1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 pot

8 749 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 217,89 KB

Nội dung

Vì vậy với các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn là một giá trị không thể phủ nhận trong yếu tí

Trang 1

Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị

miền Nam 1954-1975

3 Ngôn ngữ và hình ảnh thơ

“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson) Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”(35) Vì vậy với các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn là một giá trị không thể phủ nhận trong yếu tính thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ” (Nguyễn

ngữ và tư tưởng và nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy” (Phú Hưng)(37) Đây mới thực sự là yếu tố làm nên giá trị thơ ca Tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyển đời sống Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là một thứ ngôn ngữ xác

nguyên sinh của đời sống Đó là ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ

Trang 2

“bóng ch ữ” Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức của

người cầm bút để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức Như một “tiếng chim

gọi đàn”, nó tràn ra ngòi bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảm

hứng sáng tạo Ngôn ngữ thơ vì thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhật dụng, nó còn biệt lập với người cầm bút, nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy

tạo nghĩa và luôn biến sinh theo sự biến sinh của đời sống xã hội Lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam không những coi trọng vai trò của ngôn ngữ, một yếu tố hình thức góp phần tạo nên giá trị của thơ, mà còn đề cao ý thức trách nhiệm của nhà thơ trong việc sáng tạo ngôn ngữ Theo họ, nhà thơ phải

là người làm mới ngôn ngữ để thơ luôn tạo nên những rung động mới mẻ từ phía người tiếp nhận vì “mỗi thời đại có một ngôn ngữ thơ riêng” (Thanh Tâm

Quả thật, sáng tạo nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng không bao giờ chấp nhận sự lặp lại, dẫu là lặp lại chính mình Mọi sự lặp lại trong sáng tạo nghệ thuật đều đồng nghĩa với tự đào thải Không thể có con đường mòn cho mọi sáng tạo Qui luật phủ định trong sáng tạo nghệ thuật luôn là một hệ giá trị Người nghệ sĩ có dũng cảm vác cây thập giá đầy khổ ải trong suốt hành trình sáng tạo thì mới mong tồn sinh trong lòng người đọc Đây là yêu cầu khắc nghiệt với thi nhân Bởi thế, lý luận phê bình văn học ở miền Nam luôn đề cao

sự sáng tạo của người nghệ sĩ trong đó có sáng tạo về ngôn ngữ, như Tô

Thùy Yên quan niệm "Nhiệm vụ người làm thơ là bơm chất máu của sự sống thời đại vào ngôn ngữ có vẻ đã khô héo”(42)

Sáng tạo thơ, nếu nói không cực đoan, là sáng tạo ngôn ngữ, làm mới ngôn ngữ Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nhà thơ Ngôn ngữ thơ không bao giờ là con chữ vô hồn mà là hiện thân của tư tưởng, tình cảm, là mối tương giao giữa nhà thơ với người đọc, là sự khẳng định phẩm chất thi nhân của nhà thơ giữa cuộc đời Vì “ngôn ngữ thơ tự nó đã

Trang 3

Với sứ mệnh “cao trọng hóa tiếng nói của con người”, nhà thơ có phong cách phải sáng tạo ra một “tiếng nói riêng”, “một giọng điệu riêng”, một lối dùng chữ riêng trong thế giới nghệ thuật của mình Đây cũng là quan niệm của Duy

Thanh, “Nhà thơ độc đáo đều có một ngôn ngữ riêng Chính là cái rung cảm trước thời đại biểu diễn qua lối nhìn bằng tiếng nói của hắn”(44) Mỗi nhà thơ đều dùng chất liệu ngôn ngữ như một công cụ sáng tạo Và thơ bao giờ cũng vươn tới cái đẹp, đồng hành với cái đẹp Vì thế trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn học miền Nam, ngôn ngữ thơ không chỉ chứa đựng tư tưởng

mà còn biểu hiện cái đẹp của thi ca, là sự thức nhận mỹ cảm nơi người đọc Bởi “Ngôn ngữ thi ca là một ngôn ngữ có nội dung phản ảnh được dư vang nghệ thuật” (Trần Nhựt Tân)(45) Ngôn ngữ thi ca, vì thế là một giá trị góp phần tạo nên sự hằng sống của thơ “Thơ không phải là một mớ lý thuyết mà là một thực thể ngôn ngữ, vấn đề chính vẫn là ngôn ngữ ấy thực thể ra sao?”( Đặng Tiến)(46) Và thơ ca ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ

“th ực thể ngôn ngữ” ấy Vũ trụ tâm hồn thi nhân có hòa điệu với tâm hồn người

đọc không, có “tri âm” với người tiếp nhận hay không, tất cả phải thông qua

chiếc cầu ngôn ngữ, nói như Bùi Giáng “thi ca vẫn có sức đưa dẫn người ta

công của người nghệ sĩ Mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân Vì “Thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng Làm văn xuôi, chữ không có sức mạnh ma quái như vậy (…) thi nhân là một thần linh nói một thứ chữ riêng mà thế nhân phải diễn tả dài dòng thô lậu”

đã có một cuộc sống ở một thế giới khác do nhà thơ sáng tạo nên, nói như Chế Lan Viên “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ”(49) Ở đây ta thấy quan niệm về ngôn ngữ thơ của các nhà lý luận phê bình văn học miền Nam có những điểm tương đồng với quan niệm của Chế Lan Viên ở chỗ nhà thơ cũng rất chú trọng đến việc dùng chữ trong thơ, với ông “trong bài thơ, nhiều khi một chữ cũng rất là quan trọng, hiểu sai hay thay đổi đều không

Diệu: “Trong sự sáng tạo của nhà thơ thứ nhất là sáng tạo chất sống, thứ nhì

là sáng tạo chất sống, thứ ba, thứ tư mới đến sáng tạo ngôn ngữ Và tôi dám nghĩ rằng loại thơ sáng tạo ngôn ngữ quá tài giỏi cũng chỉ mới là loại thơ thứ

Trang 4

nhì”(51) Phải chăng quan niệm của Xuân Diệu cũng là quan niệm mang tính phổ quát của nền lý luận phê bình văn học chúng ta một thời đã qua Ở đó các nhà lý luận phê bình tuy không phủ nhận vai trò của yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ song cũng chưa thật sự đặt nó vào đúng giá trị Không những thế nhiều khi trong sáng tác và tiếp nhận, do đề cao yếu tố nội dung tư tưởng, xem nhẹ yếu tố hình thức nghệ thuật nên làm mờ nhạt khát vọng và khả năng khám phá, sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc cách tân hình thức nghệ thuật Đây cũng là điều khác biệt khá cơ bản trong quan niệm về thơ của lý luận phê bình văn học cách mạng so với lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam thời kỳ 1954-1975

Như vậy trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, ngôn ngữ thơ là một phương diện nghệ thuật rất quan trọng Song không chỉ có ngôn ngữ, hình ảnh thơ cũng là một yếu tố được chú trọng trong quan niệm thơ của lý luận phê bình văn học ở đô thị miềm Nam Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ Vì thế hình ảnh thơ luôn có

ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật Và đến lượt mình, hình ảnh cũng là yếu tố góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ Vì “Thơ là biểu tượng, là

thực, một vũ trụ chỉ có ý nghĩa trong tính cách phi thực của nó Hơn đâu hết, biểu tượng hình ảnh là điều kiện của thơ ,lý do tồn tại của thơ, biểu tượng chính của thơ” (Huỳnh Phan Anh)(52) Như vậy dù là tiếng vọng từ tâm linh, là tiếng gọi từ trong vô thức thì thơ cũng phải tồn sinh dựa vào nhiều phương thức biểu hiện, trong đó không thể không có ngôn ngữ và hình ảnh - những thi liệu đầu tiên mà người đọc chạm tới trước khi bước vào khám phá thế giới mộng mị và hư ảo của thơ “Thơ là vũ trụ những hình ảnh có giá trị một sự mê

“Thơ không là thực tại, không là tổng số những hình ảnh xác định một thực tại

rõ ràng Nó là một ước muốn hơn thế nữa là một đam mê mù quáng cũng nên”

hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ “Văn ảnh là một lập ngôn mà chất

Trang 5

thơ cô đọng đủ để có một khả năng truyền cảm mãnh liệt khiến ta không

những phóng mình vào cái đẹp mà còn băng mình vào hố thẳm” (Trần Nhựt Tân)(55)

4 Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ

Cùng với ngôn ngữ và hình ảnh, nhạc tính và âm điệu trong thơ cũng là một yếu tố thi pháp được các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam

đề cập khá nhiều trong quan niệm thơ của mình Theo họ, “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” (Bằng Giang)(56) Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc “Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” (Tam Ích)(57) Và “Thơ là sự phối hợp của âm thanh”(58) Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan Rơi vào cái vực nhạc thì thơ

tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người

đọc, nói như La Fontaine “Chẳng có thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”(60)

Là một yếu tố không thể thiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, cách gieo vần, phối thanh Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc Nói một

cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp” mà “nhạc tính là dây giao cảm của từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy” (Trần Nhựt Tân)(61) Vì vậy trong quan niệm lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong thơ Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu

là một cảm nghiệm thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người

thưởng lãm” (Trần Nhựt Tân)(62) Và như thế thi nhân chính là “tạo hóa đã xây

Trang 6

dựng nên một thế giới âm thanh thiên lại, đã tạo nên một bầu trời hương khói lung linh vần điệu u huyền” (Đông Hồ)(63),để dẫn dụ người đọc đi vào thế giới màu nhiệm của thơ ca

Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam cũng tương hợp với quan niệm thơ phương Tây và quan niệm thơ ca truyền thống của dân tộc Bởi đây là những hằng số giá trị của thơ ca Nhưng thơ vẫn còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá trong quá trình tìm đến bản thể thơ “Thơ là vần điệu Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hay

là một thế giới đầy bí ẩn mà khi giải mã, không phải lúc nào cũng có sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm về việc chú giải, phê bình

5 Thơ và vấn đề chú giải phê bình

Khát vọng bỏng cháy trong tâm thức bao người là ước mong mở cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nhưng thơ vốn là “cõi bồng phiêu” đầy “mị

thường”, nên cứ mãi là chân trời xa tắp, chúng ta chỉ nhìn thấy trong mơ hồ xa

xăm mà không bao giờ tiếp cận được Có phải thế chăng mà việc chú giải phê bình thơ là vấn đề khá nhạy cảm thu hút không ít sự quan tâm của các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam

Có lẽ do khám phá bản thể thơ từ hệ quy chiếu của một tư duy triết học

mà Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Huỳnh Phan Anh đều không đồng tình với việc chú giải phê bình thơ Với Bùi Giáng, “Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch diễn gì được Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào hoặc một cơn gió thu Mà muốn thực hiện sự đó thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác Thế có nghĩa là: muốn bàn tới thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác”(65) Như vậy theo Bùi Giáng, thơ luôn là ẩn số không có lời giải Và như thế nghĩa là không cần có phê bình Phạm Công Thiện cũng

Trang 7

quan niệm: “Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ Thơ là của riêng từng người không có ai làm thay ai cả Phê bình văn

Thiện, thế giới thơ ca là thế giới của mộng mị, tâm linh, thấu thị, nên không thể nào “diễn dịch” được Vì thế xét ở một phương diện nào đó, thơ thật khó giải

Nói như Tuệ Sỹ, “Thơ là ẩn ngữ hay không là ẩn ngữ, vừa ẩn ngữ, vừa không

là ẩn ngữ”(67) Theo chúng tôi, sẽ là cực đoan nếu quan niệm thơ là điều không thể chú giải và phê bình Thực ra dù thơ là tiếng gọi của vô thức và tâm linh thì

nó vẫn không đi ra ngoài cuộc sống Và chính vì “Thơ, tiếng nói siêu thoát nhất,

có giá trị tạo nghĩa nên mỗi người đọc vẫn có thể tiếp nhận thơ theo cách riêng của mình Có thế thơ mới không bao giờ là một ngôi nhà xưa cũ, một vườn hoang cỏ mọc mà thơ luôn mới, luôn tái sinh giữa màu xanh của cây đời

Ngược lại nếu người đọc không tìm được con đường đi vào thế giới nghệ thuật thơ, lúc đó thơ tự đốt cháy ngôi nhà hữu thể của mình là ngôn ngữ để về với cõi hư vô

Thế nên khác với quan niệm của Bùi Giáng và Phạm Công Thiện, Uyên Thao cho rằng “Thơ biểu hiện tâm hồn hay thơ là tâm hồn, nhưng thơ không biểu hiện tuyệt đối tâm hồn Thơ là một cái gì tự tại hình thành bởi những yếu

tố riêng biệt Mà đã là một cái gì tự tại, đã có những yếu tố hình thành riêng biệt thơ không thể là một cái gì bất khả mổ xẻ”(69) Và chính Huỳnh Phan Anh mặc dù đã rất đề cao quan niệm thơ là điều bất khả lý giải thì cũng thừa nhận:

“dĩ nhiên người ta có thể đưa ra những giải thích hợp lý, nghe được”(70) Như vậy, người ta vẫn có thể chú giải phê bình nếu thực sự hiểu đặc trưng của thơ

của một độ chín tư duy và chiều sâu tâm hồn Vì “Thơ là sự mời gọi tham dự vào chính những cảm xúc, những trạng thái tâm hồn, những tình tự, kinh

nghiệm của chính người thơ Thơ trở thành kinh nghiệm tập thể, một kinh

nghiệm khởi từ cá nhân để tan vào đám đông được mời dự” (Huỳnh Phan

Anh)(71)

Trang 8

Thế giới thơ là thế giới không cùng Đi vào bản thể thơ cũng là con đường sâu thẳm Vì thế, hệ thống quan niệm về thơ trong lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 cũng chỉ là những gợi mở mang tính lý thuyết để chúng ta

đi vào tìm hiểu thơ chứ chưa thể xem là một hệ thống quan niệm hoàn chỉnh Song với sự tiếp biến quan niệm về thơ phương Tây, phương Đông và sự tiếp nối truyền thống lý luận thơ ca dân tộc, hệ thống quan niệm về thơ của lý luận phê

quan niệm thơ ca nước nhà Từ đó mở ra nhiều chân trời sáng tạo và tiếp nhận thi ca, nói như Nguyên Sa, thơ “là một mời mọc vượt qua hình thức để tìm đến một cái gì tàng ẩn ở mặt sau”, “là khát vọng, là vươn lên một vẻ đẹp tuyệt đối”(72)./.

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w