7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phân tích mẫu nghiên cứu
- Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) khi chạy tương quan với các biến: địa bàn nghiên cứu, độ tuổi, trình độ văn hoá.
- Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) được tìm thấy giữa biến số về các đối tượng đã được tập huấn về giới và các đối tượng đã biết nhưng chưa được tập huấn về giới.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
dụng là điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu bên cạnh các phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát và phương pháp thống kê toán học.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu:
+ Các tài liệu nghiên cứu về phụ nữ học.
+ Các tài liệu nghiên cứu về giới, BĐG và nâng cao vị thế phụ nữ. + Các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình. + Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu các mức độ nhận thức của phụ nữ ở địa phương Hà Tây về BĐG trong gia đình: lao động trong gia đình, quyền ra các quyết định, giao tiếp gia đình, chăm sóc gia đình, đối nội đối ngoại…
+ Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của họ về vấn đề này.
+ Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của họ để nâng cao nhận thức BĐG trong gia đình.
Cụ thể:
Các câu A, B, F, P: Tìm hiểu nhận thức của người phụ nữ nông thôn Hà Tây về khái niệm BĐG trong gia đình (tên gọi, nội dung, mục đích…)
Các câu C, H: Tìm hiểu nhận thức về đối tượng chịu bất BĐG trong gia đình
Các I: Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực trong gia đình
Các câu K, L, O (10 - 16): Tìm hiểu nhận thức về ứng xử, giao tiếp trong gia đình
Các câu M, O (1 - 5): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về việc phân công lao động trong gia đình
Các câu N, O (22- 28): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về việc ra các quyết định trong gia đình
Câu O (6 - 9; 17 - 21): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về tái sinh sản (chăm sóc, giáo dục con cái…)
Câu E, Q, R: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và các giải pháp nâng cao nhận thức về BĐG cho người phụ nữ.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Tập trung phỏng vấn sâu ở 10 cán bộ hội phụ nữ (cấp tỉnh, huyện, xã) để nắm được tình hình chung về BĐG ở địa bàn nghiên cứu, các chương trình, nội dung mà các cấp Hội đã tuyên truyền tới chị em hội viên.
+ Phỏng vấn 15 chị em phụ nữ ở hai địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quan hệ giới ở gia đình của họ; nhận thức về BĐG trong gia đình của các phụ nữ này. Nhằm xác minh và làm rõ hơn những thông tin đã thu thập được từ phiếu điều tra và một số vấn đề liên quan khác.
2.3.4. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát chị em phụ nữ qua giao tiếp ứng xử, lao động, nghỉ ngơi giải trí xem họ thể hiện vai trò, vị trí của họ trong gia đình như thế nào.
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra.
- Để biểu đạt kết quả đo lường, chúng tôi trình bày trên các biểu đồ nhằm tạo cái nhìn trực quan kết quả nghiên cứu.