1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

slide kiểm nghiệm thuốc 57

45 655 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,21 MB

Nội dung

 Mục đích: xác định xem trong điều kiện quy định, viên có tan rã trong khoảng thời gian quy định hay không. Lưu ý: Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch aci

Trang 1

Kiểm nghiệm thuốc viên nang

Trang 3

Nội dung bài học

Trang 5

I Đại cương

Các loại thuốc nang:

- Thuốc nang cứng

- Thuốc nang mềm

- Thuốc nang tan trong ruột

- Thuốc nang tác dụng kéo dài

• Vi nang

Trang 6

8 Các yêu cầu kĩ thuật khác (nếu có)

Trang 7

 Yêu cầu

• Hình dạng:

+ Viên nang cứng: hình trụ dài hai đầu tròn (dạng nhộng)

+ Viên nang mềm: tròn, giọt nước, trứng

• Kích thước: tùy cỡ nang

• Màu sắc, mùi vị: tùy theo nhà sản xuất và hoạt chất

 Cách thử

• Bằng cảm quan

1 Tính chất

Trang 8

1 Tính chất

Trang 9

 Mục đích: xác định xem trong điều kiện quy định, viên có tan rã trong khoảng thời gian quy định hay không.

 Lưu ý: Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay

nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ

dày giả.

2 Độ rã

Trang 10

 Thuốc được coi là rã, khi đáp ứng một trong những yêu cầu sau:

o Không còn cắn trên mặt lưới

o Nếu còn cắn, đấy là khối mềm không có màng nhận thấy rõ, không có nhân khô

oChỉ còn những mảnh vỏ nang trên mặt lưới Nếu sử dụng đĩa, các mảnh vỏ nang có thể dính vào mặt dưới của đĩa

→ Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên nang đều rã

2 Độ rã

Trang 11

Mục đích:

- Xác định tỷ lệ hòa tan hoạt chất của dạng thuốc rắn phân liều (viên nang) trong những điều kiện chỉ định

-Thử và đánh giá theo "Phép thử độ hòa tan của viên nén và

viên nang" phụ lục 11.4 DĐVN IV.

 Viên đã thử độ hòa tan thì không phải thử độ rã

3 Độ hòa tan

Trang 12

 Thiết bị xác định độ hòa tan:

 Thiết bị kiểu giỏ quay

 Thiết bị kiểu cánh khuấy

 Thiết bị kiểu buồng dòng chảy qua

3 Độ hòa tan

Trang 13

Yêu cầu:

- Lượng hoạt chất được hòa tan của mỗi viên trong số 6 viên đem thử không được ít hơn 70 % lượng hoạt chất ghi trên nhãn, tùy theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng

- Nếu có 1 viên không đạt, thử lại 6 viên khác và tất cả đều phải đạt

- Nếu vỏ nang cản trở việc phân tích, lấy sạch bột thuốc của ít nhất 6 nang và hòa tan vỏ nang rỗng trong thể tích môi trường hòa tan đã qui định, thử như chỉ dẫn Hệ số hiệu chỉnh

≤ 25 % hàm lượng ghi trên nhãn

3 Độ hòa tan

Trang 14

 Mục đích:

- Xác định độ đồng đều phân liều của chế phẩm khi không có yêu cầu thử độ đồng đều hàm lượng

 Phương pháp: tiến hành thử và đánh giá theo "Phép thử độ

đồng đều khối lượng" phụ lục 11.3 DĐVN IV.

 Lưu ý: Viên đã thử độ đồng đều hàm lượng với tất cả các hoạt chất có trong thành phần thì không phải thử độ đồng đều khối lượng

4 Độ đồng đều khối lượng

Trang 15

 Tiến hành: với 20 viên nang và xác định mtb

- Cân khối lượng của từng nang:

+ Nang cứng: tháo rời 2 nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ, cân mvỏ

+ Nang mềm: cắt mở nang, bóp thuốc ra hết, rửa sạch vỏ nang (ether hoặc dung môi hữu cơ), để khô, cân mvỏ

→ Khối lượng thuốc trong nang: mthuốc = mviên nang - mvỏ

- Tính độ lệch theo tỷ lệ phần trăm của mtb từ đó so sánh với khoảng giới hạn của mtb

4 Độ đồng đều khối lượng

Trang 16

4 Độ đồng đều khối lượng

Khối lượng trung bình nang Phần trăm chênh lệch

Nhỏ hơn 300mg

Trang 18

 Tiến hành: với 10 viên nang, xác định hàm lượng hoạt chất từng viên, tính hàm lượng trung bình và so sánh, đánh giá.

 Đánh giá:

• Đạt: nếu có không quá 1 viên nằm ngoài giới hạn 85 - 115 %

và không có viên nào nằm ngoài giới hạn từ 75 - 125 % của hàm lượng trung bình

• Không đạt: nếu có quá 3 viên nằm ngoài giới hạn 85 - 115% hoặc có một hay nhiều viên nằm ngoài giới hạn từ 75 - 125 %

5 Độ đồng đều hàm lượng

Trang 19

 Lưu ý:

- Nếu 2 hoặc 3 viên nang có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ

85 - 115 %, nhưng ở trong giới hạn từ 75 - 125 % của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên

→ Kết quả đạt yêu cầu nếu có không quá 3 trong tổng số 30 viên đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85-115% và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75-125% của hàm lượng trung bình

5 Độ đồng đều hàm lượng

Trang 20

 Phương pháp:

Thử theo quy định trong chuyên luận riêng

 Yêu cầu: phải đáp ứng những tính chất lý hóa đặc trưng của loại hoạt chất cụ thể có trong chế phẩm

6 Định tính

Trang 21

 Phương pháp:

Thử theo quy định trong chuyên luận riêng

 Yêu cầu: Tùy theo lượng hoạt chất có trong viên mà giới hạn phải đáp ứng yêu cầu trong Phụ lục 11.1 DĐVN IV

Lượng hoạt chất ghi trên nhãn Giới hạn cho phép (%)

7 Định lượng

Trang 22

- Tạp chất liên quan (nếu có)

→ Quy định trong chuyên luận riêng

 Bảo quản - ghi nhãn:

- Bao bì kín, chống ẩm…

- Ghi nhãn theo qui định

8 Các yêu cầu kĩ thuật khác

Trang 23

→ Chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn

… nếu tất cả các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu.

Nhận định kết quả

Trang 24

• Thuốc nang cứng

• Thuốc nang mềm

• Thuốc nang tan trong ruột

• Thuốc nang tác dụng kéo dài

 Vi nang

 Ngoài tuân theo các yêu cầu kỹ thuật chung của viên nang

→ theo chuyên luận riêng

III Các dạng thuốc viên nang và yêu cầu kỹ thuật

Trang 25

- Tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của viên nang.

- Độ rã: 30 phút/nước Không đạt, thay nước bằng dung dịch acid HCl 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả (TT) Nếu nang nổi trên mặt nước, có thể dùng đĩa đè lên

- Độ kín

1 Thuốc nang cứng

Trang 26

1 Thuốc nang cứng

Trang 27

 Định nghĩa:

- Vỏ nang là một khối mềm với các hình dạng khác nhau

- Thuốc trong nang: lỏng, dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương

- Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc thực hiện đồng thời

- Uống hoặc để đặt

 Yêu cầu: Tuân thủ yêu cầu chung của thuốc nang

- Độ rã: tượng tự nang cứng Nếu nang không rã do dính vào đĩa, thử lại với 6 viên khác không dùng đĩa Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên đều rã

2 Thuốc nang mềm

Trang 28

2 Thuốc nang mềm

Trang 29

3 Thuốc nang tan trong ruột

 Định nghĩa:

- Nang cứng hoặc nang mềm có vỏ nang bền vững trong dịch

dạ dày nhưng rã trong dịch ruột và giải phóng hoạt chất

Trang 30

3 Thuốc nang tan trong ruột

 Yêu cầu: Ngoài các yêu cầu chung của thuốc nang, còn phải đáp ứng yêu cầu về độ rã:

- Dung dịch thử 1: acid HCl 0,1 N Không dùng đĩa, vận hành thiết bị thử trong 2 giờ.→ Không có nang nào được rã hoặc nứt

vỡ làm thuốc trong nang lọt ra ngoài

- Thay dd HCl 0,1 N bằng dd đệm phosphat pH 6,8 và vận hành thiết bị trong 60 phút

Nếu nang không rã do dính vào đĩa, thử lại với 6 viên khác không dùng đĩa

Trang 31

 Định nghĩa:

- Nang cứng hoặc nang mềm

- Vỏ nang và/hoặc thuốc trong nang được bào chế đặc biệt, để kiểm soát hay chương trình hoá tốc độ hoặc vị trí giải phóng hoạt chất trong cơ thể

 Yêu cầu:

-Tuân theo các yêu cầu chất lượng chung của viên nang

- Kiểm tra “độ giải phóng hoạt chất” thay cho “độ hòa tan”

- Ghi nhãn

4 Thuốc nang tác dụng kéo dài

Trang 32

4 Thuốc nang tác dụng kéo dài

Trang 33

5 Vi nang

 Định nghĩa:

- Là các tiểu phân kết tụ hình cầu hoặc không xác định

- Gồm: dược chất (hoặc dược chất và tá dược) được bao trong màng polymer, có kích thước khoảng 1 – 5000 µm

- Dược chất trong vi nang: dạng rắn (bột), lỏng (nhũ dịch, tinh dầu…), hay khí

- Từ vi nang chế tạo thành các chế phẩm với nhiều dạng khác nhau: hỗn dịch thuốc, thuốc cốm, thuốc bột, viên nén, viên nang…

 Yêu cầu: Tuân theo quy định chung của thuốc viên nang và yêu cầu trong chuyên luận riêng

Trang 34

5 Vi nang

Trang 35

1 Tính chất:

- Nang cứng, bột thuốc trong nang màu trắng ngà, không mùi hay gần như không mùi

2 Độ đồng đều khối lượng:

- Khối lượng trung bình viên m ± 7,5%

- Tiến hành: Xác định trên 20 viên bất kỳ

- Yêu cầu: không được quá 2 viên ngoài sai số cho phép và không có viên nào nằm ngoài giới hạn gấp đôi sai số cho phép. 

V Kiểm nghiệm viên nang Amoxicilin 500mg

Trang 36

3 Độ hòa tan: ( phụ lục 11.4)

• Thiết bị giỏ quay; Tốc độ quay: 100 vòng / phút; Môi trường: 900ml nước; Thời gian 60 phút.

• Tiến hành:

- Hòa tan dd thử, lọc, bỏ 10 ml dịch lọc đầu

- Đo độ hấp thụ ở bước sóng cực đại 272 nm, mẫu trắng là nước.

- So sánh với dung dịch amoxicilin trihydrat chuẩn trong nước có nồng độ tương đương Tính hàm lượng của amoxicilin.

• Yêu cầu: Không được ít hơn 80 % lượng amoxicilin, C H N O S, so

V Kiểm nghiệm viên nang Amoxicilin 500mg

Trang 37

4 Định tính:

A Sắc kí lớp mỏng

V Kiểm nghiệm viên nang Amoxicilin 500mg

Trang 38

4 Định tính:

B Thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử trong

phần định lượng phải tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn

Trang 39

6 Định lượng:

 Tiến hành phương pháp sắc ký lỏng ( Phụ lục 5.3 ).

- Dung dịch A: Hòa tan 13,6 g kali dihydrophosphat (TT) trong 2000 ml nước, điều chỉnh tới pH 5,0  0,1 với dung dịch kali hydroxyd 45 %.

- Pha động: Dung dịch A - acetonitril (96 : 4) Điều chỉnh tỷ lệ acetonitril để

đạt điều kiện sắc ký yêu cầu (nếu cần).

- Dung dịch chuẩn: Pha amoxicilin trihydrat chuẩn trong dung dịch A để có

nồng độ amoxicilin chính xác khoảng 1,2 mg/ml (chỉ dùng trong vòng 6 giờ).

- Dung dịch thử: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình, nghiền thành bột

mịn Cân chính xác một lượng bột tương ứng khoảng 0,2 g amoxicilin cho vào bình định mức 200 ml, thêm dung dịch A, lắc siêu âm để hòa tan, thêm đến định mức với cùng dung môi, trộn đều và lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc không quá 1 m (chỉ dùng trong vòng 6 giờ).

V Kiểm nghiệm viên nang Amoxicilin 500mg

Trang 40

6 Định lượng:

Điều kiện sắc ký:

- Cột thép không gỉ (25 cm  4 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 đến 10 m)

- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

V Kiểm nghiệm viên nang Amoxicilin 500mg

Trang 41

 Yêu cầu kỹ thuật chung của viên nang

 Các yêu cầu kỹ thuật của các dạng viên nang

- Thuốc nang cứng

- Thuốc nang mềm

- Thuốc nang tan trong ruột

- Thuốc nang tác dụng kéo dài

Chuyên luận chung Chuyên luận riêng

Tóm tắt

Trang 42

 Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009

 Ngoài ra

• Trần Tử An, Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB Y học, 2011

• Đặng Văn Hòa, Kiểm nghiệm thuốc, NXBGDVN, 2011

• The United States of Pharmacopoeia USP XXXVI (2013)

• British Pharmacopoeia BP (2013)

Tài liệu tham khảo

Trang 43

1 Xác định độ đồng đều khối lượng của thuốc viên nang thì xác

định hàm lượng hoạt chất có trong từng viên riêng rẽ của:

A 6 viên bất kì

B 10 viên bất kì

C 15 viên bất kì

D 20 viên bất kì

Câu hỏi lượng giá

2 Trong kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng thuốc viên nang

mềm cần:

A Rửa nang bằng nước cất tinh khiết hoặc HCl 0,1N, sấy khô.

B Rửa nang bằng ether hay aceton.

C Rửa nang bằng cồn ethanol 90%.

D Rửa nang bằng đệm phosphat pH 6,8.

Trang 44

3 Yêu cầu thử độ rã của viên nang quy định: dùng nước làm môi

trường thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả là dành cho :

A Thuốc nang cứng.

B Thuốc nang mềm.

C Thuốc nang tan trong ruột.

D Thuốc nang tác dụng kéo dài.

Câu hỏi lượng giá

Trang 45

Cảm

ơn!

Kiểm nghiệm viên nang

Ngày đăng: 02/02/2018, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w