7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.5.3. Nhận thức về sự cần thiết thay đổi thực trạng bất BĐG
đều có sự đánh giá, nhận diện đối tượng đang gánh chịu sự bất bình đẳng khá chính xác. Trong lĩnh vực nuôi con và làm kinh tế cho gia đình, các khách thể đều nhìn nhận được rằng thực tế cả hai vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm và áp lực về việc này. Trong lĩnh vực sinh sản, các khách thể cũng đánh giá chính xác người vợ đang là người chịu sự bất bình đẳng.
1.1.8. 3.1.5.3. Nhận thức về sự cần thiết thay đổi thực trạng bất BĐG trong gia đình gia đình
Với mức độ hiểu biết của khách thể nghiên cứu về đối tượng cụ thể đang phải chịu sự bất bình đẳng trong từng lĩnh vực sống của gia đình như trên, người phụ nữ có thấy cần thiết phải thay đổi thực trạng đó không? Chúng tôi có bảng sau:
Bảng 10:Nhận thức về sự cần thiết thay đổi thực trạng bất BĐG trong gia đình
Các lĩnh vực hoạt động sống của gia đình
Cần thiết thay đổi hay không cần thiết phải thay đổi?
ĐTB XH Cần thay đổi (%) Không cần thay đổi (%) Khó trả lời (%) 1.Lĩnh vực sinh sản 25.0 54.0 21.0 2.04 1 2.Lĩnh vực nuôi dạy con cái 11.0 70.0 19.0 1.92 4 3.Công việc nhà 21.0 57.0 22.0 1.99 2 4.Làm kinh tế 16.0 62.0 22.0 1.94 3 5.Lĩnh vực giao tiếp 13.0 54.0 33.0 1.80 5
gia đình 6.Nghỉ ngơi giải trí 14.0 42.0 42.0 1.68 7 7.Quyền quyết định trong gia đình 14.0 50.0 36.0 1.78 6 8.Lĩnh vực tình dục 9.0 41.0 50.0 1.59 8
Như kết quả chỉ ra trong bảng, phần đa khách thể tham gia trong nghiên cứu (cả những người cho rằng không có ai đang chịu bất bình đẳng và những người cho rằng có người đang chịu bất bình đẳng trong gia đình) cũng thấy rằng không cần thiết phải thay đổi gì trong mỗi lĩnh vực hoạt động sống của gia đình. Có nghĩa rằng dù có một ai đang chịu bất bình đẳng, hay không ai chịu bất bình đẳng thì thực tế đó vẫn chỉ cần giữ nguyên, không cần thiết phải thay đổi.
Điều khiến chúng tôi suy nghĩ là số người còn băn khoăn, phân vân không biết nên duy trì hay thay đổi thực trạng trên rất lớn. Phải chăng họ cũng không hiểu nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào, có làm xáo trộn cuộc sống gia đình của họ hiện tại không? Có cải thiện được tình trạng hiện tại không? Còn nếu giữ nguyên thì họ chấp nhận chung sống yên ổn trong tình trạng có bất bình đẳng.
Như vậy có thể kết luận rằng, dù người phụ nữ biết và hiểu được BĐG trong gia đình là gì, biểu hiện của bất bình đẳng, đối tượng chịu sự bất bình đẳng trong từng lĩnh vực sống của gia đình… nhưng trong thực tế họ vẫn không muốn thay đổi thực trạng mối quan hệ giới hiện có trong gia đình họ. Mối quan hệ giới lâu nay dù có phải là bất bình đẳng thì họ vẫn chịu đựng được và muốn sống yên ổn với nó, không muốn có sự xáo trộn.