Kiểu kết cấu lồng ghép, phân mảnh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Kiểu kết cấu lồng ghép, phân mảnh

Bên cạnh kiểu kết cấu dòng ý thức là kiểu kết cấu phân mảnh, lồng ghép. Đây là kiểu kết cấu phổ biến của tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, được nhiều tác giả ưa chuộng. Nỗi buồn chiến tranh mang kiểu kết cấu này. Có thể dựa vào biến cố lịch sử để chia cuộc đời nhân vật Kiên làm 3 giai đoạn: trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Tuy nhiên, thực tế tác phẩm cho thấy cuộc đời đau khổ, đứt đoạn này còn bị tan ra thành những mảnh vỡ phức tạp hơn. Không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Đến đây, có

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 70

cảm giác như văn học đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh. Nhìn vào chuỗi các sự kiện được thống kê ta có thể thấy được sự kiện thứ 1 và thứ 7 thực ra là một sự kiện liền mạch nhưng đã được cắt chia ra cho các mảnh ký ức 2, 3, 4, 5, 6 xen vào giữa. Hoặc chính bản thân biến cố về chuyến tàu Hà Nội - Vinh ở cuối truyện lại bị phân tán xen kẽ giữa các sự kiện khác, biểu hiện ở sự không liên tục của nó trong trình tự trần thuật 27, 29, 33. Người đọc có thể chắp nối được đây, đó những hình ảnh của quá khứ với hiện tại, thời bình và thời chiến theo dòng kí ức của nhân vật.

Ta còn bắt gặp sự lắp ghép qua những tình tiết trong câu chuyện như: Câu chuyện đang kể đến cô giao liên Hoà thì bỗng dừng lại, xen vào đó là chuyện Kiên viết tiểu thuyết (hoà bình), tiếp đó là việc ghé thăm lại Đồi Mơ, câu chuyện lại xen ngang ký ức về người dượng (trước chiến tranh), mạch lại quay về việc Kiên viết tiểu thuyết (hoà bình) - chuyện những người trong khu dân cư - chuyện về Hạnh - nghĩ về Phương (trước chiến tranh) - chuyện cô gái điếm em đồng đội của Kiên - nghĩ về đồng chí Sinh - xoay quanh câu chuyện ngày Kiên trở về sau chiến tranh - chuyện cô gái câm ở chung cư - nghĩ về Phương và Kiên lúc còn trẻ - nghĩ về sự tác động của Phương đối với Kiên trong chiến tranh… Cứ như thế, từng câu chuyện không có quan hệ nhân quả gì với nhau lại được xếp cạnh nhau tạo sự phức tạp, đứt gãy và chuyển đổi nhanh chóng. Kiểu kết cấu này dựa trên kỹ thuật lắp ghép của nghệ thuật điện ảnh. Về hình thức cấu trúc truyện có vẻ rời rạc, lỏng lẻo, về nội dung được kể không tuân theo quy luật nhân quả, cái ảo và cái thực đan xen. Cấu trúc tác phẩm được lắp ghép từ những mảnh vụn của hiện thực không tạo ra những tình huống kịch, các yếu tố sự kiện được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dù không đánh số thứ tự

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 71

thuộc vào cảm xúc của nhân vật mà câu chuyện diễn tiến. Tính phân mảnh thể hiện rõ nhất ở nhân vật chính mà ở đây là nhân vật Kiên. Tác giả đập vỡ các mảng văn trần thuật thành những vụn vỡ rời rạc, xô lệch không theo một trật tự nhân quả nào và tương ứng với mỗi mảnh đời sống được biểu hiện. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hoạt động của nhân vật chính thì tác phẩm tan vỡ thành những mảnh của cuộc đời nhân vật chính. Những câu chuyện mà Kiên nhớ lại trong tác phẩm được trình bày không trọn vẹn trong cùng một lúc mà phân thành những đoạn khác nhau và xen kẽ vào nhau. Ở đầu tác phẩm Kiên nhớ về cô giao liên Hòa, chuyện được kể ở phần kết thúc là “Hòa gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên”. Sau đó câu chuyện dừng lại, người đọc chưa rõ nguyên nhân cũng như bắt đầu của câu chuyện, xen vào đó là những sự kiện và chi tiết khác. Đến gần cuối tác phẩm, toàn bộ câu chuyện vê cô giao liên Hòa mới hoàn chỉnh. Đặc sắc nhất trong sự phân mảnh các câu chuyện là những kí ức về Phương. Phương là người phụ nữ xuất hiện hầu như xuyên suốt cả tiểu thuyết, gắn kết các suy nghĩ của Kiên, là động lực cho Kiên viết và cũng là nguyên nhân làm anh đau khổ. Những câu chuyện về Phương được Kiên nhớ cũng rời rạc, chắp nối và rải đều khắp tác phẩm. Khi là hình ảnh Phương và Kiên trong những ngày ấu thơ, của tuổi mười bảy; khi là hình ảnh của Phương bị làm nhục ở nhà ga Thanh Hóa và khi là Phương – nạn nhân sau chiến tranh sống cuộc đời trụy lạc. Xuyên suốt trong tác phẩm là nỗi nhớ về Phương, da diết và ám ảnh. Câu chuyên Phương và Kiên ở nhà ga Thanh Hóa trong chuyến tàu Hành quân vào Nam được phân ra thành ba mảnh vỡ xuất hiện xen kẽ không đồng thời mà nó đứt gãy cùng với kí ức của Kiên.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 72

Tính phân mảnh còn thể hiện trong mối liên hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên lỏng lẻo trong một thế giới rời rạc. Họ hoàn toàn chưa thông hiểu nhau và đặc biệt là chưa hiểu thấu chính mình. Nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh mang “đầy những vết dập xóa trên thân thể tâm hồn”, tiêu biểu là

Kiên. Cả cuộc đời Kiên là những nỗi đau nối tiếp, trước chiến tranh là nỗi mất mát tình thương của mẹ, sự xa cách với cha; trong chiến tranh và hòa bình là nỗi đau nặng nề hơn về sự hủy diệt mất mát của tình người, sự hi sinh của đồng đội và những khoảng trống không thể lấp đầy trong tình yêu với Phương. Kiên sống như môt chứng nhân của lịch sử, đầy dằn vặt và đau khổ nhưng mọi người hầu như không hiểu được anh, họ cười nhạo Kiên, xem anh như một kẻ tàn tật về tâm hồn. Những người có thể hiểu Kiên thì cũng trong hoàn cảnh như anh, đó là cô gái câm sống âm thầm lặng lẽ nhưng ngày càng say đắm mê muội Kiên và để anh chiếm đoạt chị “môt cách cuồng bạo, khốc liệt, giằng xé, thẳng thừng tàn phá, đâm vào chị nỗi đơn độc bí ẩn, sắc như dao, đầy hiểm nghèo của anh”. Hơn thế nữa là Phương, cô bạn gái, người vợ không trọn vẹn của Kiên. Chính Phương cũng là một nạn nhân của chiến tranh và đã trượt dài trong xã hội hậu chiến, người con gái đã cho Kiên thêm sức mạnh để chiến thắng và bước qua chiến tranh đã sống dưới ánh mắt khinh bỉ của biết bao nhiêu người. Thế nhưng dù yêu Kiên như thế nào thì trong Phương có những suy nghĩ của Kiên cô cũng không thể nào hiểu được, như cha Kiên đã từng nói sắc đẹp của Phương là lạc thời và lạc loài. Chính vì vậy thân phận Phương cũng lạc đi trong xã hội và trong cuộc đời Kiên.

Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai cũng là một tiểu thuyết tiêu biểu của kiểu

kết cấu phân mảnh. Kết cấu của tác phẩm Ăn mày dĩ vãng gồm hai phần lớn

và 16 mục nhỏ. Theo khảo sát của chúng tôi, thời gian nghệ thuật của tác phẩm có sự đồng hiện quá khứ và hiện tại với tỉ lệ sau đây: Thời gian sự kiện của thời hiện tại gắn với những chuyến đi tìm kiếm sự thật về Ba Sương -

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 73

cũng là những chuyến đi “Ăn mày dĩ vãng” của Hai Hùng, xuất hiện trong các mục sau của tác phẩm: 1, 3, 5, 7, 10, 14, 16. Thời gian nội tâm gắn bó với các sự kiện xảy ra trong quá khứ hiện về trong hồi ức của Hai Hùng xuất hiện trong các tiểu mục sau : 2, 4, 6, 8, 10, 15. Thời gian sự kiện và thời gian nội tâm cũng xuất hiện trong các tiểu mục: 9, 11, 12, 16. Như vậy, thời gian sự kiện gắn bó với các biến cố đời thường xảy ra trong những chuyến đi liên tiếp của nhân vật Hai Hùng ở thời hiện tại được miêu tả trong 7 tiểu 53 mục. Thời gian nội tâm gắn bó với các sự kiện của một thời trận mạc đã lùi xa vào quá khứ hiện về trong hồi ức của nhân vật Hai Hùng, được tái hiện trong 6 tiểu mục. Có 4 tiểu mục mà trong đó cả hai loại thời gian trên cũng xuất hiện. Chẳng hạn, nếu tiểu mục 4 [tr.66 - tr.91] tái hiện qua hồi ức của Hai Hùng cái chết bi thảm của Bảo, sự bắt đầu lạ lùng mối tình của Hai Hợi và Tám Tính...thì đến tiểu mục 5 [tr.92, tr.96] chúng ta trở lại với thời hiện tại của thời gian trần thuật, khi Hai Hùng bắt đầu thăm dò và tìm mọi cách xác minh Tư Lan có phải là Ba Sương hay không? Trong tác phẩm, chúng ta luôn bắt gặp sự đồng hiện hai bức tranh xã hội, hai loại thời gian nghệ thuật như hai cảnh xuất hiện đồng thời trong một bộ phim vậy. Để phá vỡ sự lặp lại liên tục có thể gây đơn điệu như thế, ở bốn tiểu mục 9, 11, 12, 16, tác giả không “cắt rời và đồng hiện” quá khứ với hiện tại từ sự phân chia rạch ròi các tiểu mục như đã trình bầy ở trên. Trong tiểu mục 16, tác giả đã áp dụng một thủ pháp quen thuộc vẫn hay được sử dụng trong tác phẩm tự sự hiện đại : - tái hiện quá khứ qua lời kể chuyện của một nhân vật nào đó. Trong tiểu mục này, sau khi để nhân vật Hai Hùng sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi” dẫn dắt bạn đọc đi tới hồi “mở nút” của cốt truyện, tác giả đã mượn lối kể chuyện của Viên đại uý Ngụy để vừa đưa bạn đọc trở về quá khứ vừa “mở nút” cho xung đột giàu kịch tính của tác phẩm [Tr. 315 - tr. 346]. Thời gian sự kiện của thời hiện tại lại song hành với thời gian nội tâm của thời quá khứ.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 74

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)