Khái niệm Giới

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 37)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Khái niệm Giới

Giới là một khái niệm mới xuất hiện trong khoa học về giới ở các nước nói tiếng Anh vào cuối những năm 60 và ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX. Cho đến nay, mặc dù được dùng khá phổ biến, nhưng khái niệm này đôi lúc vẫn bị hiểu nhầm lẫn, không đúng bản chất.

Những sai lầm phổ biến là hiểu khoa học giới như “giới tính” – chỉ những khác biệt giới thuộc về sinh học, hoặc đồng nghĩa với khái niệm “phụ nữ” – coi giới là mối quan tâm của phụ nữ vì lợi ích riêng của phụ nữ. Thực tế thì Giới không mang ý nghĩa là giới tính, cũng không mang ý nghĩa là phụ nữ. Giới là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngành khoa học giới mới hình thành và đang thâm nhập vào nhiều ngành khoa học khác (tâm lý học xã hội, xã

hội học, dân tộc học…). Trong phần này, trước hết chúng tôi sẽ trình bày khái niệm giới, sau đó sẽ phân biệt khái niệm giới với khái niệm giới tính

và khái niệm phụ nữ.

- “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội”. [21].

- Giới là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng về các đặc điểm và năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ (hoặc một cậu bé hay một cô bé) trong một xã hội hay một nền văn hoá nhất định. Giới cũng phản ánh các mối quan hệ giữa nam và nữ, ai cần làm gì và ai là người kiểm soát việc ra quyết định, tiếp cận các nguồn lực và hưởng lợi. [25].

- Giới (gender) là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ. [19,tr122].

- Theo Luật BĐG Việt Nam, giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. {17}

Như vậy có thể thấy, thuật ngữ Giới có thể dùng để chỉ vị thế xã hội của nam và nữ trong thực tế (tương quan về vị trí, vai trò xã hội của nam và nữ); có thể dùng để chỉ những hành vi ứng xử xã hội của nam và nữ; cũng có thể dùng để chỉ các quan niệm, các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ…

Theo PGS.TS Trần Thị Minh Đức và cộng sự trong cuốn sách “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn” thì nói đến giới là nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho người nam và người nữ. Bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn lợi và tương quan về địa vị xã hội của nam giới và nữ giới trong một bối cảnh văn hoá xã hội cụ thể.Thuật ngữ giới đề cập đến những đặc tính và cơ hội về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và tâm lý gắn với việc là phụ nữ hay nam giới. Trong

phần lớn các xã hội, là một người đàn ông hay là một người phụ nữ không chỉ có các đặc điểm sinh học khác nhau mà còn phải đối diện với những mong đợi khác nhau của xã hội về mặt ngoại hình, cách cư xử, tính cách và những công việc được cho là thích hợp đối với giới tính của người đó. [8, tr28].

Phân tích các nghiên cứu về giới, chúng tôi hiểu khái niệm giới như sau:

Giới là thuật ngữ chỉ cách thức phân định xã hội và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới nói đến những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới được quyết định bởi các yếu tố văn hoá - xã hội, kinh tế và tâm lý mà nam giới và phụ nữ học được từ khi sinh ra và trong suốt quá trình trưởng thành. Giới có những đặc trưng cơ bản là tính tập nhiễm (do học mà có), tính đa dạng (khác nhau ở mỗi vùng miền và bối cảnh văn hoá) và tính năng động (luôn vận động thay đổi). [8,tr282]

Để hiểu rõ khái niệm giới cần phân biệt khái niệm giới với giới tính và phụ nữ

Khái niệm giới khác với khái niệm giới tính

Trong khi giới đề cập tới sự khác biệt trong cách thức phân định và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ thì giới tính đề cập sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, bao gồm sự khác nhau về giải phẫu (kích thước, hình dạng cơ thể...), đặc điểm sinh lý (hoạt động hormon, chức năng của các bộ phận). Trong khi giới có những đặc trưng cơ bản là tính tập nhiễm (do học mà có), tính đa dạng (khác nhau ở mỗi vùng miền và bối cảnh văn hoá) và tính năng động (luôn vận động thay đổi) thì giới tính có những đặc trưng là tính bẩm sinh, đồng nhất và không thay đổi. Bẩm sinh nghĩa là về mặt sinh lý học, nam và nữ đã mang những đặc điểm khác nhau (bộ phận sinh dục, hóc môn, nhiễm sắc thể) được xác định bởi tự nhiên. Đồng nhất nghĩa là nam hay nữ trên khắp thế giới, trong mọi nền văn hoá đều có cấu tạo giống nhau về mặt sinh học, những đặc điểm di truyền mà dựa vào đó có thể xác định một người là nam hay nữ. Còn không biến đổi là trong suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay các đặc điểm sinh học cơ bản nhằm xác định thế nào là một người nam (ví dụ có tinh trùng) và một người nữ (ví dụ có trứng và dạ con) vẫn

không hề biến đổi. Không thể thay đổi có nghĩa chức năng sinh sản của nam hay nữ là không thể dịch chuyển cho nhau (nam không thể có trứng và dạ con, nữ không thể có tinh trùng và làm mang thai).

Khái niệm giới khác với khái niệm phụ nữ.

Về bản chất tự nhiên, phụ nữ là một con người, thuộc giống cái, cũng như nam giới là một con người, thuộc giống đực. Là một con người, phụ nữ và nam giới có những đặc điểm chung, cơ bản của loài người, phân biệt với những con vật- xét về mặt cấu trúc giải phẫu học, sinh lý học, hình dáng cơ thể và đặc biệt là hoạt động tinh thần, hoạt động thực tiễn cải tạo thiên nhiên, cải tạo môi trường sống mang tính xã hội rõ rệt. Là giống cái, phụ nữ và nam giới thuộc hai giống khác nhau nên giữa họ có những đặc điểm khác nhau xét về mặt giải phẫu học, sinh lý học, bệnh học, tâm lý học… Như vậy, khái niệm phụ nữ đề cập tới một con người, có những nét chung và nét riêng so với người nam giới. Khái niệm phụ nữ do đó đề cập tới một giới tính trong xã hội loài người, trong khi khái niệm giới đề cập tới mối quan hệ xã hội giữa hai giới tính. Chính vì thế, không thể đánh đồng khái niệm phụ nữ với khái niệm giới, cũng như không thể đánh đồng “Phụ nữ học” với “khoa học về giới”. Trong khi phụ nữ học là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về các quy luật, các yếu tố, đặc điểm và sự biến đổi vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội thì khoa học giới là lĩnh vực nghiên cứu về mối tương quan giữa nam giới và phụ nữ trong xã hội. Cũng không nên hiểu rằng BĐG là vấn đề của riêng phụ nữ bởi vì BĐG là vấn đề xã hội, vấn đề của cả nam giới và phụ nữ và sẽ mang lại lợi ích cho cả hai giới.

Có thể thấy rõ rằng việc đánh đồng khái niệm giới với khái niệm giới tính hay với khái niệm phụ nữ dễ dẫn tới cách hiểu cố hữu về thiên chức của phụ nữ và nam giới. Rõ ràng, khái niệm “thiên chức” của phụ nữ hay “thiên chức” của nam giới tỏ ra không thích hợp để giải thích sự phân công lao động bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, trẻ trai và trẻ gái trong gia đình. Khái niệm này vô hình trung được dùng để chỉ sự khác biệt mang tính

bất bình đẳng giữa nam và nữ như là một hiện tượng mang tính “tự nhiên”, “vốn có” và “không thể thay đổi”.

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)