Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng giới trong gia đình

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 74)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng giới trong gia đình

Ở mức độ nhận thức này, chúng tôi đưa ra những yếu tố bất BĐG và đề nghị khách thể thể hiện quan điểm của mình về các yếu tố đó. Kết quả thể hiện trong bảng:

Bảng 6: Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng giới trong gia đình

Các ý kiến Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Rất không đồng ý (%) Khó trả lời (%) ĐTB XH

Kiếm tiền, nuôi sống gia đình là thiên chức của đàn ông và làm các công việc gia đình là thiên chức của phụ nữ

35.0 46.0 17.0 0 2.0 4.12 1

Phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai

thì tốt hơn là nam giới 22.0 51.0 19.0 0 8.0 3.79 2

Gia đình hoà thuận hay không là do

người phụ nữ 16.0 40.0 37.0 7.0 0 3.65 3

Con gái đã có chồng có nghĩa vụ chăm

sóc bố mẹ ít hơn con trai có vợ 12.0 39.0 39.0 5.0 5.0 3.48 4

Phụ nữ nên đảm nhận chính vai trò dạy dỗ con vì nam giới không có kỹ năng trong việc này

18.0 46.0 33.0 3.0 0 3.79 2

một cậu con trai nối dõi

Người vợ nắm quyền quyết định trong gia đình thì dễ gây bất hoà/mâu thuẫn trong gia đình

6.0 26.0 57.0 7.0 4.0 3.23 6

Phụ nữ đấu tranh hoặc để chồng làm việc nhà là người phụ nữ ghê gớm, không ra gì

3.0 13.0 55.0 24.0 5.0 2.85 8

Nam giới ngoại tình còn có thể tha thứ, phụ nữ ngoại tình thì không thể chấp nhận được

5.0 11.0 59.0 22.0 3.0 2.93 7

Như kết quả chỉ ra, về sự phân công lao động gia đình, có tới 81% khách thể cho rằng “Kiếm tiền nuôi sống gia đình là thiên chức của đàn ông và làm các công việc gia đình là thiên chức của phụ nữ”. Đây là một quan điểm sai lầm, dựa trên niềm tin sai lầm về vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình.

Cách nghĩ này mang nặng định kiến phân biệt đối xử giới, rằng đã là đàn ông thì “thiên chức” là kiếm tiền nuôi sống gia đình, và tất nhiên phải đảm nhiệm việc này, còn phụ nữ thì “thiên chức” là làm công việc nhà. Như vậy, thực chất là áp đặt, gây áp lực rất lớn cho người đàn ông và cho người phụ nữ trong gia đình. Bởi thực tế, với cách hiểu này thì dù người đàn ông không có khả năng làm việc đó anh ta vẫn phải cố để làm. Ngược lại, người phụ nữ có khi dù rất mệt mỏi với công việc đồng áng, về nhà vẫn phải làm hết việc nhà từ cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp, cho lợn cho gà….

Đây không thể là một sự phân công bình đẳng và do đó người đồng ý với quan điểm này cũng không thể là người có nhận thức đúng về BĐG, hay nói cách khác cách hiểu về BĐG của nhiều người đã bị biến đổi khi đem áp dụng vào một tình huống thực tế.

Có 73% khách thể cho rằng phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai thì tốt hơn là nam giới; có 56% khách thể cho rằng gia đình hoà thuận hay bất hoà đều là do người phụ nữ; 51% cho rằng con gái đã có chồng có nghĩa

vụ chăm sóc bố mẹ ít hơn con trai có vợ; 64% cho rằng phụ nữ nên đảm nhận chính vai trò dạy dỗ con vì nam giới ít có kỹ năng trong việc này. Đây đều là những quan niệm bất bình đẳng, hay nói cách khác là những cách hiểu sai về BĐG trong gia đình. Vì:

Thứ nhất, khoa học đã chứng minh những biện pháp tránh thai của nữ giới thường mang lại tác dụng phụ nhiều hơn những biện pháp tránh thai dành cho nam giới. Thứ hai, gia đình hoà thuận hay bất hoà là do cả vợ và chồng chứ không thể chỉ do sự nín nhịn hay im lặng của người vợ. Thứ ba, đạt được BĐG là đạt tới sự đánh giá vai trò, trách nhiệm của con trai, con gái với bố mẹ là như nhau, không thể còn tồn tại quan niệm “con gái là con người ta” như trước đây. Thứ tư, khoa học tâm lý và giáo dục học đã chứng minh, để con cái phát triển toàn diện và cân bằng thì cần tới sự dạy dỗ của cả bố và mẹ chứ không riêng người mẹ.

Trong một số lĩnh vực còn lại thì phần đa khách thể tham gia trong nghiên cứu đã cho thấy sự nhận thức đúng về BĐG. Có 60% khách thể không đồng ý với quan điểm “gia đình đúng nghĩa phải có ít nhất một cậu con trai nối dõi”, nghĩa là những phụ nữ này đã ít nhiều không còn quan điểm nhất định phải sinh được một cậu con trai để nối dõi tông đường. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ít nhiều đã mờ nhạt. Người ta không còn tuyệt đối hoá vai trò của con trai mà đã nhận thấy là con trai hay con gái thì quan trọng nhất vẫn là nuôi dạy nó cho tốt, và con trai hay con gái đều có thể báo hiếu cha mẹ như nhau. Thực tế từ nhiều gia đình đã chứng minh con gái cũng có thể làm được những việc mà tưởng như chỉ con trai mới làm được, con gái cũng có thể đỗ đạt, học đại học trở lên, giỏi giang hơn bất cứ người con trai nào khác, mang lại vinh dự cho cha mẹ và chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ lúc cha mẹ về già….

Việt Nam là một nước trong quá khứ chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, đề cao vai trò của người đàn ông như là người chủ trong gia đình và xã hội. Con trai được tôn sùng là người thờ cúng tổ tiên, nối dõi

tông đường. Đây là những khía cạnh làm nên những nét văn hoá rất đặc trưng của người Việt và cũng là khía cạnh tạo ra sự khác biệt đáng kể trong vấn đề giới ngay trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Cũng có tới 64% khách thể không tán thành quan điểm “người vợ nắm quyền quyết định trong gia đình thì dễ gây bất hoà/mâu thuẫn trong gia đình” và 79% khách thể không tán thành quan điểm “Phụ nữ đấu tranh hoặc để chồng làm việc nhà là người phụ nữ ghê gớm, không ra gì”. Quan điểm “Nam giới ngoại tình còn có thể tha thứ, phụ nữ ngoại tình thì không thể chấp nhận được” cũng có 81% khách thể không đồng ý. Đây là những người thể hiện nhận thức đúng về BĐG, trong những tình huống cụ thể này. Tư tưởng chia sẻ quyền quyết định trong gia đình và chia sẻ công việc gia đình đang có bước dịch chuyển theo hướng tích cực giữa hai giới. Tư tưởng “đàn ông năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” cũng đã bị loại trừ ở rất nhiều chị em.

Quan niệm “Phụ nữ đấu tranh hoặc để chồng làm việc nhà là người phụ nữ ghê gớm không ra gì” được hầu hết khách thể nghiên cứu không đồng tình (2.85 điểm/XH 8). Đây là quan niệm sai và không phù hợp thực tế. Hiểu được điều này là sai chứng tỏ họ đã biết cách nhìn nhận khách quan hơn mối quan hệ giữa vợ và chồng trong phân công lao động trong gia đình.

Từ kết quả điều tra, phân tích như trên, chúng tôi nhận thấy có một tỷ lệ khá cao chị em hiểu đúng thế nào là BĐG trong gia đình, song khi phải đánh giá một quan niệm về giới cụ thể, phần lớn khách thể vẫn mang định kiến vào giải quyết tình huống. Đa số khách thể vẫn coi việc làm kinh tế là thiên chức của nam giới và làm các công việc gia đình là thiên chức của phụ nữ (4.12 điểm/XH 1) và phần nhiều khách thể coi việc KHHGĐ là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ thực hiện thì tốt hơn nam giới (3.79 điểm/XH 2).

3.1.5. Nhận thức về đối tượng gánh chịu bất BĐG trong gia đình

1.1.6. 3.1.5.1. Nhận thức chung về đối tượng gánh chịu sự bất BĐG trong gia đình

Về đối tượng gánh chịu bất BĐG, nhiều người thường thiên về quan điểm nữ giới là đối tượng duy nhất gánh chịu bất bình đẳng nhưng thực tế không chỉ có thế. Đây có thể do ảnh hưởng của các tài liệu tuyên truyền thường gắn những bất bình đẳng với phụ nữ và trẻ gái vì họ đang là những đối tượng chịu bất bình đẳng nhiều nhất.

Tuy nhiên, những quan điểm nhận thức gần đây về BĐG cho thấy rằng nam giới, trẻ trai cũng là đối tượng chịu bất bình đẳng và cả sự phân biệt đối xử (dù có thể vấn đề của họ ít “nổi bật” hơn), ví dụ nam giới vẫn chịu những áp lực về trụ cột kinh tế và bị chê cười, bị đánh giá xấu khi không thực hiện tốt được vai trò này, trẻ trai có thể phải học cách che dấu tình cảm của mình khi nghe được rằng “con trai khóc là hèn”.

Để đánh giá được mức độ nhận thức của người phụ nữ nông thôn Hà Tây về đối tượng đang gánh chịu sự bất BĐG trong gia đình, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên hai mức độ: Mức độ thứ nhất: Hiểu về BĐG trong gia đình thông qua nhận diện đối tượng gánh chịu bất bình đẳng; Mức độ thứ hai là hiểu về đối tượng đang chịu sự bất BĐG trong gia đình thông qua các khía cạnh cụ thể của gia đình.

Với câu hỏi: “Theo ý kiến của cô/chị, ai là người đang chịu sự bất BĐG trong gia đình?”. Kết quả chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 7: Nhận thức về đối tượng gánh chịu bất BĐG trong gia đình

STT Đối tượng SL %

1 Người khác (vợ, chồng, trẻ trai, trẻ gái) 147 49.0

2 Không ai cả 78 26.0

3 Cả nam và nữ 75 25.0

Tổng 300 100.0

Như kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 25% khách thể tham gia trong nghiên cứu hiểu đúng rằng bất cứ ai, cả chồng, vợ, trẻ trai, trẻ gái đều có thể phải chịu bất bình đẳng trong gia đình. Có 26% hiểu hoàn toàn sai

lầm rằng không ai phải chịu bất bình đẳng. Số còn lại, 49% phụ nữ có cách hiểu chưa đầy đủ, rằng chỉ có một vài trong số bốn đối tượng (chồng, vợ, trẻ trai, trẻ gái) đang là đối tượng chịu bất BĐG trong gia đình.

Trong số các lựa chọn với những đối tượng này, có 56.7% lựa chọn người vợ là người đang gánh chịu bất bình đẳng, 7.5% chọn người chồng, 26.9% chọn trẻ gái và 9% chọn trẻ trai đang gánh chịu bất bình đẳng trong gia đình.

Như vậy, vẫn tồn tại những hiểu lầm rằng: nữ giới, người vợ vẫn đang là đối tượng chính gánh chịu bất BĐG trong gia đình.

Bảng 8: Những đối tượng cụ thể phải chịu bất BĐG trong gia đình

STT Đối tượng SL % 1 Người chồng 15 7.5 2 Người vợ 114 56.7 3 Trẻ trai 18 9.0 4 Trẻ gái 54 26.8 Tổng 201 100.0

Biểu đồ 3: Những đối tượng cụ thể phải chịu bất BĐG trong gia đình Sở dĩ vẫn tồn tại cách hiểu trẻ gái và phụ nữ là đối tượng chính chịu sự bất BĐG trong gia đình chiếm một tỷ lệ cao như vậy (56.7% ý kiến cho rằng

Ng-êi chång 8% Ng-êi vî 56% TrÎ trai 9% TrÎ g¸i 27% Ng-êi chång Ng-êi vî TrÎ trai TrÎ g¸i

phụ nữ và 26.9% cho là trẻ gái đang gánh chịu bất bình đẳng) có thể là do trong thực tế cuộc sống của chính các khách thể này hoặc ở cộng đồng mà họ đang sống vẫn diễn ra tình trạng bất bình đẳng cho phụ nữ. Một nguyên nhân khác có thể là do các tài liệu tuyên truyền, các quan niệm giới lâu nay vẫn nhìn nhận phụ nữ và trẻ gái phải chịu bất công trong xã hội, chịu thiệt thòi hơn nam giới

“Thương thay thân phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”…

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)