1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở phường hương long – thành phố huế

81 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 587,22 KB

Nội dung

Sản lượng lúa người dân ở phường sản xuất ra chiếm một phần không nhỏvào sản lượng lúa toàn tỉnh đồng thời mang lại thu nhập đáng kể cho người dân ởphường, góp phần nâng cao đời sống cả

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới hiện nay đang không ngừng phát triển, hòa mình vào đó, mỗiquốc gia đều có những chiến lược phát triển của đất nước mình, hầu hết mọi quốcgia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngànhcông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thunhập của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của ngànhnông nghiệp lại không còn quan trọng như trước đây

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là các nước đang phát triển Ởnhững nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Bên cạnh đó, xãhội đang ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng caothì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng không ngừng tăng cả

về số lượng, chất lượng và chủng loại Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào muốnphát triển nền kinh tế một cách nhanh chóng thì quốc gia đó phải đảm bảo được

an ninh lương thực Cũng như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng không thể vượt

ra khỏi quy luật này Dù đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước nhưng Việt Nam vẫn rất chú trọng vào việc đảm bảo an ninh lươngthực cho toàn quốc gia, từ một nước phải đi xin viện trợ lương thực, thực phẩm ởquốc gia khác, ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứngnhất nhì trên thế giới

Góp phần tạo nên thành tựu ấy là chính nhờ nỗ lực sản xuất nông nghiệp ởcác tỉnh, địa phương, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nằm ở miền Trung

có thời tiết khắc nghiệt nhưng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh không vì thế mà giảm

đi Đặc biệt là một phường nằm bên cạnh thành phố Huế, phường Hương Long.Người dân nơi đây đã gắn bó và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời

và cây lúa là cây trồng gắn bó với họ trong suốt cuộc đời

Trang 2

Sản lượng lúa người dân ở phường sản xuất ra chiếm một phần không nhỏvào sản lượng lúa toàn tỉnh đồng thời mang lại thu nhập đáng kể cho người dân ởphường, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còngặp một số trở ngại, khó khăn nhất định bởi trong khi giá vật tư biến động, chi phídành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao thì giá lúa lại không ổn định và có xuhướng giảm, đồng thời, vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫncòn hạn chế, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm dần do chuyển sang cácngành nghề, lĩnh vực khác, bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp đang bị Nhà nướcthu hồi nhằm xây dựng nhà ở, các khu quy hoạch và các công trình khác và một sốkhó khăn khác như sức khỏe, tuổi tác…của lao động nông nghiệp

Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở phường Hương Long – thành phố Huế” nhằm đánh giá hiệu

quả kinh tế sản xuất lúa ở phường và tìm hiểu những khó khăn, nguyên nhân gây

ra khó khăn nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu khắc phục góp phần nâng caonăng suất lúa cũng như nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa của các nông hộ

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận:Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài Trên cơ sở đó,xem xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ vàliên hệ chặt chẽ với nhau Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giábản chất các sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại phường Hương Long

 Phương pháp điều tra thu thập số liệu:

Trang 3

chọn điều tra ở các thôn An Ninh Thượng, thôn An Ninh Hạ và thôn Trúc Lâm.

o Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng với 60 hộ đượcphân thành 3 nhóm hộ:

 Hộ sản xuất lúa ở thôn An Ninh Thượng (KV2)

 Hộ sản xuất lúa ở Thôn An Ninh Hạ (KV3)

 Hộ sản xuất lúa ở thôn Trúc Lâm (KV1)

Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp

 Phương pháp phân tích thống kê: từ các số liệu thu thập được, vận dụngcác phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh

để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được các vụ sản xuất

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoànthành đề tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộUBND phường

.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên tôi chỉ tậptrung nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnhhưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các thôn thuộcphường Hương Long – thành phố Huế

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lý lu ận chung về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận

và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội.Mọi lĩnh vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt độngsản xuất của mình bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và kháchquan nhất

Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh

tế lại mang một tầm quan trọng đến thế

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh đã đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như sau:

“Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.

Theo GS TS Ngô Đình Giao thì: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước”.

Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa raquan điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964),

Rizzo (1979) và Ellis (1993) Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn ) để đạt được kết quả đó” Các tác giả cho rằng,

cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổcác nguồn lực và Hiệu quả kinh tế

Trang 5

chi phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuậthay công nghệ áp dụng Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thểhiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào vớinhau và giữa các loại sản phẩm.

 Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giáđầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phíthêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹthuật có tính đến yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi

là hiệu quả giá Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về

lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sảnphẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất

 Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xétviệc sử dụng các nguồn lực sản xuất đạt được

1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

o Các nguyên tắc:

Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, tiêu chuẩn hiệuquả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả Phân tích hiệu quả của một phương ánnào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu Phương án có hiệu quả cao nhất khi nóđóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất

Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương

án cần được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượnghoá được tức là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa chophép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm

Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, nhữngphương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở củacác số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu

Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào

và yếu tố đầu ra

Trang 6

o Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác địnhbằng các phương pháp sau:

 Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra:

 Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chiphí bỏ ra và kết quả thu được

Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mậtthiết với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu trêncòn được gọi là chỉ tiêu toàn phần

o Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kếtquả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra:

Trang 7

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta nên lựa chọn phương pháp xác địnhhiệu quả cho phù hợp.

1.1.2 Quá trình phát tri ển nghề trồng lúa và giá trị của cây lúa

1.1.2.1 Quá trình phát triển

Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ởcác nước châu Á Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên Tổ tiên chúng ta đãthuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt đượcnhững tiến bộ như ngày nay

Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản lượng thóc tươngứng 2,4-3,0 triệu tấn Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miềnBắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp

Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” Từ năm 1963-1965, ở những vùng

Trang 8

chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bịmuộn thời vụ Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây,ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân,chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-

1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn Một số giống lúa xuân

đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và

vụ mùa Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến

bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt đượcnhững thành tựu đáng kể

Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệutấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất Tínhriêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm

Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến

bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đãkhông những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ3-4 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo

1.1.2.2 Giá trị dinh dưỡng

Với những thành phần dinh dưỡng có trong hạt gạo, cây lúa đã cung cấpcho con người nguồn năng lượng để tiến hành những hoạt động sản xuất củamình, dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô sovới một số cây lấy hạt khác

Tinh bột: Hàm lượng tinh bột ở cây lúa là 62,4%, là nguồn chủ yếu cung

cấp calo Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo Tinh bột được cấu tạo bởiAmylose - có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ và Amylopectin - có cấutạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp

Prôtêin: Các giống lúa ở Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong

khoảng từ 7-8% Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ

Lipit: lượng lipit có chủ yếu ở lớp vỏ gạo Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở

gạo đã xát chỉ còn 0,52%

Trang 9

Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một

Vitamin: Ở lúa gạo còn có 1 số vitamin nhất là vitamin nhóm B như

vitamin B1, vitamin B2,vitamin B6, , PP lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt(trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%)

 Sản phẩm chính của cây lúa:

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo, dung làm lương thực Từ gạo có thểchế biến được rất nhiều món, món ăn không thể thiếu hàng ngày đối vớingười dân Việt Nam là cơm, ngoài ra còn có thể chế biến thành các loại món ănkhác như bún, phở, bánh đa nem, bánh đa, bánh chưng, rượu gạo, bánh tráng,bánh tét, bánh giò và còn hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo

 Sản phẩm phụ của cây lúa:

o Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật

Trang 10

o Tấm: Dùng để sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và thuốcchữa bệnh…

o Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữabệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng…

o Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồgia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm

Như vậy, hạt lúa không những là lương thực chính của, mà tất cả các bộphận khác của cây lúa đều còn được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cầnthiết, ngay cả bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được càybừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinhdưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau

1.1.3 Các y ếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm canh sản xuất lúa

1.1.3.1 Yếu tố về tự nhiên

- Đất đai

Đất đai là nhân tố chính trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuấtlúa nói riêng, đất đai cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa để cây lúa có thểthực hiện những quá trình biến đổi sinh, lý, hóa Quá trình thâm canh sản xuấtảnh hưởng rất lớn đến độ màu mỡ của đất đai, nếu thực hiện chế độ canh phù hợpvới tính chất của đất thì không những đạt được năng suất cao mà còn cải tạo vànâng cao độ phì nhiêu của đất, ngược lại, sẽ làm cho độ màu mỡ đất đai ngàycàng giảm và năng suất thu được rất thấp Do đó, tùy vào tính chất đất đai mà hộnông dân có biện pháp canh tác hợp lý

- Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt:

o Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp Cường độ ánh sáng thuậnlợi cho lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày

o Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, kếtquả của lúa sớm hay muộn

-Nhiệt độ

Trang 11

nhanh hay chậm của lúa Với mỗi mức nhiệt độ, lúa lại sinh trưởng với tốc độkhác nhau: Nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độthấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết Nhiệt độ cao hơn 400C, cây lúa sinhtrưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độkhông khí thấp thì cây chết.

- Lượng mưa

Nước rất quan trọng đối với cây lúa vì vậy lúa cần nhiều nước hơn các câytrồng khác, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, lúa cần những lượng nướckhác nhau Trong mùa mưa, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày, trong mùa khô, lượng nước mà cây lúa cần nhiều hơn, khoảng 8-9mm/ngày Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước Lượng nước rất quantrọng đối với cây lúa, sự thiếu hụt hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng,phát triển của cây lúa

1.1.3.2 Yếu tố về kinh tế - xã hội

Yếu tố về kinh tế

- Mức độ đầu tư cho sản xuất lúa

Đây là yếu tố có thể coi là quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất vàsản lượng lúa Việc đầu tư hợp lý sẽ tạo ra năng suất và cây trồng cao và ngượclại Nếu đầu tư không hợp lý, không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất giảm vàhiệu quả sản xuất cũng giảm Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượngbao gồm: Giống, các loại phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi

- Điều kiện về chủ trương, chính sách của Nhà Nước

Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thâm canh sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng:

+ Chính sách thuế: Thuế là khoản chi phí đối với sản xuất, làm giảm thu nhập

của người sản xuất Từ đó, thúc đẩy người sản xuất sử dụng có hiêụ quả chú ý đếnđầu tư thâm canh để thu được địa tô chênh lệch 2, đồng thời giảm được diện tích bỏhoang hoá, tăng diện tích đất canh tác và quy mô sản lượng qua các năm

+ Chính sách khuyến nông: Để thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát

triển, Nhà nước đã ban hành chính sách khuyến nông, đây là một trong những

Trang 12

chính sách quan trọng giúp nhân dân lao động nâng cao năng suất và phẩm chấtcây trồng Trong nhiều năm qua, Nhà Nước đã thực hiện tốt vai trò của ngườihướng dẫn, đem đến cho hộ nông dân những kiến thức mới.

- Tập quán canh tác

Người dân Việt Nam đã gắn bó lâu đời với nghề trồng lúa, mỗi địaphương có những tập quán canh tác khác nhau Đây là nhân tố ảnh hưởng khôngnhỏ đến năng suất và sản lượng lúa Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế táisản xuất mở rộng, hạn chế mức đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa họcmới vào sản xuất, khuyến khích người dân đổi mới tập quán canh tác, đồng thờităng cường công tác khuyến nông giúp người dân thấy được tầm quan trọng củaviệc áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất là điều kiện cần thiết Sựphát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động rất lớn đến tập quánngười sản xuất nói chung và sản xuất lúa nói riêng Tiến bộ về giống, khâu làmđất, khâu chăm sóc giúp người dân được giải phóng Điều đó đòi hỏi các banngành làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, đảm bảo ruộng đất tập trung liềnkhoảnh đủ lớn có thể đưa máy móc đến ruộng đồng

- Thị trường tiêu thụ và giá cả

Trong sản xuất hàng hoá, thị trường là cầu nối giữa người mua và ngườibán Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọngnhằm xác định đúng phương hướng, mục tiêu để có thể xây dựng các vùng sản

Trang 13

lại rất phong phú và đa dạng Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa các ban ngành vànhân dân là hết sức cấp bách để xác định diện tích cây trồng, giống hợp lý Ngoàigiá cả sản phẩm lúa, giá cả các yếu tố đầu vào cũng là một trong những yếu tố tácđộng đến sản xuất, chúng là chi phí sản xuất Do vậy, sự tăng lên hay giảm xuốngcủa chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư thâm canh sản xuất của hộnông dân.

1.1.4 K ỹ thuật thâm canh cây lúa

o Làm đất

-Vệ sinh đồng ruộng, phát bờ, diệt cỏ để diệt sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh

- Cày ải để đất hoai mục nhằm diệt mầm mống sâu bệnh và hoai mục gốc lúa.Sau đó cày trở lại và bừa kỹ, bằng phẳng và lên luống

- Bón lót phân chuồng, phân vi sinh hoặc phân lân

(29/04–09/05 ÂL )

05–15/06(02– 2/05 ÂL)

(Ngu ồn: Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương Long)

o Chăm sóc, bón phân sau khi sạ

Sau khi sạ 1–3 ngày, phun thuốc diệt cỏ Sau 20 ngày trong vụ Đông Xuân và

15 ngày vào vụ Hè Thu, bón phân thúc đợt 1 rồi tiến hành tỉa dặm khi lúa có 3-4 lá Sau 30 ngày trong vụ Đông Xuân và 25 ngày vụ Hè Thu, bón phân thúcđợt 2 Sau 50 ngày trong vụ Đông Xuân và 45 ngày vụ Hè Thu, bón phân thúcđòng Tùy theo tình hình sâu bệnh mà phòng trừ và chăm sóc kịp thời

2,5-1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình s ản xuất lúa ở Việt Nam

Trang 14

đã gắng liền với cây lúa qua hằng thế kỷ Tuy đang trong quá trình công nghiệphóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam vẫn tiến hành sản xuất nông nghiệp mộtcách có hiệu quả, tình trạng thiếu lương thực đã không còn tồn tại mà thay vào

đó Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Mặc dầu diện tích giảm dần qua các năm nhưng với những áp dụng khoahọc kỹ thuật kết hợp những biện pháp canh tác hợp lý, đồng thời đưa nhữnggiống lúa mới năng suất tăng đáng kể và làm cho sản lượng cũng tăng theo quacác năm Diễn biến thay đổi về diện tích, năng suất và sản lượng được thể hiệnqua bảng sau:

Bảng 3: Kết quả sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 Chỉ

Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam có được kết quả như vậy

là nhờ việc thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà

Trang 15

học về di truyền giống lúa có vai trò rất to lớn Bộ giống lúa thường xuyên đượcchọn lọc lai tạo, giữ gìn và bỗ sung, thay thế nhằm để bảo tồn những giống quý,

có năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khácnhau bởi những giống lúa khác nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệuquả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy và tái tạo, phát triển những bộ giống có năngsuất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với từng điều kiện bất lợi của môitrường Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam có khả năng xuất khẩu đến 4,5 triệu tấngạo năm 2020

1.2.2 Tình hình s ản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, tuy phải chịunhiều trận lũ lụt, hạn hán nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không vìthế mà giảm đi, sản xuất nông nghiệp vẫn được chú trọng dù đang tiến hành quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đất nước

Bảng 4: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2009-2011

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

đã áp dụng những giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, chú ý hơn đến

kỹ thuật bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng những biện phápthâm canh, tiến hành cơ khí hóa và sản xuất nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện

hệ thống thủy lợi, áp dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Tuy mỗi năm phải chịu nhiều trận đại hồng thủy, nhưng người dân Thừa

Trang 16

nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo sản xuất ra Bên cạnh đó được sự

hổ trợ của chính quyền địa phương, tỉnh, chính sách của nhà nước mà sản xuấtlúa của tỉnh Thừa Thiên Huế có được kết quả như hiện nay

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

1.3.1 Ch ỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ

o Tuổi

o Trình độ học vấn

o Tổng số nhân khẩu

o Tổng số lao động…

1.3.2 Ch ỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất

o Chi phí đầu tư phân bón/sào

o Chi phí đầu tư giống/sào

o Chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật/sào

o Chi phí đầu tư thủy lợi/sào

o Chi phí đầu tư máy tuốt lúa/sào

o Chi phí đầu tư máy gặt lúa/sào

1.3.3 Ch ỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ

o Quy mô đất đai

o Quy mô trang bị tư liệu sản xuất

1.3.4 H ệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa

o GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất do lao động

sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định

GO thường tính theo công thức sau:

GO =Q i P i

Trong đó: Qi là lượng sản phẩm i sản xuất ra

Pi là giá sản phẩm loại i

o IC (Chi phí trung gian): Bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch

vụ thuê ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp

o VA (Giá trị gia tăng): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi

phí trung gian một hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 17

1.3.5 H ệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa

o Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết việc

bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

o Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết

sẽ có bao nhiêu thu nhập được đem lại từ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra.Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế

o Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất lúa (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết

trong một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng

Trang 18

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Điều kiện tự nhiên của phường Hương Long

2.1.1 V ị trí địa lý

Hương Long là một phường vùng ven của thành phố Huế cách trung tâmthành phố Huế 7km về phía Tây Bắc giới hạn bởi:

 Phía Đông giáp với phường Kim Long

 Phía Tây giáp phường Hương Hồ

 Phía Nam giáp phường Thủy Biều

 Phía Bắc giáp phường Hương An, Huyện Hương Trà

Tổng diện tích tự nhiên của phường Hương Long là 719,45 ha, có 4 khuvực: An Ninh Hạ (KV3), An Ninh Thượng (KV2), Trúc Lâm (KV1) , Xuân Hòa(KV4) và 18 tổ dân phố.Địa bàn có 3 con sông chảy qua là sông Bạch Yến, CổBưu, sông Hương, trong đó sông Bạch Yến chảy qua trung tâm của phường vàchia thành 2 cụm dân cư Do vậy đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sảnxuất nông nghiệp, kinh tế xã hội trên địa bàn toàn phường

2.1.2 Địa hình, địa mạo

Hương Long là phường thuộc thành phố Huế, nằm ở hạ lưu sông Hương,địa hình mang tính đặc thù của duyên hái miền trung, địa hình dốc và thấp từ tâysang đông là vùng bán sơn địa nên trong sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợinhư tưới tiêu chủ động Địa hình ở phường phân bố tương đối rõ nét, bao gồm

ba loại và đi đôi với nó là cơ cấu trồng trọt đặc trưng:

- Loại địa hình cao thường trồng màu, rau, đậu, có nơi trồng lúa, vừng hoặchoa các loại

- Loại địa hình vừa chiếm diện tích đa số của phường, thường có hai vụ lúa,ngô, lạc

Trang 19

- Loại địa hình thấp: có diện tích nhỏ nhưng phân bố tập trung thuận tiện choviệc tưới tiêu sản xuất và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên do địa hình mang tính chất thấp và dốc nên đã làm cho đất đai

đã bị xói mòn hàng năm, làm cho đất kém màu mỡ, độ phì thấp nên việc sử dụngđất gặp nhiều khó khăn hơn

2.1.3 Th ời tiết, khí hậu

Phường Hương Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và điềukiện khắc nghiệt, mang những đặc điểm: nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao Nhiệt

độ trung bình hàng năm là 25,50C, lượng mưa trung bình 1995mm, độ ẩm trungbình 85% Tuy nhiên ở dây có 2 mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng

9 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình vào các tháng này là 210C Do ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, thường tập trung vào các tháng 9,

10, 11 chiếm trên 50% lượng mưa của năm nên thường gây ra ngập lụt, kết hợpvới địa hình dốc gây ra xói mòn rữa trôi, ảnh hưởng đến gieo trồng và chăn nuôi

Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình vào cáctháng mùa khô 300–320, có khi lên đến 390C, độ ẩm thấp 70% Vào các thángmùa này hạn hán thường xuyên xảy ra, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

Với điều kiện khí hậu này địa phương phải lựa chọn bố trí cây trồng hợp

lý, cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên để xây dựng thời vụ sản xuất phù hợp, đảmbảo sự an toàn cho cây trồng vật nuôi

2.1.4 Ch ế độ thủy văn

Phường Hương Long có điều kiện tự nhiên rất tốt: một phần sông Hươngchảy qua địa phận của phường, bên cạnh đó có hai nhánh của sông Hương làsông Bạch Yến và sông Cổ Bưu chảy qua trung tâm của phường Các con sôngnày có lượng nước lớn và ổn định cho việc tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Tình hình s ử dụng đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu sản xuất chủ yếuvừa là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu laođộng.Hàng năm diện tích đất đai biến động không ngừng bởi mỗi năm từng địa

Trang 20

phương có những kế hoạch sản xuất khác nhau Đặc biệt là đất nông nghiệp Tìmhiểu tình hình sử dụng đất đai qua 3 năm 2009 - 2011 phường Hương Long ta cóthể thấy rõ điều này.

Vào năm 2009, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 363,39 ha,chiếm 50,51% trong tổng số đất tự nhiên Trong đó đất sản xuất nông nghiệp,chiếm lớn nhất 49,12%; đất trồng cây hàng năm vẫn được chú trọng hơn cây lâunăm, diện tích trồng cây hàng năm chiếm 48,71%, trong khi cây lâu năm chỉchiếm 0,41% bởi cây hàng năm có chu kỳ sản xuất ngắn, cho kết quả thu hoạchsớm, bên cạnh đó phường đang có chủ trương áp dụng những giống mới chonăng suất cao: giống lúa CLC, ngô nù

Trang 21

Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai qua 3 năm 2009-2011

So sánh 2010/2009 2011/2010

Tổng diện tích đất tự nhiên 719,45 100,00 719,45 100,00 719,45 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00

I Đất nông nghiệp 363,39 50,51 363,39 50,51 361,13 50,12 0,00 0,00 -2,26 -0,62

1 Đất sản xuất nông nghiệp 353,41 49,12 353,41 49,12 351,15 48,8 0,00 0,00 -2,26 -0,641.1 Đất trồng cây hàng năm 350,47 48,71 350,47 48,71 348,21 48,40 0,00 0,00 -2,26 -0,641.1.1 Đất trồng lúa 266,41 37,03 266,41 37,03 265,71 36,93 0,00 0,00 -0,7 -0,261.2 Đất trồng cây lâu năm 2,94 0,41 2,94 0,41 2,94 0,41 0,00 0,00 0,00 0,00

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,26 11,71 84,26 11,71 84,17 11,70 0,00 0,00 -0,09 -0,10

5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 36,83 5,12 36,83 5,12 38,38 5,40 0,00 0,00 1,55 4,21III Đất chưa sử dụng 8,57 1,19 8,57 1,19 8,3 1,15 0,00 0,00 -0,27 -3,15

(Ngu ồn:số liệu thống kê phường 2011)

Trang 22

Đất nuôi trồng thủy sản trong năm này chiếm nhỏ nhất: 0,06%, nguyênnhân là do địa phương ít ao hồ.

Đến năm 2010, do không có biến động về đất đai nên đất nông nghiệp vẫnchiếm diện tích lớn nhất là 363,39 ha chiếm 50,51% trong tổng số đất tự nhiên,đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm hay đất nuôi trồng thúy sản vẫn không có

gì thay đổi so với năm 2009

Diện tích đất nông nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,26 ha,tương ứng 0,62% Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 2,26 ha, tương ứnggiảm 0,64% bởi trong năm này, chính quyền địa phương giảm bớt diện tích đấtnông nghiệp để quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở do dân số phát triển, khả năngtách hộ ngày càng lớn, nhu cầu về đất không ngừng tăng lên, vì vậy, đất ở tăng0,18 ha, tương ứng 0,11% Bên cạnh đó, còn xây dựng thêm các công trình hạtầng phục vụ cộng đồng xã hội…Đất trồng cây hàng năm 2,26 ha tương ứnggiảm 0,64%, đất chuyên dùng tăng 1,25 ha tương ứng tăng 2,31 %, đất nghĩatrang nghĩa địa giảm 0,09 ha tương úng giảm 0,1 %, đất chưa sử dụng giảm 0,27tương ứng giảm 3,15%

Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Long khá hợp

lý, phường đã tận dụng được một diện tích khá lớn để phân bổ kế hoạch sản xuất.Tuy nhiên phường cần chú ý đến trường hợp thiếu đất canh tác Do đó, phườngcần phải cân nhắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

2.2.2 Tình hình dân s ố và lao động

Lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mọi lĩnh vực sảnxuất, một nền kinh tế mà lực lượng lao động bị thiếu hụt hoặc kém chất lượng thìkhó có thể thực hiện và đạt được những kế hoạch mà nền kinh tế đó đề ra Hàngnăm, lực lượng lao động của một địa phương cần tăng lên với mức độ ổn địnhthì địa phưong đó mới có thể đảm bảo rằng địa phương mình có thể đáp ứng nhucầu phát triển

Trang 23

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động qua 3 năm 2009 – 2011

2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 1025 1050 1095 25 2,44 45 4,29

II Tổng số nhân khẩu

Khẩu 10224 1033

9 10439 115 1,12 100 0,97

1 Khẩu nông nghiệp Khẩu 4851 4926 4996 75 1,55 70 1,42

2 Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 5373 5413 5443 40 0,74 30 0,55III Tổng số lao động LĐ 4536 4862 5198 326 7,19 336 6,91

2 Lao động phi NN LĐ 2521 2837 317 316 12,53 334 11,77

IV Một số chỉ tiêu bình quân

1 Nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,7 4,67 4,62 -0,03 -0,05 -0,05 -1,07

2 Lao động BQ/ hộ LĐ 2,1 2,22 2,3 0,12 5,7 0,08 3,6

(Ngu ồn:số liệu thống kê phường2011)

Dân số phường Hương Long trong 3 năm qua có sự gia tăng nhưngkhông quá lớn Năm 2009 dân số là 10224 người với 2160 hộ Năm 2010 dân

số là 10339 người với 2210 hộ Năm 2011 dân số là 10439 người với 2260 hộ

So sánh năm 2011 với 2010 thì lượng tăng lên là 50 người, tương ứng 2,26%.Năm 2010 cũng tăng lên 50 người so với năm 2009, tương ứng 2,31% Nguyênnhân là do công tác kế hoạch hóa gia đình được chính quyền và UBND phườngquan tâm thực hiện tốt và người dân có ý thức chấp hành

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số nhân khẩu tham gia vào quá trình sảnxuất nông nghiệp năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 75 khẩu, tương ứng 1,55

%, trong khi năm 2011 chỉ tăng lên 70 khẩu, tương ứng 1,42% Điều này chothấy số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm

Trang 24

Phường Hương Long có nguồn lao động dồi dào cụ thể là: năm 2009 sốlao động là 4536 người, năm 2010 số lao động là 4862 người, năm 2011 số laođộng là 5198 người, trong đó số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp cótăng nhưng số lượng tăng ngày càng ít đi, năm 2010 tăng 10 lao động, tương ứng0,5%, nhưng đến năm 2011 chỉ tăng 2 lao động, tương ứng 0,1% Nguyên nhâncủa việc gia tăng là người dân trong phường ngày càng có xu hướng tham gia vàocác ngành nghề dịch vụ kinh doanh kinh tế ổn định, ít chịu nhiều rủi ro.

Nhìn vào các chỉ tiêu bình quân ta thấy bình quân khẩu/hộ năm 2011 ởphường Hương Long vẫn ở mức cao 4,62 người/hộ trong đó bình quân laođộng/hộ là 2,3 người

Những năm gần đây do điều kiện khí hậu, do thời tiết khó khăn nên ngườidân chủ yếu đi làm ăn xa và chuyển sang các ngành nghề dịch vụ khác Bên cạnh

đó phường có chính sách khyến khích người dân đi xuất khẩu lao động để gópphần tăng thu nhập cho gia đình Điều này giúp cho người dân ít phụ thuộc vàođồng ruộng, vào sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung dân số Phường Hương Long dồi dào, mật độ dân số đôngtrong khi đất đai không gia tăng, lại còn chịu sức ép của quá trình quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

2.2.3 Tình hình c ơ sở hạ tầng

- Giao thông

Hương Long là một phường vùng ven, chỉ cách trung tâm thành phốkhoảng 7km, vì vậy có hệ thống giao thông tương đối khá thuận lợi: đường KimLong, đường Nguyễn Phúc Nguyên, đường Sư Vạn Hạnh là tuyến đường du lịchnối liền từ thành phố đến chùa Linh Mụ, đường Lý Nam Đế nối từ phườngHương Hồ đến quốc lộ 1A và khu công nghiệp Bắc Hương Sơ Đây là điều kiện

để phát triển kinh tế - xã hội của phường

Tổng chiều dài đường nông thôn là 41,6km trong đó đã bêtông hóa36,4km và nhựa hóa 5,2km, đạt 100% đường cứng hóa Hệ thống giao thông nộiđồng cũng được bêtông hóa 10,2km khá thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp va

Trang 25

- Thủy lợi

Toàn phường có 5 trạm bơm, với 8 máy bơm, trong đó có trạm bơm lớn

là trạm Bùa Trạch vời chiều dài 833 mét và trạm Tường Thi vói chiều dài 657mét Chiều dài được kiên cố hóa 9,7km/10,7km kênh chính và kênh N1, đạt 90%(báo cáo tổng kết 2010 của phường) Hệ thống kênh mương khá tốt, hiện nay có

hệ thống kênh N1, N2, N3, N4 đã được bêtông hóa và một số mương lớn dượccải tạo tốt Điều này đã tạo điều kiện trong tưới tiêu chủ động cho 100% diện tíchtrồng lúa, 30% diện tích trồng màu, tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao hệthống sử dụng đất đồng thời góp phần cải thiện môi trường sinh thái

- Hệ thống điện

Đến nay trên địa bàn phường có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng là

710 KVA và 8,52 đường dây cao thế với diện tích đất 0,69 ha Phục vụ nhu cầu

sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn

2.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích điều kiện cụ thể của địa phương, tôi rút

ra được một số nhận xét sau:

a) Thuận lợi

- Hương Long có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên và địa lý do gầnthành phố Huế và nhiều vùng khác nên phường có điều kiện để giao học hỏi kinhnghiệm sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhờ đó, mà các hộ nôngdân thu thập được nhiều kinh nghiệm và những thông tin về thị trường của hoạtđộng sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung

- Có cơ sở hạ tầng thuận lợi, đặc biệt là giao thông góp phần lưu vậnchuyển hàng hóa trong phường và các vùng khác giúp các hộ nông dân trao muabán và tra đổi được những sản phẩm của mình

Có lực lượng lao động dồi dào Đó là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế

-xã hội nói chung và khả năng khai thác sử dụng đất đai trên địa bàn nói riêng đặcbiệt là đất đai để sản xuất nông nghiệp

- Diện tích đất đai tương đối lớn nhờ đó mà các hộ nông dân có thể mở rộngthêm diện tích để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 26

- Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nôngnghiệp và dịch vụ phù hợp với thế chung của cả nước Qua đó làm thay đổi cơcấu lao động và tập quán sản xuất của người dân, khuyến khích người dân tăngcường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

b) Khó khăn

- Là phường đồng bằng bán sơn địa cùng với điều kiện khí hậu khắc nghiệtgây ra không ít khó khăn cho quá trình sản xuất và sinh họat của người dân trênđịa bàn

- Đất đai kém màu mỡ, địa hình dốc và phức tạp, lại thường xuyên xảy ra lũlụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, tài sản và tính mạng củangười dân

- Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa qua đào tạo, tậpquán sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mang tính địa phương nên năng suấtcây trồng vật nuôi chưa cao

- Cơ cấu kinh tế nông thôn dịch chuyển chậm cơ cấu cây trồng vật nuôi cònnhiều vướng mắc Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chưa chủ động được thị trườngtiêu thụ sản phẩm

- Cơ cấu hạ tầng còn thiếu thốn, khu trung tâm phường đã hình thành nhưngcác công trình chưa hoàn thiện Đặc biệt là vị trí của khu này chưa nằm ở khuvực trung độ của phường nên các công trình công cộng chưa phát huy hết tínhhiệu quả

- Thiếu vốn để đầu tư sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo nên khả năng táisản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu còn yếu và còn thiếu

2.3 Thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa ở các hộ điều tra

2.3.1 Khái quát tình hình s ản xuất lúa trên địa bàn phường Hương Long

Với những lợi thế về đất đai mà thiên nhiên ban tặng cùng với kinhnghiệm của hộ nông dân tích lũy được qua nhiều năm quá trình sản xuất lúa,Hương Long là một trong những phường từ lâu đã gắn liền và luôn đi đầu tronghoạt động sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế bởi năng suất đạt được hàngnăm đều không ngừng tăng lên Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn

Trang 27

Năm 2009 là năm mà phường có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất trong 3năm: 446,87 ha, cao hơn năm 2010 là 4,07 ha, tương ứng 0,91%, mặc dù diệntích nhiều hơn nhưng năng suất lại thấp hơn giảm 1,19 tạ/ha tương ứng giảm2,45%vì thế mà sản lượng giảm đi 72,5 tấn Năm 2011 diện tích có tăng hơn

2010 là 0,07 ha tương ứng 0,02% năng suất tăng thêm 4,54 tạ /ha nên sán lượngtăng thêm 201,4 tấn

Trong tổng diện tích gieo trồng cả năm, 210 ha là diện tích mà phường đãgieo trồng vào vụ Đông Xuân, chiếm 47,42 % diện tích cả năm, so hơn năm 2010diện tích không có gì thay đổi Nhưng năng suất đã tăng thêm 3,2 tạ/ha, tươngứng 6,56% so với năm 2010, do đó, sản lượng cũng tăng thêm 67,15 tấn, tươngứng 6,55%

Sang vụ Hè Thu, diện tích gieo trồng chiếm 52,58% diện tích cả năm vớidiện tích là 232,87 ha, nhiều hơn năm 2010 là 0,07 ha, tương ứng 0,03 % Sảnlượng tăng thêm 134,22 tấn, tương ứng 12,47% và năng suất tăng thêm 7,98tạ/ha, tương ứng 18,12%

Trong vụ Đông Xuân diện tích năm 2010 ít hơn năm 2009 là 4 ha, giảmtương ứng 1,87% thì vào vụ Hè Thu diện tích lại tiếp tục giảm 0,07 ha tương ứnggiảm 0,03% Năng suất và sản lượng vụ Đông Xuân năm 2010 giảm 2,20 tạ/ ha

và 66,65 tấn, tương ứng giảm 4,31% và 6,1% so với năm 2009, bước sang vụ HèThu, năng suất giảm đi 2,48 tạ/ha, giảm tương ứng 5,33%, sản lượng giảm đi6,15 tấn, tương ứng 0,57%

Nguyên nhân khiến năng suất giảm đi là yếu tố thời tiết, vào vụ Hè Thu,thời tiết khô hạn rất dễ gây ra các loại bệnh cho cây lúa, bên cạnh đó là sự pháttriển của các loại cỏ dại và sâu bệnh

Nhìn chung, năng suất lúa hàng năm trên địa bàn phường tăng lên đáng

kể, tuy nhiên, hộ nông dân sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướngmắt trong quá trình sản xuất

Tìm hiểu và giải quyết những vấn đề còn tồn tại của hộ nông dân là vấn đề

mà cơ quan chính quyền địa phương cùng phối hợp với hộ nông dân cần thựchiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hộ nông dân yên tâm và tiến hành sản xuất

Trang 28

Bảng 7: Diện tích năng suất,sản lượng lúa 2009-2011

1 Cả năm

- Diện tích Ha 446,87 100,00 442,80 100,00 442,87 100,00 -4,07 -0,91 0,07 0,02-Năng suất Tạ/ha 48,65 47,46 52,00 -1,19 -2,45 4,54 9,57-Sản lượng Tấn 2174,023 100,00 2101,53 100,00 2302,93 100,00 -72,50 -3,33 201,4 9,58

2 Vụ Đông Xuân

- Diện tích Ha 214,00 47,89 210,00 47,43 210,00 47,42 -4,00 -1,87 0,00 0,00-Năng suất Tạ/ha 51,00 - 48,80 - 52,00 - -2,20 -4,31 3,20 6,56-Sản lượng Tấn 1091,4 50,20 1024,85 48,77 1092,00 47,42 -66,65 -6,10 67,15 6,55

3 Vụ Hè Thu

- Diện tích Ha 232,87 52,11 232,80 52,57 232,87 52,58 -0,07 -0,03 0,07 0,03-Năng suất Tạ/ha 46,50 - 44,02 - 52,00 - -2,48 -5,33 7,98 18,12-Sản lượng Tấn 1082,85 49,81 1076,70 51,23 1210,92 52,58 -6,15 -0,57 134,22 12,47

(Ngu ồn:Hợp tác xã nông nghiệp phường HươngLong)

Trang 29

2.3.2 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2.1 Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nóiriêng trên địa bàn phường là hoạt động mà hộ gia đình đóng vai trò quan trọng.Trong đó, tuổi tác, trình độ, nhân khẩu và lao động của mỗi hộ gia đình góp phầnkhông nhỏ đến thành quả đạt được Một số thông tin về các hộ gia đình được thểhiện qua bảng đặc điểm chung các hộ điều tra

Qua việc tiến hành phỏng vấn 60 hộ nông dân ở 3 thôn: thôn An NinhThượng, thôn An Ninh Hạ, thôn Trúc Lâm; mỗi thôn phỏng vấn 20 hộ Số liệu vềđặc điểm chung các hộ điều tra thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8:Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Thôn An

Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn Trúc Lâm BQC

Trang 30

nhóm hộ có sự chênh lệch không nhiều lắm Thôn An Ninh Thượng là thôn có độtuổi cao nhất: 57,35 tuổi, cao hơn thôn An Ninh Hạ 1,9 tuổi, cao hơn thôn TrúcLâm 1,65 tuổi.

Nhìn chung, các nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong việc gieo và chămsóc cây trồng, đặc biệt là cây lúa

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức,lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, về kỹthuật sản xuất

Trình độ học vấn bình quân ở 3 thôn là lớp 7,13 Đây là mức học vấn cóthể nói là tương đối cao, với trình độ học vấn ở mức này, khả năng tiếp cận thị

trường, áp dụng biện pháp kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi.

So sánh trình độ học vấn giữa 3 thôn thì thôn An Ninh Thượng là thôn cótrình độ học vấn thấp nhất – lớp 6,7, thấp hơn thôn An Ninh Hạ 0,6 lớp, thấp hơnthôn Trúc Lâm 0,7 lớp Điều này cũng dễ nhận thấy tuổi tác càng cao thì trình độhọc vấn càng thấp bởi ngày xưa hầu như mọi người đều ít được đi học, đặc biệt

là hộ nông dân

Tình hình nhân khẩu

Nhân khẩu là một khái niệm để đề cập đến số người trong một gia đình,mức nhân khẩu trong mỗi gia đình có thể ít hoặc nhiều, giữa từng hộ gia đình,mức nhân khẩu có thể giống hoặc khác nhau

Nhân khẩu bình quân/hộ của 3 thôn là 4,67 khẩu Số lượng nhân khẩu ởmức này là khá cao Trong 3 thôn, thôn An Ninh Hạ và thôn Trúc Lâm là 2 thôn

có cùng mức nhân khẩu: 4,65 khẩu, thấp hơn thôn An Ninh Thượng là 0,05 khẩu

Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượnglao động vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh đó, mức nhânkhẩu cao tạo ra một gánh nặng, gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượngcuộc sống

Do đó, các hộ gia đình cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình,hạn chế sinh con thứ 3 trở lên để có thể phát triển kinh tế trong từng hộ gia đình

Trang 31

Tình hình lao động

Lao động hộ gia đình là lực lượng chủ yếu trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp, lao động nhiều sẽ giúp hộ gia đình không phải lo lắng khi hoạt động sảnxuất lúa đến thời vụ

Lao động bình quân/hộ là 2,35 với độ tuổi là 56,07 tuổi và trình độ họcvấn là lớp 7,13 Có thể thấy rằng đây là mức lao động trung bình ở độ tuổi vừaphải và trình độ cũng khá cao

Với mức lao động này, mỗi hộ gia đình có thể chủ động hơn trong quátrình sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, lực lượng lao động này sẽ ít trở thànhgánh nặng giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương

Vì vậy, vấn đề bất thiết hiện nay là cần đào tạo thêm cho lực lượng laođộng để có thể nâng cao trình độ nhằm tiếp thu và ứng dụng những biện phápkhoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng và dễ dàng

2.3.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể tiến hành được Vớimột diện tích đất cố định, mỗi hộ gia đình sử dụng theo từng mục đích sản xuấtcủa mình

Tìm hiểu tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra, ta sẽ biết được mụcđích sử dụng đất của các hộ nông dân trên địa bàn phường Hương Long

Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

ĐVT:sào

Chỉ tiêu Thôn An

Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn Trúc Lâm BQC

Trang 32

Diện tích đất canh tác bình quân/hộ là 11,27 sào, so sánh giữa 3 thôn, ta

có thể thấy An Ninh Thượng là thôn có diện tích canh tác lớn nhất: 12,25 sào/hộ,chênh lệch so với thôn An Ninh Hạ là 1,17 sào, thôn Trúc Lâm là 1,77 sào

Hầu hết diện tích đất canh tác, hộ nông dân đều dành cho hoạt động trồnglúa bởi cây lúa là cây trồng gắn bó với hộ nông dân từ bao đời nay, ngoài ranhững đặc điểm đất đai ở phường rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, diện tíchtrồng lúa bình quân/hộ là 7,12 sào, chiếm 63,17 % tổng diện tích đất canh tác,58,26 % tổng diện tích đất sử dụng

Phần diện tích còn lại của đất canh tác, hộ nông dân chủ yếu sử dụng chotrồng màu, diện tích trồng màu bình quân/hộ là 1,77 sào, chiếm 15,7% tổng diệntích đất canh tác, 14,48 % tổng diện tích đất sử dụng

So sánh giữa 3 thôn, An Ninh Hạ là thôn có diện tích sản xuất lúa lớnnhất: 7,08 sào/hộ bởi hộ nông dân ở đây ngoài đất đai được cấp, họ còn thuêthêm đất để sản xuất, diện tích sản xuất lúa thôn An Ninh Hạ nhiều hơn thôn

An Ninh Thượng 0,47 sào, hơn Trúc Lâm là 1,15 sào

Đất vườn và đất nhà ở bình quân/hộ là 0,81 sào, chiếm diện tích ít nhấttrong tổng diện tích đất sử dụng Thôn An Ninh Hạ là thôn có diện tích đất vườn

và nhà ở ít nhất, chỉ chiếm 2,81% trong tổng diện tích đất sử dụng, tương ứng 1sào/hộ, trong khi diện tích đất vườn và nhà ở thôn Trúc Lâm và thôn An NinhThượng là 1,42 sào và 0,69 sào

Diện tích trồng lúa bình quân 1 nhân khẩu là 1,47 sào Trong đó, diện tích lúabình quân/khẩu của 3 thôn có sự chênh lệch cao nhất là thôn An Ninh Thượng 1,61sào,cao hơn An Ninh Hạ và Trúc Lâm lần lượt là 0,09 sào và 0,33 sào

Diện tích trồng lúa bình quân/lao động lại khá lớn: 2,92 sào Thôn TrúcLâm là thôn có diện tích trồng lúa bình quân/lao động nhỏ nhất: 2,52 sào, ngượclại, thôn An Ninh Thượng là thôn có diện tích trồng lúa bình quân/lao động lớnnhất: 3,28 sào Chênh lệch giữa 2 thôn này là 0,76 sào

Với diện tích lúa bình quân/lao động như trên là diện tích vừa phải, đủnăng lực sản xuất của một lao động, tạo điều kiện cho lao động phát huy hết khả

Trang 33

Tóm lại, diện tích trồng lúa là diện tích chiếm phần lớn trong tổng diệntích đất sử dụng của hộ nông dân, phần còn lại là diện tích trồng màu, diện tíchvườn và nhà ở Với những lợi thế về đất đai, chính quyền địa phương cần bố trí

và sử dụng đất đai hợp lý trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng đất

2.3.2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra:

Mọi hoạt động sản xuất đều cần có những tư liệu sản xuất mới có thể thựchiện được Hoạt động sản xuất lúa cũng không nằm ngoài quy luật đó

Tư liệu sản xuất trong hoạt động trồng lúa gồm nhiều loại như , cày tay,cày máy, máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy bơm, bình bơm thuốc, các nông cụ

Mỗi loại có một công dụng khác nhau,giá trị và thời gian sử dụng khácnhau Tìm hiểu tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các hộ điều tra, ta sẽ biếtđược mục đích sử dụng các tư liệu của các hộ nông dân trên địa bàn

Bảng 10 : Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

(Tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT

Thôn An Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn Trúc Lâm BQC

(1000đ) SL

GT (1000đ) SL

GT (1000đ) SL

GT (1000đ)

1 Cày tay Cái 0,2 540 0,1 600 0,15 520 0,15 553,33

2 Cày máy Cái 0,1 1100 0,1 650 0,1 1100 0,1 950

3 Xe cải tiến Xe 0,15 90 0,1 60 0,15 97,5 0,13 82,5

4 Máy gặt lúa Máy 0,15 1050 0,1 700 0,15 1050 0,13 933,33

5 Máy tuốt lúa Máy 0,15 2250 0,1 1500 0,2 3750 0,15 2500

6 Bình xịt thuốc Bình 1,15 11,75 1,15 11,75 1,05 23,05 1,12 15,52

7 Khác 1000đ - 26,45 - 23,05 - 20,25 - 23,25

8 Tổng giá trị 1000đ - 5068,2 - 3544,8 - 6560,8 - 5057,93

(Ngu ồn: Số liệu điều tra năm 2011 )

Với những hộ nông dân được điều tra, hầu hết là những hộ sản xuất nhỏ lẻ

vì vậy tư liệu sản xuất rất ít, chủ yếu là bình bơm thuốc và các nông cụ, một số hộ

Trang 34

máy gặt, máy tuốt lúa , hầu hết các hộ nông dân đều thuê hợp tác xã hoặc tư nhân.

Tổng giá trị tư liệu sản xuất bình quân của cả 3 thôn là 5027,93 nghìnđồng, trong đó, giá trị tư liệu sản xuất của thôn Trúc Lâm là lớn nhất 6560,8nghìn đồng, cao hơn thôn An Ninh Thượng đến 1492,6 nghìn đồng, gấp 1,3 lần,cao hơn thôn An Ninh Hạ 3016 nghìn đồng, gấp 1,85 lần Có sự chênh lệch này

là do Trúc Lâm là thôn được trang bị tư liệu sản xuất đầy đủ hơn so với 2 thôncòn lại

Sau khi thu hoạch, hầu hết mọi người dân đều có nhu cầu tuốt ngay vìvậy, trong tất cả các loại tư liệu sản xuất được trang bị, máy tuốt là tư liệu mà cả

3 thôn đều có dù số lượng có phần chênh lệch: thôn Trúc Lâm là thôn được trang

bị máy tuốt cao nhất trong 3 thôn, mỗi hộ bình quân 0,2 cái, tương ứng 3750nghìn đồng, trong khi thôn An Ninh Hạ và thôn An Ninh Hạ là 0,15 cái/hộ và 0,1cái/hộ, tương ứng 2250 nghìn đồng, và 1500 nghìn đồng

Bình bơm thuốc là tư liệu cần thiết trong việc phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏdại hại lúa, bên cạnh đó, chi phí cho một máy bơm là không quá lớn, do đó, mỗi

hộ đều trang bị đầy đủ loại tư liệu này

Mức trang bị tư liệu sản xuất của 3 thôn nhìn chung chưa đồng đều,

Vì vậy, mỗi thôn cần có những tính toán nhằm trang bị tư liệu sản xuấthợp lý, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về tư liệu sản xuất của các hộ nôngdân trong mùa vụ, đồng thời, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho hộnông dân chủ động động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuấthiện đại nhằm giải phóng sức lao động cho con người

2.3.2.4 Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lúa của các hộ điều tra

2.3.2.4.1 Giống

Người xưa có câu:” Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Giống làmột trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất mà hộ nôngdân thu được

Số lượng giống gieo trên một sào khác nhau sẽ cho ra những sản lượnglúa khác nhau tùy vào chất lượng giống, khả năng, trình độ và kinh nghiệm sảnxuất mà hộ nông dân tích lũy được

Trang 35

Bảng 11: Tình hình đầu tư giống của các hộ điều tra

(Tính bình quân/sào)

Chỉ tiêu ĐVT Thôn An

Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn Trúc Lâm BQC

(Ngu ồn: số liệu điều tra 2011)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy được trong vụ Đông Xuân, lượng giốngbình quân/sào mà hộ nông dân gieo là 4,93 kg, với mức chi phí tương ứng 50,41nghìn đồng Lượng giống gieo bình quân/sào của thôn An Ninh Thượng lớn nhất:5,0 kg, do đó chi phí giống của thôn này nhiều nhất: 50,80 nghìn đồng, cao hơnthôn An Ninh Hạ là 0,53 nghìn đồng và thôn Trúc Lâm là 0,64 nghìn đồng.Nguyên nhân thôn An Ninh Thượng phải gieo giống với mật độ lớn hơn vì đấtruộng của một số hộ nông dân là đất sét nặng, loại đất mà giống gieo xuống rấtkhó phát triển

So với vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu, lượng giống bình quân bìnhquân/sào mà hộ nông dân gieo thấp hơn vụ Đông Xuân 0,07 kg với khối lượnggiống gieo là 4,86 kg/sào chi phí giống tương ứng là 57,26 nghìn đồng bởi vụĐông Xuân là vụ chính, nhiệt độ thấp nên lúa đẻ nhánh ít hơn vụ Hè Thu

Trang 36

Vào vụ Hè Thu,khác với vụ Đông Xuân chi phí giống của thôn An Ninh

Hạ lớn nhất: 59,14 nghìn đồng/sào, lớn hơn thôn An Ninh Thượng 2,25 nghìnđồng bởi thôn An Ninh Thượng dù lượng giống sử dụng lớn hơn nhưng nguồngiống chủ yếu là vụ Đông Xuân để lại, lớn hơn thôn Trúc Lâm 3,4 nghìn đồng dolượng giống thôn Trúc Lâm sử dụng ít hơn 0,09 kg/sào

Ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, Khang Dân là giống lúa chủ yếu mà hộnông dân ở 3 thôn gieo trồng, bình quân mỗi vụ, diện tích gieo giống lúa KhangDân chiếm trên 80%, chênh lệch diện tích gieo trồng giống lúa Khang Dân khôngnhiều,bởi Khang Dân là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triểnngắn lại có thể sạ được, bên cạnh đó, đây là giống lúa có sức chịu được sâu bệnh

cao thích ứng với thời tiết tốt, mang lại năng suất cao hơn so với HT1.

Với giống lúa HT1, diện tích gieo lại cũng có sự chênh lệch, nếu như vụĐông Xuân là 16,46% thì vụ Hè Thu là 14,41% Nguyên nhân là do vào vụ HèThu, người dân chuyển đất trồng lúa HT1 ở vụ Đông Xuân sang gieo trồng giốnglúa khang dân,vì vào vụ hè thu sâu bệnh nhiều hơn,thời tiết khắc nghiệt nhưngkhang dân vẫn phát triển tôt nên diện tích gieo trồng lúa khang dân Hè Thu lạilớn hơn vụ Đông Xuân, chênh lệch diện tích lúa khang dân ở 2 vụ là 2,27%

Nhìn chung, Khang Dân là loại giống mà các hộ nông dân gieo trồngnhiều nhất, tiếp đó là HT1 Với các giống được gieo trồng, mỗi loại sẽ cho mộthiệu quả kinh tế riêng, vì vậy, địa phương cần nghiên cứu và tìm ra những thuậnlợi, thế mạnh sẵn có nhằm tìm ra loại giống phù hợp, cho năng suất cao, mang vềthu nhập ổn định và đảm bảo đời sống cho hộ nông dân

2.3.2.4.2 Phân bón

Hộ nông dân sản xuất lúa từ bao đời nay đã đúc rút được kinh nghiệm quýbáu: “Lúa tốt vì phân” Điều đó cho thấy rằng vai trò của phân bón đối với câylúa là vô cùng quan trọng Phân bón chủ yếu của cây lúa là đạm, lân, kali,NPK…Nếu kết hợp và bón phân hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtlúa cho hộ nông dân

Tổng chi phí bình quân/sào của hộ nông dân ở 3 thôn bỏ ra giữa vụ Đông

Trang 37

phân bón là 383,96 nghìn đồng/sào thì vụ Hè Thu là 412,13nghìn đồng/sào, caohơn vụ Đông Xuân là 28,17 nghìn đồng Nguyên nhân của sự chênh lệch này làbởi vào vụ Hè Thu, giá phân bón tăng lên khá cao do giá nhiên liệu và nguyênliệu sản xuất phân bón tăng mạnh.

Bảng 12 : Tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra

(Tính bình quân/sào)

Chỉ tiêu ĐVT

Thôn An Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

( Ngu ồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trong tổng chi phí bỏ ra cho phân bón, chi phí dành cho phân là lớn nhất:140,3 nghìn đồng/sào vào vụ Đông Xuân và 152,03 nghìn đồng/sào vào vụ HèThu, bởi đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây trồng có khả năngtạo được chất diệp lục và tinh bột, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá giàxuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó cây bị chết hoặcrụng Trong 3 thôn, thôn An Ninh Hạ là thôn sử dụng phân đạm nhiều nhất bởiđây là thôn mà đất ruộng chủ yếu là đất pha cát, là loại đất mà đạm rất dễ bốc hơi

Trang 38

do đó, để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất, thôn An Ninh

Hạ đã sử dụng nhiều hơn 2 thôn còn lại So với thôn An Ninh Thượng, thôn AnNinh Hạ sử dụng đạm nhiều hơn 0,24 kg/sào vào vụ Đông Xuân và 0,48 kg/sàovào vụ Hè Thu, so với thôn Trúc Lâm, thôn An Ninh Hạ sử dụng nhiều hơn là2,3 kg/sào trong vụ Đông Xuân và vào vụ Hè Thu là 0,52 kg/sào

Lân là loại phân không kém phần quan trọng bởi lân giúp cải tạo đất, tăng

độ phì cho đất, giúp lúa chin sớm, hạt mẩy, thiếu lân cây sẽ còi cọc Lượng phânLân bình quân/sào mà các hộ nông dân bón là 13,02 kg vào vụ Đông Xuân,tương ứng 48,35 nghìn đồng, vụ Hè Thu là 13,16 kg/sào với 49,61 nghìn đồng

So sánh cả 3 thôn, An Ninh Hạ là thôn sử dụng phân lân nhiều nhất, bình quân vụĐông Xuân là 14,88 kg/sào với mức chi phí là 53,95 nghìn đồng và 13,85 kg/sào

vụ Hè Thu với chi phí bỏ ra là 52,49 nghìn đồng Thôn An Ninh Hạ là thôn sửdụng phân lân nhiều nhất bởi đất thịt pha cát phải nhiều phân lân vì đất này bónphân rất dễ bốc hơi nếu bón ở đất thịt pha cát, đặc biệt là vào mùa hè, loại phânnày chủ yếu là bón lót

Nói đến phân Kali, đây là loại phân rất cần thiết cho cây lúa, bởi nó câygiúp lúa quang hợp tốt hơn, ngoài ra làm cứng cây, ít đổ ngã, đứng vững trênmọi loại đất, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét Lượng bón mà các hộnông dân sử dụng là 6,04 kg/sào vào vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu là 6,08kg/sào, tương ứng 73,04 nghìn đồng và 76,09 nghìn đồng Sử dụng loại phânnày ít ở cả 3 thôn bởi đất ruộng chủ yếu là đất thịt trung bình nên chỉ cần bónmột lượng vừa phải

Hiện nay, các hộ nông dân có xu hướng chuyển sang dùng phân tổng hợpNPK tương đối nhiều bởi bón phân tổng hợp đơn giản nhanh hơn và cũng manglại hiệu quả cao Với chi phí bỏ ra là 140,3 nghìn đồng/sào vào vụ Đông Xuân và152,03 nghìn đồng/sào vào vụ Hè Thu, lượng phân NPK mà các hộ nông dân sửdụng tương ứng trong 2 vụ là 13,01 kg/sào và 14,11kg/sào An Ninh Hạ và TrúcLâm sử dụng loại phân này nhiều hơn thôn An Ninh Thượng bởi ở An Ninh Hạ,đất ruộng của một số hộ nông dân là đất sét nặng và thôn Trúc Lâm là đất thịt

Trang 39

Nhìn chung, ở vụ Đông Xuân, chênh lệch chi phí phân bón giữa 3 thônkhông lớn lắm, trong đó, Trúc Lâm là thôn có chi phí phân bón lớn hơn so với 2thôn còn lại.

Cũng như vụ Đông Xuân, chi phí phân bón vụ Hè Thu giữa 3 thôn chênhlệch không nhiều, vào vụ này, An Ninh Hạ lại là thôn có chi phí phân bón thấp nhất

Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân ở 3 thôn đã sử dụngkhối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại đấtruộng Bón đúng loại phân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giaiđoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất lúangày càng cao

2.3.2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật

Nằm trong khu vực miền Trung với khí hậu khắc nghiệt, thời tiết biếnđộng và thay đổi khôn lường, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho cácloại sâu bọ, dịch bệnh và cỏ dại hại lúa phát triển Vì vậy, cách sử dụng các loạithuốc phòng trừ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thu hoạchsau này

Bảng 13: Tình hình đầu tư thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra

(Tính bình quân/sào)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu

Thôn An Ninh Thượng

Thôn An Ninh Hạ

Thôn Trúc Lâm BQC Đông

Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

1 Thuốc trừ sâu 19,78 19,80 18,62 19,62 18,60 18,63 19,00 19,35

2 Thuốc trừ rầy 5,80 6,02 5,95 6,46 5,72 7,07 5,80 6,52

3 Thuốc diệt cỏ 18,98 19,37 18,18 19,51 19,36 21,45 18,84 20,11-Tiền nảy mầm 13,11 13,49 12,28 13,51 13,36 14,63 12,92 13,88

4.Thuốc trừ bệnh 37,67 39,26 36,96 36,92 41,24 43,04 38,62 39,74-Nấm 11,73 13,25 10,14 10,31 13,90 15,17 11,92 12,91

-Lem lép hạt 17,65 17,19 18 18 18 18,12 17,88 17,77

5.Tổng chi phí 82,23 84,45 79,91 82,51 84,92 90,19 82,26 85,72

Trang 40

(Ngu ồn:số liệu điều tra 2011)

Qua quá trình điều tra, các loại sâu bọ hại lúa thường gặp là dòi đục nõn,rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa, …., với các loại sâu bọnày, hộ nông dân thường sử dụng các loại thuốc như basudin, cyperan, vifast,padan, peran, decit, basa, actara, trebon…

Các loại bệnh mà lúa thường mắc phải là bệnh khô vằn, đạo ôn cổbông,đạo ôn hạt, nấm, lem lép hạt, vàng lá…, thuốc phòng bệnh mà hộ nông dânthường bón là validasin, fujione, trizon, kasai,…

Cỏ lồng vực, cỏ dừa, cỏ mát, cỏ thia, cỏ chỉ, cỏ me … là các loại cỏ dạithường xuất hiện gây hại cho lúa, để diệt các loại cỏ dại này, các hộ nông dânthường sử dụng thuốc trừ cỏ sofit, biota, prefit trước khi lúa nảy mầm, facis saukhi lúa nảy mầm,…

Dưới đây là chi phí mà các hộ nông dân bỏ ra nhằm phòng trừ sâu bệnh,

cỏ dại, bào vệ cây lúa

Tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật bình quân/sào của vụ Hè Thu cao hơn

vụ Đông Xuân khá lớn, trong khi vụ Đông Xuân hộ nông dân chỉ bỏ ra 82,26nghìn đồng thì vụ Hè Thu hộ nông dân phải bỏ ra 85,72 nghìn đồng, lớn hơn vụĐông Xuân 3,46 nghìn đồng, Nguyên nhân chính là do vào vụ Hè Thu có thờitiết khô hanh, sâu bọ, dịch bệnh, cỏ dại có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây hại vàkìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Vì vậy, chi phí thuốc bảo vệthực vật mà hộ nông dân bỏ ra trong vụ Hè Thu lớn hơn vụ Đông Xuân

Trong vụ Đông Xuân, thôn Trúc Lâm là thôn sử dụng nhiều thuốc bảo vệthực vật nhất với chi phí là 84,92 nghìn đồng/sào do trong vụ Đông Xuân tìnhhình sâu bệnh thôn này diễn biến rất phức tạp, ngược lại An Ninh Hạ sử dụng ítnhất với 79,91 nghìn đồng/sào Sang vụ Hè Thu, Trúc Lâm vẫn sử dụng nhiềunhất với 90,19 nghìn đồng/sào do sâu bệnh ở thôn này trong vụ Hè Thu nhiềuhơn so với 2 thôn còn lại, trong khi đó An Ninh Hạ dụng ít nhất chỉ 82,51 nghìnđồng/sào và An Ninh Thượng là 82,51 nghìn đồng/sào

Xét về cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật, trong tổng chi phí thuốc bảo vệ thực

Ngày đăng: 02/02/2018, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Khác
2. PGS.TS. Mai Văn Xuân – PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn – PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (1997), Lý thuyết thống kê, Huế Khác
3. PGS.PTS. Đỗ Thị Ngà – PTS. Ngô Thị Thuận – Ms. Nguyễn Mộng Kiều – Đặng Xuân Lợi – Phạm Văn Hùng (1997), Thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
4. PGS.TS. Mai Văn Xuân (2008) – Bài giảng Kinh tế nông hộ và trang trại, Huế Khác
5. TS. Vũ Kim Dũng (2006) – Giáo trình nguyên lý kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
6. PGS.TS. Trần Văn Minh (2003) – Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Hà Nội Khác
7. GS.TS. Ngô Đình Giao (1997) – Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Hà Nội Khác
8. TS. Nguyễn Tiến Mạnh (1995) – Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
9. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009,2010,2011; Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2012 của Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương Long Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w