâu (Ngồi trăng tan – Hạc Thành Hoa) Giọng điệu nghiệm suy, chất vấn đem lại khoảng khơng để người tự nhìn lại trãi qua, tơi trữ tình tự trải nghiệm từ điều lớn lao đến cảm xúc đời thường 3.3.2 Giọng điệu lo âu dự cảm Lưu Quang Vũ thể giọng điệu dự cảm lo âu thơ Khác với trang kịch mà ơng viết, thơ Lưu 31 Quang Vũ đong đầy tình cảm ẩn sau nỗi niềm khó nói: Anh sợ trời mưa Xóa nhà hết em hứa Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru Riêng lòng anh, anh không quên đâu Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió Cây với người thay đổi Em khơng màu mắt xưa Anh sợ trời mưa Thương vườn cũ gãy cành rụng trái Áo em ướt để anh buồn khóc Ngày mai em (Anh sợ trời mưa –Lưu Quang Vũ) Lưu Quang Vũ nói mưa nói tới nỗi lo âu trái tim “anh sợ” mưa xóa hết lời hứa, sợ em khơng máu mắt xưa nỗi sợ khơng trước mắt mà lo âu cho tương lai, “ra em” Câu hỏi tu từ cuối tăng thêm lo lắng cho mối tình, câu hỏi q khó có thời gian có câu trả lời Cuộc sống bình yên liệu xóa nỗi bất an nhân vật “anh”, “anh” em đời nên “anh” sợ giọt mưa đến 32 Khơng lo lắng cho tình u mà Lưu Quang Vũ bắt đầu cảm thấy vơ vọng tình u, hoang mang với thực mà ông phả trải qua, để cất lên tiếng thơ đầy ưu sầu Mai em mùa hạ qua Tơi lại phố vắng Hoa cúc chiều xuân đến Chẳng gặp em-chỉ màu hoa vàng rực (Lá thu –Lưu Quang Vũ) Cái ông bắt đầu rơi vào trạng thái vơ định, lạc lõng tình u, nỗi buồn da diết cất lên vết xước dài tim Lưu Quang Vũ, lại “em” phải lòng Lưu Quang Vũ khoảng trắng, tiếng yêu thương thời dã qua cồn cào lên Cho nên dù chiều xuân, màu hoa vàng đẹp đến trở thành tranh u sầu trước mắt nhà Lưu Quang Vũ Khơng có Lưu Quang Vũ thể giọng lo âu, dự cảm mà trang thơ Xuân Quỳnh Ngay sống tháng ngày hạnh phúc Xuân Quỳnh hỏi, muốn khám phá trái tim đối phương điều tạo nên sắc giọng vừa thắm thiết vừa cuồng nhiệt khơng phần nữ tính Anh có nghe hoa rơi Quanh chỗ đứng Hoa chẳng nói Anh lặng thinh Đốt lòng em câu hỏi “u em nhiều khơng anh” 33 (Mùa hoa doi - Xuân Quỳnh) Nhu cầu khám phá, muốn biết, muốn đối phương hiểu tình u ln Xn Quỳnh gợi ra, len lỏi ngơn từ Điều điều đáng người phụ nữ yêu có quyền hỏi, biết đối phương có thật u khơng Nhưng “mùa hoa doi” Xuân Quỳnh không dừng lại việc muốn khám phá mà bà cảm thấy nghi ngờ, bất an với mối tình mình, “lặng thinh” khiến nỗi hoài nghi tăng lên gấp bội, bà bắt đầu có biểu ghen tng “đốt”, tự vấn thân giữ suy nghĩ đầu Xuân Quỳnh phải trực tiếp bật lên “yêu em nhiều không anh” hỏi để biết tâm tư, hỏi để làm sáng tỏ nỗi lo âu, dự cảm thân lâu có hay chưa suy nghĩ vẩn vơ từ phía Trong thơ trẻ miền Nam khơng có giọng dự cảm lo âu tình u mà giọng giằng xé cô độc, người đặt vòng tròn thép thân, xã hội, lạc điệu chung làm nên giọng điệu Giọng thơ lúc trở nên chùng xuống đẫm buồn, song gắng gượng với sắc giọng da diết nhớ, tác giả bật lên tiếng dằn vặt, tự trách thân: Tâm hồn anh dằn vặt đời anh Thắp đèn hồng ánh lửa Đêm sâu đêm biết ngủ Chỉ có người đến ngủ đêm (Bầy ong đêm sâu Quang Vũ) –Lưu 34 Ngay từ câu thơ đầu tác giả khẳng định dằn vặt tâm hồn với đời,lời khẳng định trạng thái tỉnh táo nhất, yên tĩnh để tự chất vấn thân Khơng dễ dàng để tự nhận tâm hồn có giằng xé, mạch cảm xúc chạy ngược dòng Đặc biệt đất nước đứng trước kháng chiến việc bộc bạch dòng tâm mang tính chất cá nhân lại phải thận trọng hơn, phải dũng cảm lên Đơi giọng giằng xé cô độc lạc nỗi chia ly, xa cách hai chủ thể khơng thể hòa nhập Hai đường thẳng song song mãi gặp tạo nên khoảng trống cố định mãi không phủ sắc tươi 35 KẾT LUẬN Tóm lại, với thời gian diện 20 năm, thơ miền Nam 1954-1975 chứng tỏ sức sống mãnh liệt, đa dạng, đặc biệt “ khác”trong thơ mang đến độc đáo cho thơ miền Nam 1954-1975 nói riêng văn học Việt Nam nói chung Những đau thương chiến tranh người mang cảm thức sinh hai “ khác” mặt nội dung mà nhóm chúng tơi tìm hiểu Về nghệ thuật, “ khác” thể thơ tự do; chất ngữ, yếu tố văn xuôi giọng điệu “Cái khác” thơ miền Nam 1954-1975 thể qua tư nghệ thuật: ngỡ văn học khuynh hướng ngợi ca chiều Nhưng khuynh hướng chủ lưu, bên cạnh có phận tách khỏi dòng chảy chung, tạo bước rẽ tư Ở lạc điệu cảm quan đời tư, viết chiến tranh góc nhìn mặt trái chiến tranh, lạc lõng tinh thần khơng thể hòa chung nhịp vào nhịp thơ dân tộc Chính lạc điệu góp phần làm cho văn học Việt giai đoạn dòng chủ lưu mà có phận phụ lưu đào sâu vào bi kịch cá thể “ Cái khác” khơng ngơn ngữ, chữ, mà diện lối viết Những đau thương chiến tranh người mang cảm thức sinh hai “ khác” mặt nội dung mà nhóm chúng tơi tìm hiểu Về nghệ thuật, “ khác” thể thơ tự do; chất ngữ, yếu tố văn xuôi giọng điệu Đến với “cái khác” chủ yếu tinh thần sáng tạo mạnh mẽ vốn có nhà thơ Thơ miền Nam 1954-1975 gắn liền với vận mạng dân tộc, coi trọng trở nên phần quan trọng học thuật quốc gia Về ngôn ngữ sử dụng, hình thức nội dung tác phẩm văn học tiến bước, sâu sắc, xúc tích; có sáng tạo, có 36 Đó nhờ tiến khoa học nhân văn kiến thức thời đại nhờ kiến thức tài người làm văn nghệ, môi trường văn hóa xã hội tự do, dân chủ nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Bích Hạnh, Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt trữ tình, NXB văn học, 2015 Nguyễn Văn Long, Giáo trình văn học Việt Nam đại, tập II, NXB ĐHSP, 2007 Đỗ Lai Thúy, Thơ mĩ học khác, NXB Hội nhà văn 37 BẢNG ĐÁNH GIÁ CƠNG VIỆC TRONG NHĨM STT Họ tên Công việc - Tổng kết - Viết 2.2, 3.1, 3.2 Lập dàn ý Dương Thị Thùy Nhung Dương Thị Nữ Đinh Hoài My Lê Hoàng Diễm - Tổng kết Viết 2.1, 3.3.1 - Viết 1.2, 3.3.1 Làm slide - Tổng hợp chương 1, Viết 1.2 Chỉnh sửa word toàn Thuyết trình Viết 1.1 - Nguyễn Minh Phương - Viết mở đầu, kết luận, 1.1, 2.1 - Tổng hợp chương Nguyễn Thị Ý Lộc - Tổng kết - Chỉnh sửa word toàn Điểm 38 Nguyễn Thị Lập Y May - Thuyết trình Viết 3.3.2 - Thuyết trình Viết 3.3.2

Ngày đăng: 03/02/2018, 06:39

Xem thêm:

Mục lục

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    1.1. Khái niệm cái khác

    CHƯƠNG 2. THƠ MIỀN NAM 1954 – 1975 LÀ THƠ CỦA NHỮNG “CÁI KHÁC” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIÊN NỘI DUNG

    2.1. Những đau thương trong chiến tranh

    2.2. Con người mang cảm thức hiện sinh

    2.2.1. Con người cô đơn

    2.2.2. Con người lo âu

    3.3.1. Giọng điệu nghiệm suy chất vấn

    3.3.2. Giọng điệu lo âu dự cảm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w