Các giải pháp nâng cao nhận thức BĐG cho người phụ nữ

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 115)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Các giải pháp nâng cao nhận thức BĐG cho người phụ nữ

Để biết được người phụ nữ nông thôn có mong muốn cải thiện thực trạng quan hệ giới hiện tại như thế nào và bằng những cách nào, chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo ý kiến riêng của cô/chị, những nội dung nào sau đây cần được thúc đẩy vì mục tiêu BĐG trong gia đình?” và đưa ra 11 nội dung khác nhau, đề nghị các khách thể lựa chọn các mức độ cần thiết của việc thúc đẩy từng nội dung. Kết quả là:

Bảng 23: Các giải pháp nâng cao nhận thức BĐG cho người phụ nữ

Các nội dung Rất cần thiết

(%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Rất không cần thiết (%) Khó trả lời (%) ĐTB XH

Nam giới tham gia với phụ

nữ trong công việc nội trợ 32.0 55.0 13.0 0 0 4.19 6

Phụ nữ và nam giới cùng tham gia bàn bạc và cùng ra quyết định mọi công việc trong gia đình

63.0 37.0 0 0 0 4.63 1

Can thiệp bởi cộng đồng và xã hội trước các hành động bạo hành với phụ nữ trong gia đình

52.0 37.0 5.0 3.0 3.0 4.32 4

Nam và nữ đều phải lao động đảm bảo đời sống vật chất cho gia đình

41.0 54.0 0 0 5.0 4.26 5

Con trai hay con gái đều được học tập và phát triển như nhau

55.0 41.0 0 0 4.0 4.43 3

Đối với con trai cũng phải phân công việc nhà, giúp đỡ mẹ giặt quần áo, thổi cơm,

lau nhà…

23.0 69.0 2.0 2.0 4.0 4.05 8

Phụ nữ có quyền thực hành tín ngưỡng riêng (trong đó có việc thờ phụng tổ tiên mình) tại nơi ở.

9.0 56.0 26.0 7.0 2.0 3.63 10

Nam giới được trang bị các kỹ năng nội trợ và chăm sóc con cái trước khi kết hôn.

29.0 40.0 25.0 4.0 2.0 3.90 9

Đưa các chương trình BĐG vào trong trường học

54.0 38.0 8.0 0 0 4.46 2

Cần có chương trình tuyên truyền, giáo dục của xã hội về vai trò, trách nhiệm,

nghĩa vụ của người chồng và người vợ

Nhìn chung, trong các nội dung được đưa ra, đa số khách thể tham gia nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải thực hiện vì mục tiêu BĐG trong gia đình. Điều này cho thấy các khách thể đã hiểu được các việc làm cụ thể cũng như các chương trình cần có để nâng cao nhận thức giới cho mọi người và hướng đến mục tiêu BĐG.

Gây nhiều tranh cãi nhất có lẽ là các nội dung: 1/ “phụ nữ có quyền thực hành tín ngưỡng riêng (trong đó có việc thờ phụng tổ tiên mình tại nơi ở”. Có 33% khách thể cho rằng không cần thiết và 65% lại đồng ý rằng phải có nội dung này trong kế hoạch hoạt động BĐG; 2/ “nam giới được trang bị các kỹ năng nội trợ và chăm sóc con cái trước khi kết hôn”. Có 29% khách thể thấy không cần thiết và 69% khách thể thấy cần thiết phải đưa nội dung này vào kế hoạch hoạt động BĐG; 3/ “Cần có chương trình tuyên truyền, giáo dục của xã hội về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người chồng và người vợ trong gia đình”. Có 23% khách thể thấy không cần thiết và 74% khách thể thấy cần thiết phải đưa nội dung này vào kế hoạch hoạt động nhắm tới mục tiêu BĐG trong gia đình.

Liên quan đến quyền con người, phụ nữ cũng như nam giới đều có quyền thực hành tín ngưỡng riêng của mình và mặt khác việc họ có thể thờ cúng ông bà tổ tiên có thể làm giảm quan niệm rằng chỉ có con trai mới có thể “nối dõi tông đường”.

Hơn nữa, ngoài quan niệm rằng công việc gia đình không phải việc của nam giới thì một trong những lý do nam giới ít chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ là do nam giới thực sự không được tập luyện các kỹ năng này từ nhỏ. Chính vì thế, trang bị cho nam giới kỹ năng nội trợ trước khi kết hôn là một giải pháp để họ chia sẻ nhiều hơn với phụ nữ trong lĩnh vực nội trợ.

Nói tóm lại, trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy, các khách thể đã có thái độ đúng trước những tác động nhằm nâng cao nhận thức về bình

đẳng giới cho chị em phụ nữ nông thôn là: “Phụ nữ và nam giới cùng tham gia bàn bạc và cùng ra quyết định trong mọi công việc trong gia đình” (4.63 điểm/XH 2); và “Đưa các chương trình BĐG vào trong trường học” (4.46 điểm/XH 2). Đây là những việc làm có tính chiến lược nhằm mang lại nhận thức đúng đắn cho người dân về BĐG trong gia đình.

* Chúng ta biết rằng, để có sự bình đẳng thật sự, đem lại cơ hội phát triển toàn diện cho cả 2 giới thì không thể đòi hỏi sự nỗ lực đơn phương từ người vợ mà cần có sự phối kết hợp từ người chồng và cả sự hậu thuẫn của xã hội.

Tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra qua câu hỏi mở đối với chị em phụ nữ bằng câu hỏi: “Theo cô/chị, để trong gia đình được bình đẳng hơn cần có những thay đổi như thế nào về phía người nam giới, người phụ nữ cũng như về phía xã hội?” chúng tôi thu được rất nhiều các ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy BĐG khác nhau, tựu trung lại có thể tóm tắt như sau:

Về phía người phụ nữ

Các chị em được hỏi cho rằng người phụ nữ cần phải thay đổi dần dần trong nhận thức và cả hành động của mình.

- “Người phụ nữ cần nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt qua các thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt, xóa bỏ suy nghĩ, nhận thức rằng người phụ nữ là người nội trợ…”

- “Cần phải đấu tranh giành quyền bình đẳng trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đấu tranh không chỉ bằng lời nói mà phải cụ thể bằng việc làm để chứng minh cho phái mày râu thấy phụ nữ có thể làm được những gì mà nam giới làm được và nhớ là đừng đánh mất đi những đức tính dịu dàng vốn có của người phụ nữ”. (PV chị T.T.N, 40 tuổi, thôn Ả Đầu, Hồng Sơn, Mỹ Đức).

gia đình. Cho chồng biết mọi tâm tư, suy nghĩ của mình, cùng chồng bàn bạc và ra quyết định trong mọi công việc….”

- “Công, dung, ngôn, hạnh có sự kiên nhẫn, nhường nhịn, khiêm tốn, nhẹ nhàng. trong cuộc sống gia đình cùng nhau phấn đấu làm ăn, đưa nền kinh tế gia đình phát triển”.

- “Bảo ban, dạy dỗ con trai để cùng tham gia công việc nội trợ trong gia đình. Không phân biệt đối xử con trai con gái…”

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh một vài ý kiến cho rằng người phụ nữ nên cố gắng làm tốt cả hai vai trò “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phải dịu dàng, khéo léo chiều chồng để nhờ vả chồng giúp đỡ công việc nhà thì phần lớn các chị em khi được hỏi đều cho biết bản thân người phụ nữ phải tự mình nâng cao nhận thức để thay đổi nhận thức và hành vi của mình trong cuộc sống gia đình, thể hiện ngay trong việc chia sẻ công việc nhà với chồng và dạy dỗ con cái biết làm việc như nhau…

Về phía nam giới

- “Nam giới cần thay đổi thói quen trong nhận thức (nếp nghĩ cũ) và cả thói quen trong hành vi. Các quan niệm như “đàn bà xó bếp”, “đàn bà thì biết gì” không còn phù hợp nữa, không được nghĩ mình là chồng, là cha thì có quyền quát nạt vợ con, quyết định chuyện kết hôn của con… Để làm được điều này không phải dễ nhưng là điều cần thiết”.

- “Nam giới cần thay đổi quan niệm về phụ nữ và khả năng của phụ nữ vì phụ nữ cũng có khả năng ngang bằng với nam giới trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, quản lý…”

- “Cần tạo điều kiện cho vợ tham gia công tác xã hội bằng cách chia sẻ công việc nhà, chăm sóc con cái; chia sẻ với vợ công việc hàng ngày; Tôn trọng quyết định và các ý kiến bàn bạc của vợ…”

cần trau dồi hiểu biết, trình độ nhận thức để làm gương cho con cái và sống tốt hơn”.

- “Yêu thương vợ con, là người cha tốt và là người chồng yêu thương vợ”

Hầu hết các chị em đều có mong muốn là các ông chồng từ bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, ủng hộ vợ, tạo điều kiện cho vợ tham gia công tác xã hội bằng cách chia sẻ việc nhà, dạy dỗ con cái đỡ vợ. Và đặc biệt là phải yêu vợ thương con. Đây là điểm rất đáng chú ý trong nhận thức của chị em.

Yêu thương vợ con là một tiêu chí không mới mà người phụ nữ mong muốn để gia đình bình đẳng, hạnh phúc. Một cuộc khảo sát về giới do UBQGVSTBPN tiến hành nhằm tìm hiểu nhận thức của nam giới và phụ nữ về mẫu đàn ông lý tưởng gần đây cho thấy: trong khi nam giới cho rằng người đàn ông lý tưởng là người kiếm được nhiều tiền cho gia đình, thì phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ, lại cho rằng người đàn ông lý tưởng là người cha tốt và là người chồng yêu thương vợ, hiểu và tích cực cổ vũ người vợ của mình. [9]. Như vậy, có thể thấy, bình đẳng tất nhiên có nghĩa là sự thay đổi vai trò về giới đối với cả nam giới và phụ nữ và phụ nữ đang nhìn nhận sự thay đổi này trong cách họ quan hệ với nam giới trong cuộc sống.

Về phía xã hội

- “Các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức đoàn thể nên có nhiều chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức hiểu biết về BĐG cho mọi tầng lớp nhân dân; Đẩy mạnh công tác truyền thông về BĐG cho cả phụ nữ và nam giới”.

- “Chúng tôi đang tính đến phương án làm sao phải tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới không chỉ cho các chị em trong Hội mà cho cả nam giới để họ hiểu, chia sẻ và hợp tác với vợ họ. Nếu Hội Phụ nữ chỉ tuyên truyền cho chị em mình không thôi thì không hiệu quả, chẳng khác gì “cơm chan cơm” vì đến khi họ về nhà, chồng họ không hiểu có khi vợ chồng họ lại

thành cãi nhau hơn. – (Phỏng vấn bà Phan Thị Lời, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tây).

- “Cần có thái độ phê phán nghiêm khắc và có những hành vi xử lý thích đáng với những hành vi bạo lực gia đình, thái độ gia trưởng, vô trách nhiệm với gia đình”.

- “Cần sớm đưa chương trình BĐG vào trường học để dạy cho con em sau này lớn lên lập gia đình có đầy đủ kiến thức về giới”.

Về phía cơ quan chức năng, trước mắt chị em mong muốn có nhiều chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho cả phụ nữ và nam giới về BĐG trong gia đình. Và nên sớm đưa chương trình này vào dạy cho học sinh từ khi các em còn đang trong quá trình học tập, hoàn thiện nhân cách và trau dồi tri thức.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhận thức về BĐG trong gia đình của phụ nữ nông thôn Hà Tây đã được tìm hiểu thông qua sự nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình, qua các biểu hiện cụ thể của gia đình và qua các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐG trong gia đình.

Nhận thức chung về BĐG, có 56,3% khách thể nghiên cứu hiểu đúng về khái niệm BĐG trong gia đình. Phần lớn khách thể biết và hiểu được đối tượng đang chịu sự bất bình đẳng giới trong gia đình nhưng mục tiêu cuối cùng của BĐG lại được nhiều khách thể hiểu là chỉ mang lại bình đẳng cho phụ nữ và trẻ gái. Về vai trò, nhiệm vụ của từng giới trong gia đình, các khách thể vẫn quan niệm theo cách phân vai theo giới truyền thống.

Với từng vấn đề hay từng lĩnh vực cụ thể của gia đình như bạo lực gia đình, phân công lao động, quyền quyết định, giao tiếp, tái sinh sản... các khách thể có sự nhận thức khác nhau ở các mức độ khác nhau.

Về yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của phụ nữ về BĐG trong gia đình, các khách thể tập trung ý kiến cao nhất cho rằng cha mẹ, người thân ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về BĐG của họ. Tiếp đến là các yếu tố như phong tục tập quán, bạn bè....

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)