Nhận thức về đối tượng đang gánh chịu bất BĐG trong các

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 80)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.5.2.Nhận thức về đối tượng đang gánh chịu bất BĐG trong các

lĩnh vực của cuộc sống gia đình

Để tìm hiểu hiểu biết của người phụ nữ về đối tượng đang gánh chịu sự bất bình đẳng thông qua các lĩnh vực cụ thể của đời sống gia đình, chúng tôi đặt câu hỏi: “Trong mỗi lĩnh vực sống của gia đình được nêu ra dưới đây, cô/chị hãy đánh giá xem ai là người đang chịu sự bất bình đẳng?” Các lĩnh vực đó là: Lĩnh vực sinh sản, lĩnh vực nuôi dạy con cái, công việc nhà, làm kinh tế, lĩnh vực giao tiếp gia đình, nghỉ ngơi giải trí, quyền quyết định trong gia đình và lĩnh vực tình dục.

Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 9: Nhận thức về đối tượng đang gánh chịu bất BĐG trong các lĩnh vực của cuộc sống gia đình

Các lĩnh vực hoạt động sống của gia đình

Người đang gánh chịu bất bình đẳng

Không ai (%) Cả chồng và vợ (%) Người chồng (%) Người vợ (%) Khó trả lời (%) 1. Lĩnh vực sinh sản 27.0 14.0 0 52.0 7.0

2. Lĩnh vực nuôi dạy con cái 25.0 52.0 8.0 10.0 5.0

3. Công việc nhà 14.0 34.0 0 44.0 8.0

4. Làm kinh tế 18.0 52.0 27.0 3.0 0

5. Lĩnh vực giao tiếp gia đình 25.0 33.0 14.0 12.0 16.0

6. Nghỉ ngơi giải trí 24.0 38.0 10.0 10.0 18.0

8. Lĩnh vực tình dục 35.0 34.0 3.0 7.0 21.0

Trong tất cả các lĩnh vực của gia đình như trên, những người cho rằng không có ai đang gánh chịu bất bình đẳng là nhận thức sai. Bởi thực tế sự bất BĐG đang nghiêng rất nhiều về phía người phụ nữ và người nam giới trong một số lĩnh vực cũng phải chịu sự bất bình đẳng. Cụ thể:

- Ở lĩnh vực sinh sản (kế hoạch hóa gia đình và việc sinh con): Có tới 52% khách thể cho rằng người vợ đang phải gánh chịu sự bất bình đẳng. 14% cho rằng cả vợ và chồng, 27% cho là không có ai chịu sự bất bình đẳng cả và có 7% cảm thấy khó trả lời. Trong đó, không ai cho rằng người chồng là người phải gánh chịu sự bất bình đẳng.

Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực sinh sản, người vợ hay người phụ nữ vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi/bất bình đẳng hơn cả. Vì họ không thường được chủ động trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ và phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hơn nữa, trong việc KHHGĐ, công tác tuyên truyền về các biện pháp tránh thai và phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục lại hướng đến đối tượng là chị em phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Trong khi đó, nam giới ở nông thôn Hà Tây lại “ly hương” rất nhiều để kiếm sống trong những thời gian nông nhàn, khả năng họ mang các mầm bệnh xã hội về cho người vợ ở quê là rất cao, song bản thân những người đàn ông lại thường không chủ động sử dụng các biện pháp phòng tránh cho người phụ nữ.

Ngoài ra, người phụ nữ cũng còn phải chịu rất nhiều áp lực trong việc sinh con. Do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nhiều chị sinh con một bề, đặc biệt là con gái thì bị cho là “không biết đẻ”. Trong nhiều gia đình, do áp lực của gia đình nhà chồng và của chồng, nhiều chị buộc phải sinh thêm con ngoài mong muốn, cố đẻ cho bằng được con trai.

Con số 14% khách thể cho rằng cả hai vợ chồng đều là đối tượng phải chịu áp lực trong lĩnh vực này có thể lý giải như sau: Thực tế trong nhiều gia

đình, việc sinh con thứ ba trở lên hoặc phải cố sinh cho có đủ con trai con gái lại do áp lực từ gia đình (ông bà, cha mẹ), dòng họ, thậm chí là cả cộng đồng với những câu nói đại loại như: “ông ngoại”, “không có thằng chống gậy thì ngồi mâm dưới”…

Thực chất thì nguyên nhân sâu xa hơn cả là chỉ có con trai mới có quyền thừa kế tài sản đất đai, mặc dù pháp luật của Nhà nước đã quy định sự bình đẳng trong thừa kế của cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng nếu gia đình nào không có con trai thì tài sản và nhà cửa của người đó sẽ thuộc về anh em ruột của người chồng.

+ “Nhà tôi là con trai duy nhất của cả Chi (họ), nếu không có con trai nối dõi hương khói cho tổ tiên thì khó ăn khó nói với cả họ tộc, đành cố gắng sinh cho được một thằng cu thì thôi” – (PV chị Nguyễn Thị H., 30 tuồi, 2 con gái, thôn Thượng, xã Hồng Sơn, Mỹ Đức).

Như vậy, 66% số người cho là phụ nữ hoặc cả người vợ và người chồng đang là đối tượng chính chịu sự bất BĐG trong gia đình này đã có nhận thức hoàn toàn đúng và khách quan về đối tượng đang chịu sự bất BĐG trong lĩnh vực sinh sản.

- Trong lĩnh vực nuôi dạy con cái

Có 52.0% khách thể cho rằng cả vợ và chồng đang gánh chịu sự bất bình đẳng này, nghĩa là cả hai vợ chồng cùng là người phụ trách và chịu áp lực trong việc nuôi dạy con cái. 25% khách thể cho là người chồng và 10% cho là người vợ. 5% khách thể được hỏi phân vân không xác định được ai.

Trong thực tế, phụ nữ vẫn là người dành phần lớn thời gian để chăm sóc, dạy bảo con hơn so với nam giới. Bởi vì, việc chăm sóc con cái, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ tuổi cũng được cho là trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ.

Khi con cái đến tuổi đi học hoặc đã trưởng thành thì việc dạy bảo con cái những kiến thức học đường, kỹ năng lao động và cách ăn ở xử thế được cả phụ nữ và nam giới quan tâm, song việc dạy bảo con trong mỗi gia đình

còn phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình.

+ “Trong gia đình, việc chăm sóc con cái thường là phụ nữ dành nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn, như trong việc ăn uống, tắm giặt phụ nữ quan tâm hơn. Tối đến vợ lo bếp núc, lợn gà còn người chồng bảo ban con cái học hành vì họ có nhiều thời gian hơn” - (PV chị Trần Thị H., 40 tuổi, 2 con, thôn Đặng, xã Hồng Sơn, Mỹ Đức).

Do điều kiện sống khó khăn, mặc dù rất mong muốn được cho con cái ăn học, song những người nông dân không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Áp lực về kinh phí cho con học hành đang đè nặng lên vai rất nhiều cặp vợ chồng ở quê.

- Trong công việc nhà

Đó là những công việc trong phạm vi gia đình từ nấu ăn, giặt giũ, sắp xếp đồ đạc, quét dọn nhà cửa… và chăm sóc người ốm người bệnh. Từ trước đến nay, người ta vẫn định kiến rằng đây là công việc của đàn bà, do đó dù đảm nhiệm vị trí, vai trò như thế nào ngoài xã hội, về nhà họ vẫn phải hoàn tất các công việc trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có tới 44% khách thể cho rằng người vợ đang phải gánh chịu sự bất bình đẳng trong công việc này, trong khi đó chỉ có 14% cho là người chồng gánh chịu bất bình đẳng, 8% khách thể khó khăn khi nhận ra ai đang là người chịu sự bất bình đẳng. Kết quả này phản ánh một thực tế đang tồn tại là các chị em phụ nữ nông thôn vẫn đảm nhiệm chính các công việc nhà.

Như vậy, có 44% khách thể đã nhận diện được chính xác đối tượng gánh chịu sự bất bình đẳng trong công việc nhà là người vợ trong gia đình.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam mang đậm nét truyền thống cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính các công việc tái sản xuất trong gia đình, bao gồm công việc nội trợ, nuôi dưỡng, chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm. Nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (1998) cho biết có 90% phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ thường xuyên làm các

công việc như nấu ăn, mua thực phẩm, giặt giũ, trong khi chỉ có khoảng 2% các ông chồng làm các công việc này. [13] .

- Trong làm kinh tế

Có 27% khách thể cho rằng nam giới đang gánh chịu sự bất bình đẳng, 52% khách thể cho rằng đối tượng chịu bất bình đẳng là cả hai vợ chồng. Đây vừa là thực trạng bất BĐG, vừa cho biết chị em đã có hiểu biết đúng về đối tượng đang phải chịu áp lực trong việc làm kinh tế cho gia đình.

Như vậy có thể thấy, trên 50% chị em trong nghiên cứu không chỉ nhận thức đúng được rằng người đàn ông đang phải gánh chịu nhiều áp lực hơn với vai trò trụ cột kinh tế mà còn hiểu được rằng vai trò làm kinh tế cho gia đình không chỉ của riêng đàn ông.

Thực tế, nam giới phải chịu áp lực nhiều trước quan niệm phải là người trụ cột gia đình. Ở nông thôn Hà Tây, hết mùa vụ nam giới thường rủ nhau đi làm ăn xa, làm thuê để kiếm tiền về trang trải cho gia đình. Tuy nhiên áp lực để duy trì cuộc sống hàng ngày lại rơi vào phụ nữ.

+ “Vì em là người quản lý tiền nong, chi tiêu ăn uống của cả nhà, nên nếu thiếu thì em phải là người lo lắng trước nhất”. (PV sâu chị Đ.T.T, 38 tuổi, 2 con, thôn Bình Lạng, xã Hồng Sơn, Mỹ Đức).

- Trong lĩnh vực giao tiếp gia đình

Có 12% khách thể cho là phụ nữ phải chịu bất bình đẳng trong giao tiếp, số khách thể này đã nhận biết đúng đối tượng chịu sự bất BĐG trong gia đình. Bởi thực tế, phụ nữ là người thường chọn im lặng và quan niệm xã hội thường cho rằng đã là phụ nữ phải biết nín nhịn, chiều chồng kiểu “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa có đời nào khê”… Thậm chí phụ nữ bị ràng buộc bởi các quan niệm “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà…”, nên nhiều chị em lựa chọn sự im lặng, nhẫn nhịn để gia đình được yên ổn.

dàng, khiêm tốn, nhịn nhục, tha thứ. Đặc biệt là phụ nữ phải sống ôn hòa, chịu đựng lẫn nhau và luôn tha thứ cho nhau để gia đình luôn vui tươi hạnh phúc”. (PV chị X., 45 tuổi, thôn Trung, Hồng Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây).

44% khách thể cho rằng người chồng phải chịu bất bình đẳng trong lĩnh vực này vì với nhiều gia đình, người đàn ông phải cáng đáng vai trò “trụ cột”, người chủ gia đình nên trong mọi mối quan hệ, người đàn ông phải xuất hiện và chịu trách nhiệm trước các quan hệ đối nội, đối ngoại của gia đình.

- Trong nghỉ ngơi giải trí

Có 10% khách thể cho là người chồng và 10% khách thể cho là người vợ chịu sự bất bình đẳng trong nghỉ ngơi, giải trí. Kết quả này không phản ánh khách quan thực tế cuộc sống của đa số các gia đình ở nông thôn Hà Tây. Chúng tôi đặt câu hỏi là phải chăng người phụ nữ nông thôn Hà Tây không nhận thức rõ ràng được thực trạng này vì họ không để ý đến quỹ thời gian nghỉ ngơi của bản thân họ. Trong thực tế, nam giới thường có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí hơn phụ nữ. Mặc dù cùng đi làm công việc ngoài đồng áng về như nhau, nhưng nam giới về nhà thì tắm giặt, nghỉ ngơi và ngồi xem tivi, còn phụ nữ thì lại bắt đầu công việc như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, cho lợn gà ăn, rồi rửa bát… Người phụ nữ ở nông thôn Hà Tây chỉ thực sự nghỉ ngơi khi xong công việc nhà cửa, cho lợn gà ăn xong và con cái học hành xong.

- Về quyền quyết định trong gia đình

Có 23% khách thể cho là người chồng chịu sự bất bình đẳng, số người này đã nhận biết chính xác đối tượng phải ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định trong các gia đình. Kết quả này cũng phản ánh khách quan thực tế quyết định của các gia đình nông thôn. Thực tế, nam giới thường là người giữ vai trò quyết định cuối cùng, quyết định những việc quan trọng; nữ giới thường tham gia “bàn bạc” hơn là “quyết định”.

Ở lĩnh vực này, số khách thể có nhận thức đúng không cao, chỉ có 7% khách thể cho là người vợ chịu bất bình đẳng. Thực tế không thể phủ nhận mà nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra đó là phụ nữ vẫn thường là đối tượng của bạo lực tình dục (buộc phải quan hệ mà không muốn), là đối tượng của nạn buôn bán phụ nữ. 21% khách thể khó trả lời khiến chúng tôi băn khoăn đặt nghi vấn phải chăng đây là vấn đề “tế nhị” trong chuyện vợ chồng nên các chị em đã không dám nói ra?

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 80)