Ảnh hưởng phương Tây đến lý luận - phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 1. Khi nghiên cứu một nền văn học, không thể chỉ nói đến sáng tác mà không nói đến hoạt động lý luận- phê bình. Bởi lẽ, tác phẩm văn học chỉ thật sự tồn sinh khi được người đọc tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận là một phần quan trọng của đời sống lý luận - phê bình, góp phần tạo nên sinh khí cho đời sống văn học. Như thế, lý luận - phê bình là sự tự thức của đời sống văn học, là một phần không thể thiếu của lịch sử văn học. Nước ta, sau ngày thống nhất, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, khoa nghiên cứu văn học đã có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nghiên cứu văn học dân tộc và văn học thế giới. Tuy vậy, bộ phận văn học ở đô thị miền Nam trước 1975, trong đó có lý luận - phê bình văn học, vẫn chưa được xem là một bộ phận của văn học dân tộc để nghiên cứu một cách thoả đáng. Vì vậy, một trong những yêu cầu của quá trình đổi mới lý luận - phê bình văn học nước nhà, ngoài việc tiếp biến các thành tựu lý luận - phê bình văn học hiện đại của thế giới, nên chăng còn phải chọn lọc, kế thừa, phát triển các thành tựu của lý luận - phê bình văn học dân tộc. Giai đoạn 1954-1975, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Nếu ở miền Bắc, văn học phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thì ở miền Nam, văn học phát triển vô cùng phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau. Bên cạnh bộ phận văn học yêu nước và cách mạng lại có bộ phận văn học phản cách mạng. Bên cạnh văn học trong lòng đô thị miền Nam, lại có văn học cách mạng trong vùng giải phóng. Bức tranh văn học miền Nam vùng tạm chiếm không thể thiếu vắng lí luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam. Nền lý luận - phê bình ấy cũng đan xen những quan điểm, khuynh hướng khác nhau, phản ánh trung thực tình hình văn học đô thị miền Nam. Bởi lẽ, lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975, với sự tiếp biến nhiều giá trị lý luận - phê bình văn học của dân tộc và thế giới, trong đó nổi bật là lý luận - phê bình văn học phương Tây hiện đại, bên cạnh mặt hạn chế còn có một số thành tựu nhất định. Do vậy, nó phải có vị trí tương xứng trong nền lý luận - phê bình văn học dân tộc. Có thể nói, xã hội đô thị miền Nam từ 1954-1975 là một xã hội trộn lẫn nhiều nền văn hóa, trong đó có văn hóa phương Tây và văn hóa Mỹ. Với chủ trương mở cửa du nhập văn hóa nước ngoài một cách tự do, nhiều trường phái triết học, mỹ học, lý luận - phê bình văn học phương Tây đã tràn vào miền Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lý luận - phê bình văn học. Chính vì vậy, bức tranh lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam đã xuất hiện nhiều trường phái lý luận - phê bình phương Tây như: phân tâm học; chủ nghĩa hiện sinh; mỹ học tiếp nhận; cấu trúc luận; hiện tượng luận cũng là điều tất yếu. Bởi, nếu trong những năm 1930-1945, khi trào lưu lãng mạn chủ nghĩa của phương Tây tràn vào văn học chúng ta qua phong trào Thơ Mới và tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn thì theo Lý Hoàng Phong ở miền Nam “nếu trào lưu hiện sinh, trào lưu siêu thực có tác động trong văn thơ chúng ta cũng là thường” (1) . Tình hình này cho thấy sự đa phức trong đời sống lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam với việc khám phá các hiện tượng văn học từ những điểm nhìn khác nhau giữa các khuynh hướng lý luận - phê bình trên con đường tìm đến chân giá trị của văn chương. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sự tiếp biến các khuynh hướng lý luận - phê bình phương Tây không chỉ tạo nên sự đa dạng của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam mà còn góp phần làm phong phú và hiện đại hóa lý luận - phê bình văn học dân tộc vốn còn nghèo nàn và lạc hậu so với lý luận - phê bình văn học hiện đại của thế giới. Nói như Nguyên Sa: "Nhìn tổng quát cả một thế kỷ văn chương ta thấy sự giao tiếp với văn học nghệ thuật Tây phương thúc đẩy ta tiếp nhận mau lẹ để tiếp nhận cái khác. Ta như bị thúc đẩy với một tiếng nói không âm thanh: phải đổi thay thật nhanh, phải biến dịch thật mau, cho nên, người này vừa làm xong cổ điển, không đợi những thế kỷ XVIII và XIX trôi qua, người kia tiến ngay đến siêu thực, cùng một tác giả có thể nhảy từ tả chân sang siêu thực rồi đến hiện sinh. Và cái sự thay đổi mau lẹ đó, nhìn ở mặt trái nó đáng buồn vì chưa thật là ta, vì còn mang nặng dấu vết này, dấu vết nọ, nhưng nhìn ở mặt phải, nó nói lên sự khao khát đổi thay. Và khi họ đổi thay để bắt kịp những đổi thay của văn học nghệ thuật thế giới, sự khao khát đó sẽ đóng vai động lực của những sáng tạo lớn" (2) . Việc tiếp nhận văn hóa phương Tây trong đó có các trường phái lý luận - phê bình văn học đã tạo điều kiện cho sự phát triển của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam với những khát vọng đổi thay trên tinh thần sáng tạo. Đây chính là động lực, là tiền đề quan trọng tạo những bước nhảy vọt trong tiến trình vận động và phát triển của tư duy lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam. 2. Khi tìm hiểu một nền lý luận - phê bình văn học, không thể không nói đến đội ngũ những người làm lý luận - phê bình. Đây là nhân tố quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đến sự hình thành và phát triển của mọi nền lý luận - phê bình văn học. Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 cũng được tạo nên bởi những nhà lý luận - phê bình nhưng là những nhà phê bình không chuyên. Nghĩa là họ đến với công việc lý luận - phê bình từ nhiều ngả đường, nhiều thành phần xã hội khác nhau nhưng rẽ ngang vào lãnh địa lý luận - phê bình. Họ nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu các trường phái lý luận - phê bình của nhiều nước trên thế giới, đồng thời ứng dụng lý thuyết của các trường phái này vào phê bình văn học. Đó là những nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo như: Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Lê Tuyên, Đỗ Long Vân, Đặng Phùng Quân, Lữ Phương, Nguyên Sa, Võ Phiến, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Vũ Hạnh, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Lê Huy Oanh, Nguyễn Tấn Long, Trần Tuấn Kiệt, Cao Thế Dung, Đặng Tiến, Tam Ích, Thế Phong, Nguyễn Xuân Hoàng, Tạ Tỵ, Nguyễn Sỹ Tế, Huỳnh Phan Anh, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Đình Tuyến, Uyên Thao, Minh Huy, Cao Huy Khanh Trong số này có những người từng du học ở nước ngoài, chủ yếu là ở Pháp. Chính họ là bộ phận nòng cốt của đội ngũ lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam, là những người có công giới thiệu các trường phái lý luận - phê bình văn học phương Tây vào miền Nam như Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Trần Thái Đỉnh, Lê Tuyên, Đỗ Long Vân, Trần Thiện Đạo, Trần Bích Lan Vì vậy, nhận định về đội ngũ lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam, Võ Phiến cho rằng “thời kì 1954-1975 gặp cái rủi ro hiếm thấy là trong suốt hai mươi năm trời không có được lấy một nhà phê bình chuyên nghiệp. Trên báo chí vẫn có những bài điểm sách, giới thiệu, phê bình; nhưng hầu hết là bài của giới sáng tác nhận xét lẫn nhau” (3) . Còn Lữ Phương khi nói về thực trạng lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam cũng nhận xét "chúng ta không có những nhà phê bình chuyên nghiệp đáng tin cậy và điều kiện sinh hoạt văn học hiện tại của ta đã không đủ yếu tố để tạo nên những người như vậy" (4) . . triết học, mỹ học, lý luận - phê bình văn học phương Tây đã tràn vào miền Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lý luận - phê bình văn học. Chính vì vậy, bức tranh lý luận - phê bình văn học. ánh trung thực tình hình văn học đô thị miền Nam. Bởi lẽ, lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 195 4-1 975, với sự tiếp biến nhiều giá trị lý luận - phê bình văn học của dân tộc và thế. quyết định đến sự hình thành và phát triển của mọi nền lý luận - phê bình văn học. Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 195 4-1 975 cũng được tạo nên bởi những nhà lý luận - phê bình nhưng