5. Kết cấu của luận văn
2.2.2.3. Kết cấu truyền thống
Bên cạnh những tiểu thuyết có kết cấu hiện đại, còn không ít tiểu thuyết mang kết cấu truyền thống. Không giống Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Thời xa vắng của Lê Lựu mang kết cấu truyền thống theo trình tự thời
gian. Tiểu thuyết Thời xa vắng gồm có mười ba chương (kể cả chương kết
thúc) được chia thành hai phần, có dung lượng tương đương nhau. Dễ dàng nhận thấy phần 1 tác giả chú trọng khai thác nhân vật Giang Minh Sài trong mối quan hệ với gia đình và đặc biệt là bi kịch của một con người không có quyền quyết định hạnh phúc của mình, phải lấy một người vợ hơn mình ba tuổi từ năm lên 10. Đến năm 18 tuổi sau một sự kiện ở cánh đồng làng mênh mông nước lũ Sài và Hương đã thực sự yêu nhau. Để trở thành một Đảng viên, để không phụ lòng trông chờ của cấp trên, của gia đình, Sài đã bằng lòng về với vợ và sinh được một cậu con trai như một sự bố thí với Tuyết, vợ của mình. Sống trong đau khổ và bế tắc anh sinh ra bệnh tư tưởng mà chính ủy Đỗ Mạnh đã có lần nghĩ rằng anh bị tâm thần. Tại trại quân đội, mỗi khi rảnh anh lại ngồi viết nhật kí và tưởng tượng ra người mình yêu là Hương sẽ đến thăm mình, tất cả các anh em đồng chí sẽ nhốn nháo cả lên vì cô người yêu mà anh hết lời khen ngợi. Sau những phấn đấu anh trở thành một con người nổi tiếng, là sinh viên đại học rồi cao học, anh bày tỏ tình cảm với Châu khi lên Hà Nội sinh sống với một môi trường hoàn toàn mới. Năm 40 tuổi Sài cưới Châu và sinh được cu Thùy, nhưng cuộc sống của họ bắt đầu nảy sinh những bi kịch tan vỡ của một gia đình cọc cạch mà nói như Châu (vợ của Sài) “đồ trí thức tỉnh lẻ”. Châu sống với một tình cảm phức tạp và bất thường bởi vì quá khức của cô với một anh chàng thợ điện tên Toàn. Cô luôn bị ám ảnh bởi một người mà cô cho là lí tưởng. Từ khi sống với Châu, Sài gần như trở thành một nô lệ mà không hay biết, anh sống trong niềm hạnh phúc ích kỉ và đánh mất tình cảm của gia đình, đặc biệt là tình cảm của anh chị
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 75
Tính, khuyên đứa con thứ ba phải nghỉ học một năm lên để phụ giúp chú, mặc dù bị nạt nộ, mắng nhiếc như một con ở nhưng Hưng vẫn thương chú; áp lực quá lớn đối với một đứa trẻ bị xem là con ở, Hưng phải nói dối để trốn về nhà, và từ đó mối quan hệ gia đình của Sài trở nên lạnh nhạt. Nghĩ đến công việc, nghĩ đến cảnh sống tù túng, bế tắc của gia đình nhất là khi đứa con trai bị bị cảm lạnh, khi Châu lại mang thai đứa con thứ hai.
Châu với một lối sống phóng túng và đòi hỏi quá nhiều bằng sự yên lặng tự cho mình cái quyền được chăm sóc hết mức. Một sự kiện diễn ra là Châu đã cắt hai chiếc quai ba lô, cái ba lô đã gắn biết bao nhiêu kỷ niệm của anh, nó gắn với cả một thời chiến đấu, gắn với cái chết của Thêm người đồng đội đã vì anh mà sẵn sàng làm mọi việc. Cuối cùng họ đã ra tòa li hôn. Sài nhượng toàn bộ tài sản cho Châu và nhận nuôi đứa con đầu vì nó đã lớn nhưng một sự thật đau lòng là chính miệng Châu nói ra. Thằng Thùy không phải là con của Sài vì nó sinh thiếu 2 tháng mà vẫn được 3.2 kg. Sài trở lại quê hương và nhìn thấy quê hương mình sau mấy chục năm vẫn nghèo nàn và lạc hậu, tâm huyết với cảnh sống ở làng quê, anh đã đóng góp sức lực của mình và làng Hạ Vị đã bắt đầu thay da đổi thịt, Sài được mọi người ngưỡng mộ, đặc biệt là tình cảm của Hương dành cho Sài vẫn như ngày nào sau bao nhiêu hiểu lầm và đau khổ. Họ vẫn không đến được với nhau vì đây là một kết thúc quá muộn màng, khi người ta đã có vợ, có chồng khi người ta đã luống tuổi và đau khổ vì tan vỡ.
Bằng kết cấu theo trục thời gian tuyến tính không có chiều quay đảo của hiện tại quá khứ và trình tự thời gian luôn tiến triển và gắn theo đó là hành trình của nhân vật, Lê Lựu đã có sự lồng ghép kết cấu bằng cách kết hợp những lá thư dài của Hương viết cho Sài [tr 64-68, 122, 125]. Hương viết cho anh hiểu, rồi của Sài viết cho gia đình. Ngoài những lá thư còn lồng vào cuốn nhật kí của Sài, những tờ lịch công tác (chương IV, 69) hay là những bản
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 76
tường trình tại tòa án khi hai người quyết định li hôn (chương XII)…chính kết cấu lắp ghép này tạo cho người kể chuyện có cái nhìn đa chiều, đó là sự kết hợp giữa lời nhân vật gắn với nội tâm và lời dẫn của người dẫn truyện – nhân chứng - tác giả, tạo nên giọng điệu khách quan của một dạng người kể chuyện toàn tri.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau năm 1975