7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình
Trước hết, để tìm hiểu xem chị em phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã biết đến khái niệm BĐG trong gia đình hay chưa, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Cô/chị đã từng biết đến khái niệm BĐG trong gia đình? Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình ở mức độ biết
STT Nội dung SL %
1 Không để ý 15 5.0
2 Đã từng được tập huấn 75 25.0
3 Đã nghe nói đến 129 43.0
4 Chưa từng được nghe 81 27.0
Tổng 300 100.0
Trong số 300 khách thể nghiên cứu được hỏi, có 43% khách thể cho biết đã từng nghe nói đến khái niệm này, 25% khách thể đã từng được tập huấn. Số khách thể còn lại chưa từng được nghe nói đến hoặc họ không để ý đến.
Như vậy, có 68% khách thể đã từng được biết về khái niệm này qua nghe nói hoặc tập huấn.
Số khách thể đã từng nghe nói đến cho biết là do họ tự nghe được từ đài, báo, vô tuyến trong các chương trình thời sự. Nhất là thời gian qua, Luật
BĐG được thảo luận và thông qua nên được các phương tiện truyền thông truyền tải khá nhiều. Một số khách thể (25%) cho biết đã từng được tập huấn, phần lớn trong số này là những chị em tham gia sinh hoạt ở Hội phụ nữ và có phụ trách công tác Hội như Chi hội trưởng Chi hội thôn/đội kể từ khi Luật được đưa ra bàn thảo…
Nguyên nhân khiến một số khách thể chưa từng nghe nói đến hoặc không để ý đến khái niệm này có thể vì công tác tuyên truyền, truyền thông chưa sâu rộng và đủ sức hấp dẫn, chưa gây được sự chú ý của người dân. Thêm nữa là tâm lý an phận, thờ ơ với thời cuộc của rất nhiều phụ nữ. Trừ khi vấn đề đó là sát sườn như dự báo thời tiết, thời sự… các chương trình tivi còn lại được người dân chú ý là phim trên các kênh truyền hình. Họ không để ý đến những vấn đề mà không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho họ hoặc không giúp họ nghỉ ngơi, giải trí.
* Để tìm hiểu xem người phụ nữ nông thôn Hà Tây hiểu thế nào là BĐG trong gia đình, chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi: “Cô/chị hiểu thế nào là BĐG trong gia đình?” Bằng cách đưa ra 4 quan điểm khác nhau về BĐG trong gia đình và đề nghị người tham gia trong nghiên cứu lựa chọn câu trả lời đúng nhất về BĐG trong gia đình, chúng tôi thu được bảng kết quả sau:
Bảng 2: Nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình ở mức độ hiểu
STT BĐG trong gia đình SL %
1 Mọi người làm việc khác nhau theo chức phận 56 18.7
2 Nam và nữ làm như nhau, bằng nhau trong mọi việc 57 19.0
3 Nam và nữ cùng chia sẻ, cùng tham gia mọi việc 169 56.3
4 Nam giới giữ vai trò chính, nữ giới tham gia ý kiến 18 6.0
Biểu đồ 1: Nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình ở mức độ hiểu
Có 2 trong số 4 quan điểm đưa ra không đề cập tới BĐG (hay có thể nói là biểu hiện của bất bình đẳng), đó là: “Mỗi thành viên gia đình làm các công việc khác nhau tuỳ theo chức phận của mình” và “Người nam giới giữ vai trò chính trong gia đình, nữ giới tham gia ý kiến”. Rõ ràng, việc mỗi thành viên trong gia đình làm việc theo chức phận (theo sự phân công lao động sẵn có), hay làm việc theo cách một người giữ vai trò chính - người khác tham gia là thể hiện của sự bất BĐG, cần phải thay đổi. Có 24.7% khách thể đã lựa chọn 1 trong 2 quan điểm này, trong đó 6% khách thể cho rằng BĐG là nam giới giữ vai trò chính, nữ tham gia ý kiến và 18.7% cho rằng BĐG trong gia đình là mỗi người làm việc theo chức phận của mình (ví dụ nữ giới đi chợ, nấu ăn…; nam giới làm kinh tế). Điều này cho thấy nhóm khách thể này đã hiểu sai về BĐG trong gia đình.
Một trong số 4 quan điểm đưa ra nói đến sự bình đẳng nhưng chưa đầy đủ (là quan điểm bình đẳng chưa có nhận thức giới), đó là: “Nam giới cũng như nữ giới tham gia như nhau, bằng nhau trong tất cả các công việc của gia đình”. Có 19% khách thể hiểu BĐG trong gia đình theo cách này.
Một trong số 4 quan điểm còn lại là quan điểm đề cập chính xác khái niệm BĐG trong gia đình, đó là: “Nam và nữ cùng chia sẻ công việc và cùng tham gia vào các quyết định trong mọi công việc của gia đình”. Có 56.3% người tham gia nghiên cứu đồng ý với nhận định này.
19%
19%
56%
6% Mäi ng-êi lµm viÖc kh¸c
nhau theo chøc phËn Nam vµ n÷ lµm nh- nhau, b»ng nhau trong mäi viÖc Nam vµ n÷ cïng chia sÎ, cïng tham gia mäi viÖc Nam giíi gi÷ vai trß chÝnh, n÷ giíi tham gia ý kiÕn
Như vậy, có 56.3% phụ nữ tham gia trong nghiên cứu có cách hiểu đúng về BĐG trong gia đình, số còn lại hoặc có cách hiểu sai (24.7%) hoặc hiểu chưa đầy đủ về BĐG (19%).
Đáng chú ý là khi so sánh tương quan ý kiến người trả lời thì tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p<0.05) trong phương án trả lời giữa những người đã từng được tập huấn, những người chưa được tập huấn nhưng đã biết và những người chưa từng biết đến BĐG trong gia đình.
Bảng 3: Sự khác biệt nhận thức giữa nhóm khách thể đã được tập huấn và nhóm khách thể chưa được tập huấn
Các mức độ hiểu Đã được tập huấn
(%)
Đã biết nhưng chưa được tập huấn (%)
Chưa biết (%)
Hiểu đúng 44.0 79.1 38.5
Hiểu chưa đầy đủ 32.0 16.3 25.7
Hiểu sai 24.0 4.6 35.8
Tổng 100.0 100.0 100.0
Biểu đồ 2: Sự khác biệt nhận thức giữa nhóm khách thể đã được tập huấn và nhóm khách thể chưa được tập huấn
44 79.1 38.5 32 16.3 25.7 24 4.6 35.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Hiểu đúng Hiểu chưa đầy
đủ
Hiểu sai
Đã được tập huận (%) Đã biết nhưng chưa được tập huấn (%) Chưa biết (%)
Trong số những người đã từng được tập huấn về BĐG trong gia đình, chỉ có 44% trong số này hiểu đúng, rằng BĐG trong gia đình là “Nam và nữ cùng chia sẻ công việc và cùng tham gia vào các quyết định trong mọi công việc của gia đình”; trong khi đó, có 79,1% trong số những người mới biết nhưng chưa được tập huấn về BĐG có cách hiểu này.
Khá nhiều phụ nữ đã từng được tập huấn về giới (32%) lại có cách hiểu BĐG là “nam giới cũng như nữ giới tham gia như nhau, bằng nhau trong tất cả các công việc gia đình”; trong khi chỉ có 16.3% trong số những người chỉ nghe, biết khái niệm BĐG có cách hiểu này. So sánh với những người chưa từng được nghe nói về BĐG trong gia đình, có 38.3% trong số này có cách hiểu đúng về BĐG trong gia đình và cũng có tới 35.8% hiểu sai hoàn toàn về BĐG trong gia đình (rằng “mỗi thành viên trong gia đình làm các công việc khác nhau tuỳ theo chức phận của mình”).
Như vậy, điểm khác biệt thấy rõ nhất giữa ba nhóm phụ nữ (nhóm đã từng được tập huấn, đã biết đến khái niệm BĐG trong gia đình và nhóm chưa biết đến khái niệm này) là nhóm khách thể chỉ mới biết đến khái niệm BĐG trong gia đình lại là nhóm có tỷ lệ hiểu đúng nhiều nhất về khái niệm (79.1%), nhóm khách thể đã được tập huấn giới là nhóm có tỷ lệ hiểu chưa đầy đủ về BĐG trong gia đình nhiều nhất (32%), còn nhóm khách thể chưa từng biết đến khái niệm BĐG trong gia đình là nhóm có tỷ lệ hiểu sai về BĐG trong gia đình nhiều nhất (35.8%).
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi, bà Trần Thị Thắm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức cho hay: Khi Luật BĐG bắt đầu có hiệu lực thì lãnh đạo Hội phụ nữ cấp xã và cấp chi hội các thôn được tham gia tập huấn. Nội dung tập huấn là Luật BĐG có bao nhiêu chương, điều, từng chương, điều có nội dung gì”. Bà Nguyễn Thị Ánh, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Hà Tây cũng cho biết: “Tỉnh Hội cũng đã tuyên truyền các nội dung về BĐG đến chị em. Các khái niệm như giới, giới tính, BĐG… chúng tôi đã tuyên truyền, tập huấn cho chị em về tới cấp chi hội. Bây giờ hỏi đến
những khái niệm này thì ai cũng biết”. Tuy nhiên, bà Ánh cũng cho hay rằng: “chúng tôi chỉ tuyên truyền và phổ biến theo Luật”.
Từ kết quả điều tra, chúng tôi cho rằng chính những người đã được tập huấn về giới đã được tiếp cận với những kiến thức chưa đầy đủ về giới và BĐG trong gia đình. Thực tế, chị em được tuyên truyền, tập huấn dạng truyền thông về Luật BĐG, nội dung của Luật về mặt hành chính chứ chưa có điều kiện được tập huấn, thảo luận sâu để hiểu rõ được các khái niệm về giới và BĐG, BĐG trong gia đình được thể hiện cụ thể như thế nào. Vì lý do này, thay vì hiểu “Nam và nữ cùng chia sẻ công việc và cùng tham gia vào các quyết định trong mọi công việc của gia đình” thì nhiều người trong số những người đã được tập huấn về giới lại hiểu theo cách “nam giới cũng như nữ giới tham gia như nhau, bằng nhau trong tất cả các công việc gia đình”. Đây thực chất là cách hiểu về giới chưa có nhận thức giới đúng đắn.
3.1.2. Nhận thức về BĐG trong gia đình thông qua sự tự đánh giá về mối quan hệ giới trong gia đình
Để tìm hiểu xem với mức độ biết và hiểu về khái niệm BĐG trong gia đình như trên, người phụ nữ nông thôn Hà Tây tự đánh giá như thế nào về mối quan hệ giới trong gia đình mình, chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi kiểm tra. Câu hỏi đặt ra là: “Theo cô/chị, cuộc sống của vợ chồng cô/chị hiện nay đã bình đẳng chưa?” Kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Nhận thức về BĐG trong gia đình thông qua sự tự đánh giá về mối quan hệ giới trong gia đình
STT Nội dung SL %
1 Đã bình đẳng 210 70.0
2 Chưa bình đẳng 54 18.0
3 Khó trả lời 36 12.0
Tổng 300 100.0
Có tới 70% người được hỏi cho rằng gia đình mình đã bình đẳng; 18% khách thể cho rằng chưa bình đẳng và 12% khách thể khó trả lời. Tuy
nhiên, khi so sánh tương quan giữa mức độ hiểu về khái niệm BĐG trong gia đình với sự tự đánh giá về mối quan hệ giới trong gia đình, chúng tôi tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p<0.05).
Trong số 210 người cho rằng gia đình mình đã bình đẳng, chỉ có 130 người (61.9%) trong số này có nhận thức đúng và đầy đủ về BĐG trong gia đình, số còn lại hiểu chưa đầy đủ rằng “BĐG là mỗi người làm mỗi việc khác nhau theo chức phận” (23.8%), hoặc hiểu sai là “nam và nữ làm việc như nhau bằng nhau trong mọi việc” (8.6%) và “nam giới giữ vai trò chính và nữ tham gia ý kiến” (5.7%).
Như vậy, chính xác có 43.3% phụ nữ (130/300 người) trong tổng số người tham gia nghiên cứu vừa có cách hiểu đúng và đủ về BĐG trong gia đình, vừa tự đánh giá rằng gia đình mình đã có được sự BĐG. Số khách thể còn lại chưa có sự đánh giá chính xác về mối quan hệ giới trong gia đình mình.
Sở dĩ một số chị em có cách hiểu chưa chính xác về BĐG trong gia đình nhưng vẫn cho rằng gia đình mình đã đạt tới sự bình đẳng vì các chị này tin rằng những hiểu biết của mình về BĐG trong gia đình là đúng. Việc các khách thể hiểu không sâu về khái niệm BĐG trong gia đình là một rào cản cản trở họ nhận thức về các vấn đề tiếp theo như đánh giá mối quan hệ giới trong gia đình của họ hay nhận biết các mối quan hệ giới hiện có là bình đẳng hay không. Họ không có tâm thế nhận thức, họ nhận thức hời hợt vì nghĩ rằng mình biết rồi...
Thực chất đây là sự hiểu sai dẫn đến tự đánh giá không đúng. Trong thực tế cuộc sống gia đình của các chị em này, mỗi thành viên làm việc khác nhau tuỳ theo chức phận của mình, nghĩa là phụ nữ và trẻ gái thì nội trợ, lo công việc gia đình còn nam giới thì làm các công việc nặng nhọc, lo kiếm tiền nuôi sống gia đình… và cách phân công lao động này được duy trì ổn định từ nhiều đời, nhiều năm, giống như nhiều gia đình hàng xóm khác, gia đình chị ta vẫn sống yên ổn, không xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Bản thân người nam giới và người phụ nữ trong gia đình đó luôn tin tưởng sự phân
công đó là đúng đắn và hợp lý nên họ không có băn khoăn gì và không nhận thấy có sự bất bình đẳng trong đó.
Thêm nữa, một tâm lý của người Việt Nam là không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, chính vì thế nên người ta không muốn thừa nhận những vấn đề của gia đình mình với người khác.
3.1.3. Nhận thức về mục tiêu cuối cùng của BĐG trong gia đình
Chúng tôi đưa ra 6 cách hiểu mục tiêu cuối cùng của BĐG trong gia đình để tìm hiểu hiểu biết của khách thể nghiên cứu về vấn đề này, kết quả thể hiện qua bảng:
Bảng 5: Nhận thức về mục tiêu cuối cùng của BĐG trong gia đình
Các ý kiến về BĐG trong gia đình Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Rất không đồng ý (%) Khó trả lời (%) ĐTB XH Là đòi bình đẳng cho phụ nữ và trẻ gái 35.0 43.0 16.0 2.0 4.0 4.03 1 Là điều không thể thực hiện được, mà cố gắng để bất bình đẳng càng ít càng tốt mà thôi 4.0 53.0 35.0 5.0 3.0 3.5 4 Sẽ làm mờ nhạt đi một số nét truyền thống văn hoá đáng quý, trong đó có cả nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam
0 13.0 67.0 9.0 11.0 2.82 6
Phụ nữ làm các công việc gia đình một cách tự nguyện nên không phải là bất bình đẳng
15.0 64.0 16.0 3.0 2.0 3.87 2
Làm đúng thiên chức giới/ phân công lao động hiện có là bình
đẳng nhất
Làm thiếu sự hấp dẫn giữa nam và nữ do mất đi nam tính và nữ tính
7.0 27.0 43.0 9.0 14.0 3.04 5
Như kết quả chỉ ra trong bảng, có tới 57% khách thể cho rằng BĐG là điều không thể thực hiện được và cũng có tới 78% khách thể đồng ý với quan điểm BĐG trong gia đình thực chất là đòi bình đẳng cho phụ nữ và trẻ gái. Nhiều người (79%) cũng cho rằng bình đẳng là làm đúng thiên chức giới (phân công lao động hiện có), hay cho rằng không phải là bất bình đẳng khi phụ nữ làm các công việc gia đình một cách tự nguyện (79%). Đây là những cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Bởi vì:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết, BĐG là mục tiêu có thể thực hiện được. Những khác biệt giới là cái chúng ta học được và có thể được thay đổi dựa trên sự thay đổi của các thể chế, các chính sách và thay đổi ở bản thân những người nam giới và phụ nữ.
Thứ hai, không chỉ có phụ nữ và trẻ gái được hưởng những thành quả của sự BĐG trong gia đình mà nam giới và trẻ trai cũng được hưởng lợi từ kết quả này. Người nam giới có thể sẽ không phải chịu những áp lực là người trụ cột kinh tế, sẽ không luôn luôn phải đóng vai là người cứng rắn trong khi mình không thực sự như thế và có thể cũng sẽ được hưởng nhiều hạnh phúc hơn nhờ sự thoả mãn của người vợ khi chồng chia sẻ việc gia đình.
Thứ ba, làm đúng “thiên chức” giới (phân công lao động hiện có) là cách để duy trì bất BĐG bởi bản thân đó là sự phân công bất bình đẳng. Lý thuyết về nhu cầu giới cho thấy, để đạt được BĐG, người ta phải nhắm tới những nhu cầu chiến lược (thay đổi phân công lao động hiện có) chứ không phải nhu cầu giới thực tế (duy trì sự phân công lao động hiện có). Cuối